Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong



tải về 62.3 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích62.3 Kb.
#1614


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRANG (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) TRỒNG Ở XÃ GIAO LẠC, HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH

Nguyễn Thị Hồng Liên1, Lưu Hồng Nhung2, Nguyễn Hà Linh1, Bùi Thu Hà1, Nguyễn Văn Quyền1

1 Trường ĐHSP Hà nội; 2 Trường THCS Đại mỗ, Nam Từ liêm, Hà nội

Liên hệ: liennth@hnue.edu.vn

Tóm tắt:

Nhiệt độ, lượng mưa và số giờ nắng có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng chiều cao, đường kính thân cây trang. Chiều cao cây trưởng thành tăng nhanh trong các tháng mùa hè với tốc độ trung bình đạt 6,73 cm/2 tháng, còn trong các tháng mùa đông, cây tăng trưởng chiều cao chậm, trung bình đạt 3,84 cm/2 tháng. Tăng trưởng đường kính thân cây ít có biến động theo mùa hơn so với tăng trưởng chiều cao nhưng cũng giảm trong các tháng mùa đông. Hệ số tương quan giữa nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lần lượt là: r = 0,938, r = 0,874 và r = 0,810, còn tăng trưởng đường kính thân cây là: r = 0,802; r = 0,727 và r = 0,843. Từ các dẫn liệu trên cho thấy nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng đều là những nhân tố quan trọng chi phối tốc độ tăng trưởng chiều cao, đường kính cây, nhưng mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến từng chỉ tiêu tăng trưởng là khác nhau.



Từ khoá: Nhiệt độ; Lượng mưa; Số giờ nắng; Tăng trưởng; Chiều cao cây; Rừng trang; Giao Lạc.

1. Đặt vấn đề

Sinh trưởng của rừng được đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu và chịu sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Tăng trưởng chiều cao, đường kính thân của cây rừng nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nội tại cũng như ngoại cảnh và phần nào phản ánh sức khoẻ của rừng, từ đó giúp con người có các giải pháp chăm sóc và bảo vệ. Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đặc biệt có giá trị, ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay diện tích RNM đang ngày càng bị thu hẹp và ảnh hưởng của sự suy giảm này là rất to lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của RNM trong đó có phần ảnh hưởng không hề nhỏ của các điều kiện tự nhiên bất lợi như độ mặn, nhiệt độ tăng cao, nước biển dâng, sâu hại… đến khả năng sinh trưởng và tái sinh của rừng. Chiều cao, đường kính thân cây là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu sự sinh trưởng của thực vật nói chung và của cây trang nói riêng. Qua nghiên cứu thực địa, chúng tôi nhận thấy có mối quan hệ mật thiết giữa nhiệt độ, lượng mưa và số giờ nắng đến sự tăng trưởng thân cây.



2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

    1. Đối tượng

Rừng trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) trồng năm 1997 và 2002 tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

    1. Phương pháp nghiên cứu

      1. Bố trí thí nghiệm

  • Khu vực 1: rừng trồng năm 1997 bị bồi lấp khoảng 60 cm do hoạt động phun cát làm đầm nuôi ngao giống (tháng 6 năm 2012) khiến cây bị chết trắng trên diện rộng. Khảo sát vào tháng 3 năm 2014, bắt đầu có hiện tượng tái sinh từ một số cây đã chết do bồi lấp. Mật độ cây rừng 7.500 cây/ha, độ che phủ đạt 36,68 %. Khu vực này do nền đất cao, bùn chặt nên trụ mầm được thuỷ triều đưa tới không tự cố định vào nền đất được.

  • Khu vực 2: rừng trang trồng năm 2002, mật độ 21.900 cây/ha; độ che phủ 62,43 %.

  • Khu vực 3: rừng trang trồng năm 1997, mật độ 36.400 cây/ha; độ che phủ 100 %.

Tại mỗi khu vực nghiên cứu, đặt 3 ô tiêu chuẩn (OTC) có kích thước 10 m x 10 m, các ô bố trí cách nhau 50 m. Trong các OTC, chúng tôi lập 5 ô dạng bản (ODB) mỗi ô có diện tích 2 m x 2 m (4 m2), được bố trí như hình 1, trong đó được tô đậm là ODB được chọn để khảo sát.

      1. Đo chiều cao cây (H)

Tiến hành đo từ vị trí trên bạnh gốc đến gốc của chồi ngọn cành cao nhất, cành này được chọn và làm dấu cố định, vì bạnh gốc là phần phát triển từ gốc thân, có nhiều lỗ vỏ hoặc vỏ nứt dọc coi như rễ hô hấp của cây (Phan Nguyên Hồng, 1991) [3]. Chiều cao thân cây được đo bằng sào, đơn vị đo được tính bằng centimet (cm).

Tăng trưởng chiều cao được tính theo công thức: ΔH = Hn+1 - Hn

Trong đó: H n là Chiều cao đo ở lần n

H n+1 là Chiều cao đo ở lần n+1



      1. Đo đường kính thân cây (D)

+ Với cây con và các cây có đường kính thân nhỏ (D < 20 cm) và tương đối tròn đều, chúng tôi dùng thước kẹp Palmer để xác định đường kính thân (cm).

+ Với những cây có đường kính thân lớn (D > 20 cm) hoặc thân không tròn, chúng tôi sử dụng thước dây để đo chu vi rồi quy đổi ra đường kính thân (D) theo công thức: D = C/3,14

Trong đó: D – Đường kính thân cây

C – chu vi thân cây

- Tăng trưởng về đường kính thân được tính theo công thức: ΔD = D n+1 – D n

Trong đó: D n là đường kính đo ở lần thứ n

D n+1 là đường kính đo ở lần thứ n+1

- Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê.



  1. Kết quả và thảo luận

    1. Biến động nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng trong thời gian nghiên cứu

Vùng ven biển Giao Thuỷ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên khí hậu nóng ẩm: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm tương đối cao. Theo số liệu của Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định, nhiệt độ trung bình hằng năm tại Giao Lạc vào khoảng 23 – 24 C. Mùa hè, nhiệt độ trung bình từ 27 – 28C, nhiệt độ cao nhất trong mùa hè là 40,3C. Mùa đông, nhiệt độ trung bình 16 – 18C, nhiệt độ thấp nhất mùa đông là 6,8C. Tổng lượng mưa hàng năm từ 1.700 – 2.000 mm.

Nhiệt độ, lượng mưa và số giờ nắng ở khu vực nghiên cứu (số liệu thống kê của trạm Văn Lý) trong thời gian nghiên cứu được biểu diễn trên biểu đồ 1 và 2. Nhiệt độ trung bình tại Giao Lạc từ 1/2014 - 3/2015 là 23,04C. Tổng lượng mưa trung bình là 2.021 mm, số giờ nắng đạt 1.548 giờ. Nhiệt độ, lượng mưa và số giờ nắng đều nằm trong giới hạn trung bình hàng năm. Khảo sát qua nhiều năm cho thấy, khí hậu ở Giao Thuỷ được chia thành 2 mùa rõ rệt:



  • M
    ùa nóng: từ tháng 4 – 10/2014, nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ cao trung bình từ 27 – 29C, từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ nằm trong khoảng 34 – 38C. Lượng mưa trung bình trong các tháng này khá lớn (1.525 mm) chiếm 75,46% tổng lượng mưa trung bình trong thời gian nghiên cứu. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8/2014 với 373 mm. Tổng số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa hè lớn (180,17 giờ/tháng), cá biệt trong tháng 5 và tháng 9/2014 số giờ nắng đạt trên 200 giờ/tháng (hình 2, 3).

  • M
    ùa lạnh: từ tháng 11/2014 – 3/2015, lạnh, khô. Nhiệt độ trung bình hạ thấp từ 16 -18C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm 2014 là tháng 2, xuống dưới 8C. Lượng mưa trong giai đoạn này chỉ chiếm 20 – 25% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2/2015 với 19 mm và tháng 1/2015 với 24mm. Số giờ nắng trong các tháng mùa đông nhìn chung là thấp, trong đó tháng 3 và tháng 4/2014 chỉ có 5 – 6 giờ nắng/tháng.

Biên độ nhiệt trung bình trong năm lớn: 12,56C (trong đó biên độ nhiệt trong các tháng mùa hè là 10,7 – 13C, còn trong các tháng mùa đông là 11 – 14,6C). Biên độ nhiệt lớn nhất là tháng 5, tháng này chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là 16,2C. Đây là một trong những điều kiện không thuận lợi cho RNM phát triển.

    1. Ảnh hưởng của nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng tới tăng trưởng chiều cao, đường kính thân cây

Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu sự sinh trưởng của thực vật nói chung và của cây trang nói riêng. Kết quả tăng trưởng chiều cao của cây trang tại 3 khu vực được theo dõi định kì 2 tháng được thể hiện trong hình 4 và tăng trưởng đường kính thể hiện ở hình 5.


Qua hai biểu đồ tăng trưởng của thân cây trang cho thấy, các nhân tố sinh thái nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng đều có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của cây nhưng không đồng đều ở mỗi khu vực và mỗi chỉ tiêu tăng trưởng. Mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái và tăng trưởng chiều cao thân cây chặt chẽ hơn so với với tăng trưởng đường kính.

Chiều cao cây tăng nhanh trong các tháng mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4/2014 đến tháng 10/2014) với tốc độ trung bình đạt 6,73 cm/2 tháng, còn trong các tháng mùa đông lạnh, khô (từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2015), cây tăng trưởng chiều cao chậm, trung bình đạt 3,84 cm/2 tháng. Đường kính thân tăng tương đối đều đặn ở cả những tháng mùa nóng có nhiệt độ cao, khí hậu ấm áp, mưa nhiều, nắng nhiều và cả những tháng mùa lạnh có nhiệt độ thấp, mưa ít. Tốc độ tăng trưởng đường kính thân trong các tháng biến động không đáng kể, dao động trong khoảng 0,05 – 0,065cm/2 tháng, những tháng mùa đông, tốc độ tăng trưởng đường kính thân giảm nhẹ so với các tháng mùa hè. Như vậy tốc độ tăng trưởng của cây trang ở giai đoạn này chậm hơn hẳn so với giai đoạn cây 6-7 tuổi (Lê Thị Vu Lan, 1998) [5]. Phan Nguyên Hồng và cs. (1995) [4] cho rằng, khi nhiệt độ trung bình thấp (<18C), nhiệt độ tối thiểu xuống đến 10,3C thì cây trang và cây đâng ngừng phát triển. Tháng 1-2/2015 có nhiệt độ thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu, nhiệt độ tối thiểu xuống dưới 8C, nhiệt độ trung bình chỉ đạt 16,4C cây vẫn sinh trưởng nhưng với tốc độ chậm (hình 4B, 5B). Đường kính thân cây là chỉ tiêu ít phụ thuộc vào các nhân tố môi trường hơn so với sinh trưởng chiều cao thân cây. Như vậy, loài trang (K. obovata) là loài có khả năng chịu lạnh tốt (Sheue Chiou et al, 2005) [6], khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (< 10C), cây vẫn sinh trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm do ở nhiệt độ thấp, trạng thái gel của sinh chất trong tế bào tăng, tăng khả năng chống chịu của thực vật.



Để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa tới sinh trưởng của cây trang chúng tôi sử dụng hệ số tương quan. Tương quan giữa nhiệt độ, lượng mưa và số giờ nắng trung bình với tốc độ tăng trưởng chiều cao, đường kính thân cây được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Tương quan giữa nhiệt độ, lượng mưa và số giờ nắng trung bình với tốc độ tăng trưởng chiều cao, đường kính thân cây


Thời gian

Nhiệt độ trung bình (oC)

Lượng mưa trung bình (mm)

Số giờ nắng trung bình (giờ/tháng)

ΔH trung bình (cm/2 tháng)

ΔD trung bình (cm/2 tháng)

3-4/2014

21,25

96,00

5,50

-

-

5-6/2014

28,90

219,50

198,00

7,07

0,066

7-8/2014

29,08

277,00

157,00

7,62

0,062

9-10/2014

27,50

266,00

185,5

5,49

0,062

11-12/2014

20,20

81,00

92,50

4,23

0,054

1-2/2015

16,70

21,00

60,50

3,49

0,058

Hệ số tương quan (R2)

Chiều cao

0,938

0,874

0,810







Đường kính

0,802

0,727

0,843






(Nguồn số liệu khí tượng: Trạm Văn Lý)

Số giờ nắng trung bình là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu sinh trưởng, sinh khối của thực vật, vì đây là một trong những nhân tố sinh thái chủ đạo chi phối các nhân tố sinh thái khác. Năng lượng mặt trời do ánh nắng đưa tới đốt nóng không khí, đất, nước, làm tăng nhiệt độ môi trường nói chung và nhiệt độ của cây nói riêng. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật do thực vật là cơ thể biến nhiệt, nên các hoạt động sinh lý của cây đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường (Chapman, 1975) [2]. Nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng chiều cao, đường kính thân cây với hệ số tương quan rất chặt (0,938 và 0,802), điều đó chứng tỏ nhiệt độ và sự tăng trưởng thân cây có mối quan hệ mật thiết với nhau. Như vậy, kết quả sự biến động mức tăng trưởng chiều cao cây (∆H) tại các khu vực nghiên cứu theo các tháng phù hợp với nhận xét của Chapman (1975) [2] “Nhiệt độ là nhân tố quan trọng trong sự sinh trưởng của cây ngập mặn”. Số giờ nắng còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất quang hợp, hô hấp qua đó tác động tới sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vào các tháng mùa hè, số giờ nắng trung bình lớn kết hợp với nhiệt độ không khí cao và mưa nhiều đã tác động mạnh đến tốc độ sinh trưởng của cây trang trong giai đoạn này.

Lượng mưa là nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phân bố của cây ngập mặn (Blassco, 1984; Chapman, 1975; Tomlison, 1988) [1,2,7] vì mưa cung cấp lượng nước ngọt làm giảm nồng độ muối trong đất và trong nước, làm tăng lượng nước ngầm cũng như nước ngọt chảy qua bề mặt rừng, làm giảm nhiệt độ của đất trong những ngày nắng nóng. Mưa nhiều làm cho nền bùn mềm, trụ mầm sau khi chín và rụng dễ cố định vào đất hơn, tăng khả năng tái sinh tự nhiên của rừng ngập mặn. Hệ số tương quan giữa lượng mưa và số giờ nắng với tốc độ tăng trưởng chiều cao, đường kính thân cây cũng rất chặt chẽ, khoảng từ 0,727 đến 0,874. Tuy nhiên, các hệ số tương quan này đều thấp hơn hệ số tương quan giữa nhiệt độ và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, do đó nhân tố nhiệt độ chi phối đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh mẽ hơn nhân tố lượng mưa và số giờ nắng. Do đó, nhiệt độ là nhân tố sinh thái quan trọng quyết định tăng trưởng chiều cao của cây.



KẾT LUẬN

Nhiệt độ, lượng mưa và số giờ nắng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây ngập mặn. Trong các tháng mùa hè, nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa lớn kết hợp với số giờ nắng nhiều là điều kiện thuận lợi cho cây ngập mặn sinh trưởng tốt. Sự tăng trưởng chiều cao cây diễn ra nhanh, tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình trên cả 3 khu vực nghiên cứu là 6,73 cm/2 tháng. Còn trong các tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình hạ thấp, mưa ít, số giờ nắng trung bình thấp, cây tăng trưởng chiều cao chậm, trung bình đạt 3,84 cm/2 tháng.

Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng chiều cao của cây, hệ số tương quan giữa nhiệt độ và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây r = 0,938 cao hơn so với hệ số tương quan giữa lượng mưa, số giờ nắng (lần lượt là r = 0,874 và r = 0,810). Từ các dẫn liệu trên cho thấy nhân tố nhiệt độ chi phối đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh mẽ hơn nhân tố lượng mưa và số giờ nắng.

EFFECT OF SEVERAL ECOLOGYCAL FACTORS ON THE GROWTH OF Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong IN GIAO LAC, GIAO THUY, NAM DINH

Nguyen Thi Hong Lien, Luu Hong Nhung, Nguyen Ha Linh, Bui Thu Ha, Quyen Van Nguyen

Temperature, rainfall and number of sunshine hours have a great influence on the growth of K.obovata. Tree height increases rapidly in summer months with an average rate of 6.73 cm/2 months, and in winter months, tree height increases slowly, with an average rate of 3.84 cm/2 months. The correlation coefficient (r) between temperature, rainfall and number of sunshine hours and K.obovata’s height growth rate are 0.938, 0.874, and 0.810, respectively, and those with K.obovata’s diameter growth rate are 0.802, 0.727, and 0.843, respectively. These data indicate that temperature, railfall and number of sunshine hours are ecological factors affecting to the growth of Kandelia obovata, but the degree of influence of factors on each indicator is different.



Key words: Temperature, rainfall, number of sunshine hours, growth, tree height, Kandelia obovata, Giao Lac.

Tài liệu tham khảo

  1. Blasco F., 1984. Climatic factors and the biology of mangroves plants. In the ME Research methods, p18 – 35.

  2. Chapman V.J., 1975. Mangrove vegetation. Aukland University, New Zealand; pp:68-172.

  3. Phan Nguyên Hồng (1991). Thảm thực vật ngập mặn Việt Nam. Luận án tiến sĩ sinh học. tr. 31-175, 273-285.

  4. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Mĩ Hằng (1995). Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đối với một số loài trang họ đước (Rhizophoraceae) trồng thí nghiệm. Hội thảo khoa học : “Phục hồi và quản lí hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam” tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Trang. Tr.53-60.

  5. Lê Thị Vu Lan (1998). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, tái sinh, phát tán của cây trang (Kandelia candel) trồng tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Luận văn thạc sĩ sinh học.

  6. Sheue Chiou, Liu Ho-Yih & Yong Jean W. H. (2005), Kandelia obovata (Rhizophoraceae), a new mangrove species from Eastern Asia. Taxon 52. pp. 287-294.

  7. Tomlinson P. – The botany of mangroves. Cambridge University press, 1988, 413p.




Каталог: app -> webroot -> files -> hoithao
hoithao -> Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp.) của dịch chiết từ cây mầm súp lơ xanh
hoithao -> KẾt quả ĐIỀu tra bưỚC ĐẦu về nguồn lợi cá VÙng ven biển huyện cẩm xuyêN, TỈnh hà TĨNH
hoithao -> Chi trâm hoàng – kayea wall. (HỌ BỨA – clusiaceae lindl.) Ở việt nam
hoithao -> Nguyễn Đăng Hội1, Kuznetsov A. N. 1, Kuznetsova S. P. 1, Lê Thị Nguyệt2
hoithao -> Vũ Văn Liên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, vast
hoithao -> Xác đỊnh và thiẾt kẾ khung biẾn nẠp nhẰm loẠi bỎ gen translin Ở nẤm Mucor circinelloides
hoithao -> Nghiên cứU Ảnh hưỞng của chế phẩm VI sinh và phân hữu cơ VI sinh đẾn một số chỉ tiêu sinh lí – HÓa sinh và SỰ TÍch lũy kim loại chì (Pb) CỦa câY ĐẬu bắP
hoithao -> PHÂn tích tính đa dạng và thành lập bảN ĐỒ thảm thực vật khu vực trạM Đa dạng sinh học mê linh, VĨnh phúC
hoithao -> Genus pycnarrhena miers ex Hook f. & Thomson,
hoithao -> KHẲng đỊnh chi cosmianthemum và loài cosmianthemum knoxiifolium (C. B. Clarke) B. Hansen thuộc họ Ô RÔ (acanthaceae) CÓ phân bố Ở việt nam

tải về 62.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương