II. NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH 1. Nhà trường thành lập ban chỉ đạo xây trường học an toàn, an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích và công tác y tế trường học. Bao gồm các đồng chí trong Ban giám hiệu, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, Ban Đại diện cha mẹ học.
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn và thương tích.
3. Chuyên môn xây dựng kế hoạch GD các kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm cho học sinh, các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích của nhà trường. Đưa kế hoạch này vào triển khai thực hiện xuyên suốt trong các năm học.
4. Chuyên môn xây dựng chỉ đạo công tác giáo dục thể chất trong chỉ đạo hoạt động ngoài giờ, và giờ thể dục chính khóa.
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: - Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực học đường bằng những hình thức như: Tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, hội thi, qua các tiết SHDC để tuyên truyền trong toàn thể CBGV và HS về ATGT, phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông quận Lê Chân mời báo cáo viên về tuyên truyền an toàn giao thông, về chống bạo lực học đường, tổ chức các hoạt động ngoại khoá…
- Tổ chức các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích, phòng chống bạo lực học đường trong trường học.
- Giáo viên lên lớp có thể cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, phòng chống bạo lực học đường.
- Khắc phục nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích, phòng chống bạo lực học đường. Các loại thương tích thường gặp như:
+ Tai nạn giao thông: Với đối tượng là học sinh, ý thức và khả năng nhận biết về sự nguy hiểm khi tham gia giao thông hầu như chưa hình thành. Vì vậy, việc giáo dục chấp hành luật ATGT tránh tai nạn thương tích là rất quan trọng và cấp bách đối với trường. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học nhà trường đã đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Quận Lê Chân mời báo cáo viên về tuyên truyền về an toàn giao thông để học sinh tiếp thu.
Xung quanh trường có hệ thống tường rào, trước trường có cổng chắn chắc chắn và có người quản lý không cho học sinh chơi, đùa ở ngoài đường. Quản lý chặt chẽ học sinh trong giờ học, tuyệt đối không ra khỏi trường .
Chấp hành giao thông ở trước cổng trường, biện pháp chống ùn tắc giao thông vào giờ đến trường và tan học: Có đội ATGT trong học sinh để theo dõi tình trạng tham gia giao thông của học sinh, được nhận xét qua các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, …
+ Ngã do đùa nghịch: GVCN phải có biện pháp đối với học sinh mình, không cho học sinh chơi những trò chơi nguy hiểm tránh ngã từ trên cao xuống…
Đường đi trong sân trường được lát gạch bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô.
Cây cao trong sân trường được chặt tỉa và quy định không cho học sinh leo trèo trên cây.
Ban công cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn.
Bàn ghế trong trường được trang bị vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo quy định.
+ Đuối nước: Giáo dục học sinh không nên chơi ở những khu vực quanh ao, hồ, sông…, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn, phối hợp với CLB bơi lặn Hồ Sen tổ chức các lớp phổ cập bơi cho học sinh.
+ Bỏng, điện giật, cháy nổ: Các hệ thống nước trong trường học đảm bảo an toàn, thận trọng, không cho học sinh sử dụng những phương tiện về điện khi không có giáo viên tránh trường hợp bị điện giật, có thể gây ra cháy nổ, không sử dụng, cho học sinh đun nấu khi không có sự quản lý của giáo viên, không dùng nước sôi gây ra bỏng đối với học sinh .
Có nội quy phòng chống điện giật, cháy nổ, tắt hết các nguồn điện trước khi ra khỏi phòng để tiết kiệm điện và đề phòng chập cháy.
Hệ thống điện trong lớp học, các phòng chức năng…đảm bảo quy định an toàn về điện.
Trường học có trang thiết bị bình phòng chống cháy đặt nơi an toàn, thuận tiện cho việc sử dụng.
+ Ngộ độc: Tuyệt đối ăn quà vặt trong nhà trường, giáo dục học sinh nên ăn chín, uống sôi tránh ngộ độc cho bản thân ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc học tập, học sinh bán trú không mua quà vặt trước cổng trường. Bếp ăn bán trú nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thực phẩm.
Trong khuôn viên nhà trường không trồng các cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối.
+ Vật sắt nhọn đâm, cắt: Cấm tuyệt đối không cho học sinh chơi những vật như dùi, vật nhọn, que sắt…
+ Đánh nhau, bạo lực: Không chơi những trò đánh nhau, gây gỗ nguy hiểm và mất đoàn kết…
+ Đảm bảo an toàn trên không gian mạng: tổ chức tuyên truyền, kết hợp với cha mẹ học sinh để hướng dẫn trẻ sử dụng mạng Internet một cách an toàn, hiệu quả.
Học sinh không được mang các vật sắt, nhọn dao, súng cao su, chất nổ độc hại và các hung khí đến trường.
- Huy động sự tham gia của toàn thể CB-GV trong nhà trường, phụ huynh, học sinh và cộng đồng phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, phòng chống bạo lực học đường tại trường học.
- Tham gia tập huấn để nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên, học sinh về các nội dung phòng chống tai nạn, thương tích, phòng chống bạo lực học đường.
- Có tủ thuốc và dụng cụ sơ, cấp cứu theo quy định.
- Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực học đường ở trường học
4. Giao cho TPT đội, GVCN hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát, báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, phòng chống bạo lực học đường
5. Cuối mỗi học kỳ có đánh giá quá trình triển khai và kết quả các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, phòng chống bạo lực học đường cuối năm học hoàn thành hồ sơ nộp về phòng GD&ĐT.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực học đường năm học 2023 – 2024. Đề nghị tất cả CB-GV-CNV và học sinh toàn trường nghiêm chỉnh thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu báo ngay về Ban giám hiệu để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận : - UBND Quận(b/c); - Phòng GDĐT (b/c); - TPT, GVCN; - Lưu VT.