KHỔng tử: DẠy và HỌc ts. Nguyễn Văn Hiệu bm văn hóa học



tải về 10.62 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích10.62 Kb.
#21677
KHỔNG TỬ: DẠY VÀ HỌC

TS. Nguyễn Văn Hiệu

BM Văn hóa học

Đã có nhiều công trình nghiên cứu có tính toàn diện về Khổng tử (551-479 TCN). Trong nhiều vấn đề cần nghiên cứu lại, cần khẳng định thêm, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí Khổng tử là nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục vĩ đại có đóng góp về nhiều mặt.



Có thể nói, Khổng tử là một trong những người đầu tiên của thời đại đã mở trường tư, thâu nhận hàng ngàn học trò. Ông đặc biệt coi trọng vai trò của giáo dục và quan niệm có tính hệ thống về phương pháp dạy-học cũng như về tâm lý giáo dục. Thử điểm đôi nét cơ bản:
1. Học vấn, theo Khổng tử, có tính nền tảng và khơi mở toàn diện

Thiếu học vấn, con người sẽ thiếu khả năng nhận thức, biện biệt, do đó, đức tính của con người sẽ bị che lấp và thường là hành động lệch lạc, tai hại. NHÂN là đức tính tốt, nhưng người thích làm điều “nhân” mà không có học vấn sẽ thiếu lý trí, bị người ta lấy việc “nhân” lừa mình, mình thành ra người NGU. Tương tự, thiếu học vấn, người ham làm việc TRÍ lại hoá ra người KHÔN XẰNG vì thiếu xét đoán, người chuộng điều TÍN lại thành người làm GIẶC, người TRỰC lại thành người GIAN GIẢO, người DŨNG thành người LOẠN, người CƯƠNG CƯỜNG thành người LIỀU… (Hiếu nhân bất hiếu học, kỳ tế giả ngu; hiếu trí bất hiếu học, kỳ tế giả đãng; hiếu tín bất hiếu học, kỳ tế giả tặc; hiếu trực bất hiếu học, kỳ tế giả giảo; hiếu dũng bất hiếu học, kỳ tế giả loạn; hiếu cương bất hiếu học, kỳ tế giả cuồng – Luận ngữ).
Xác định vai trò học vấn như vậy nên Khổng tử đòi hỏi phải học không ngừng (học nhi bất yểm) và theo phương châm mỗi ngày phải mới không ngừng (nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân).
2. Nhưng học thế nào cho có kết quả?
Theo Khổng tử, học trước hết phải có tinh thần thực sự cầu thị và kiên trì mãi mãi ( trì chi dĩ hằng); học là để ứng dụng (học dĩ tri dụng). Về mặt phương pháp, Khổng tử yêu cầu học phải kết hợp với độc lập suy nghĩ (học tư kết hợp), vì học mà không suy nghĩ, học vẹt thì cũng như không, ngược lại, mãi đắn đo suy nghĩ mà không thực học thì cũng vô ích, lắm khi nguy hiểm (học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi). Khổng tử nêu cao phương pháp cụ thể là học phải kết hợp với hành (học nhi thời tập chi), trong quá trình học phải nghe nhiều (đa văn), chỗ còn nghi ngờ phải gác lại (khuyết nghi), chỉ nói và làm những điều mình đã thực sự nắm vững, cũng không nên thiếu sự thận trọng (thận ngôn kỳ dư).
Đó cũng là yêu cầu kết hợp song hành bổ túc giữa Trí dục với Đức dục và về cơ bản là hữu hiệu và phù hợp với quy luật khách quan.
3. Thế còn đối với người dạy?
Khổng tử đặt lên hàng đầu là nhân cách và đạo đức của người dạy. Ông quan niệm sự làm gương quan trọng hơn lời giảng (Thân giáo trọng ư ngôn giáo) và người dạy phải có tinh thần dạy không biết mệt mỏi, chán nản (Hối nhân bất quyện). Về mặt phương pháp, người dạy phải biết tuỳ theo đối tượng (nhân tài thi giáo), phải biết hướng dẫn, khơi gợi, mở mang (dụ đạo khái quát). Ông cô gọn lại những điểm cơ bản của con đường đào luyện như sau:
- Bác học: Người dạy phải thu nhận học trò rộng rãi, chọn người tốt để đào tạo cho học trò đạt trình độ uyên bác, thực học
- Thẩm vấn: Thông qua thẩm xét, hỏi han để bồi dưỡng cho học trò
- Thận tư: Giúp học trò suy nghĩ cẩn thận để ngày một nâng cao nhận thức, đạt trí
- Minh biện: Giúp học trò có năng lực phán đoán, tự mình suy nghĩ, rút ra kết luận, không bị dao động bởi dư luận
- Đốc hành: Đốc thúc học trò hành động, cốt ở học là hành
Có thể nói đó là những bước tuần tự của con đường bồi dưỡng trí năng và năng lực thực tiễn cho người học, đòi hỏi rất nhiều ở nhân cách và năng lực của người thầy.
Tư tưởng giáo dục của Khổng tử khá phong phú, chuộng thực tiễn, khác hẳn quan niệm và mục đích dạy của nhiều hậu nho và sĩ tử về sau.
Trên đây chỉ là những điểm cơ bản, nêu ra có tính tham khảo. Điều có thể khẳng định được là, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa và khá sớm trong lịch sử nhân loại, Khổng tử đã vạch ra được những quy luật khách quan của quá trình dạy – học mà ngày nay chưa phải đã cạn hết ý nghĩa.
Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 10.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương