Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Linh LỜi cảM ƠN


Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam



trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1 Mb.
#2047
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam


Từ năm 1989 đến nay, nhờ thành công trong sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã từ một quốc gia thiếu lương thực chuyển thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Thái Lan. Số lượng gạo xuất khẩu đã tăng dần và chất lượng không ngừng được cải thiện. Năm 2007, giá gạo của Việt Nam bằng giá gạo của Thái Lan, nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong giai đoạn 1989 - 2008, Việt Nam đã  xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia trên thế giới.

Cùng với việc phát triển nhanh một số cây lương thực khác, Việt Nam đã đưa sản lượng lương thực có hạt từ 34,5 triệu tấn năm 2000 lên gần 40 triệu tấn vào năm 2007; bằng 2,22 lần năm 1986. Nhờ đó, Việt Nam tự cung cấp đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước với số dân 85,2 triệu người (năm 2007), tạo được quỹ dự trữ lương thực quốc gia với khối lượng trên 1 triệu tấn và xuất khẩu mỗi năm từ 4,5 đến 5,0 triệu tấn gạo.

Trước năm 2000 sản lượng lúa tăng nhanh nhờ tăng diện tích gieo cấy lúa (từ 5,68 triệu ha vào năm 1986 lên 7,66 triệu ha). Nhưng từ năm 2001 đến nay diện tích gieo cấy lúa giảm, do một bộ phận chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao hơn; một bộ phận khác chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, do vậy diện tích gieo cấy lúa còn khoảng trên 7,3 triệu ha (giảm 336.825 ha), song nhờ năng suất lúa bình quân tăng từ 28,1 tạ/ha lên 49 tạ/ha, do đó làm cho sản lượng lúa của Việt Nam vẫn tăng bình quân mỗi năm khoảng 1,0 triệu tấn [6]. Đặc biệt từ năm 2008, trị giá tăng vọt gần 100% so với năm trước do giá gạo trên thị trường tăng đột biến, đạt gần 2,7 tỷ USD, đưa năm 2008 trở thành năm đánh dấu mốc kim ngạch xuất khẩu gạo vượt con số 2 tỷ USD. Đặc biệt, trong vòng ba năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã liên tiếp lập kỷ lục về số lượng và trị giá. Năm 2009, xuất khẩu gạo đã tăng vọt lên mức hơn 6 triệu tấn. Đến năm 2010, xuất khẩu gạo tiếp tục đạt mức kỷ lục mới về cả số lượng và trị giá với 6,75 triệu tấn và thu được gần 3 tỷ USD.    

Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam

qua một số năm


Chỉ tiêu

Năm


Diện tích

(nghìn ha)



Năng suất

(tạ/ha)


Sản lượng

(nghìn tấn)



2000

7.666,3

42,432

32.529,5

2001

7.492,7

42,853

32.108,4

2002

7.504,3

45,803

34.447,2

2003

7.452,2

46,387

34.568,8

2004

7.443,8

48,212

35.887,8

2005

7.339,5

49,514

36.341,0

2006

7.324,0

48,900

35.849,5

2007

7.201,0

49,800

35.867,5

(Nguồn: Niên giám thống kê 2007, TCTK, XNB thống kê 2008)[15].

Diện tích lúa cả năm giai đoạn 2000 - 2007 đã giảm 465 ngàn ha. Hai vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất nước là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng cộng là 4,795 ngàn ha, chiếm 66,6% tổng diện tích trồng lúa cả năm của cả nước. Trong những năm qua diện tích trồng lúa ở các vùng này đã giảm tới 362 ngàn ha, chiếm 77,8% số diện tích bị cắt giảm. Các vùng trồng lúa khác trong nước cũng trong tình trạng diện tích sản xuất ngày càng giảm. Riêng hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc lại tăng về diện tích trồng lúa, tổng cộng tăng 25 ngàn ha. Đó là do tình trạng thiếu lương thực tại chỗ nên người dân phải mở rộng diện tích trồng lúa. Năng suất lúa trung bình cả nước tăng 7,4 tạ/ha, từ 42,4 tạ/ha lên gần 50 tạ/ha, tăng 17,5%, bình quân mỗi năm tăng 2,5%. Các vùng có năng suất cao là ĐBSCL, ĐBSH và Nam Trung Bộ. Trong đó vùng ĐBSH đạt năng suất lúa cao nhất nước nhưng tốc độ tăng lại thấp nhất nước, thể hiện khi năng suất đã ở mức cao thì khả năng tăng thêm là nhỏ và khó khăn hơn khi năng suất còn ở mức thấp.

Mục tiêu của Việt Nam trong những năm tới là tiếp tục coi trọng an ninh lương thực mà chủ yếu là dựa vào sản xuất lúa, tiếp tục phát triển sản xuất những giống lúa cho năng suất cao ở những vùng đặc biệt khó khăn về lương thực, nhưng trên phạm vi cả nước phải chuyển mạnh sang sản xuất lúa gạo có chất lượng cao, tạo ra sản phẩm có giá trị cao nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.

1.3. Tổng quan về lúa chất lượng

* Giới thiệu một vài loại lúa thơm đặc sản Bắc bộ

Lúa thơm khu vực đồng bằng Bắc bộ chủ yếu tập trung ở 2 nhóm:



+ Nhóm lúa Tám: Nhóm này gồm nhiều giống lúa mùa chính vụ, nhưng có một số giống lúa muộn như Tám Xoan, Tám Đen, Tám Đỏ. Trong những năm 60 trở về trước, lúa Tám có diện tích khá lớn, nhất là các tỉnh Trung du và đồng bằng Bắc bộ. Lúa Tám thường được trồng ở chân ruộng nhiều màu, nhưng cũng có những giống thích hợp với ruộng xấu hơn. Năm 1964, lúa Tám chiếm 22% diện tích canh tác lúa ở Bắc bộ ( Bùi Huy Đáp, 1999) [5]. Bằng phương pháp phân tích isozyme, phân tích khoảng cách di truyền, các giống lúa Thơm Việt Nam lần đầu tiên được xác định thuộc nhóm Japonica ( Đỗ Khắc Thịnh, 2003) [13].

Các giống lúa Tám phần lớn là những giống hạt nhỏ dài, chiều dài của hạt lúa thay đổi từ 7,6 mm đến 8,5 mm và chiều rộng của hạt từ 1,7 mm đến 2,7 mm. Tỷ lệ chiều dài/rộng là 3. Đặc biệt Tám Xoan có hạt rất dài, tỷ lệ dài/rộng lên tới 4,5. Trong các giống lúa Tám qúy nhất là giống Tám Xoan và Tám Thơm. Các loại Tám thường có hạt màu vàng tươi, thời gian sinh trưởng trên dưới 150 ngày. Hai giống này có phẩm chất cao như: hạt nhỏ, gạo trong, cơm mềm dẻo, có mùi thơm đậm, tuy nhiên hai giống này khó trồng do đòi hỏi ruộng tốt nên diện tích gieo trồng tương đối hạn hẹp (Bùi Huy Đáp, 1999) [5].



+ Nhóm lúa Dự: Lúa Dự thường là những nhóm chính vụ hoặc hơi sớm, thời gian sinh trưởng 130 đến 138 ngày. Giống thường được cấy ở chân ruộng nhiều màu, lúa Dự khác hẳn lúa Tám ở màu sắc tai lá, bẹ lá và mỏ hạt. Lúa Dự có hạt dài từ 7,9 mm đến 8,5 mm; chiều rộng hạt từ 2,4 mm đế 2,8 mm. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 3. Màu sắc hạt thay đổi từ vàng rơm đến vàng sẫm. Gạo Dự là loại gạo qúy được nhiều người ưa chuộng. Nhưng so với Tám thơm thì hạt gạo Dự thô hơn, kém trong, hạt có nhiều nhựa, khó nấu và cơm ít thơm hơn.

* Nghiên cứu tính trạng mùi thơm

Mùi thơm là tính trạng do ảnh hưởng của hợp chất 2 acetyl 1-1-pyrroline gây ra. Gen điều khiển mùi thơm của gạo đã được nhiều tác giả nghiên cứu và có nhiều kết luận khác nhau.

Theo Ghose & Butany (1952), Sood & Siddiq (1979), Berner & Hofl (1986) thì tính trạng mùi thơm do một gen lặn điều khiển. Theo Tripathi & Rao (1979) do hai gen lặn hoạt động bổ sung (tỷ lệ thơm và không thơm ở thế hệ F2 là 9:7). Một số tác giả khác lại cho rằng tính trạng mùi thơm do 3 - 4 gen lặn điều khiển.

Theo Inger (1996) và Renetal (1999), mùi thơm của hạt gạo là do hợp chất 2 acetyl - 1 - pyrroline kết hợp với nhiều loại dầu, chất phenolics và các hợp chất vô cơ khác tạo thành. Chính vì thế, hầu hết các giống lúa thơm chỉ thích hợp với một số vùng sinh thái nào đó mà thôi. Theo thang điểm SES của IRRI 1996 về mùi thơm của gạo sau khi nấu chín thành cơm như sau:

+ Điểm 0: Không thơm

+ Điểm 1: Hơi thơm

+ Điểm 2: Thơm

Mùi thơm của lúa gạo phụ thuộc phần lớn vào bản chất của giống. Tuy nhiên mùi thơm của các giống lúa thơm lại biến động mạnh mẽ dưới tác động của môi trường, kỹ thuật canh tác và kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch mặc dù cơ chế của chúng chưa được làm rõ. Cùng một giống gạo thơm nhưng khi gieo trồng ở nơi này cho mùi thơm đặc trưng nhưng ở nơi khác lại thơm rất ít hoặc không thơm. Ví dụ: Mùi thơm của Basmati cần nhiệt độ lạnh của môi trường nơi canh tác, mùi thơm của Khao Dawk Mali và các giống lúa thơm cổ truyền Việt Nam có thể do ảnh hưởng của đất đai nơi canh tác.



Каталог: phenotype -> upload -> article
article -> MỤc lục báo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 7)
article -> MỤc lụC ĐẶt vấN ĐỀ
article -> BÁo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 5)
article -> 1. 1 Vài nét sơ lược về cây lú
article -> ĐẶt vấN ĐỀ 2 I. TỔng quan nghiên cứU 3
article -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền tậP ĐOÀn giống lúa có khả NĂng chịu hạn bằng chỉ thị phân tử ssr
article -> MỤc lụC 1 Triệu chứng bệnh 4
article -> Đặc biệt, nhu cầu về các giống lúa có chất lượng cao ngày càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây, do yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng
article -> Xanthomonas oryzea pv oryze, đ
article -> ChuyêN ĐỀ 1 Tách chiết adn với số lượng cực lớn, chất lượng cao của 30 giống lúa


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương