Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85


Bảng 3: cơ cấu nhập khẩu theo khu vực kinh tế



tải về 0.84 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích0.84 Mb.
#1629
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bảng 3: cơ cấu nhập khẩu theo khu vực kinh tế




Khu vực KT trong nước

Khu vực KT có FDI

Năm

Giá trị

Triệu USD

Mức tăng

giá trị(%)



Tỉ trọng (%)

Giá trị

Triệu USD

Mức tăng

giá trị (%)



Tỉ trọng (%)

1995

6687,3




82,0

1468,1




18,0

1996

9100,9

36

81,7

2042,7

39

18,3

1997

8396,1

-8

72,4

3196,2

56,5

27,6

1998

8831,6

5

76,8

2668,0

-17

23,2

1999

8359,9

-6

71,2

3382,2

27

28,8

2000

11284,5

35

72,2

4352,0

29

27,8

2001

11233,0

0

69,3

4985,0

15

30,7

2002

13042,0

16

66,1

6703,6

34

33,9

2003

16440,8

26

65,1

8815,0

31

34,9

2004

20882,2

27

65,3

11086,6

26

34,7

2005

23121,0

11

62,9

13640,1

23

37,1

2006

28401,7

23

63,3

16489,4

21

36,7

2007

41052,3

45

65,4

21712,4

32

34,6

2008

52815,2

29

65,4

27898,6

29

34,6

2009

43930,0

-17

63,9

24870,0

-11

36,1

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Công Thương

  1. Tổng quan về FDI vào Việt Nam

    1. FDI vào VIệt Nam qua các thời kì

a. Quy mô vốn đăng ký

Từ năm 1988 đến đầu thập niên 90: Trong 3 năm đầu của thời kì này, FDI vào Việt Nam chưa nhiều. Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ khoảng 213 triệu USD. Thời kì đầu sau đổi mới Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư thông thoáng nhất khu vực, nhưng Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam mới ban hành còn chưa hoàn thiện và đồng bộ. Hơn thế nữa cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, sự hiểu biết về Việt Nam của các nhà đầu tư còn hạn chế, thêm vào đó là chính sách cấm vận của Mĩ nên FDI giai đoạn này chỉ mới được tiến hành theo kiểu thăm dò, số dự án và lượng vốn đăng kí thấp.

Tuy nhiên con số FDI đăng kí đã tăng mạnh kể từ năm 1992 và đạt đỉnh điểm vào năm 1996 với tổng vốn đăng kí lên đến 8,9 tỉ USD. Tốc độ phát triển FDI khá cao, ổn định, đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, tốc độ tăng FDI bình quân hàng năm lên tới 50%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do nhiều nguyên nhân, một phần vì các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang chuyển đổi, với thị trường trong nước chưa được khai thác. Thêm vào đó là hàng loạt các nhân tố thuận lợi cho sản xuất như: lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, giá nguyên liệu rẻ, tài nguyên thiên nhiên…

Ngoài những nguyên nhân bên trong, nhiều tác động từ bên ngoài cũng góp phần làm gia tăng FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm hút FDI. Năm 1990, các nước khu vực Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai, sự xuất hiện của dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi các nhà đầu tư cho rằng là một cơ hội tốt để thu lợi nhuận. Thứ ba, các quốc gia có tiềm lực hơn trong khu vực này như Thái Lan, Malisia, Singapore… đã bắt đầu hoạt động xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kì quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế tương đối trong thu hút FDI.

Trong khoảng từ 1991 đến 1996, FDI tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và cả cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.



Giai đoạn 1997-1999: Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc về vốn FDI đăng kí, cụ thể là giảm 49% vào năm 1997, 16% vào năm 1998 và 59% vào năm 1999 so với đỉnh điểm FDI thu hút được năm 1996. Lý do đầu tiên là do khủng hoảng tài chính châu Á. Các nước chủ đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn trước chủ yếu là các nước châu Á, và để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải hủy hoặc hoãn các kế hoạch đầu tư mở rộng ở nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng làm chậm đi quá trình mở rộng đầu tư sang châu Á của các nhà đầu tư từ các châu lục khác. Khủng hoảng tài chính Châu Á đồng nghĩa với việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá. Việt Nam do vậy cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Một nguyên nhân khá quan trọng nữa dẫn đến sự sụt giảm FDI vào Việt Nam là do nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng, các rào cản cho hoạt động đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam cũng trở nên rõ ràng hơn.

Giai đoạn 2000-2005: Giá trị FDI đăng kí có dấu hiệu tăng trở lại 2000 và 2001 tuy nhiên vẫn chỉ đạt chưa tới 70% lượng FDI đăng ký năm 1996. Lượng FDI đăng kí năm 2001 là 2,5 tỉ USD, tăng 26,8, vốn thực hiện là 2,3 tỉ USD, tăng 3,6% so với năm 2000. Năm 2002, FDI đăng kí lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỉ USD, tương đương 54,5% của mức năm 2001 và vốn thực hiện đạt 2,35 tỉ USD. Năm 2002, tình hình kinh tế thế giới có nhiều yếu tố bất lợi, nhất là tình trạng trì trệ của nền kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 ở Mĩ và sự cạnh tranh gay gắt về FDI của Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO.

Tính cả năm 2003 có 620 dự án được cấp phép đầu tư mới với tổng số vốn đăng kí đạt 1,55 tỉ USD, giảm 18,5% số dự án và tăng 7,14% về vốn đăng kí so với năm 2002. Cũng trong năm 2003, đã có 345 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 1,15 tỉ USD, tăng 9,2% về số dự án và 1,2% về vốn so với năm 2002. Như vậy riêng trong năm 2003, tổng số vốn cấp mới tăng thêm đạt khoảng 2,7 tỉ, tăng 4,9% so với năm 2002. Với kết quả này, lũy kế đến năm 2003, cả nước có 4.266 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng kí trên 46 tỉ USD, tổng vốn thực hiện đạt trên 27,3 tỉ USD, tỉ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng kí là 59,34%. Vốn FDI vào Việt Nam là 1,61 tỉ USD năm 2004 và 5,72 tỉ USD năm 2005. FDI vào Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng.



Giai đoạn từ 2006 đến nay: Năm 2006 vốn FDI vào Việt Nam là 9,9279 tỉ USD, tăng tới 76% so với năm 2005 và vượt 32% kế hoạch cả năm, bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn. Trong đó có 797 dự án được cấp mới với vốn tổng cộng 2,1217 tỉ USD.

Năm 2007 cả nước thu hút được 20,3 tỉ USD vốn đầu tư đăng kí bao gồm cả vốn cấp mới và tăng vồn, tăng gấp đôi so với năm 2006, vượt 56% kế hoạch kiến. Tổng vốn thực hiện cũng đạt kết quả khả quan là 4,6 tỉ USD, tăng 12,2% so với năm trước, vượt 2,2% kế hoạch năm. 1.406 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng kí lên tới 17,6 tỉ USD, tăng 68,8% về số dự án so với năm 2006. Số lượt dự án tăng vốn trong năm cũng đạt 361 lượt dự án với tổng số vốn tăng thêm hơn 2,65 tỉ USD, tương đương 74,3% về số dự án và 91,2 % về vốn bổ sung so với năm 2006. Mức tăng ấn tượng này phần nhiều được lí giải bởi sự kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Năm 2008 mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng nguồn FDI vào Việt Nam vẫn có bước tăng trưởng rất khả quan. Hết năm 2008 ghi nhận mức FDI tăng kỉ lục tới hơn 64 tỉ USD vốn đăng kí.

Kể từ cuối 2008, vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu chậm lại do tác động của khủng hoảng tài chính. Tính đến cuối năm 2009, tổng vốn FDI đăng kí, bao gồm cả vốn đăng kí mới và vốn tăng thêm vào khoảng 21,43 tỉ USD, tương đương 30% tổng vốn đăng kí 2008 . Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, so với các nước trong khu vực có thể nói Việt Nam đã thành công hơn trong việc thu hút FDI.

Trong Quý I/2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 2,5 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2009 (nếu tính bằng VNĐ thì đạt 47,7 nghìn tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2009). Đối với dự án đăng ký mới, trong 3 tháng đầu năm 2010, đã có 139 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,92 tỷ USD, bằng 59,1% về số dự án và 59,5% về tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2009. (Nguồn: Báo cáo đầu tư quí I/2010- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

b. Vốn thực hiện

Biểu đồ 2: Vốn FDI đăng kí, thực hiện và tỉ lệ FDI thực hiện trên FDI đăng kí vào Việt Nam giai đoạn 1991-2009

Tỉ USD



Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào biểu đồ trên, xét về lượng vốn thực hiện, vốn FDI thực hiện giai đoạn 1988-1993 là không đáng kể. Từ năm 1994, vốn FDI thực hiện bắt đầu tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vào năm 1996-1996 và giảm nhẹ ở những năm tiếp theo. Số vốn FDI thực hiện từng năm trong giai đoạn 1998-2004 duy trì ở mức ổn định, ít biến động tăng giảm. Từ năm 2005, vốn FDI thực hiện bắt đầu tăng trở lại và tăng đột biến vào năm 2008 do sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO. Sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn FDI thực hiện ở Việt Nam cũng có dấu hiệu giảm sút. Biểu đồ cho thấy sự tăng giảm của lượng vốn FDI thực hiện có nhịp độ tương xứng với các pha tăng giảm của vốn FDI đăng kí của chủ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện lại không đồng đều. Nhìn vào đường thể hiện tỉ lệ vốn giải ngân trên vốn đăng ký trong biểu đồ trên có thể thấy tỉ lệ này biến động khá phức tạp. Từ năm 1991 đến 1998, tỉ lệ FDI thực hiện trên FDI đăng ký trong khoảng 28% - 50%, biến động lên xuống do ảnh hưởng của các sự kiên như việc chính phủ dửa đổi các qui định về đầu tư nước ngoài (lần I năm 1990, lần II năm 1992), Mĩ xóa bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994, Việt Nam gia nhập các tổ chức như ASEAN (1995) và APEC (1998), Chính phủ ban hành luật Đầu tư nước ngoài mới (1996), điều lệ về đầu tư nước ngoài tại nước CHXHCN Việt Nam (1997), bên cạnh đó là ảnh hưởng của biến động kinh tế khu vực. Những yếu tố này đã chi phối quyết định của nhà đầu tư và tác động đến lượng vốn FDI thực hiện cũng như tỉ lệ FDI thực hiện trên FDI đăng ký.

Giai đoạn 1999-2004, mặc dù mỗi năm lượng vốn đăng ký không quá 4 tỉ USD và vốn giải ngân không quá 3 tỉ USD, tỉ lệ FDI thực hiện trên FDI đăng ký khá cao, dao động từ 60% đến 90%. FDI đăng kí tăng mạnh từ năm 2005 tuy nhiên FDI thực hiện lại tăng chậm hơn hẳn và chỉ tăng đáng kể từ năm 2008 với 11,5 tỉ USD vốn đã giải ngân, mức kỉ lục kể từ khi Việt Nam bắt đầu Đổi mới. Điều đáng mừng là năm 2009 mặc dù tác động của khủng hoảng kinh tế rõ rệt hơn nhưng sự suy giảm về vốn FDI thực hiện so với FDI đăng ký lại không đáng kể và dạt 10 tỉ USD, tương đương 86% vốn thực hiện của năm 2008.


    1. FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành

Căn cứ vào tiêu chí phân loại vốn đăng kí theo ngành kinh tế: (1) công nghiệp-xây dựng, (2) nông-lâm-thủy sản và (3) dịch vụ, tính trên tổng lượng FDI vào Việt Nam từ 1988 cho đến hết tháng 12 năm 2007 cho thấy vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất. Lĩnh vực này chiếm 4.602 dự án với tổng vốn đăng ký là 38,01 tỉ USD, chiếm 67,5% số dự án và 62,9% tổng vốn đăng ký của khu vực FDI. Vốn đăng ký của khu vực dịch vụ đứng vị trí thứ 2 với 1380 dự án, tổng vốn đăng kí là 18,58 tỉ USD, chiếm 20,3% sơ dự án và 30,7% số vốn FDI đăng kí. Sau cùng là lĩnh vực nông-lâm-thủy sản với 831 dự án, tổng vốn đăng kí chỉ 3,88 tỉ USD, chiếm 12,2% số dự án và 6,4% tổng vốn đăng kí trong khu vực FDI.

Nếu xét theo tiêu chí vốn thực hiện theo ngành kinh tế, số liệu FDI của riêng năm 2007 cũng cho thấy lĩnh vực công nghiệp - xây dựng thu hút nhiều FDI hơn cả, khoảng 69%, tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ với 24,3%, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn 6,7%.

Năm 2008 cả vốn FDI thực hiện và vốn FDI đăng kí vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, tuy nhiên tỉ trọng FDI đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ cũng tăng đáng kể. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng thu hút 572 dự án với tổng vốn đăng kí 32,62 tỉ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% tổng vốn đăng kí thu hút được. Lĩnh vực dịch vụ thu hút 554 dự án, tổng vốn đăng kí 27,4 tỉ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% số vốn đăng kí. Phần còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-thủy sản..



Nguồn: www.vietpartners.com

Có thể nói FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và giảm dần tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm-thủy sản. So sánh tỉ trọng FDI theo cơ cấu ngành trong hai thời kì 1988 – 12/2007 và 1988- 8/2009 cho thấy rõ hơn xu hướng này. Sau chưa đầy 2 năm, tỉ trọng FDI của khu vực công nghiệp xây dựng tính trên tổng lượng FDI đăng kí vào Việt Nam đã giảm 1,2%, còn 61,7%, trong khi tỉ trọng FDI vào lĩnh vực dịch vụ tăng 5,7%, đạt 36,4%, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản giảm 4,5% chỉ còn 1,9%.



    1. FDI vào Việt Nam theo cơ cấu chủ đầu tư

Bảng 4: Giá trị và tỉ trọng FDI của 10 nước chủ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam gia đoạn 1988-2006

STT

Tên quốc gia

& vùng


lãnh thổ

Số dự án

Vốn đăng kí

Số lượng

Tỉ trọng

%

Số lượng

Triệu USD

Tỉ trọng

%


1

Đài Loan

1550

0,23

3576,90

0,13

2

Singapore

452

0,7

2982,22

0,11

3

Hàn Quốc

1263

0,19

3228,95

0,12

4

Nhật Bản

735

0,11

3277,00

0,12

5

Hồng kông

375

0,06

1952,51

0,07

6

Quần đảo Virgin

thuộc Anh



275

0,04

1133,75

0,04

7

Hà Lan

74

0,01

1373,47

0,05

8

Pháp

178

0,03

1339,94

0,05

9

Mỹ

306

0,04

1151,24

0,04

10

Malaisia

200

0,03

763,17

0,03




Tổng 10 nước

5408

0,79

20779,13

0,78




Tổng các nước







26505,82




Nguồn: tổng hợp và tính toán từ số liệu của bộ Công Thương

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy trong giai đoạn từ 1988 đến 2006 vốn từ 10 nước chủ đầu tư lớn nhất đã chiếm tới 80% vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, xét cả về lượng vốn, số dự án và vốn đăng kí. Trong suốt giai đoạn này, FDI vào Việt Nam chủ yếu vẫn là từ các nước thuộc khu vực Đông Á. Các nước chủ đầu tư khu vực châu Á đóng góp tới 67% lượng FDI. Mặc dù các nhà đầu tư Mĩ bước chân vào Việt Nam muộn hơn, vốn FDI từ nước này vào Việt Nam đã tăng nhanh kể từ năm 2001 sau khi hai nước kí hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kì (BTA). Các chủ đầu tư từ Châu Âu chỉ chiếm 10% số dự án, 15% tổng vốn đầu tư và 20% tổng vốn đăng kí. Tuy nhiên đến năm 2009, trật tự trên đã có nhiều thay đổi.

Malaisia trở thành nước chủ đầu tư lớn thứ 3 chỉ sau Hàn Quốc và Đài Loan. Đầu tư từ các nước Châu Âu có dấu hiệu giảm, thay vào đó là sự góp mặt của các quốc gia thuộc Châu Mĩ. Nếu xếp hạng các nước theo số dự án đầu tư thì đứng đầu là Hàn Quốc, tiếp đó là Đài Loan, thứ ba là Nhật Bản.

Biểu đồ 4: Tổng lượng FDI đăng ký và số dự án của 10 nước chủ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam giai đoạn 1988-8/2009



Nguồn: Tổng cục thống kê

Xét riêng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong từng năm, năm 2008 và 2009 Mĩ đều là chủ đầu tư lớn nhất với lượng vốn đăng kí năm 2009 lên tới 5,94 tỉ USD. Lượng vốn tăng thêm từ các nhà đầu tư Mĩ vào thị trường Việt Nam năm 2009 cũng dẫn đầu danh sách các nước chủ đầu tư với con số 3,85 tỉ USD.



    1. FDI theo cơ cấu vùng lãnh thổ

Bảng: Số dự án và lượng FDI đăng ký theo vùng lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 1988-2008

(Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước)

Vùng

Số

dự án


Tỉ trọng trên tổng số dự án (%)

Lượng FDI đăng ký (triệu USD)

Tỉ trọng trên tổng FDI đăng ký (%)

Đồng bằng sông Hồng

2790

25,4

33627

20,5

Trung du miền núi phía Bắc

325

2,9

1823

1,1

Bắc Trung Bộ- Duyên hải miền Trung

690

6,3

43886

26,8

Tây Nguyên

147

1,3

1334

0,8

Đông Nam Bộ

6462

58,8

71857

43,9

Đồng bằng SCL

505




7876

4,8

Dầu khí

62

0,6

3201

19,6

Tổng

10981




163607




Nguồn: Bộ Kế hoạc và Đầu tư

FDI vào Việt Nam phân bổ không đều theo vùng miền,bảng số liệu trên cho thấy, FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vùng đồng bằng. Đứng đầu về cả số dự án và lượng vốn đăng ký là miền Đông Nam Bộ với 58,8% tổng số dự án và 43,9% tổng vốn đăng ký. Khu vực đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai về số dự án và thứ 3 về lượng FDI đăng ký. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung xếp thứ 2 về lượng vốn đăng ký và xếp thứ 3 về số dự án. Đầu tư FDI vào vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng băng SCL còn khá khiêm tốn cả về số dự án và lượng FDI.



Các tỉnh, thành phố thu hút nhiều FDI chủ yếu tập trung ở các vùng Bắc Trung Bộ - duyên hải miền Trung (4 tỉnh thành) và vùng Đông Nam Bộ (3 tỉnh, 1 thành phố), khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ có duy nhất thành phố Hà Nội thuộc danh sách. Đứng đầu về số dự án là TP HCM với 29,4% tổng số dự án, thứ hai là tỉnh Bình Dương 15,7%. Đồng Nai đứng thứ 4 về số dự án nhưng lại xếp thứ nhất về lượng vốn đăng kí, chiếm tới 23.1%, tiếp theo là TP HCM. Thủ đô Hà Nội chỉ đứng thứ 3 về lượng FDI đăng ký.

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương