Khi báng lượng vừa, vị trí thường dùng để chọc dò: A. 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên phải



tải về 2.05 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.05 Mb.
#36290
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


CỔ CHƯỚNG

  1. Khi báng lượng vừa, vị trí thường dùng để chọc dò:

A. 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên phải

@B. 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên trái.

C. Trên và dưới rốn trên đường trắng.

D. Cạnh rốn trên đường trắng.

E. Bất kỳ chổ nào trên nữa bụng bên trái.


  1. Trong xơ gan, dịch báng thành lập:

A. Do áp lưc keo huyết tương giảm.

@B. Do tăng áp tĩnh mạch cửa.

C. Do tăng áp các tĩnh mạch tạng.

D. do tăng aldosterone.

E. Các câu trên đều đúng.


  1. Các đặc điểm nào sau đây là của báng dịch tiết: 5.1. Protein dịch báng> 30g/l. 5.2. Tỷ trọng dịch báng >1,016. 5.3. Phản ứng Rivalta(-). 5.4. Tế bào< 250/mm3, đa số nội mô. 5.5. SAAG>1,1g/dl.

A. 1,2,3 đúng. @C. 1,2, đúng.

B. 1,5 đúng. D. 3,4,5 đúng

E. 2,4,5 đúng.


  1. Đặc điểm nào sau đây là của dịch báng trong bệnh xơ gan:

A. LDH> 250Ul

B. Tế bào > 250/mm3.

@C. Màu vàng trong, Rivalta(-).

D. Tỷ trọng dịch báng >1,016.

E. SAAG<1,1g/dl.


  1. Dịch báng thấm thường gặp trong bệnh lý nào sau đây:

A. Lao màng bụng.

B. Ung thư dạ dày di căn.

C. U Krukenberg.

@D. Suy tim nặng.

E. Vỡ bạch mạch.


  1. Báng tự do gặp trong trường hợp: 9.1. Lao màng bụng. 9.2. Ung thư màng bụng. 9.3. Xơ gan. 9.4. Hội chứng thận hư.

A. 2,3 đúng. @C. 1,2,3,4 đúng.

B. 3,4 đúng. D. 2,3,4 đúng.

E. 1,2 ,3 đúng.


  1. Một bệnh nhân có dịch ổ bụng với tính chất dịch thấm, ta có thể:

A. Chẩn đoán ngay là xơ gan mất bù có cổ trướng.

B. Chỉ chẩn đoán được là có tăng áp tĩnh mạch cửa

C. Có thể do giảm tính thấm mao mạch

D. Có thể do giảm áp lực keo trong lòng mạch.

@E. Không thể khẳng định ngay nguyên nhân, cần tiến hành khám kỹ lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết nữa mới có thể xác định được nguyên nhân.


  1. Có dịch ổ bụng lượng ít được phát hiện trên lâm sàng bằng cách khám bệnh nhân ở tư thế:

A. Nằm ngữa. C. Nghiêng trái.

B. Nghiêng phải.

@D. Tư thế bò sấp (quỳ gối, chống hai tay)

E. Thăm trực tràng.



  1. Dịch ổ bụng ở bệnh nhân phù toàn thân phản ảnh:

@A. Tình trạng giảm áp lực keo trong lòng mạch.

B. Một bệnh lý về thận.

C. Suy tim toàn bộ

D. Xơ gan mất bù

E. Tất cả các câu trên đều đúng


  1. Dịch tiết trong ổ bụng gặp trong trường hợp:

A. Viêm phúc mạc

B. Thủng tạng rỗng làm các chất trong lòng tạng tiết ra ngoài

C. Nhồi máu mạc treo

@D. Nhiễm trùng báng

E. Tất cả các câu trên đều đúng.


  1. Khi dịch ổ bụng toàn máu, nguyên nhân thường gặp là:

A. Thủng tạng rỗng.

B. Nhồi máu mạc treo

@C. Vỡ tạng đặc như vỡ lách.

D. Viêm phúc mạc xung huyết

E. Tất cả các câu trên đều đúng.


  1. Dịch dưỡng trấp ổ bụng gặp trong trường hợp:

A. Bệnh giun chỉ

B. Ung thư hạch bạch huyết

@C. Vỡ hệ bạch mạch mạc treo

D. Tắc ống ngực.

E. Viêm tụy cấp.


  1. Vị trí chọc dò dịch báng toàn thể tốt nhất là:

A. Hố chậu phải C. Hố hông trái

B. Hố hông phải @D. Hố chậu trái

E. Bất kỳ vị trí nào ở bụng có dịch báng.


  1. Dịch báng kèm với dấu chứng đầu sứa nói lên:

A. Tắc tĩnh mạch trên gan.

B. Nhồi máu tĩnh mạch cửa

@C. Có shunt cửa chủ do tuần hòan hệ cửa bị cản trở.

D. Nhồi máu mạc treo.

E. Tất cả câu trên đều đúng.


  1. Chẩn đoán nguyên nhân báng chỉ cần:

A. Phân tích thành phần dịch báng.

B. Khám lâm sàng tỷ mỷ.

C. Kết hợp cả hai: lâm sàng và phân tích dịch báng.

@D. Phải kết hợp rất nhiều lãnh vực: lâm sàng, sinh hoá, vi sinh, giải phẫu bệnh, hình ảnh học... mới xác định được nguyên nhân.

E. Chỉ cần siêu âm ổ bụng.


  1. Trường hợp dịch ổ bụng ít, có thể phát hiện nhờ vào :

A. Chụp phim ổ bụng.

B. Khám lâm sàng ở tư thế gối ngực.

C. Siêu âm bụng

D. Chọc dò ổ bụng

@E. Chọc dò dưới hướng dẫn của siêu âm

KHÁM VÀ CHUẨN ĐOÁN PHÙ


  1. Cơ chế phù chính trong hội chứng thận hư:

A. Tăng áp lực thủy tĩnh

@B. Giảm áp lực keo.

C. Tăng tính thấm thành mạch

D. Câu A và câu B đúng

E. Câu A và câu C đúng


  1. Cơ chế gây phù chủ yếu trong suy tim:

A. Giảm áp lực keo

B. Tăng tính thấm thành mạch

@C. Tăng áp lực thủy tĩnh

D. Giảm lọc cầu thận

E. Cả 4 câu trên đều đúng


  1. Cơ chế gây phù chính trong phù do dị ứng:

A. Giảm áp lực keo máu

B. Tăng áp lực thủy tĩnh máu

@C. Tăng tính thấm thành mạch

D. Câu A và C đúng

E. Câu A và B đúng


  1. Hai cơ chế gây phù chính trong hội chứng thận hư:

A. Giảm áp lực thủy tĩnh và giảm áp lực keo

B. Tăng Aldosterone và tăng áp lực thẩm thấu

@C. Giảm áp lực keo và tăng Aldosterone

D. Giảm áp lực keo và giảm áp lực thẩm thấu

E. Giảm áp lực keo và tăng tính thấm thành mạch


  1. Các cơ chế gây phù trong xơ gan:

A. Tăng áp lực thủy tĩnh

B. Giảm áp lực keo.

C. Tăng tính thấm thành mạch

C. Câu B và C đúng

@. Cả 3 cơ chế trên


  1. Phù do hội chứng thận hư thường xuất hiện đầu tiên ở vị trí:

A. Mắt cá chân C. Các đầu chi

B. Mặt trước xương chày. D. Ổ bụng (báng)

@E. Mặt


  1. Phù trong suy tim giai đoạn đầu thường xuất hiện ở vị trí:

A. Mặt C. Màng phổi, màng tim

B. Màng bụng @D. Chân

E. Ngực


  1. Phù áo khoác thường do nguyên nhân chèn ép ở vị trí:

A. Động mạch chủ ngực

B. Động mạch chủ bụng

C. Tĩnh mạch chủ dưới

@D. Tĩnh mạch chủ trên

E. Tĩnh mạch trên gan.


  1. Nguyên nhân phù do hệ bạch huyết ở nước ta thường gặp nhất là:

A. Ung thư C. Nhiễm trùng

B. Viêm D. Nhiễm virus

@E. Nhiếm ký sinh trùng


  1. Theo dõi diễn biến của phù trên lâm sàng tốt nhất nên dựa vào:

A. Dấu ấn lõm Godet

B. Khám báng

C. Dấu hiệu phù ở mi mắt

D. Lượng nước tiểu / 24 giờ

@E. Cân nặng


  1. Phù chi dưới trong thai kỳ do cơ chế:

@A. Tăng áp lực thủy tĩnh

B. Giảm áp lực keo

C. Tăng tính thấm thành mạch

D. Tăng Aldosterone

E. Tăng tiết ADH


  1. Khám phù bằng dấu ấn lõm nên thực hiện ở vị trí:

A. Mắt C. Đùi

B. Trán D. Bàn chân

@E. Tất cả đều sai


  1. Trường hợp phù không làm giảm lượng nước tiểu:

A. Suy tim C. Suy thận

@B. Viêm bạch mạch D. Hội chứng thận hư

E. Xơ gan


  1. Phù kèm với dấu hiệu tuần hoàn bàng hệ ở hạ sườn và thượng vị thường do nguyên nhân:

A. Chèn ép tĩnh mạch chủ trên C. Suy tim

B. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới @D. Xơ gan

E. Suy thận


  1. Phù kèm với tuần hoàn bàng hệ ở ngực thường do nguyên nhân:

A. Suy tim

@B. Hội chứng trung thất

C. Tắc tĩnh mạch trên gan

D. Hẹp động mạch chủ

E. Xơ gan


  1. Nguyên nhân thường gặp nhất của phù toàn thân:

A. Bệnh tim @C. Bệnh thận

B. Bệnh gan D. Suy dinh dưỡng

E. Dị ứng


  1. Đặc điểm của phù nội tiết:

A. Thường gặp ở người lớn tuổi

@B. Mức độ phù thường nhẹ

C. Ở phụ nữ mãn kinh

D. Liên quan đến thời tiết

E. Nam giới gặp nhiều hơn nữ


  1. Phù trong bệnh Bêri - Bêri:

A. Thường phù ở mặt.

B. Thường kèm tràn dịch màng phổi

C. Liên quan với chế độ ăn nhạt

D. Nghỉ ngơi sẽ giúp giảm phù

@E. Thường kèm giảm, mất phản xạ gân gối


  1. Nguyên nhân thưường gặp của phù một chi dưới:

A. Xơ gan @C. Viêm tắc tĩnh mạch

B. Suy thận D. Bệnh Bêri - Bêri

E. Có thai


  1. Chế độ ăn nhạt thường tốt cho điều trị phù do nguyên nhân:

@A. Viêm cầu thận cấp

B. Hội chứng trung thất

C. Bệnh giun chỉ

D. Bệnh Bêri - Bêri

E. Duy dinh dưỡng


  1. Phù trong xơ gan thường xuất hiện đầu tiên ở:

@A. Bụng C. Mặt

B. Chân D. Tay

E. Ngực


  1. Vị trí thường gặp của phù trong bệnh Bêri - Bêri:

A. Tay C. Bụng

B. Mặt @D. Chân

E. Toàn thân


  1. Cơ chế chính của phù viêm:

A. Tăng áp lực thủy tĩnh

B. Giảm áp lực keo

@C. Tăng tính thấm thành mạch

D. Cả 3 câu trên đều đúng

E. Cả 3 câu trên đều sai


  1. Phù do viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới có đặc điểm:

A. Thường phù toàn

B. Thường phù 2 chi dưới

C. Thường kèm tuần hoàn bàng hệ vùng hạ sườn và thượng vị

D. Câu B và C đúng

@E. Tất cả đều sai


  1. Cường Aldosterone thứ phát có thể gặp trong các trường hợp phù do:

@A. Xơ gan

B. Suy dinh dưỡng

C. Bệnh Bêri - Bêri

D. Viêm tắc tĩnh mạch

E. Viêm tắc bạch mạch


  1. Phù do giảm áp lực keo máu có thể gặp do nguyên nhân:

A. Suy dinh dưỡng C. Hội chứng thận hư

B. Xơ gan D. Câu A và C đúng

@E. Cả 3 câu đều đúng


  1. Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào có thể gây phù qua cơ chế tăng tính thấm thành mạch:

A. Bệnh Bêri – Bêri C. Suy thận

B. Hội chứng thận hư @D. Dị ứng

E. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới


  1. Trường hợp nào phù thường kèm theo báng nhất:

A. Suy thận cấp C. Suy tim

B. Có thai @ D. Xơ gan

E. Viêm bạch mạch


  1. Phù do nguyên nhân do giun chỉ thường có đặc điểm:

A. Liên quan đến tư thế người bệnh

B. Liên quan đến chế độ ăn nhạt

C. Có yếu tố di truyền

D. Thường do cơ chế tăng áp lực thủy tĩnh phối hợp với giảm áp lực keo

@E. Có yếu tố dịch tể


  1. Phù do suy dinh dưỡng thường có đặc điểm:

A. Phù nhiều về chiều, sau khi hoạt động nặng

@B. Phù ở ngọn chi

C. Phù xuất hiện đột ngột buổi sáng, ở mặt

D. Phù liên quan đến chế độ ăn nhạt

E. Thường do cơ chế giãn mạch tăng tính thấm thành mạch gây ra.

SHOCK


  1. Sốc được xác định khi

A. Huyết áp động mạch trung bình (mean arterial pressure)  60 mmHg.

B. Huyết áp tâm thu  80 mmHg

C. Lượng nước tiểu  20 ml. giờ

D. A và B

@E. B và C


  1. Sốc do giảm thể tích:

A. Xuất huyết nội tạng : Sang chấn , chảy máu dạ dày, vở các tạng.....

B. Giảm thể tích nội mạch làm giảm lượng máu về tim phải

C. Bỏng, nôn mữa, tắc ruột, tiêu chảy, mất nước.

D. A và B

@E. A và B và C.


  1. Sốc tim thường gặp

A. Bệnh cơ tim (nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim giãn, suy cơ tim trong choáng nhiểm trùng)

B. Cơ học (Hỡ van 2 lá, khiếm khuyết vách liên thất, phình thất, nghẽn luồng máu thất trái trong hẹp van động mạch chủ, phì đại cơ tim)

B. Rối loạn nhịp.

C. A và B

@E. A và B và C.


  1. Sốc do tắc nghẽn mạch máu ngoài tim

A. Tràn dịch màng ngoài tim cấp, làm tăng áp lực màng ngoài tim gây hạn chế làm đầy thất trái tâm trương, giảm tiền gánh, phân xuất tim (stroke volume) và cung lượng tim.

B. Áp lực khí màng phổi có thể làm ảnh hưởng làm đầy tim bằng giảm lượng máu về tim.

C. Nhồi máu phổi cũng là một dạng sốc tắc nghẽn nhưng cơ chế có khác, khi 50-60% hệ thống mạch phổi bị tắc nghẽn do huyết khối, suy thất phải cấp sẽ xãy ra và làm đầy thất trái bị thương tổn.

D. Tăng áp phổi nặng (tiên phát hoặc Eisenmenger)

@E. Tất cả các đáp án trên


  1. Sốc do rối loạn phân bố máu:

A. Sốc nhiểm trùng: do nhiểm trùng các bệnh tiêu hóa, tiết niệu, da, phổi, sãn khoa thường gặp vi khuẩn gram (-) như E. Coli, Pseudomonas, Proteus , Klebsiella.., các loại vi khuẩn này tạo nội độc tố và một số chất trung gian độc tính (endotoxine,TNF, IL-1..)

B. Độc tố (thuốc quá liều)

C. Sốc phản vệ do dị ứng thuốc.

D. Sốc thần kinh.

@E. Các câu trên


  1. Sốc do bệnh lý nội tiết

A. Nhiểm toan cetone C. Suy vỏ thượng thận cấp

B. Tăng thẩm thấu D. suy tuyến yên

@E. Tất cả các đáp án


  1. Tổn thương tim trong sốc liên quan

A. Hậu quả của nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim rối loạn chức năng cơ tim

B. Gia tăng áp lực tâm trương của thất là do suy tim, làm giảm áp lực tưới máu vành

C. Ggia tăng nhu cầu oxy của cơ tim.

D. Thời gian đổ đầy máu tâm trương , nguy cơ giảm lưu lượng vành.

@E. Tất cả đáp án trên


  1. Giảm đáp ứng cơ tim đối với cathecholamine và chức năng tâm trương có thể góp phần rối loạn chức năng cơ tim chủ yếu gặp trong

A. sốc nhiểm trùng.

B. sốc tim C. sốc nội tiết

D. sốc giảm thể tích @E. tất cả đáp án trên


  1. Tổn thương não trong sốc liên quan

A. giảm tưới máu não

B. thiếu oxy não

C. rối loạn toan kiềm và các chất điện giải.

D. Hệ thống tự điều hoà của não hoạt động mất bù

@E. Tất cả đáp án trên


  1. Tổn thương phổi trong số liên quan

A. giảm độ co hồi, rối loạn trao đổi khí và các shunt tại những vùng kém thông khí

B. Hoạt động cơ hô hấp gia tăng trong thiếu khí dẫn đến tình trạng yếu cơ hô hấp

C. ngưng tập bạch cầu trung tính và fibrin trong vi mạch phổi, viêm vào tổ chức kẻ và phế nang và dịch tiết vào trong khoang phế nang.

D. xơ hoá và đông đặc.

@E. Tất cả đáp án trên


  1. Tổn thương thận trong sốc liên quan

A. tưới máu thận bị giảm

B. giảm lượng máu đến vỏ thận gây viêm hoại tử ống thận cấp và suy thận cấp.

C. các thuốc độc cho thận , chất cản quang,

D. hiện tượng thoái biến cơ có thể gây suy thận.

@E. Tất cả đáp án trên


  1. “Sốc gan“ có đặc điểm

A. Gia tăng enzyme gan ghi nhận trong thiếu khí nặng

B. choáng

C. có thể thoáng qua và hồi phục nhanh nếu tái tưới máu tốt.

D. tắc mật trong gan

@E. tất cả đáp án trên


  1. Rối loạn đông máu thường gặp trong

A. sốc nhiểm trùng

B. sốc chấn thương

C. giảm tiểu cầu do tan máu phối hợp với giảm thể tích

D. miển dịch và biến chứng bởi bệnh nguyên và do thuốc

@E. Tất cả các đáp án trên


  1. Sốc tim thường biểu hiện

A. Tiếng tim nghe yếu, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp

B. gan to, dấu suy tim phải, suy tim toàn bộ.

C. Huyết áp trung bình dưới 60 mmHg hoặc huyết áp tối đa hạ dưới 80 mmHg, Hiệu áp kẹp.

D. Bloc nhĩ thất cấp II và cấp III.

@E. A và B và C


  1. Dấu hiệu sớm của sốc nhiểm trùng về phương diện huyết động là

@A. Thời gian vi huyết quản trên 5 giây

B. Thời gian làm đầy tĩnh mạch trên 5 giây

C. Áp lực tĩnh mạch trung tâm dưới 7 cm H­ 20

D. A và B E. B và C



  1. Biệu hiện da trong sôc slà

A. Da xanh, tái, lạnh tím các đầu chi

B. vã mồ hôi nhờn.

C. Nỗi vân tím ở đùi (trường hợp sốc khởi đầu), bụng, toàn thân (ở giai đoạn muộn).

D. A và B @E. A và B và C



  1. Biểu hiện hô hấp trong sốc là

A. thở nhanh nông

B. rối loạn nhịp thở

C. phổi đầy ran ẩm, tràn dich màng phổi bên phải hoặc 2 bên.

D. A và B @E. A và B và C



  1. Biểu hiện thần kinh muộn nhất trong số là

@A. Sốc nhiểm trùng C. sốc nội tiết

B. sốc tim D. sốc phản vệ

E. tất cả các đáp án trên


  1. Bệnh nhân nên nằm theo tư thế Trendelenburg có mục đích

A. Tăng dòng máu tĩnh mạch trở về

B. Tăng chỉ số tim. (Cardiac index)

C. Tăng huyết áp

D. Nhịp tim chậm

@E. A và B


  1. Phương tiện theo dõi trong sôc sgồm

A. monitoring theo dõi điện tim, huyết áp,

B. độ bảo hoà oxy (pulse oximetry)

C. 2 đường truyền tĩnh mạch

D. A và B

@E. A và B và C


  1. Trong sốc huyết áp trung bình nên đạt tối thiểu

@A. trên 60 mmHg C. trên 80 mmHg

B. trên 79 mmHg D. Trên 90 mmHg

E. Trên 100 mmH


  1. Một số thông số cần đạt tối thiểu trong sốc là

@A. Chỉ số tim đạt trên 2.2 lit.phút.m2 và SaO2 trên 92 %

B. Chỉ số tim đạt trên 2.3 lit.phút.m2 và SaO2 trên 94 %

C. Chỉ số tim đạt trên 2.4 lit.phút.m2 và SaO2 trên 96 %

D. Chỉ số tim đạt trên 2.5 lit.phút.m2 và SaO2 trên 98 %

E. Chỉ số tim đạt trên 2.6 lit.phút.m2 và SaO2 trên 100 %


  1. Một số thông số cần đạt tối thiểu trong sốc là

@A. Áp lực bờ mao mạch phổi giữa 14 - 18 mmHg , Hb trên 10 g/dl

B. Áp lực bờ mao mạch phổi giữa 16 - 18 mmHg , Hb trên 12 g/dl

C. Áp lực bờ mao mạch phổi giữa 14 - 18 mmHg , Hb trên 14 g/dl

D. Áp lực bờ mao mạch phổi giữa 16 - 18 mmHg , Hb trên 16 g/dl

E. Áp lực bờ mao mạch phổi giữa 14 - 18 mmHg , Hb trên 18 g/dl


  1. Dịch truyền có thể dùng trong sốc

A. NaCl 90.00 , Ringer's lactate, Dextran, Rheomacrodex, Gelafulvin.

B. NaCl 90.00 , Ringer's lactate, Dextran, Rheomacrodex, Lipofulvin.

C. NaCl 90.00 , Ringer's lactate, Dextran, Gelafulvin,Lipofulvin.

D. NaCl 90.00 , Dextran, Rheomacrodex, Gelafulvin,Lipofulvin.

@E. NaCl 90.00 , Ringer's lactate, Dextran, Rheomacrodex, Gelafulvin,Lipofulvin.


  1. Natribicarbonate 140.00 thường được chỉ định khi

@A. pH máu dưới 7,0. C. pH máu dưới 7,15.

B. pH máu dưới 7,1. D. pH máu dưới 7,2.

E. pH máu dưới 7,25.


  1. Khả năng thích nghi người cao tuổi khi thiếu máu với Hct trung bình từ:

@A. 25-30%. C. 35 - 40%

B. 30- 35% D. 40 - 45%

E. 20 - 25%


  1. Dopamine (Intropin) có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng thận và tạng, cung lượng tim và nhịp tim ít thay đổi khi dùng liều.

@A. 2 - 3g/kg/phút C. 4 - 5g/kg/phút

B. 3 - 4g/kg/phút D. 5 - 6g/kg/phút

E. 6 - 7g/kg/phút


  1. Dopamine làm tăng co bóp cơ tim và cung lượng tim qua đường hoạt hóa thụ thể beta 1 tim khi Liều từ:

@A. 4- 8 g/kg/phút C. 10 - 12 g/kg/phút

B. 8-10 g/kg/phút D. 12 - 14 g/kg/phút

E. 14- 16 g/kg/phút:


  1. Dopamine co tác dung tăng huyết áp, co mạch ngoại biên và có thể làm cho bệnh nhân có cung lượng tim bị giảm và suy tim xấu hơn khi dùng liều trên:

@A. 10 g/kg/phút C. 6 g/kg/phút

B. 8 g/kg/phút D. 4 g/kg/phút

E. 2 g/kg/phút


  1. Dopamine nên bắt đầu liều sau rồi tăng dần:

@A. 3 g/kg/phút C. 5 g/kg/phút

B. 4 g/kg/phút D. 6 g/kg/phút

E. 7 g/kg/phút


  1. Giảm liều Dopamine khi nhịp tim bắt đầu từ

A. 90 lần . phút @C. 120 lần.phút

B. 100 lần . phút D. 130 lần . phút

E. 140 lần . phút


  1. Dung dịch hòa chung với Dopamine

A. muối đẳng trương C. glucose 5%.

B. nhược trưong D. Bicarbonate

@E. A hoặc B hoặc C


  1. Tác dụng phụ dopamine

A. ngoại tâm thu, rối loạn nhịp (cơn nhịp chậm, cơn nhịp nhanh)

B. buồn nôn, nôn,

C. đau thắt ngực, khó thở, đau đầu , hạ huyết áp,

D. co mach ngoại biên, tăng huyết áp, nỗi da gà, QRS dãn rộng, suy thận.

@E. tất cả các đáp án trên


  1. Dobutamine (Dobutrex): có tác dụng

A. Tăng co bóp cơ tim chủ yếu

B. Dãn mạch ngoại biên do phãn xạ và giảm tiền gánh

C. Tăng cung lượng tim

D. Huyết áp tương đối hằng định và nhịp tim thì tăng ít

@E. Tất cả đáp án trên


  1. Liều lượng dùng Dobutamine nên bắt đầu liều

@A. 3 g/kg/phút C. 5 g/kg/phút

B. 4 g/kg/phút D. 6 g/kg/phút

E. 7 g/kg/phút


  1. Dobutamine không dùng liên tục hoặc liều trên

A. 6 g. kg.phút C. 8 g. kg.phút

B. 7 g. kg.phút D. 9 g. kg.phút

@E. 10 g. kg.phút


  1. Tác dụng phụ dobutamine là

A. Buồn nôn, nhức đầu,

B. đau thắt ngực, hồi hộp,

C. rối loạn nhịp tim,

D. Tăng huyết áp tâm thu, khó thở

@E. Tất cả các đáp án trên


  1. Dobutamine có thể phối hợp với một số thuốc khác như

A. digitalis, nitrate, C. ức chế bêta

B. lợi tiểu, lidocain. D. A và B

@E. B và C


  1. Sử dụng kháng sinh trong sôc nhiểm trùng đường tiêu hoá:

A. nhóm Aminoside + Cepalosporine thế hệ III hoặc Quinolone

@B. Cephalosporine thế hệ III + Imidazole

C. Clindamycie + Aminoside

D. cephalosporine + aminoside

E. Vancomycin hoặc Oxacillin hoặc Nafcillin


  1. Sử dụng kháng sinh trong sôc nhiểm trùng đường tiết niệu

@A. nhóm Aminoside + Cepalosporine thế hệ III hoặc Quinolone

B. Cephalosporine thế hệ III + Imidazole

C. Clindamycie + Aminoside

D. cephalosporine + aminoside

E. Vancomycin hoặc Oxacillin hoặc Nafcillin


  1. Trong sốc cần truyền các dịch có trọng lượng phân tử cao khi nồng độ albumin dưới

@A. 2g/dl. C. 4 g/dl

B. 3g/dl D. 5 g/dl

E. 6g/dl


  1. Sốc phản vệ thuốc cần điều trị tức thời là:

@A. Epineprine

B. Glucocorticoid Solu Cortef (1 g) hoặc Solu-Medrol (100 mg)

C. Kháng Histamine-1 : Diphenylhydramine (Benadryl, generic)

D. Kích thích beta dạng khí dung (albuterol, metaproterenol) hơn là aminophylline

E. Dịch truyền : 500 - 1000 ml


  1. Suy vỏ thượng thận cấp điều trị

A. Hydrocortisone C. Glucose 5%

B. Muối đẳng trương D. A và B

@E. A và B và C


Каталог: books -> y-duoc -> bac-si-da-khoa

tải về 2.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương