KỸ thuật trồng hoa salem limonium sinuatum



tải về 29.2 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích29.2 Kb.
#30809


KỸ THUẬT TRỒNG HOA SALEM

Limonium sinuatum

(Ban hành kèm theo quyết định số 1251/QĐ-SNN, ngày 13/12/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng V/v Ban hành tạm thời quy trình canh tác một số cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)


I. YÊU CẦU SINH THÁI CÂY HOA SALEM

1. Nhiệt độ: Salem thích hợp khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt là 18 - 250C.

2. Ánh sáng: Salem là cây thân thảo cường độ quang hợp cao, đòi hỏi được chiếu sáng tương đối nhiều, chế độ chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa, trải lá.

3. Độ ẩm: Salem yêu cầu độ ẩm đất không cao. Có khả năng chịu hạn tốt, song Salem có bộ lá rộng phủ trên mặt luống nên cần độ thông thoáng.

4. Thổ nhưỡng: Cây hoa Salem cũng như các loại hoa khác, có thể trồng trên nhiều loại đất, song tốt nhất là đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt và thoát nước tốt, không úng ngập.

II. KỸ THUẬT CANH TÁC

1. Giống và tiêu chuẩn cây giống

Độ tuổi cây giống trong vườn ươm khoảng từ 30-40 ngày sau gieo, chiều cao cây 5-7cm, đường kính cổ rễ từ 7-10mm, có 6-8 lá thật. Cây khỏe mạnh, không dị hình, rễ trắng, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.



2. Chuẩn bị đất trồng

Chọn ruộng nơi cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa. Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi xử lý đất, cày phơi ải trước khi trồng ít nhất 10-15 ngày.

Đất được cày bừa kỹ kết hợp với bón phân chuồng, lân, lên luống rộng 1,3m (cả rò rãnh), luống cao 15 - 20cm (tuỳ vào mùa và địa thế thoát nước của ruộng mà có thể lên luống cao hơn).

3. Bón phân và cách bón phân:

- Giai đoạn cây con:

Lượng phân bón đề nghị sử dụng cho 1 ha:

+ Phân chuồng: 40-60 m3

+ Vôi: 1000-1500 kg.

+ Lân vi sinh: 300 kg.

+ Sunphate Magiê (MgSO4): 100 kg.

+ Phân hóa học tính theo lượng nguyên chất: 110 kg N – 120 kg P2O5 – 110 kg K2O

Có thể sử dụng phân đơn chất hoặc phức hợp quy đổi theo hàm lượng nguyên chất tương đương như trên

* Nếu sử dụng phân đơn chất, cần 240kg ure, 750kg lân super, 183kg kali



- Bón lót:

Bón khi làm đất lần cuối toàn bộ lượng phân chuồng, vôi, lân vi sinh, Sunphate Magiê, 40kg ure, 500 kg super lân, 43kg kali .



- Bón thúc:

+ Thúc lần 1 (10 - 15 ngày sau khi trồng): Urê: 10 kg, kali: 70 kg.

+ Thúc lần 2 (từ 30 -75 ngày sau khi trồng): Urê: 10 kg, super lân: 250kg, kali: 70 kg.

* Nếu sử dụng phân phức hợp, cần 150kg NPK 20-20-15, 200kg DAP, 100kg ure, 150kg kali



- Bón lót:

Bón khi làm đất lần cuối toàn bộ lượng phân chuồng, vôi, lân vi sinh, Sunphate Magiê, 150kg kali.



- Bón thúc:

+ Thúc lần 1 (10 - 15 ngày sau khi trồng): Urê: 100 kg, DAP: 100 kg.

+ Thúc lần 2 (từ 30-75 ngày sau khi trồng): NPK 20-20-15: 150 kg; DAP: 100kg.

+ Giai đoạn khi khai thác hoa (từ 90 ngày sau khi trồng cho đến hết vụ): định kỳ 15 ngày bón một lần với lượng nguyên chất tính cho một ha/lần: 30kg N-30kg P2O5 – 23kg K2O, tương đương với lượng phân đơn chất là 65kg ure, 188kg super lân, 38 kg kali hoặc 15 kg NPK 20:20:15.

Ngoài ra có thể bổ sung phân bón qua lá định kỳ cho cây hoa.



4. Trồng chăm sóc:

- Mật độ: 30cm x 40cm, 1 luống trồng 3 hàng.

- Cây giống mô hoặc gieo từ hạt khi đạt chiều cao 5-7cm đem trồng. Cây giống chọn những cây to, khoẻ, không bị sâu bệnh. Khi trồng chỉ lấp một lớp đất mỏng lấp phần thân ngầm tránh vùi quá sâu sẽ làm cây bị chết.



- Chăm sóc: Khi mới trồng phải tưới nước thường xuyên với lượng vừa phải để cây bén rễ, tránh tưới quá nhiều sẽ làm cây bị úng. Khi cây bén rễ cần tưới định kỳ 2-3 ngày 1 lần để đảm bảo độ ẩm, do lá cây Salem trải trên bề mặt đất do đó phải thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, lá bệnh.

Khi cây có hoa thì việc tưới nước cho cây Salem hạn chế, có thể 2 tuần tưới 1 lần, tưới nhỏ giọt hoặc tưới tràn, không được tưới phun ướt hoa. Phương pháp tưới đối với hoa salem rất quan trọng vì nếu tưới phun ướt hoa dễ làm cho hoa bị thối đen



- Lưới đỡ: Salem cần phải làm lưới đỡ cây để cành hoa khi phát triển cao không bị nghiêng cong. Đan lưới đỡ bằng dây dù hoặc dây nilông theo dạng hình thoi hoặc ô vuông, lưới cách mặt đất khoảng 20 -30cm.

III. SÂU BỆNH HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
Lưu ý: Hiện nay, các thuốc BVTV đăng ký phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa cúc còn rất ít, một số đối tượng sâu bệnh hại không có loại thuốc nào được đăng kí phòng trừ. Chính vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc bảo vệ phòng trừ đối tượng sâu bệnh hại tương tự trên cây trồng khác để sử dụng trên cây hoa cúc. Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
1. Sâu hại chính và biện pháp phòng trừ:

* Sâu xám (Agrotis ypsilon)

- Đặc điểm hình thái:

Trưởng thành là loài bướm có thân dài 20-25mm. Cánh trước có màu xám đen, gần phía góc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Cánh sau màu trắng, mép ngoài màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lông màu xám.

Trứng có hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0.5mm, lúc đầu có màu nhạt sau chuyển sang màu đen đến nâu.

Sâu non màu đen nâu, có đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa và hai sọc hai bên. Đầu rất đen, có hai điểm trắng.

Nhộng có màu nâu cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

- Biện pháp phòng trừ:

Nhổ cỏ : đất có cỏ rậm rạp là nơi sâu xám trú ngụ nhiều nhất vì con trưởng thành thích những chỗ này để đẻ trứng. Cỏ cũng có thể là thức ăn cho sâu tuổi 1. Ở ruộng nhiều cỏ sâu xám gây hại nặng hơn ở những ruộng sạch cỏ.

Nếu có điều kiện tưới ngập nước để tiêu diệt sâu non và nhộng. Biện pháp này cần được áp dụng trước khi trồng trên ruộng có nhiều sâu xám ở vụ trước.

Cày xới để sâu non, nhộng lộ lên trên làm mồi cho chim gà.

Đối với những thửa ruộng nhỏ, có thể bắt sâu bằng tay. Sâu xám có thể được tìm thấy gần cây bị hại.

Việc phun thuốc trực tiếp vào gốc cây vào buổi chiều tối cũng có thể tiêu diệt được sâu xám.

Có thể tham khảo dùng một số loại thuốc hoá học có hoạt chất để phun hoặc rải xuống đất, xung quanh gốc cây như: Diazinon, Abamectin, Permethrin.
2. Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ

*Bệnh đốm lá: (Cercospora insulana)

- Thường xuất hiện ở giai đoạn từ 30 đến 90 ngày sau khi trồng. Ở khoảng thời gian này, bộ lá phát triển nhiều, dày dẫn đến hiện tượng ẩm cục bộ, cây dễ bị bệnh song mức độ gây hại < 30%, khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây thấp.

- Biện pháp phòng trừ: Tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Carbendazim, Cucuminoid, Hexaconazole, Imibenconazole phun theo liều lượng khuyến cáo để phòng trừ.

* Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea)

- Bệnh có thể gây hại làm thối trên lá, thân và hoa. Bệnh nặng có thể làm chết cây. Trên vết bệnh bị thối có lớp bào tử màu xám phát triển.



Biện pháp phòng trừ:

- Thu dọn sạch tàn dư cây trồng,

- Hạn chế tưới phun mưa vào buổi chiều.

- Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như Carbendazim, Benomyl, Chlorothalonil, Propineb, Thiophanate-Methyl để phòng trừ



* Bệnh lở cổ rễ:

Do nấm Rhizoctonica solani gây ra, phần cổ rễ có vết bệnh màu nâu, làm nứt vỏ ở gốc cây. Bệnh nặng có thể làm chết cây.

Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Validamycin, Pencycuron để phòng trừ

III. THU HOẠCH:

Dùng kéo cắt cành sắc để cắt hoa, thu hoạch hoa vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát. Trước khi thu cần tưới nước trước một ngày.



Thu những cành hoa đã nở ít nhất 30% số hoa trên cành, thân cành hoa to căng. Cắt cành hoa để trên lưới đỡ sau đó gom về nhà chứa nơi thoáng mát để phân loại và bó thành bó trước khi vận chuyển tiêu thụ.




tải về 29.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương