Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85


Chương II: ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM



tải về 0.84 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích0.84 Mb.
#1629
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chương II: ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM


  1. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu và FDI vào Việt Nam giai đoạn từ 1988 đến nay

  1. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu

    1. Kim ngạch xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại

Đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có một vị thế mới trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới. Từ một nước phải phụ thuộc vào viện trợ và nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, đứng thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu, thứ hai về cà phê, hạt điều và thứ tư về cao su…

Về xuất khẩu, theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống Kê, tốc độ tăng xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong suốt giai đoạn 1988-2008 đạt 28,2% một năm. Tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu trên GDP tăng từ 30,8% năm 1990 lên 67% năm 2007 và giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Việt Nam cũng tăng từ 36,5 USD lên 557 USD năm 2007. Năm 1998 và 2001 đà tăng trưởng xuất khẩu giảm sút (dưới 4%), tuy nhiên phục hồi ngay trong năm tiếp theo. Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, năm 2008, mức tăng trưởng xuất khẩu đạt 28,8%. Năm 2009 tiếp tục chịu tác động của khủng hoảng, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 56,6 tỉ USD, giảm 9,7% so với năm 2008. Dù mức giảm này thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác nhưng theo Ngân Hàng Thế Giới, đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm kể từ khi công cuộc đổi mới chính thức được thực hiện.

Tổng kim ngạch xuất khẩu Quý I/2010 ước đạt 14,01 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 6,68 tỷ USD, tăng 40,5%. Riêng yếu tố tăng giá làm tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD. Nếu loại trừ yếu tố tăng đột biến xuất khẩu vàng Quý I/2009, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2010 tăng khoảng 11,9% so với cùng kỳ năm 2009.



Về nhập khẩu, cùng trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình ở mức cao, khoảng 28,1% một năm. Nguyên nhân chủ yếu là vì Việt Nam đang ở trong thời kì tích lũy vốn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước khiến nhu cầu nhập khẩu tăng cao. Loại trừ các năm 1991, 1998, 2001 có mức tăng nhập khẩu thấp, tất cả các năm còn lại, tốc độ tăng nhập khẩu đền trên 20%. Năm 2008 nhập khẩu tăng tới 29,1% và hết năm 2009, kim ngạch nhập khẩu ở mức 68,8 tỉ USD, giảm 14,7% so với năm 2008 song vẫn ở mức cao.

Tổng kim ngạch nhập khẩu Quý I/2010 ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 53,1%.

Cũng như xuất khẩu, giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Tính riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng chủ yếu nêu trên đã làm tăng kim ngạch nhập khẩu khoảng hơn 1,3 tỷ USD.

Về cán cân xuất nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam từ 1988 đến nay nhìn chung luôn trong tình trạng nhập siêu, duy nhất có một năm Việt Nam suất siêu là năm 1992 với thặng dư khoảng 32 triệu USD. Nhập siêu có giảm từ 2,1 tỉ USD năm 1998 xuống còn 0,2 tỉ USD vào năm 1999, nhưng sau đó tăng mạnh trở lại, nhất là 3 năm trở lại đây. Năm 2008, thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu đạt mức cao kỉ lục nhất trong vòng 20 năm qua, lên tới trên 18 tỉ USD, gấp 10 lần mức thâm hụt năm 1994. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động xuất nhập khẩu, cộng thêm nhập khẩu vào Việt Nam giảm mạnh hơn xuất khẩu nên mức thâm hụt giảm đáng kể xuống còn 12 tỉ USD tương đương mức giảm 32% so với năm 2008. Nhập siêu Quý I/2010 ước đạt 3,5 tỷ USD, bằng 25% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.

Biểu đồ 1: Kim ngạch và cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1988-2008



Nguồn: Theo số liệu của Bộ Công thương


    1. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

a. Cơ cấu hàng xuất khẩu

Với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã đạt tới trên 60 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 70% GDP trong mấy năm vừa qua, Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc gia đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở Châu Á và thứ 8 trên thế giới về tỷ lệ này. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có chỗ đứng quan trọng trên thị trường thế giới, như dầu thô, may mặc, giầy dép, thủy sản, gạo, cà phê và đồ gỗ... Đến nay, trong danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có tới 12 mặt hàng có doanh thu từ xuất đạt trên 1 tỉ USD.

Trước hết ta xét sự chuyển biến về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1988 đến nay. Nếu phân loại nhóm hàng theo ngành bao gồm 3 nhóm chính: (1) hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; (2) hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp; (3) hàng nông-lâm-thủy sản, số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy có sự chuyển dịch khá rõ nét về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam từ 1988 đến nay, nhất là giữa 2 nhóm hàng (2) và (3). Tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 52,2% năm 1990 xuống còn khoảng 22,5% năm 2006, có xu hướng giảm đều qua các năm, năm 2009 còn 21,5% . Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công nghiệp tuy không tăng đều qua các năm song nhìn chung có xu hướng tăng, năm 1990, tỉ trọng của nhóm hàng này là 28,4 %, năm 2009 đã lên tới 51,9%. Tỷ trọng nhóm (1) hàng công nghiệp nặng và khoáng sản dao động không ổn định, không thể hiện xu hướng tăng giảm rõ nét. Xét tỉ trọng trung bình của nhóm này giai đoạn 1988-2000 khoảng 28%, giai đoạn 2001-2007 là 35%, năm 2008 giảm còn 30,6% và năm 2009 tăng lên 34,5%. (Theo số liệu của Bộ Công Thương)

Số liệu trên cho thấy cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cơ cấu này còn nhiều hạn chế, thể hiện ở cả ba phương diện: 1) Chủng loại hàng hoá còn đơn điệu, chưa tích cực phát triển những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch cao; 2) Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra còn chậm; 3) Các mặt hàng có giá trị gia tăng còn thấp. Thực tế, xuất khẩu của chúng ta chủ yếu vẫn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản... Các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giầy da, điện tử và linh kiện máy tính... thì lại mang tính chất gia công là chính.



Với cơ cấu xuất khẩu này, Việt Nam đang phải chấp nhận thực trạng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế thấp và nguy cơ thị trường bị thu hẹp do một số nguyên nhân. Thứ nhất, tính co giãn về thu nhập bình quân đầu người của cầu đối với những sản phẩm nông sản thực phẩm và nguyên liệu là thấp hơn so với hàng công nghiệp chế biến và nhiên liệu. Thứ hai, tỷ lệ tăng dân số của các nước phát triển trong thời gian gần đây đạt ở mức thấp, cho nên dự kiến nhu cầu tăng thêm từ các thị trường này là không nhiều. Thứ ba, tính co giãn về giá cả của cầu đối với hầu hết các sản phẩm sơ chế phi nhiên liệu là rất thấp làm cho tổng doanh thu xuất khẩu hàng nông sản bị sụt giảm. Thứ tư, sự phát triển của các loại nguyên liệu, sản phẩm tổng hợp thay thế đang tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ và gây ra hiện tượng giảm giá đối với những nguyên liệu, hàng hoá xuất khẩu truyền thống. Thứ năm, việc tăng cường bảo hộ hàng nông sản ở các nước phát triển đang gây cản trở rất đáng kể đến sự mở rộng xuất khẩu nhóm hàng nông sản của các nước đang phát triển. Với những lý do trên, tăng trưởng xuất khẩu của chúng ta thực tế đã không đem lại sự gia tăng tương ứng trong thu nhập cho người sản xuất do sự rớt giá, do gia tăng giá cạnh tranh giữa hàng hoá nông sản, hoặc hàng sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ với hàng công nghiệp, hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao. Thực tế này đang đặt chúng ta đối diện với hệ lụy đó là sự phát triển thiếu bền vững, hay còn được gọi là “tăng trưởng gây bần cùng hoá”.

Bảng 1: Trị giá xuất khẩu hàng hóa theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương

Đơn vị: Triệu USD

Năm

1995

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng số

5449,0

14482,7

15029,2

16706,1

20149,3

26485,0

32447,1

39826,2

Hàng thô - mới sơ chế

3664,1

8078,8

8009,8

8289,5

9397,2

12554,1

16100,7

19226,8

Lương thực, thực phẩm, động vật sống

2064,2

3779,5

4051,6

4117,6

4432,0

5277,6

6345,7

7509,2

Đồ uống và thuốc lá

5,0

18,8

45,5

75,2

159,8

174,0

150,0

143,5

NVL thô không dùng để ăn trừ nhiên liệu

370,5

384,0

412,6

516,5

631,3

810,9

1229,1

1845,3

Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan

1212,6

3824,7

3468,5

3567,8

4151,1

6233,2

8358,0

9709,0

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động thực vật

13,8

71,8

31,6

12,5

23,0

38,4

17,9

19,4

Hàng chế biến, đã tinh chế

1784,8

6397,5

7019,5

8414,6

10747,8

13927,6

16341,0

20592,0

Hóa chất và sản phẩm liên quan

30,9

158,5

222,3

262,2

339,9

421,3

536,0

791,9

Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu

349,8

911,1

989,7

1124,9

1354,8

1889,6

2165,4

2926,3

Máy móc phương tiện vận tỉa và phụ tùng

89,4

1276,0

1399,0

1336,9

1792,8

2562,1

3145,1

4194,7

Hàng chế biến khác

1314,7

4051,9

4408,2

5690,6

7260,3

9054,6

10494,6

12679,1

Hàng không thuộc nhóm trên

0,0

6,4

0,4

2,0

4,3

3,3

5,4

7,4

Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên. Trong điều kiện hội nhập, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm có thể vượt ra ngoài biên giới một quốc gia - lãnh thổ. Quá trình này tạo nên chuỗi các khâu được chuyên môn hoá mang tính hai mặt, vừa độc lập, vừa phụ thuộc lẫn nhau trong sản xuất và tiêu dùng một sản phẩm hàng hoá, bao gồm: Khâu nghiên cứu, triển khai, thiết kế; Khâu sản xuất chế tạo, gia công, lắp ráp...; Khâu Phân phối, tiếp thị... Trong bối cảnh hiện nay, xuất phát từ những nguyên nhân về cả phía cung và phía cầu, mà khâu gia công lắp ráp thường chiếm phần giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm.

Dưới góc độ tiếp cận về khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có những bất lợi sau: Một là, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu là những sản phẩm thô hoặc mới sơ chế còn chiếm khá cao - gần 50%. Các hàng hoá xuất khẩu còn lại cũng mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất hoặc gia công. Bởi vậy, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam ít có khả năng kiểm soát đối với toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm, hay chỉ thu được về phần nhỏ và rẻ mạt nhất trong toàn bộ giá trị gia tăng. Các phân khúc xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nghiên cứu và phát triển là những mắt xích mang lại giá trị gia tăng lớn nhất đều nằm trong tay các nước phát triển. Hai là, trong xuất khẩu Việt Nam mới chỉ chủ yếu dựa vào khai thác những lợi thế cạnh tranh có sẵn, đó là lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và tham gia vào thị trường thế giới mà chưa chủ động tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới để đảm nhiệm những khâu, công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Ba là, xuất khẩu của Việt Nam mới chủ yếu tham gia vào loại chuỗi giá trị dựa trên giá cả, mà chưa có sự đầu tư thoả đáng vào nguồn nhân lực, kỹ năng, trình độ công nghệ... để tham gia vào những chuỗi giá trị dựa trên chất lượng và năng suất.

Việt Nam cũng chưa chú trọng khai thác những lợi thế cạnh tranh nhằm xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn... Với thực tế này, một số khâu, yếu tố khác trong chuỗi giá trị có ảnh hưởng chi phối đến phần giá trị gia tăng của các nhà sản xuất và xuất khẩu, thị phần hoặc thậm chí ảnh hưởng đến việc được tham gia hoặc bị loại khỏi chuỗi thì hàng hoá xuất khẩu của chúng ta hiện nay chưa vươn ra được.

Trong điều kiện lợi thế về các yếu tố tự nhiên và lao động rẻ đang ngày càng giảm dần và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự chậm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng dần tỷ trọng hàng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước ta. Trong dài hạn, sự chậm trễ này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm sức cạnh tranh và mức độ cải thiện cán cân thương mại.

Theo đánh giá của các chuyên gia, đằng sau những con số thể hiện sự tăng tr­ưởng trung bình khá ấn tượng của xuất khẩu, có thể nhận thấy rằng, xuất khẩu của Việt Nam trong hai thập kỷ vừa qua vẫn ch­ưa có những sự thay đổi về chất, chưa khai thác lợi thế về công nghệ và vốn của quá trình tự do hoá thương mại thế giới. Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nhìn chung, chưa thật bền vững, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Cơ cấu xuất khẩu là một trong những hạn chế lớn nhất của nền kinh tế. Nếu không tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng chế biến, xét về dài hạn, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó duy trì đà tăng trưởng cao như hiện nay.



b. Cơ cấu hàng nhập khẩu

Theo thống kê của bộ Công Thương, nếu xét cơ cấu hàng nhập khẩu gồm 2 nhóm chính: (1) tư liệu sản xuất; (2) hàng tiêu dùng, hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn năm từ 1988 đến nay có xu hướng giảm dần tỉ trọng nhóm hàng tiêu dùng và tăng dần tỉ trọng tư liệu sản xuất. Năm 1995, tỉ trọng hàng tư liệu sản xuất chiếm 84,8%, mức tăng tỉ trọng nhóm tư liệu sản xuất khá ổn định qua các năm, năm 2008 chiếm 93,6%. Nhóm hàng tiêu dùng giảm dần tỉ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu, từ 15,2% năm 1995 xuống còn 6,4% năm 2008. Đây là một hướng chuyển biến tích cực. Nếu nhìn sâu hơn vào cơ cấu của nhóm hàng tư liệu sản xuất để xét sự chuyển dịch về tỉ trọng của 2 nhóm: (a) máy móc, thiết bị, dụng cụ và (b) gồm nguyên, nhiên, vật liệu có thể thấy điểm hạn chế trong cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta. Năm 1995, tỉ trọng hàng máy móc thiết bị nhập khẩu chiếm 25,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng lên trên 30 % vào các năm 1997-2003, và dao động trong khoảng từ 26%-29% từ 2005 trở lại đây. Trong khi đó, tỉ trọng nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu đã tăng từ 59% năm 1995 lên 67% năm 2008. Như vậy, trong nhóm tư liệu sản xuất phải nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu, sự gia tăng tỉ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất cũng chủ yếu là do tăng nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào.



    1. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu

a. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu

Đến nay, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ chỗ chúng ta phải lệ thuộc hoàn toàn vào khu vực thị trường Đông Âu và Liên xô (cũ), từ năm 1991 đến nay, thị trường ngày càng được mở rộng từ ASEAN đến châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Phi. Nếu như từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta là các quốc gia khu vực châu Á, thì từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng hoá. Sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì năm 2001, nước này đã dần trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực cho hàng hóa từ Việt Nam. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1,06 tỉ USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm 2001. Không chỉ vậy, hiệp định này còn tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chủ lực khác sau Mĩ theo thứ tự là: EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm này đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đặc biệt sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội tiếp cận các thị trường mới đã mở ra trước mắt, việc tăng trưởng xuất khẩu của nước ta chỉ còn phụ thuộc vào năng lực sản xuất.

Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang các nước khu vực châu Á có chung đường biên giới, đặc biệt chú trọng khu vực thị trường các nước châu Âu và châu Mỹ.

b. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu

Các thị trường nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11 tháng đầu năm 2007, con số này là 76,3%. Năm 2009, thị trường châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất là 77,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước trong đó, tỉ trọng nhập khẩu từ ASEAN chiếm hơn 19,8%, các nước Đông Á chiếm 53,9%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23,2%.

Theo nghiên cứu tổng hợp của www.business-in-asia.com về thương mại Việt Nam, trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam, cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn trong trạng thái thặng dư với 159 nước, bao gồm Mĩ, Úc, Anh, Phillipines, Đức... trong khi luôn ở trạng thái thâm hụt với 47 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Hongkong, Đài Loan, Thụy Sĩ, Ấn Độ...


    1. Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế

  1. Xuất khẩu

Xét về giá trị xuất khẩu, năm 1995, giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 3,97 tỉ USD, năm 2008 đạt 28 tỉ USD, tăng 7 lần sau 13 năm. Theo tính toán dựa trên số liệu thống kê của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước không đều qua các năm. Năm 1996, 1997 tăng trưởng nhanh ở mức 28% và 17%, năm 1998 chỉ tăng 3%. Năm 2000, 2001 tăng trở lại ở mức 12%, duy trì mức tăng 7% trong năm 2002, 2003. Giai đoạn từ 2004 trở lại đây mức tăng nhanh dần và đều qua các năm, năm 2008, giá trị xuất khẩu của khu vực này tăng tới 35,5% so với năm 2007.

Năm 1995, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt khoảng 1,47 tỉ USD nhưng đến 2008, sau 13 năm, con số này đã lên tới 34,5 tỉ USD, tương đương mức tăng tới 23,5 lần. Giai đoạn 1995-2000 mức tăng giá trị xuất khẩu của khu vực này qua từng năm rất cao, mỗi năm đều tăng trên 45%, duy nhất năm 1998 giá trị xuất khẩu không tăng so với năm trước. Năm 2001, giá trị xuất khẩu của khu vực này giảm 2% so với năm 2000, nhưng lấy lại đà tăng 43% vào năm 2004. Năm năm trở lại đây, tốc độ tăng khá ổn định, trung bình tăng 23% mỗi năm.



Nếu xét về tỉ trọng của từng khu vực trong tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 1995, tỉ trọng nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước lên tới 73%, khu vực có FDI chỉ chiếm 27 %. Năm 2009, theo báo cáo của cục đầu tư nước ngoài, xuất khẩu của khu vực có FDI (kể cả dầu khí) đã dạt 29,9 tỉ USD, chiếm 52,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Có thể nhận thấy khu vực FDI đang có những đóng góp lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực kinh tế (bao gồm dầu thô)




Khu vực KT trong nước

Khu vực KT có FDI

Năm

Giá trị

(Triệu USD)

Mức tăng giá trị(%)

Tỉ trọng(%)

Giá trị

(Triệu USD)

Mức tăng giá trị(%)

Tỉ trọng(%)

1995

3975,8




73,0

1473,1




27,0

1996

5100,9

28

70,3

2155,0

46

29,7

1997

5972,0

17

65,0

3213,0

49

35,0

1998

6145,3

3

65,7

3215,0

0

34,3

1999

6859,4

12

59,4

4682,0

45,6

40,6

2000

7672,4

12

53,0

6810,0

45,5

47,0

2001

8230,9

7,2

54,8

6798,3

-2

45,2

2002

8834,3

7,3

52,9

7871,8

16

47,1

2003

9988,1

13

49,6

10161,2

29

50,4

2004

11997,3

20

45,3

14487,7

43

54,7

2005

13893,4

15

42,8

18553,7

28

57,2

2006

16764,9

21

42,1

23061,3

24

57,9

2007

20786,8

24

42,1

27774,6

20

57,2

2008

28155,9

35,5

44,9

34529,2

24

55,1

2009

26836,2

-5

47,3

29900,0

-13,5

52,7

Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Bộ Công Thương

  1. Nhập khẩu

Giá trị nhập khẩu của cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có FDI nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn 1998 đến nay, nhưng không ổn định. Giai đoạn 2002 trở lại đây, giá trị nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng trung bình 22% mỗi năm, đối với khu vực kinh tế có FDI tốc độ tăng trung bình nhanh hơn là 28% mỗi năm.

Xét về tỉ trọng của mỗi khu vực trong tổng kim ngạch của cả nước, số liệu thống kê của bộ Công Thương trong bảng sau cho thấy, tỉ trọng của khu vực kinh tế trong nước đã giảm từ 82% năm 1995 xuống còn 65,4% năm 2008, trong khi tỉ trọng của vực kinh tế có FDI đã tăng gần gấp đôi từ 18% lên 34,6%.

Năm 2008 khu vực kinh tế có FDI tuy chỉ chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, song lại đóng góp tới 55,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu tới 65% tổng kim ngạch nhập khẩu lại chỉ đóng góp 44,9% cho xuất khẩu cả nước. Nhìn tổng thể cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế, có thể nhận thấy vai trò chủ đạo của khu vực FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam, và nguyên nhân gây thâm hụt thương mại lại phần nhiều do khu vực kinh tế trong nước.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương