Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85


Bảng: Tỉ trọng nhóm hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, phân nhóm tư liệu sản xuất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2008



tải về 0.84 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích0.84 Mb.
#1629
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bảng: Tỉ trọng nhóm hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, phân nhóm tư liệu sản xuất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2008

Năm

Máy móc-thiết bị

dụng cụ-phụ tùng (%)



Nguyên-nhiên-

Vật liệu (%)



Nhóm hàng tư liệu sản xuất (%)

Nhóm hàng tiêu dùng (%)

1995

25,7

59,1

84,8

15,2

1996

27,6

60,0

87,6

12,4

1997

30,3

59,6

89,9

10,1

1998

30,6

61,0

91,5

8,5

1999

29,9

61,7

91,6

8,4

2000

30,6

63,2

93,8

6,2

2001

30,5

61,6

92,1

7,9

2002

29,8

62,3

92,1

7,9

2003

31,6

60,6

92,2

7,8

2004

28,8

64,5

93,3

6,7

2005

25,3

66,6

91,9

8,1

2006

24,6

67,6

92,2

7,8

2007

28,6

64,0

92,6

7,4

2008

26,6

67,0

93,6

6,4

Nguồn: Số liệu của Bộ Công thương

Nhìn vào những số liệu thống kê của Bộ Công thương về hoạt động nhập khẩu các tư liệu sản xuất từ 1995 đến nay, có thể nhận thấy xu hướng chuyển dịch về tỉ trọng giữa nhóm thiết bị công nghiệp và nguyên liệu công nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam. Xét riêng cơ cấu của nhóm tư liệu sản xuất nhập khẩu, mặc dù cả 2 nhóm thiết bị sản xuất và nguyên liệu đều tăng nhanh về kim ngạch và tỉ trọng tính trên tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, song nhóm nguyên liệu đang có xu hướng tăng nhanh hơn về tỉ trọng so với nhóm thiết bị sản xuất. Theo điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương về việc nhập khẩu nguyên liệu của các doanh nghiệp FDI trong 3 lĩnh vực đầu tư chính là cơ khí-điện tử, dệt may-da giày và chế biến thực phẩm, trên 51% nguyên liệu cho 3 ngành này phải nhập khẩu từ nước ngoài, cụ thể: ngành cơ khí điện tử 73% nguyên liệu nhập khẩu, ngành dệt may-da giày 64,5% và ngành chế biến thực phẩm là 39,2%. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng này kéo theo mức tăng tương ứng trong nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Xu hướng này tạo nên một cơ cấu nhập khẩu không lành mạnh, nếu tiếp tục duy trì tình trạng này, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam xét cho cùng sẽ chỉ là xuất khẩu giá trị gia tăng của hoạt động gia công, khó có thể cải thiện cán cân thương mại nhập siêu suốt nhiều năm qua.



1.3. FDI tác động đến cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu

      1. FDI tác động đến cơ cấu thị trường xuất khẩu:

      • FDI giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Kể từ khi tiến hành mở cửa kinh tế thu hút FDI đến nay, Việt Nam đã có sự thay đổi đột phá về phạm vi thị trường xuất khẩu cũng như cơ cấu thị trường xuất khẩu. Trước năm 1978, thị trường xuất khẩu của nước ta chỉ bó hẹp trong phạm vi các nước Liên Xô cũ, các nước Đông Âu và một số nước xã hội chủ nghĩa khác, với số lượng hàng hóa khiêm tốn, chỉ vài trăm triệu Rúp. Năm 1987, Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại. Luật đầu tư nước ngoài được ban hành. Hoạt động thu hút vốn FDI thực sự được coi trọng nhằm phát huy tiềm lực trong nước. Giai đoạn 1987-1991 là giai đoạn mới thực thi luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thực hiện đổi mới nên lượng FDI thu hút được rất khiêm tốn, thị trường xuất khẩu vì thế cũng chưa mở rộng được nhiều. Các thị trường Liên Xô và Đông Âu vẫn là thị trường chính nên năm 1990 khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 1991 đã suy giảm mạnh. Từ cuối năm 1991 trở đi, lượng vốn FDI bắt đầu tăng mạnh, kéo theo sự mở rộng nhanh chóng của thị trường xuất khẩu cho Việt Nam. Ban đầu là một số nước Đông Á, ASEAN, Trung Á… rồi mở rộng sang các nước Tây Âu, châu Mĩ La Tinh, Australia, Bắc Mĩ, các nước châu Phi… Tới nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 220 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau, đặc biệt Mĩ đã trở thành thị trường rất tiềm năng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam trong những năm gần đây, có được điều này phần lớn là nhờ vào mạng lưới của các TNC hay quan hệ bạn hàng của chủ đầu tư nước ngoài, và một nguyên nhân nữa là do FDI có khả năng thúc đẩy thương mại giữa nước chủ đầu tư với Việt Nam. Bảng số liệu dưới đây so sánh mức tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai Đài Loan và Singapore với mức tăng FDI từ quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng FDI vào Việt Nam lớn nhất giai đoạn 1990-2004.

Bảng: Số liệu FDI thực hiện vào Việt Nam từ Đài Loan và Singapore, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam vào Đài Loan và Singapore và mức tăng trưởng hàng năm giai đoạn 1995-2004

Năm

Đài Loan

Singapore

FDI thực hiện (triệu USD)

Mức tăng (%)

Xuất khẩu

(triệu USD)

Mức tăng (%)

FDI thực hiện (triệu USD )

Mức tăng (%)

Xuất khẩu (triệu USD)

Mức tăng (%)

1995

264,3




439,4




345,4




689,8




1996

268,5

1,6

539,9

22,6

509,0

47,5

1290,0

87,2

1997

134,1

-50,0

814,5

50,8

186,9

-64,5

1215,9

-6,6

1998

81,2

-39,5

670,2

-17,8

57,2

-69,2

740,9

-39,8

1999

98,7

21,5

682,4

1,8

26,3

-56,2

876,4

-2,1

2000

165,5

67,7

756,6

10,9

52,0

97,7

885,9

1,2

2001

177,5

7,2

806,0

6,6

75,3

44,8

1043,7

17,8

2002

98,2

-44,0

817,7

1,5

442,1

487,1

961,1

-8,0

2003

88,4

-9,8

749,2

-8,6

78,5

-82,3

1024,7

6,1

2004

17,3

-80,5

890,6

18,8

2,7

-95,3

1485,3

45,1

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, biến động tăng giảm trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào 2 thị trường Đài Loan và Singapore tuy diễn ra chậm hơn nhưng có sự tương ứng với biến động tăng giảm của lượng FDI từ hai nguồn này vào Việt Nam nếu tính đến độ trễ của việc giải ngân, và thời gian dự án bắt đầu hoạt động và đem lại hiệu quả. Theo số liệu trên, biến động tăng giảm dòng FDI vào gần như có tác động cùng chiều đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang nước chủ đầu tư. Đây cũng là kết luận từ nghiên cứu của Nguyễn Thanh Xuân thuộc bộ Công Thương và Yuqing Xing thuộc đại học Quốc gia Nhật Bản về FDI và hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam cuối năm 2006.

Trong số các nước có quan hệ đầu tư với Việt Nam thì các nước châu Á vẫn là những nước đầu tư lớn nhất gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… Và cũng chính những nước này là thị trường chính cho hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Việt Nam. Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải Quan năm 1998, chỉ tính riêng thị trường Nhật Bản và các nước ASEAN thì đã chiếm 44,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, đạt 886,9 triệu USD. Đến năm 2000, con số này tăng lên 47%, đạt 1.550 triệu USD. Trong số các nước ASEAN thì thị trường truyền thống của Việt Nam là Singapore, Thái Lan, Phillippin và Malaysia và giai đoạn 2000-2005, các nước này cũng là những thị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Ngoài ra, FDI còn tác động đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo kênh phân phối của các TNC. Sản phẩm của các TNC sau khi được sản xuất tại Việt Nam sẽ theo mạng lưới của họ đưa đến tiêu thụ ở khắp các quốc gia trên thế giới. Uy tín và chất lượng của những sản phẩm này đã khiến cho các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng ở những nước này có ấn tượng tốt đối với hàng xuất xứ từ Việt Nam, giúp hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập các thị trường này một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn.



      • FDI làm thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực

Trước năm 1990, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nhóm nước Xã hội chủ nghĩa, cho đến năm 2000, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng hóa sang các nước thuộc khu vực Châu Á và vài năm gần đây, việc thị trường Mĩ, EU trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng một phần do tác động của FDI. Thị trường Mĩ và EU là hai thị trường khổng lồ, với tiềm năng lớn về cả số lượng người tiêu dùng và sức mua dựa trên thu nhập cao, có thể coi là những thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn nhất thế giới. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của 2 thị trường này chủ yếu hướng vào các mặt hàng có hàm lượng lao động cao, bởi thế, đối với các nước đang phát triển hay cả những nước phát triển nhưng thua kém hơn Mĩ và các nước thuộc EU về công nghệ trong một số lĩnh vực, đây là những thị trường không thể bỏ qua. Hầu hết các nước có định hướng phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu đều coi Mĩ và EU là thị trường chính yếu.

Tác động của FDI đến việc định hướng thị trường xuất khẩu chủ lực có thể nhận thấy từ hoạt động xuất khẩu 2 mặt hàng của Việt Nam là hàng dệt may và giày da. Đây là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và thị trường chính yếu của nhóm hàng này là Mĩ và EU. Tuy là hàng sản xuất tại Việt Nam nhưng phần lớn giá trị xuất khẩu là do các doanh nghiệp FDI (55% với ngành may mặc và 75% với ngành da giày). Trong nhóm 20 doanh nghiệp hàng đầu về dệt may của Việt nam đã có tới hơn 11 doanh nghiệp thuộc khu vực FDI. Năm 2009, doanh thu xuất khẩu ngành dệt may đạt trên 9 tỉ USD trong đó có 4,9 tỉ USD từ thị trường Mĩ. Về ngành da giày, trong số 20 doanh nghiệp đầu ngành chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp là doanh nghiệp trong nước, 19 doanh nghiệp lớn còn lại là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh chủ yếu với các tập đoàn thuộc khu vực Châu Á. Xuất khẩu hàng da giày vào thị trường EU năm 2009 chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. (Nguồn: Hiệp hội Dệt may và Da giày Việt Nam)

Mặc dù chính phủ Việt Nam có những định hướng khuyến khích xuất khẩu vào một số thị trường nhất định, những số liệu trên đây cho thấy thị trường mục tiêu của các chủ đầu tư trong từng ngành cũng có ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ở những ngành đó. Sự đồng nhất về thị trường mục tiêu của các chủ đầu tư nước ngoài trong nhiều ngành khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu chủ lực của cả nền kinh tế.


      1. FDI tác động đến cơ cấu thị trường nhập khẩu

Như đã nói ở chương I, FDI có tác động làm tăng thương mại song phương giữa nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu cho hàng hóa từ nước nhận đầu tư. Đối với Việt Nam cũng vậy.

FDI giúp mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa cho Việt Nam bởi hầu hết các hoạt động đầu tư đều kéo theo việc nhập khẩu tư liệu sản xuất từ nước chủ đầu tư vào nước nhận đầu tư. Cơ cấu chủ đầu tư càng phong phú, đa dạng, thị trường nhập khẩu của Việt Nam càng được mở rộng. Khi một nước đầu tư càng nhiều vào Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu từ nước đó vào Việt Nam cũng sẽ tăng, do nước ta còn ở trình độ công nghệ thấp. Điều này giải thích vì sao trong thời kì trước năm 2000, khi các nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất là các nước thuộc khu vực Châu Á thì các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam cũng thuộc khu vực này, và hầu hết là những nước không có công nghệ nguồn.



Bảng: Năm nước chủ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam giai đoạn 1990-2000

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: www.business-in-asia.com



Bảng: Kim ngạch nhập khẩu từ 5 thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 1995-2000

Đơn vị: triệu USD

Năm

Singapore

Hàn Quốc

Nhật Bản

Đài Loan

Hồng Kông

1995

1425,2

1253,6

915,7

901,3

419,0

1996

2032,6

1781,4

1260,3

1263,3

795,4

1997

2128,0

1564,5

1509,3

1484,7

589,9

1998

1964,4

1420,9

1481,7

1377,6

577,3

1999

1878,5

1485,8

1618,3

1566,4

504,7

2000

2694,3

1753,6

2300,9

1879,9

598,1

Tổng

11923,0

9158,8

9086,2

8273,2

3474,4

Nguồn: Thống kê của Bộ Công thương

Như vậy, trước năm 2000, khi các nước chủ đầu tư chính của dòng FDI vào Việt Nam là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông thì nhóm thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam cũng chính là những nước và vùng lãnh thổ này, đứng đầu là Singapore, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông. Kể từ năm 2002 đến nay Thứ tự các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam có sự thay đổi, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam do lợi thế về địa lý, và khả năng cạnh tranh về giá của hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, 4 vị trí tiếp theo vẫn là các nước Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước đứng đầu về FDI thực hiện vào Việt Nam giai đoạn 1998-2007. (Nguồn: Báo cáo tổng kết về thương mại của Bộ Công thương và thống kê của www.vietpartners.com)

Ngoài ra, theo kết quả một nghiên cứu của TS.Phan Minh Ngọc (Khoa kinh tế Đại học Kyushu, Nhật Bản) việc Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam một phần do tác động tiêu cực của FDI đến cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam. Cùng là hai nước đang phát triển có điểm xuất phát khá tương đương vào giai đoạn 1990, tuy nhiên việc Trung Quốc gia nhập WTO trước Việt Nam đã làm cho nước này hấp dẫn hơn hẳn đối với các chủ đầu tư so với Việt Nam. Hệ quả là phần đông các chủ đầu tư có tiềm lực nhất đã tới Trung Quốc trước. Cho đến những năm gần đây, do có sự tăng giá lao động ở Trung Quốc, thêm vào đó, sự kiện Việt Nam kí kết hiệp định PNTR với Hoa Kì (2006) và gia nhập WTO (2007) khiến các chủ đầu tư có xu hướng chuyển địa điểm đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Sau một thời gian dài đầu tư vào Trung Quốc, hiện nay nhiều tên tuổi lớn nhất của Nhật đang chuyển hướng vào Việt Nam. Nhiều công ty vừa và nhỏ của Nhật cũng đang chuyển đầu tư đến Việt Nam. Xu hướng này càng tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Trong một báo cáo đặc biệt về Việt Nam vào tháng 8 năm 2008, BCA (Bank Credit Analyst - một tổ chức nghiên cứu độc lập có uy tín của Canada) nhận định rằng Việt Nam đang giành được FDI từ Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ về các lĩnh vực dệt may, giày dép, sản xuất linh kiện điện tử do chi phí thấp. Theo một cuộc khảo sát do Tổ chức Xúc tiến thương mại và đầu tư Nhật Bản (JETRO) thực hiện đầu năm nay, Việt Nam đã trở thành lựa chọn đầu tiên của các công ty Nhật đang hoạt động tại Trung Quốc và đang muốn chuyển hướng đầu tư sang một nước thứ ba. Tuy nhiên ở Việt Nam, họ không xây dựng các nhà máy chế biến vật liệu như đã làm ở Trung Quốc mà quyết định nhập nguyên liệu từ các cơ sở ở Trung Quốc vào Việt Nam (do hai nước có chung biên giới), điều này làm gia tăng mạnh hơn kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam vốn đã cao.Trong thời gian tới, nếu Việt Nam không có kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thì tác động tiêu cực này sẽ ngày một lớn hơn.



  1. Tác động của xuất nhập khẩu đến FDI tại Việt Nam

Chính sách quản lí hoạt động xuất nhập khẩu của nhà nước ảnh hưởng đến FDI vào Việt Nam.

Những thay đổi trong chính sách về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia đều có ảnh hưởng đến dòng FDI vào nước đó. Chính sách thương mại của Việt Nam kể từ sau đổi mới đến nay đã có rất nhiều thay đổi. Đầu tiên là việc cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tiếp đến là việc giảm thuế quan và hạ thấp các hàng rào bảo hộ, hạn ngạch nhập khẩu cũng đã được loại bỏ đối với hầu hết các loại hàng hóa. Tỉ giá hối đoái đã được thiết lập một cách thực tế hơn và áp dụng thống nhất cho các giao dịch thương mại trong và ngoài kế hoạch tập trung. Năm 1998 đánh dấu một bước quan trọng trong đổi mới chính sách quản lí xuất nhập khẩu, đó là việc bãi bỏ kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu bằng giấy phép. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện ngày càng thu hẹp hơn. Những thay đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam mà cả các doanh nghiệp FDI, tạo lập một môi trường kinh doanh ổn định hơn, thông thoáng hơn, một Việt Nam mở cửa, hội nhập mạnh mẽ, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Theo bảng xếp hạng các nước về các giá trị của Chỉ số hoạt động thu hút FDI2 của UNCTAD trong các giai đoạn 1993-1995 và 1999-2001, "Chỉ số hoạt động thu hút FDI" của Việt Nam xếp hạng 50 thế giới với các giá trị là 9.393 (1993-1995) và 1.240 (1999-2001). Giá trị chỉ số này trong hai giai đoạn đã cho thấy tác động của tích cực của việc đổi mới chính sách xuất nhập khẩu đến khả năng thu hút FDI của Việt Nam.

Các chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI cũng có tác động lớn đến khả năng thu hút FDI của Việt Nam. Quyết định 1021/QĐ-BTM ngày 1-9-1999 để thực hiện công văn 801/CP-QHQT của chính phủ ngày 31-7-1999 cho phép bãi bỏ thủ tục phê duyệt kế hoạch xuất khẩu đối với doanh nghiệp FDI. Nếu như trước đây các doanh nghiệp FDI chỉ được quyền xuất khẩu các sản phẩm do họ sản xuất ra theo giấy phép đầu tư thì kể từ năm 1999 trở đi họ đã được quyền xuất khẩu tất cả các loại sản phẩm mà họ khai thác được trên thị trường Việt Nam (trừ một số mặt hàng theo quy định của pháp luật). Phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp này trở nên đa dạng khi tự họ có thể quyết định được phương thức trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu. Loại trừ một số hạn chế không đáng kể, đến nay các doanh nghiệp FDI đã hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực xuất khẩu.

Việt Nam cũng tuân thủ lộ trình trao quyền nhập khẩu hàng hóa để bán tại Việt Nam cho các doanh nghiệp FDI theo đúng cam kết gia nhập WTO. Bộ Thương mại cũng đã ban hành một thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quyền nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Cho đến thời điểm này, sau 3 năm gia nhập WTO, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đã được nới lỏng hơn rất nhiều. Điều này giúp Việt Nam thu hút FDI vào những lĩnh vực đầu tư mới, đa dạng hơn như phân phối tiêu dùng hay cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực sản xuất trong nước.

Ngoài những thay đổi kể trên, chính phủ Việt Nam cũng thể hiện sự ưu đãi với các chủ đầu tư nước ngoài qua các quy định giảm thuế, thậm chí là miễn thuế đối với một số loại hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI.

Việc nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa vào và ra khỏi Việt Nam ngày càng trở nên thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp FDI do các thủ tục được đơn giản hóa, sự bình đẳng về quyền lợi, chi phí cho việc nhập nguyên liệu vào sản xuất hay xuất thành phẩm sang các thị trường khác cũng thấp hơn. Các chủ đầu tư vì thế có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn khi đầu tư vào Việt Nam so với giai đoạn trước. Nói cách khác, những thay đổi trong chính sách thương mại của Việt Nam trong những năm qua đã góp phần tăng khả năng thu hút FDI của Việt Nam. Minh chứng cho nhận định này là sự cải thiện liện tục vị trí của Việt Nam trong xếp hạng, đánh giá của các tổ chức uy tín về mức độ hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 50 trong bảng xếp hạng thế giới về chí số thu hút FDI, tăng 4 bậc so với vị trí 54/60 của giai đoạn 2000-2004.

Năm 2008, theo xếp hạng của Tổ chức Phát triển và Thương mại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nằm trong top 10 nước được các công ty đa quốc gia vào đầu tư giai đoạn 2007 – 2009.

Ba năm sau khi gia nhập WTO và nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết gia nhập, sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài càng được cải thiện rõ nét. Năm 2010, tổ chức Tư vấn và Kiểm toán thế giới Price Water House Coopers xếp Việt Nam đứng đầu trong số 20 nền kinh tế đang lên, và có sức hấp dẫn cao với các nhà đầu tư, nhất là với các ngành sản xuất, đầu tư công nghiệp phụ trợ. Việt Nam xếp thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI. Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đã vượt lên đứng trên Indonesia (21), Malaysia (20), và Singapore (24).

Cơ quan Thương mại và đầu tư của Anh dựa trên khảo sát hơn 500 lãnh đạo cấp cao của các công ty từ gần 20 ngành kinh doanh khác nhau, cũng khẳng định, nếu không tính tới nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), thì Việt Nam hấp dẫn nhất trong hai năm liên tục 2009-2010 so với số 15 nước mới nổi, được xếp theo thứ tự gồm có Việt Nam, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Mexico, Nam Phi, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Saudi Arabia, Ukraine và Ba Lan.

Việc Việt Nam mở rộng phạm vi thương mại, kí kết các hiệp định thương mại với các quốc gia trên thế giới có tác động làm tăng FDI vào Việt Nam.

Nếu như giai đoạn đầu sau đổi mới, phạm vi thương mại của Việt Nam chỉ trong khu vực các nước Xã hội chủ nghĩa thì đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam đã mở rộng ra tới 220 quốc gia trên toàn thế giới. Điều này có tác động rất tích cực đến khả năng thu hút FDI của Việt Nam vì hiện nay, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chủ yếu sản xuất hướng vào xuất khẩu. Các doanh nghiệp FDI sản xuất nhằm phục vụ thị trường trong nước cũng không ít, song tốc độ tăng vốn vào khu vực FDI hướng vào xuất khẩu đang tăng nhanh hơn và dần chiếm tỉ trọng lớn hơn. FDI hướng vào xuất khẩu đòi hỏi nước nhận đầu tư phải có phạm vi thương mại rộng lớn, có quan hệ thương mại tốt với nhiều quốc gia. Việc chính phủ Việt Nam kí kết các hiệp định thương mại với chính phủ các nước khác, tiến tới các thỏa thuận về việc miễn giảm thuế, các ưu đãi cho hàng hóa của nhau không chỉ có lợi cho hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước mà còn có lợi cho hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trở nên đa dạng hơn do có thể nhập từ nhiều thị trường khác nhau, được hưởng mức thuế thấp hơn, làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Hơn thế nữa hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam tiếp cận thị trường các nước này dễ dàng hơn và chịu thuế suất nhập khẩu thấp hơn, làm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp FDI so với khi chưa có hiệp định. Khả năng thu hút FDI vào Việt Nam nhờ các hiệp định thương mại sẽ càng lớn nếu nước chủ đầu tư và nước nhập khẩu hàng hóa chưa kí kết các hiệp định tương tự với nhau.

Sự kiện Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN vào năm 1995 đã làm tăng đáng kể đầu tư của một số nước ASEAN vào Việt Nam như Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc. Tính về FDI thực hiện, năm 1996, FDI thực hiện từ Singapore vào Việt Nam tăng 43,7%, từ Hàn Quốc tăng 21,2%, từ Hồng Kông tăng tới 352,5%.

Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kì năm 2001 cũng làm tăng đáng kể sức hút FDI vào Việt Nam.



Bảng: Mức tăng FDI thực hiện vào Việt Nam từ một số quốc gia năm 2001 so với bình quân giai đoạn 1998-2000

Quốc gia

Nhật Bản

Singa-pore

Đài Loan

Hàn Quốc

Hồng Kông

Pháp

Malay-sia

Thái Lan

FDI thực hiện

Bình quân 1998-2000 (triệu USD)

103,5

46,3

117,5

30,7

30,8

15,8

6,6

15,7

2001

(triệu USD)

203,2

75,3

177,5

75,4

50,0

346,1

11,8

41,5

Mức tăng (lần)

0,97

0,63

0,51

1,50

0,67

20,9

0,78

1,64

Nguồn: tính toán theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Sau khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997-1998, FDI vào Việt Nam sụt giảm mạnh cả về vốn đăng ký và vốn thực hiện trong suốt thời kì 1998-2000 do các chủ đầu tư chính của Việt Nam giai đoạn này là các nước khu vực châu Á. Mức tăng FDI thực hiện vào Việt Nam của một số quốc gia năm 2001 trong bảng trên cho thấy việc kí kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ đã tạo ra một sức hút mới cho dòng FDI vào Việt Nam. Bản thân dòng FDI từ Mĩ vào Việt Nam cũng có những chuyển biến đáng kể.

Việc trao Quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) cho Việt Nam, mà thường gọi là quy chế Tối huệ quốc (MFN) đồng nghĩa với việc Mĩ đã hạ thấp mức thuế quan trung bình cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ từ khoảng 40 % xuống còn 4%. Điều này đã mở cửa thị trường khổng lồ của này cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trên cơ sở bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh của các nước khác. Hầu hết các nước phát triển hay đang phát triển đều coi Mĩ là một thị trường rất tiềm năng. Việc hàng hóa Việt Nam xuất sang Mĩ được hưởng thuế suất ưu đãi không chỉ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, mà cho cả các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất hàng hóa ở Việt Nam rồi xuất sang Mĩ. Dự án FDI sản xuất hướng vào xuất khẩu sang thị trường Mĩ tăng mạnh là một trong những nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mĩ trong mấy năm qua tăng trưởng rất nhanh chóng, đưa Mĩ vào danh sách thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ vài năm sau khi kí kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kì. Theo nghiên cứu của Nguyễn Như Bình (Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội) và Johnathan Houton (Đại học Suffolk, Boston, Mĩ) năm 2002, điển hình cho tác động này là FDI vào các ngành như may mặc, đồ gỗ chế biến, thủy sản – 3 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Mỹ.có tăng trưởng xuất khẩu vào Mĩ khá nhanh kể từ khi hiệp định thương mại có hiệu lực. Vốn FDI đầu tư vào 3 ngành này bắt đầu tăng vọt vào năm 2000, năm kí kết hiệp định. Tỉ trọng vốn giải ngân của 3 ngành này tính trên tổng lượng vốn giải ngân chỉ đạt khoảng 3% năm 1998 đã tăng lên tới 25% vào năm 2001. FDI đăng kí của khu vực này cũng tăng từ 130 triệu USD năm 1998, 1999 lên tới 804 triệu USD vào năm 2001, tiếp tục duy trì ở mức cao trong các năm tiếp theo.Theo như Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), rất nhiều các dự án đầu tư này là nhằm xuất khẩu sang thị trường Mĩ và nguồn vốn chủ yếu xuất phát từ các nước thuộc khu vực đông Á. Tới 93% FDI cho ngành may mặc trong suốt giai đoạn 2000-2004 là từ các chủ đầu tư châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore.

Về FDI của Mĩ vào Việt Nam sau kí kết BTA, Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với Dự án STAR do USAID tài trợ đã phân tích cụ thể sự hưởng ứng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với BTA. Đặc biệt, Báo cáo đã thu thập các số liệu toàn diện về FDI trực tiếp từ Hoa Kỳ, và là Những số liệu chính thức về FDI từ các công ty con của Hoa Kỳ, và sự kết hợp cả hai nguồn này chính là FDI có xuất xứ Hoa Kỳ. Các chuyên gia cho rằng đánh giá đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam mà không tính đến khoản đầu tư qua nước thứ 3 là chưa đầy đủ. Ông Steve Parker - Giám đốc dự án Star - Việt Nam nhận xét: "Các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam chủ yếu thông qua các công ty con của họ đặt tại Singapore hoặc Hồng Kông vì một số lý do. Trong đó, lý do quan trọng là luật thuế Hoa Kỳ khuyến khích các công ty Hoa Kỳ đầu tư từ các công ty con ở nước ngoài. Hơn nữa, việc quản lý và điều hành thông qua một chi nhánh khu vực sẽ thuận lợi hơn...". Những thương hiệu quen thuộc của Mỹ như Coca Cola hay Procter & Gamble lại đầu tư từ Singapore, hay Exxonmobil lại đầu tư từ Hồng kông... Thống kê cho thấy, lượng vốn đầu tư của các công ty Hoa Kỳ theo diện này cao hơn nhiều so với đầu tư trực tiếp từ chính quốc.

Kết quả phân tích được đưa ra như sau:

- BTA đã cải thiện đáng kể điều kiện kinh doanh và đã khuyến khích sự tăng vọt đầu tư có xuất xứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. FDI có xuất xứ Hoa Kỳ tăng 27% năm trong thời gian 3 năm 2002-2004. Đầu tư có xuất xứ Hoa Kỳ đứng đầu đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tại Việt Nam trong năm 2004 và đạt 531 triệu USD, chiếm 20% tổng số vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong năm 2004, đưa tổng số vốn đầu tư trực tiếp có xuất xứ Hoa Kỳ tích lũy đến 2004 lên đến 2,6 tỷ USD

- BTA khuyến khích đáng kể FDI không chỉ từ Hoa Kỳ mà cả FDI từ các nước chủ đầu tư khác, đặc biệt trong các ngành sản xuất dệt may, giày dép, đồ gỗ, hải sản, các ngành công nghiệp nhẹ, các sản phẩm dùng nhiều lao động, những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Mĩ.

Cùng với BTA, PNTR - hiệp định Bình thường hóa vĩnh viễn quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kì năm 2006 đã khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư, không chỉ thu hút nhà đầu tư từ các quốc gia hướng xuất khẩu vào Mĩ, mà còn giúp Việt Nam thu hút FDI từ chính nước Mĩ một cách rất hiệu quả, bằng chứng là từ năm 2006 cho đến năm 2009, FDI từ Mĩ vào Việt Nam liên tục tăng mạnh. Mở đầu đà tăng này là dự án của tập đoàn điện tử và linh kiện máy tính Mỹ Intel tại Khu công nghệ cao TP HCM trong 50 năm, đây là nhà máy lớn nhất trong hệ thống 7 cơ sở lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn của Intel trên thế giới. Với tổng vốn đầu tư lên 1 tỷ USD, trở thành dự án lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam tính đến năm 2006 và là dự lớn thứ 2 trong số 10 dự án FDI lớn nhất vào Việt Nam năm 2006. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Việt Nam tính đến 2006 cũng đạt tới 2,6 tỉ USD, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 là 5 tỉ USD, đứng thứ 6 trong 70 nước đầu tư vào Việt Nam. Nếu tính trên tổng lượng FDI từ 1988 đến tháng 8-2009 năm 2009 Mĩ đã đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Nếu tính trên tổng lượng FDI của riêng năm 2009, Mĩ là chủ đầu tư lớn nhất vượt cả Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, và Hàn Quốc.

Tự do hóa thương mại làm vừa làm giảm FDI hướng vào sản xuất phục vụ thị trường nội địa vừa có tác động làm tăng thu hút FDI hướng vào xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, FDI vào Việt Nam hướng vào xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh hơn và lấn át về tỉ trọng so với FDI hướng vào thị trường trong nước. Đây cũng là xu hướng chung trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế, xu hướng này diễn ra là do quá trình tự do hóa thương mại. Tự do hóa thương mại ở mức độ cao hơn khiến cho việc lưu chuyển hàng hóa giữa các quốc gia cũng dễ dàng hơn và chi phí cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng giảm nhiều, do đó, các chủ đầu tư trước đây vì tránh hàng rào thuế quan mà tiến hành đầu tư nhằm phục vụ thị trường của nước nhận đầu tư sẽ phải cân nhắc giữa hai phương án: tiếp tục sản xuất ở nước nhận đầu tư hay xuất khẩu trực tiếp vì hàng rào thuế quan cũng như các biện pháp bảo hộ trước đó đang dần được xóa bỏ. Ở Việt Nam, kể từ sau năm 1988, mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày một sâu hơn. Quan hệ thương mại được mở rộng, ưu đãi các nước dành cho Việt Nam cũng như ưu đãi mà Việt Nam dành cho các nước khác cũng được cải thiện. Để được chính thức trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như AFTA và WTO, Việt Nam phải kí các thỏa thuận về lộ trình xóa bỏ các hàng rào về thuế, tiến tới chấm dứt việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng hàng rào thuế quan. Nghiên cứu của nhóm GS.Kobayash (Đại học Kyoto Nhật bản), ông Francisco T. Secretario (hiệp hội khoa học về vùng), GS. Nguyễn Quang Thái và GS. Kwang Moon Kim, (Đại học Kyoto) cho thấy tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (NRP - nominal rate of protection) và tỷ lệ bảo hộ thực tế 3(Effective rate of protection - ERP) của Việt Nam giảm một cách nhanh chóng sau ba năm là thành viên của WTO. Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu cho sản xuất giảm nhanh hơn tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa. Tỷ lệ ERP giảm từ 21,4% trong năm 2005 xuống chỉ còn 4% vào năm 2009, trong khi bảo hộ danh nghĩa giảm từ 10% trong năm 2005 xuống 3,88% trong năm 2009. Chi phí nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam ngày càng giảm, do đó, đối với các mặt hàng có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu thì chi phí sản xuất sẽ giảm đáng kể, làm tăng thu hút FDI vào các ngành chế tạo. Xét ở góc độ khác, việc hạ thấp hàng rào bảo hộ cũng khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang xuất khẩu trực tiếp vào Việt Nam thay vì sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa. Giữa hai tác động trái chiều của tự do hóa thương mại đến dòng FDI vào Việt Nam, khó có thể đánh giá được tác động nào là trội hơn do hoạt động thu hút FDI chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nữa. Tuy nhiên xét về tổng thể, dựa vào tỉ trọng doanh thu từ xuất khẩu trên tổng doanh thu của khu vực FDI đang tăng vượt tỉ trọng doanh thu từ tiêu dùng nội địa (biểu đồ ở phần trước) có thể thấy FDI hướng về xuất khẩu đang có xu hướng tăng về tỉ trọng.

Như vậy, chương II của khóa luận đã đánh giá mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam dựa trên việc phân tích thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn từ 1988 tới nay. Cả hai đều có khả năng ảnh hưởng tương tác lẫn nhau, bên cạnh những tác động tích cực cũng có cả những tác động tiêu cực. FDI có tác động đẩy mạnh xuất khẩu thông qua mở rộng thị trường xuất khẩu, chi phối cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực, bổ sung vốn và công nghệ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu, cải thiện năng lực cạnh tranh và cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam. Tác động của FDI đến hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm tác động thay thế nhập khẩu, tác động làm tăng nhập khẩu tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên liệu), đồng thời mở rộng và chi phối thị trường nhập khẩu chính. Tác động thúc đẩy xuất khẩu của FDI thể hiện rõ nhất ở các mặt hàng có hàm lượng lao động cao như: dệt, may mặc, da giày (nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam). Tác động thay thế nhập khẩu của FDI chủ yếu thấy ở các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng lao động thấp, cần nhiều vốn như: sản xuất ô tô, xe máy, đồ điện tử, hóa chất, sản phẩm kim loại, phi kim.

Biểu đồ: Tương quan giữa hàm lượng vốn và tỉ lệ xuất khẩu trên sản lượng đầu ra của khu vực FDI ở 23 mặt hàng công nghiệp

Giai đoạn gần đây, FDI vào sản xuất xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng vốn, công nghệ cao có xu hướng tăng dần, khiến tỉ lệ xuất khẩu ở một số mặt hàng như đồ điện gia dụng, dụng cụ văn phòng, sản phẩm kim loại cũng tăng dần lên.

Ngược lại, sự đổi mới trong chính sách quản lý xuất nhập khẩu, sự tăng cường tự do hóa thương mại, hội nhập quốc tế, sự cải thiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới từ 1988 đến nay cũng có tác động tích cực đến khả năng thu hút FDI vào Việt Nam.

Dựa trên những đánh giá của chương này, chương tiếp theo sẽ trình bày một số giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu và tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam.



Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀ ĐẤY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

  1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu liên quan đến hoạt động xuất khẩu và triển vọng thu hút FDI của Việt Nam

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương