Kịch hình thể “Mahabharata” của Hiroshi Koike Một hợp tác dàn dựng sân khấu châu Á đầy hứa hẹn



tải về 41.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích41.89 Kb.
#30703



Thông cáo 27.6.2013



Kịch hình thể “Mahabharata” của Hiroshi Koike



Một hợp tác dàn dựng sân khấu châu Á đầy hứa hẹn

với đạo diễn Nhật Bản danh tiếng
Nhân kỷ niệm 40 Năm Hữu nghị và Hợp tác ASEAN – Nhật Bản cũng như Năm Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam 2013, Dự án Cầu Hiroshi Koike, Tổ chức Biểu diễn nghệ thuật Amrita của Campuchia và Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, với sự tài trợ của Cục Văn hóa Nhật Bản, hân hạnh giới thiệu chương trình kịch hình thể “Mahabharata” vào ngày Thứ Ba, 16.7.2013 tại Hà Nội.
Mahabharata là một pho sử thi của nước Ấn Độ cổ đại được viết nguyên gốc bằng tiếng Phạn và được xem như là cuốn kinh thánh của người Hindu, là nguồn gốc của triết học, tinh thần, chính trị và luật pháp của Ấn Độ. Đó là một câu chuyện về cuộc đấu tranh triều đại, mang một nền tảng xã hội, tinh thần và vũ trụ vào trận chiến gay cấn, bao gồm tất cả các loại kể truyện, như một câu nổi tiếng trong Mahabharata có nói:

Những gì tìm thấy ở nơi đây thì có thể cũng tìm thấy ở những nơi khác,

Những gì không tìm thấy ở đây thì cũng không sao.
Sử thi không lồ này, đến giờ, là một kho tàng về sự khôn ngoan cổ xưa và có thể là một tài liệu tham khảo tuyệt vời về nghiên cứu bản chất con người, điều đã khích lệ Hiroshi Koike, một đạo diễn danh tiếng của Nhật Bản mang nó lên sân khấu.
Những nhân vật trong câu chuyện được thể hiện phần lớn qua vũ điệu truyền thống của các nghệ sĩ múa Campuchia, có sự kết hợp với một vũ công người Nhật múa Bali, một vũ công Ballet người Nhật và một vũ công múa Butoh người Malaysia. Mỗi diễn viên múa sẽ thể hiện một số vai diễn bằng cách đổi các mặt nạ. Câu chuyện sẽ được chuyển tải chủ yếu qua các chuyển động của cơ thể với âm nhạc và tóm tắt câu chuyện chiếu lên màn hình.

Chúng tôi hy vọng nỗ lực đầy kỳ vọng của Hiroshi Koike sẽ truyền cho bạn cảm hứng không chỉ qua cảm thụ nghệ thuật thuần túy mà còn cả suy nghĩ về thế nào là bản chất con người. Chương trình biểu diễn miễn phí, vé mời được phát từ 14:00 Thứ Sáu 28.6.2013 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản (27 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ĐT 04-3944-7419).


Mọi thắc mắc và đăng ký phỏng vấn đạo diễn và diễn viên, xin liên hệ tại:


Ms. Dạ Hương / Ms. Hương (04-3944-7419 máy lẻ: 113 / 106) / Mr. Yoshioka (0123-384-4138)

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam TEL 04 3944 7419 www.jpf.org.vn


Kịch hình thể “Mahabharata” của Hiroshi Koike
Tổ chức bởi: Dự án Cầu Hiroshi Koike (Nhật Bản)

Tổ chức Biểu diễn nghệ thuật Amrita (Campuchia)

Đồng tổ chức bởi: Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

Tài trợ bởi: Cục Văn hóa (Nhật Bản)

Đạo diễn Hiroshi Koike

Kịch bản: Hiroshi Koike


Diễn viên

Tetsuro Koyano Nhật Bản vai Bhima, Bhishma, Pandu, Kuru

Sachiko Shirai Nhật Bản vai Kunti, Shakuni, Kuru

Phon Sopheap Campuchia vai Yudhisthira, Bakasura, Drupada, Kuru



Chumvan Sodhachivy (Belle) Campuchia vai Draupadi, Bakasura following, Ganga, Kuru

Khon Chansithika (Mo) Campuchia vai Nakula, Karna, Madri, Kuru

Khiev Sovannarith (Tonh) Campuchia vai Arjuna, Dhritarashtra, Kuru

Lee Swee Keong Malaysia vai Duryodhana, Shantanu

Thời gian: Thứ Ba 16.7.2013

[Mở cửa] 19:00 [Bắt đầu] 19:30

Địa điểm: Nhà hát Tuổi Trẻ

11 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Vé mời được phát:

[Từ 14:00 Thứ Sáu 28.6.2013]

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội

[Giờ mở cửa] 09:00 – 18:00 (hàng ngày)



Hiroshi Koike

Đạo diễn, Biên đạo múa, Nhà văn, Nhiếp ảnh gia

Chủ tịch P.A.I (Viện Biểu diễn nghệ thuật)
Từng là đạo diễn truyền hình, cho tới khi mở công ty sân khấu “Pappa TARAHUMARA” năm 1982. Anh đã làm đạo diễn cho 55 vở diễn sân khấu cho công ty và các nghệ sĩ khác nhau ở nhiều nước và trở nên nổi tiếng thế giới. Năm 2012, anh đóng cửa công ty sân khấu của mình và mở một dự án mới với tên “Dự án Cầu Hiroshi Koike” nhằm khuyến khích con người qua đó suy nghĩ về cơ thể của họ, kết nối thế giới qua các dự án nghệ thuật. Anh đã từng làm đạo diễn nghệ thuật của Quỹ Văn hóa Tsukuba (1997-2005), thành viên của Ủy ban hỗ trợ văn hóa Aomori (1999) …
Thông tin chi tiết hơn về tác phẩm Mahabharata của Hiroshi Koike, xin xem tại:

http://kikh.com/mahabharata/chapter1/english/index.html
Sơ lược tiểu sử diễn viên




Tetsuya Koyano (Nhật Bản)

Khi anh còn là sinh viên của ĐH Tokai khoa Âm nhạc, anh đã bắt đầu học múa Bali và nghiên cứu về âm cảnh. Sau đó anh theo học Cao đẳng Nghệ thuật tại Indonesia với học bổng của chính phủ của nước này. Tại đây, anh học xuất sắc môn múa đương đại và sau đó được truyền cảm hứng sang triết học tinh thần. Năm 2006, anh ở lại Mỹ với sự hỗ trợ của Hội đồng Văn hóa châu Á. Anh tham gia vào một số vở của công ty Pappa TARAHUMARA như “Gulliver và Swift”, “Punk Don Quixote”, “Bạch Tuyết”.


Sachiko Shirai (Nhật Bản)

Cô bắt đầu học múa ballet khi lên 7 tuổi. Năm 1982, cô đi học ở trường múa ballet với thầy Asami Maki. Tốt nghiệp Cao đẳng giáo dục hình thể của phụ nữ Nhật Bản, cô học pantomime với thầy Junzo Ohta. Năm 1989, cô gia nhập công ty Pappa TARAHUMARA. Từ đó, cô hầu như tham gia tất cả các vở diễn của công ty tại Nhật Bản và nước ngoài. Cô diễn vai "Cinderella", vai cô chị thứ hai trong "Ba chị em", vai mẹ ghẻ trong “Bạch Tuyết”. Cô đã biểu diễn tại 35 nước và được ngợi khen ở khắp nơi.


Phon Sopheap (Campuchia)

Anh học múa Lakhaon Kaol (một loại múa của Campuchia cho nam giới với mặt nạ) và kết thúc khóa học năm 2000. Anh đi diễn trên thế giới với tư cách là một vũ công múa cổ điển. Với niềm đam mê múa đương đại mãnh liệt, anh tham gia nhiều workshop trong khu vực trong đó có workshop dành cho biên đạo trẻ ở Surabaya vào tháng 7 năm 2006 do Hội đồng Văn hóa châu Á mời, nơi anh sáng tác vũ điệu solo đầu tay mang tên “Mặt nạ của khỉ”. Từ đó, anh đi diễn tại nhiều nước với các tác phẩm của Emmanuèle Phuon, Peter Chin và Arco Renz và gần đây anh tham gia diễn trong tác phẩm sân khấu mới “Có thể Ngày mai” của đạo diễn Đức Ludger Engels tại nhà hát của TP Aachen.


Chumvan Sodhachivy (Belle) (Campuchia)

Cô bắt đầu tập múa cổ điển ở Campuchia năm 1994, tập trung chủ yếu vào các vai nam do nữ diễn ở tất cả các hình thức múa cổ điển cũng như múa dân tộc Campuchia và múa rối bóng. Với mong muốn được phát triển các kỹ năng sáng tạo đương đại, cô được nhận vào chương trình Trại hè nghệ thuật quốc tế năm 2006 tại Watermill Center của Robert Wilson. Từ đó, cô tham gia nhiều workshop về múa đương đại ở nhiều nước trên thế giới và tham gia biểu diễn trong nhiều tác phẩm của Emmanuèle Phuon, Peter Chin, Arco Renz và nhiều đạo diễn khác. Cô cũng sáng tác nhiều vở múa và gần đây cô tham gia với tư cách là diễn viên múa trong vở Persephone của Stravinsky do Peter Sellar đạo diễn tại Teatro Real ở Madrid.






Khon Chansithika (Mo) (Campuchia)

Anh bắt đầu học múa Lakhaon Kaol (một loại múa của Campuchia cho nam giới với mặt nạ) năm 2002, tập trung vào vai diễn là khỉ và kết thúc khóa đào tạo năm 2011. Trong suốt thời gian học, anh đã thường xuyên biểu diễn với Hiệp hội Khmer Sovanna Phum, một nhà hát múa và múa rối độc lập ở Phnom Penh, nơi anh nhận được rất nhiều cơ hội tham gia vào các workshop múa đương đại. Anh đã biểu diễn trong các tác phẩm của biên đạo Khmer-Pháp Emmanuèle Phuon và nghệ sĩ người Indonesia Eko Supriyanto. Anh đã đi biểu diễn cả khu vực Đông Nam Á và gần đây anh tham gia với tư cách là diễn

viên múa trong vở Persephone của Stravinsky do Peter Sellar đạo diễn tại Teatro Real ở Madrid.


Khiev Sovannarith (Tonh)

Anh bắt đầu học múa Lakhaon Kaol (một loại múa của Campuchia cho nam giới với mặt nạ) năm 1991 tại Trường Trung học Mỹ thuật, tốt nghiệp năm 2000. Anh học thêm tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia khoa Nghệ thuật biên đạo năm 2005 và tốt nghiệp năm 2011. Trong suốt thời gian học, anh đã thường biểu diễn các tác phẩm cổ điển và đương đại. Anh cũng học võ thuật truyền thống của Khmer. Anh tham gia biểu diễn múa trong nhiều tác phẩm do Tổ chức Biểu diễn nghệ thuật Amrita tổ chức, trong đó có cả Monkeys & Giants của Pichet Klunchun, Khmeropedies III của Emmanuèle Phuon, cũng như vở mới Breaking the Silence của Annemarie Prins.




Lee Swee Keong

Swee Keong học rất nhiều loại kỹ thuật và triết học trong đó có Đạo Phật, Đạo Giáo, Yoga, Khí công, múa đương đại và Butoh. Anh cũng là một giám đốc nghệ thuật và nhà sáng lập ra nyoba Kan, một công ty múa Butoh của Malaysia và tổ chức Liên hoan nyoba Kan Butoh tại Kuala Lumpur. Anh thường xuyên được đề cử và đoạt giải 'The Cameronian Arts Awards '(Giải Trình diễn nghệ thuật của Malaysia). Các sáng tác của anh phải kể tới The Curse of forbidden Palace, Catan Kulit, The Green Snake vv... Anh cũng được mời đi diễn ở nước ngoài với các chương trình như


.North West American Asian Arts programme (Mỹ)
.Pappa TARAHUMARA (Nhật Bản)
.Unlock Dancing Plaza (Hong kong, Trung Quốc)
.Cie Heddy Maleen, tour châu Âu (Pháp) vv..

Ảnh PR

Chú ý:

Quý vị Báo – Đài có thể đăng ký ảnh chất lượng cao theo địa chỉ liên hệ ghi ở trên.


Một cảnh luyện tập


Diễn viên với phục trang



Diễn viên với phục trang




Mặt nạ của diễn viên

tải về 41.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương