Kỹ thuật Thiết kế trồng rừng



tải về 100.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích100.22 Kb.
#31406
Kỹ thuật Thiết kế trồng rừng

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG


TẬP HUẤN THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG

I. Mục đích tập huấn


(1) Các học viên nắm được các vấn đề cơ bản về nội dung, phương pháp tiến hành thiết kế trồng rừng.
(2) Trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về thiết kế trồng rừng và các công việc từ chuẩn bị, thu thập tài liệu, khảo sát các yếu tố tự nhiên, chia lô trồng rừng, chọn loại cây trồng, xây dựng bản đồ, viết báo cáo thuyết minh, trình duyệt,
(3) Sau khóa học, các học viên có khả năng độc lập tiến hành thiết kế trồng rừng đồng thời giúp cho học viên nắm bắt được phương pháp đào tạo đối với người lớn tuổi.
(4) Kết thúc khóa học, học viên có khả năng trở thành người hướng dẫn thiết kế cho các cấp cơ sở.
II. Yêu cầu đối với học viên
Sau khi tham gia lớp học, các học viên có thể thực hiện được các công việc sau:
(1) Thực hiện được các bước công việc trong thiết kế trồng rừng có sự tham gia của người dân.
(2) Hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế trồng rừng, thành thạo các bước công việc ngoài thực địa và tính toán nội nghiệp.
(3) Có khả năng hợp tác tốt đối với các đơn vị tư vấn ngoài hiện trường.
(4) Làm quen với các phương pháp có sự tham gia của người dân.
III. Nội dung tập huấn
Nội dung tập huấn gồm:
1. Một số quy định chung về thiết kế trồng rừng.
2. Nội dung và thành quả thiết kế trồng rừng.
3. Hướng dẫn sử dụng GPS trong thiết kế trồng rừng.
4. Hướng dẫn sử dụng MAPINFO xây dựng bản đồ thiết kế trồng rừng.

Bài 1
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG



I. Đối tượng thiết kế trồng rừng
1. Đối tượng đưa vào thiết kế trồng rừng
- Đất chưa sử dụng quy hoạch cho lâm nghiệp: đất trống trảng cỏ (IA); đất trống cây bụi (IB).
- Đất quy hoạch cho lâm nghiệp nhưng đang sản xuất nông nghiệp.
- Rừng trồng đã đến tuổi khai thác.
- Các loại đất trên có độ dốc 250.
1.1. Đất trống
Đất không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng, chỉ có cỏ, cây bụi hoặc gỗ, tre nứa mọc rải rác có độ tàn che <0,1. Tuỳ theo hiện trạng thực bì và đặc điểm sinh thái được chia thành các loại sau:
- Trạng thái IA: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì cỏ, lau lách hoặc chuối rừng.
- Trạng thái IB: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì cây bụi, cũng có thể có một số cây gỗ, tre mọc rải rác.
1.2. Đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp
Đây là những diện tích đất người dân đang trồng cây nông nghiệp nhưng đã được đưa vào quy hoạch cho lâm nghiệp, diện tích này đã được người dân đồng ý đưa vào trồng rừng.
Diện tích loại này tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, đây là những diện tích người dân địa phương đang làm rẫy.
1.3. Rừng trồng đã đến tuổi khai thác hoặc kém chất lượng
Rừng Keo đến tuổi khai thác.
Rừng Bạch đàn kém chất lượng.
2. Chức năng rừng và quyền sử dụng đất
2.1. Chức năng rừng:
Diện tích đưa vào thiết kế trồng rừng phải là các lô thuộc rừng sản xuất theo quy hoạch 3 loại rừng mới nhất của địa phương.
2.2. Quyền sử dụng đất:
- Diện tích đưa vào thiết kế trồng rừng đã được cấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ), hoặc sẽ được cấp sổ đỏ trước khi tiến hành vay vốn trồng rừng.
- Không có sự tranh chấp đất.
- Phù hợp với quy hoạch.
- Phù hợp với nguyện vọng của người dân.
II. Các chỉ tiêu đánh giá
1. Điều kiện lập địa
Nhằm đảm bảo cho trồng rừng sản xuất có hiệu quả cao, yêu cầu tối thiểu về lập địa gồm:
- Độ dầy tầng đất ≥ 30 cm.
- Tỷ lệ đá lẫn < 40%.
- Tỷ lệ đá lộ đầu < 40%.
- Độ dốc 250.
2. Điều kiện về bảo vệ dòng chảy
Để bảo vệ các dòng chảy nhỏ (suối, khe) khu vực trồng rừng, nhất thiết không được loại bỏ thảm thực vật tự nhiên ở đây. Chiều rộng bảo vệ dòng chảy phụ thuộc vào độ rộng của suối.
Yêu cầu cụ thể về bảo vệ dòng chảy dòng chảy như sau:
(1) Dòng chảy có độ rộng > 10 m, chiều rộng bảo vệ là 30 m mỗi bên.
(2) Dòng chảy có độ rộng < 10m, chiều rộng bảo vệ mỗi bên bằng 1 lần chiều rộng của dòng chảy.
3. Nhóm đất
Nhóm đất được xác định thông qua các chỉ tiêu: Thành phần cơ giới đất; độ dầy tầng đất; độ chặt; tỷ lệ rễ cây; tỷ lệ đá lẫn; tỷ lệ đá lộ đầu.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên chia làm 4 nhóm đất như sau:
Nhóm đất Đặc điểm
1 - Đất cát pha, ẩm, tơi xốp, độ dầy tầng đất > 40 cm, tỷ lệ rễ cây đá lẫn ít.
- Đất rừng có tầng đất sâu (>50 cm), xốp, ẩm, tỷ lệ rễ cây, đá lẫn ít.
2 - Đất thịt nhẹ, thịt trung bình, độ sâu tầng đất mặt 30 – 40 cm, tỷ lệ rễ cây 10 – 25%, đá lẫn 10-20%.
- Đất thịt trung bình – thịt nặng, ẩm, xốp, tỷ lệ rễ cây khoảng 20%, đá lẫn 10 – 15%.
- Đất rừng còn tốt, tầng đất mặt trung bình, tỷ lệ rễ cây 25 – 30%, đá lẫn 15-20%
3 - Đất thịt nặng hơi chặt, tỷ lệ rễ cây 20-30%. Tỷ lệ đá lẫn 20-30%, đá lộ đầu 20%.
- Đất đá ong hóa nhẹ, chặt, tỷ lệ rễ cây 15-20%, đá lẫn 30-35%, đá lộ đầu >30%.
4 - Đất sét pha thịt, chặt, khô, tầng đất mỏng <30 cm, tỷ lệ rễ cây 25-30%, đá lẫn 30-35%, đá lộ đầu 30 – 40%.
- Đất sét lẫn sỏi, đá, chặt, khô, tầng đất mặt mỏng, tỷ lệ rễ cây 30-40%, đá lẫn 40-50%, nhiều đá lộ đầu.
- Đất sét nặng, khô, chặt

4. Nhóm thực bì


Cấp thực bì được xác định thông qua các chỉ tiêu: Loài thực bì ưu thế; chiều cao; mức độ sinh trưởng; tỷ lệ tổ thành; mức độ che phủ và được chia thành 6 nhóm thực bì sau.

Nhóm
thực bì Đặc điểm


1 - Các loại cỏ thấp, cây bụi chiều cao < 1m chiếm tỷ lệ lớn, độ che phủ cao
- Các loại tranh, lau lách có chiều cao 0,6 – 0,7 m.
- Ràng ràng có chiều cao 0,4 – 0,5 m, xen lẫn sim mua mọc thành từng đám, độ che phủ thấp.
2 - Cỏ tranh, lau lách có chiều cao 0,8 – 0,9 m, độ che phủ cao.
- Sim, mua, thành ngạnh, có chiều cao 0,9 – 1,0 m.
- Ràng ràng chiều cao 0,6 – 0,7, độ che phủ cao, xen lẫn sim, mua.
- Tre nứa mọc thành bụi nhỏ phân bố rải rác.
3 - Tre, nứa, trong đó chủ yếu là nứa tép chiếm 20%, độ che phủ cao.
- Dang xen kẽ tre, nứa, dang chiếm khoảng 20%.
- Các loại cỏ tranh, cỏ lác, lau lách, dây gai phát triển mạnh, độ che phủ cao, khoảng 20% phát triển ở mức độ dày đặc
- Rừng thứ sinh gồm 1 số cây tiên phong như ba soi, ba bét đường kính nhỏ, mọc rải rác, xem kẽ với các loài cây khác.
4 - Rừng tre, nứa xen lẫn dang, nứa chủ yếu là nứa tép, trong đó có khoảng 3 – 5% nứa 5 và nứa 7. Độ che phủ cao.
- Các loài cỏ tranh, lau lách, chít chè vè, dây leo phát triển, có khoảng 30% ở mức độ dày đặc. Độ che phủ cao.
- Dang xen lẫn che nứa và cây gỗ. Dang chiếm khoảng 25 – 30%.
- Rừng khai thác kiệt, dây leo phát triển, độ che phủ cao.
5 - Rừng tre, nứa sen lẫn dang, chủ yếu là nứa tép chiếm > 20%, có 5 – 7% nứa 7 và 2 – 3% nứa 5.
- Rừng dang xen lẫn nứa, dang chiếm khoảng 30%, có khoảng 30% phát triển dầy đặc.
- Các loại cỏ tranh, lau lách, chít chè vè, dây leo, bụi rậm phát triển ở mức độ dầy đặc.
- Rừng khai thác kiệt, xen lẫn dang, nứa dây leo phát triển, độ che phủ cao.
6 - Rừng dang xen nứa và gỗ, dang chiếm khoảng 50%, có khoảng 60% phát triển dầy đặc.
- Rừng nứa xen lẫn dang, trong đó nứa chiếm khoảng 35%, chủ yếu là nứa 5 và nứa 7.
- Rừng khai thác kiệt, dây gai phát triển dầy đặc, độ che phủ cao.
- Cây bụi, dây leo phát triển mạnh, trong đó khoảng 60% mọc dày đặc.

Bài 2
NỘI DUNG VÀ THÀNH QUẢ THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG



A. Nội dung thiết kế trồng rừng
Thiết kế trồng rừng bao gồm những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật, nhân lực.
Bước 2: Thiết kế ngoại nghiệp.
Bước 3: Nội nghiệp, viết thuyết minh.
Bước 4: Trình duyệt thiết kế trồng rừng.
I. Công tác chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cơ quan tư vấn
1.1. Dụng cụ kỹ thuật
- Bản đồ giấy.
- Bản đồ số.
- Địa bàn cầm tay.
- GPS hoặc địa bàn ba chân và mia, dụng cụ đo độ dốc.
- Bản đồ giải thửa, giao đất lâm nghiệp.
- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng cấp xã.
- Bản đồ thiết kế tổng thể trồng rừng WB3 cấp xã.
1.2. Vật tư, văn phòng phẩm
- Giấy can.
- Biểu mô tả lô.
- Bút chì.
- Giấy kẻ ly.
2. Chuẩn bị của Ban thực hiện dự án Huyện, tổ công tác xã
2.1. Chuẩn bị của Ban thực hiện dự án cấp huyện
- Diện tích dự kiến thiết kế trồng rừng theo xã.
- Danh sách hộ tham gia trồng rừng.
- Cử cán bộ theo dõi, phối hợp với tư vấn.
- Cung cấp hồ sơ về quyền sử dụng đất lâm nghiệp, …
2.2. Chuẩn bị của tổ công tác xã
- Các tiểu khu tham gia thiết kế trồng rừng.
- Diện tích và số hộ tham gia trồng rừng.
- Cử cán bộ (xã, thôn) tham gia phối hợp cùng cán bộ tư vấn.
- Huy động các hộ gia đình có trồng rừng tham gia thiết kế.
- Giải quyết các thủ tục hành chính, tranh chấp đất đai.
(Chia nhóm theo tỉnh thảo luận nội dung này, sau đó mỗi nhóm sẽ có 5 phút báo cáo)
3. Thành phần tổ thiết kế
Để đảm bảo thiết kế trồng rừng có độ chính xác đảm bảo, tổ thiết kế trồng rừng phải đảm bảo đầy đủ các thành phần sau:
(1) Cán bộ tư vấn: 2 người.
(2) Tổ công tác xã: 1 người.
(3) Cán bộ thôn: 1 người.
(4) Đại diện các hộ gia đình tham gia trồng rừng.
II. Công tác ngoại nghiệp
1. Làm việc với các cơ quan liên quan
Trước khi tiến hành đo đạc diện tích, cán bộ tư vấn phải tiến hành làm việc với các cơ quan quản lý và thực thi dự án nhằm xác định vị trí, diện tích thiết kế. Cụ thể như sau:
(1) Làm việc với ban quản lý dự án tỉnh
- Thống nhất các huyện và các xã thiết kế trồng rừng.
- Khối lượng thiết kế theo xã, huyện.
(2) Làm việc với Ban thực hiện dự án Huyện
- Xác định lại danh sách các xã tham gia thiết kế trồng rừng.
- Xác định danh sách các hộ tham gia trồng rừng.
- Kế hoạch trồng rừng của từng xã.
- Thu thập bản đồ giao đất lâm nghiệp (bản đồ giấy hoặc bản đồ số)
(3) Làm việc với tổ công tác xã:
- Xác định danh sách các hộ tham gia trồng rừng trong năm trên địa bàn.
- Làm việc với tổ công tác, phân công nhiệm vụ hỗ trợ cho cán bộ tư vấn.
- Lập kế hoạch thiết kế.
2. Khảo sát phân chia lô các khu thiết kế
Trước khi tiến hành đo đạc, cán bộ tư vấn cùng tổ công tác xã tiến hành khảo sát các khu vực đưa vào thiết kế. Nội dung khảo sát gồm:
(1) Khoanh vẽ diện tích sơ bộ các khu thiết kế.
(2) Xác định độ dốc khu thiết kế:
Phương pháp xác định: Đo trực tiếp trên thực địa bằng thước đo độ dốc hoặc thước Blumleys hoặc địa bàn cầm tay.
(3) Bổ sung địa hình địa vật:
Các địa hình địa vật có trong khu thiết kế phải được bổ sung đầy đủ vào bản đồ thiết kế. Đối với với địa hình cần bổ sung đầy đủ suối, đối với địa vật chú ý bổ sung đầy đủ đường giao thông. Vì đây là các địa hình địa vật chính để chia lô trồng rừng.
Các địa hình địa vật có thể bổ sung bằng phương pháp khoanh vẽ theo dốc đối diện, nếu không chính xác dùng địa bàn ba chân đo để bổ sung.
(4) Xác định các hộ tham gia trồng rừng trong các khu thiết kế.
(5) Lập kế hoạch chi tiết để tiến hành thiết kế: huy động các chủ hộ tham gia; cán bộ tổ công tác xã tham gia hỗ trợ, giám sát, kiểm tra và giải quyết những mâu thuẫn phát sinh về đất đai.
(6) Trong trường hợp chưa tiến hành giao đất, cán bộ tư vấn cần họp với cán bộ tổ công tác, cán bộ thôn và các hộ gia đình để thống nhất cơ sở phân chia đất lâm nghiệp. Cơ sở phân chia đất lâm nghiệp có thể bao gồm:
- Lịch sử lô đất trồng rừng.
- Lao động hộ gia đình.
- Hạn mức diện tích trồng rừng.
- Diện tích có thể giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.
- Nhu cầu và khả năng sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình.
(7) Kiểm tra thực địa xem khu thiết kế về trạng thái, chức năng rừng.
3. Quy định về đánh số hiệu lô trên bản đồ
Quy định về số hiệu lô trong thiết kế trồng rừng gồm các thành phần:
Số hiệu lô - loài cây trồng
Diện tích
(1) Số hiệu lô:
- Trường hợp đã giao đất: lấy số thửa làm số hiệu lô.
- Trường hợp chưa giao đất: Số hiệu lô được đánh theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
(2) Loài cây trồng:
Ghi tắt các chữ cái đầu của tên loài, ví dụ:
- Keo tai tượng: KTT.
- Keo lai: KL.
- Bạch đàn: Bđ.
(3) Năm trồng: ghi tắt 2 số cuối của năm, ví dụ trồng 2008: 08.
(4) Diện tích: ghi diện tích kinh doanh.
4. Phát đường lô và đóng mốc
(1) Xác định ranh giới lô trồng rừng
Khi tiến hành xác định mốc và ranh giới lô trồng rừng ngoài thực địa phải có chủ hộ cũng như các hộ giáp ranh. Những lô trồng rừng có sự tranh chấp đất sẽ không đưa vào thiết kế.
Trong trường hợp đã giao đất, việc xác định mốc và ranh giới lô trồng rừng sẽ do hộ gia đình và cán bộ tổ công tác xã, thôn tiến hành ở thực địa, cán bộ tư vấn sẽ kiểm tra so sánh với bản đồ giao đất. Có thể, hộ gia đình sẽ không trồng hết trên diện tích đất đã được giao, nguyên nhân do đã trồng 1 phần diện tích hoặc để trồng cây lâm nghiệp khác.
Trong trường hợp chưa tiến hành giao đất, tư vấn cùng với cán bộ xã, thôn, đại diện hộ gia đình xây dựng phương án phân chia lô trên bản đồ sau đó mới ra xác định mốc lô và ranh giới lô ngoài thực địa. Triệt để lợi dụng các địa hình, địa vật có sẵn để phân chia lô.
(2) Phát và đóng mốc
- Tuyến phát có độ rộng > 0,5 m, chiều cao gốc chặt < 20 cm, các đoạn thẳng phải có chiều dài ≥ 10m.
- Mốc đo đạc được đóng tại các điểm chuyển hướng của ranh giới lô. Mốc làm bằng gỗ, đường kính 3 – 4 cm, dài 25 – 30 cm, phần còn lại trên mặt đất 10 –15 cm. Số hiệu mốc được đóng từ 1 – n cho toàn khu đo.
- Mốc lô tạm thời làm bằng gỗ, được đóng tại các vị trí tiếp giáp giữa các lô. Mốc lô có đường kính 5 – 6 cm, dài 40 – 50 cm, vạt bằng 1 hoặc nhiều mặt ghi ký hiệu lô, ký hiệu lô quay vào trong lô. Phần còn lại trên mặt đất của mốc lô > 20 cm. mốc có thể sử dụng các tảng đá cố định hoặc cây sống có đường kính > 10 cm
5. Đo đạc diện tích lô
5.1. Đo bằng địa bàn ba chân và mia (hoặc thước dây)
Đo bằng địa bàn ba chân phải xuất phát từ các điểm dễ dàng xác định trên bản đồ cũng như ngoài thực địa. Điểm xuất phát thường được chọn là ngã ba suối hoặc ngã ba đường (đường đã được đo bổ sung).
Trước tiên phải tiến hành đo đường bao khu thiết kế trồng rừng, tiến hành đo khép kín, sai số theo chiều dài cho phép đối với đo đường bao là <1/200.
Sau đó tiến hành đo đường phân lô, sai số cho phép đối với đờng phân lô < 1/100.
Số liệu đo được ghi vào phiếu đo đạc địa bàn ba chân, quá trình đo phải tiến hành ghi chú các chỉ dẫn cần thiết cho khâu vẽ bản đồ thiết kế sau này.
Các thông số được đo gồm:
- Góc đứng đọc chính xác đến 30 phút.
- Góc phương vị đọc chính xác đến 30 phút.
- Khoảng cách nghiêng từ máy đến mia, đọc chính xác tới mét.
Các thông số đo được sẽ được ghi vào phiếu đo đạc địa bàn ba chân (phần phụ lục II).
5.2. Đo đạc bằng GPS
- Xác định 4 điểm khống chế: đây là các điểm có thể xác định chính xác ở thực địa và bản đồ. Các điểm khống chế thường được chọn là ngã ba suối lớn, cầu, cống, ngã ba đường. Xác định chính xác 4 điểm khống chế ngoài thực địa và đánh dấu tương ứng trên bản đồ. Dùng GPS đo tọa độ của 4 điểm.
- Lần lượt dùng GPS đo các mốc lô, điểm chuyển hướng ranh giới lô, khi đo chú ý vẽ sơ đồ, để công tác vẽ bản đồ được thuận lợi.
6. Khảo sát các yếu tố tự nhiên
Tất cả các lô trồng rừng đều phải tiến hành khảo sát các yếu tố tự nhiên, việc khảo sát phải được tiến hành ở thực địa.
Khảo sát các yếu tố tự nhiên được tiến hành trên ô tiêu chuẩn tạm thời 10 m x 10 m = 100 m2, mỗi lô lập một ô điển hình về mặt địa hình, thực bì. Thông tin được ghi vào biểu khảo sát các yếu tố tự nhiên.
Các nội dung cần khảo sát:
6.1 Địa hình:
a. Độ cao:
- Độ cao tuyệt đối: Căn cứ vào đường đồng mức ghi tròn đến 10m.
- Độ cao tương đối: Ghi tròn đến 10 m.
b. Độ dốc: Ghi tròn đến 50.
c. Hướng dốc chính: ghi hướng phơi của lô trồng rừng.
6.2. Đất:
Mỗi lô tiến hành đào 1 phẫu diện phụ tại trung tâm của ô, các thông tin cần thu thập gồm:
a. Đá mẹ: Đá mẹ thường được xác định qua bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ lập địa, hoặc xác định tại hiện trường.
b. Loại đất: Ghi tên loại đất.
c. Độ dầy tầng đất: Ghi độ dầy của tầng A + B.
d. Thành phần cơ giới:
Thành phần cơ giới (TPCG) đất được xác định tại tầng B, ngoài hiện trường TPCG được xác định bằng phương pháp vê con giun, các bước tiến hành như sau:
- Lấy 1 nắm đất theo tầng, loại bỏ đá lẫn, rễ cây.
- Dùng nước làm ẩm đất.
- Vê đất đã làm ẩm thành con giun có đường kính 3 mm, căn cứ vào đặc điểm bề mặt của con giun để xác định TPCG:

Các đặc điểm xác định thành phần cơ giới


TT Đặc điểm TPCG
1 Đất không vê được con giun. Cát
2 Đất vê được thành con giun nhưng nhanh chóng vỡ ra. Cát pha
3 Đất vê được thành con giun nhưng đứt nhiều đoạn. Thịt nhẹ
4 Đất vê được thành con giun nhưng đứt ít đoạn. Thịt TB
5 Đất vê được thành con giun, cuộn thành vòng tròn đường kính 3 cm, bị nứt nẻ. Thịt nặng
6 Đất vê được thành con giun, cuộn thành vòng đường kính 3 cm tròn không bị nứt nẻ. Sét
e. Tỷ lệ đá lẫn: ghi theo %.
f. Tỷ lệ đá lộ đầu: ghi theo %.
g. Độ chặt:
Dùng dao nhọn chọc vào mặt mô tả của phẫu diện đất, tùy vào lực sử dụng để đánh giá mức độ chặt của đất theo 4 cấp:
TT Độ chặt Đặc điểm
1 Xốp Dao nhọn đâm vào đất dễ dàng, không tốn sức
2 Hơi chặt Dùng lực nhẹ nhàng có thể chọc dao nhọn vào đất
3 Chặt Dùng lực mạnh mới có thể chọc dao nhọn vào đất
4 Rất chặt Phải dùng lực rất mạnh mới chọc dao nhọn vào đất.
h. Nhóm đất: Căn cứ vào đặc điểm của đất đai, phân thành 4 nhóm đất.
6.3 Thực bì:
a. Loại thực bì ưu thế: ghi tên loài thực bì chiếm ưu thế.
b. Tình hình sinh trưởng: đánh giá theo ba cấp Tốt; Trung bình; Xấu.
c. Độ cao bình quân: ghi tới 0,1 m.
d. Độ che phủ: Ghi theo phần 10.
e. Nhóm thực bì: Căn cứ vào các yếu tố trên để xác định cấp thực bì theo 6 nhóm.
6.4. Khí hậu: ghi gió hại của mùa trồng rừng.
6.5. Cự ly vận chuyển cây con: Tính từ vườn ươm hoặc điểm tập kết cây đến nơi trồng (ghi m).
6.6 Cự ly đi làm: tính từ điểm bắt đầu đi bộ đến lô trồng (m).
III. Công tác nội nghiệp
1. Hoàn thiện bản đồ thiết kê trồng rừng
(1) Trường hợp đo vẽ bằng địa bàn ba chân
Trong trường hợp đo vẽ bằng địa bàn, việc hoàn thiện bản đồ gồm các bước sau:
Bước 1: Vẽ bản đồ lên giấy kẻ ly
Sử dụng thước đo độ, ê ke vẽ từ điểm xuất phát, sử dụng số đo chiều dài, góc nam châm, góc nghiêng để vẽ lần lượt các cạnh của các lô trồng rừng.
Vẽ bản đồ ngay trong ngày đo để tránh nhầm lẫn.
Bước 2: Bình sai bản đồ lô thiết kế
Bản đồ thiết kế được vẽ lên giấy kẻ ly không bao giờ trùng khớp điểm đo đầu và điểm đo cuối, nguyên nhân do sai số đo và sai số khi vẽ.
Khi sai số (S) < 1/200, lúc đó sẽ cho phép bình sai theo phương pháp song song. Tiến hành bình sai theo nguyên tắc, bình sai đường bao khu thiết kế trước, sau đó mới bình sai đường phân lô.
Phương pháp bình sai song song được tiến hành như sau:
Giả sử khu đo như hình vẽ (ABCDA), sai số là chiều dài AA.
Chiều dài của đường chuyền là L, sai số của đường truyền là S = AA
Sai số của cạnh AB là S1 = (S/L)*AB, tương tự S2, S3, S4 là sai số của BC, CD và DE.
Xuất phát từ các điểm cuối của mỗi cạnh, vẽ các đoạn thẳng song song và cùng hướng với AE, đó là các đoạn thẳng BB; CC; DD; AA”. Nối các điểm ABCD được lô thiết kế đã bình sai.
Bước 3: Ghép bản đồ lô lên bản đồ địa hình.
Để ghép được chính xác bản đồ lô lên bản đồ địa hình được tiến hành như sau:
- Dịch chuyển điểm xuất phát trùng khớp với điểm xuất phát trên bản đồ địa hình.
- Xoay bản đồ thiết kế sao cho hướng bắc của 2 bản đồ song song với nhau, lúc này việc chồng ghép lên bản đồ địa hình đã hoàn thành.
- Can bản đồ lô trồng rừng lên bản đồ địa hình.
Bước 4: Xây dựng bản đồ thiết kế cấp xã và bản đồ thiết kế theo hộ gia đình:
Biên tập và can vẽ bản đồ thành quả theo phương pháp truyền thống
Trong trường hợp sử dụng MAPINFO để xây dựng bản đồ thì các bước tiếp theo là:
Quét bản đồ thiết kế đã đầy đủ địa hình
Quét bản đồ thiết kế sau khi đã ghép lên bản đồ địa hình.
Tuy nhiên, cần chú ý bản đồ địa hình cần có 4 điểm khống chế để tiến hành nắn ảnh sau này. Điểm khống chế là các điểm có thể xác định chính xác trên bản đồ cũng như ngoài thực địa.
Các điểm khống chế thường là các ngã ba suối lớn, thường được chọn nằm ngoài khu thiết kế và nên phân bố đều.
Nắn ảnh, số hóa và biên tập bản đồ thiết kế địa hình
Dùng phần mềm MAPINFO nắn ảnh, số hóa, biên tập bản đồ thiết kế trồng rừng cấp xã và theo hộ gia đình.
(Nội dung này sẽ được giới thiệu ở bài hướng dẫn sử dụng phần mềm MAPINFO xây dựng bản đồ thiết kế trồng rừng).

(2) Trường hợp đo bằng GPS


Trường hợp đo bằng GPS cầm tay, các bước hoàn thiện bản đồ thiết kế trồng rừng gồm:
Bước 1: Tải số liệu từ GPS vào máy tính
Sử dụng phần mềm Gafile để tải số liệu đo từ GPS vào máy tính.
Bước 2: Nhập file MIF thành file của MAPINFO
Dùng lệnh import để nhập file MIF thành file của map, chú ý hệ tọa độ của file này phải trùng với hệ tọa độ của file địa hình số.
Bước 3: Bình sai số liệu đo
Đo đạc bằng GPS sẽ có những sai số nhất định so với bản đồ số , nguyên nhân có thể do:
- Sai số do GPS.
- Sai số do bản đồ nền.
- Sai số do người đo.
Đánh dấu 4 điểm khống chế trên bản đồ nền và file đo GPS, lựa chọn tất cả các điểm đo GPS, dịch chuyển sao cho các điểm khống chế ở file GPS trùng khớp lên các điểm khống chế ở file bản đồ nền.
Với phương pháp bình sai như trên, các điểm đo sẽ trùng khớp trên bản đồ và thực địa, một đặc điểm quan trọng nhất là hình dáng và diện tích lô sẽ không bị thay đổi. Tuy nhiên, nếu đo lại bằng GPS ở thực địa so với mốc lô ở bản đồ sẽ có sai số về tọa độ.
Để khắc phục vấn đề trên, có thể dịch chuyển bản đồ nền trùng với file đo GPS, tuy nhiên sẽ có rất nhiều file cần dịch chuyển, như các file hiện trạng; các file quy hoạch; ...
Bước 4: Tạo file lô thiết kế trồng rừng
Sử dụng các công cụ vẽ của MAPINFO để tạo các lô từ các điểm đo.
Bước 5: Tạo thông tin cho file lô
Tạo các trường của file lô: Xã; tiểu khu; chủ hộ; số hiệu lô; diện tích tự nhiên; diện tích trừ bỏ; diện tích kinh doanh; loài cây trồng; năm trồng, …
Nhập số liệu cho file lô theo các trường nói trên.

Bước 6: Biên tập và in bản đồ thiết kế cấp xã


Sử dụng các công cụ của MAPINFO để biên tập và in bản đồ cấp xã theo các quy định của ngành và của dự án
Bước 7: Biên tập và in bản đồ thiết kế theo hộ gia đình theo quy định của ngành và dự án.
2. Quy định về bản đồ thành quả
2.1. Bản đồ thiết kế trồng rừng cấp xã
Bản đồ thiết kế trồng rừng cấp xã được xây dựng trên nền địa hình VN_2000, hệ tọa độ UTM, bản đồ có tỷ lệ 1/10.000. Các nội dung chính cần thể hiện trên bản đồ:
(1) Tên bản đồ, tỷ lệ bản đồ.
(2) Các loại ranh giới: ranh giới xã, huyện, tiểu khu, ranh giới lô, ....
(3) Đường đồng mức, sông suối.
(4) Độ cao đường đồng mức, tên sông suối
(5) Tên làng bản và các địa danh khác
(6) Hệ thống giao thông.
(7) Ký hiệu tiểu khu, ký hiệu lô trồng rừng.
(8) Giáp ranh.
(9) Chỉ dẫn bản đồ.
(10) Lưới và tọa độ bản đồ.
(11) Ký hiệu hướng bắc.
(12) Khung bản đồ.
(13) Các ô dấu (phê duyệt)
(14) Đơn vị xây dựng bản đồ; người biên vẽ; ngày xây dựng; nguồn tài liệu.
(15) Sơ đồ vị trí xã
2.2. Bản đồ thiết kế trồng rừng hộ gia đình
Bản đồ thiết kế trồng rừng theo hộ gia đình được xây dựng với tỷ lệ 1: 5.000 và đầy đủ các nội dung như đối với bản đồ thiết kế trồng rừng cấp xã, nhưng bản đồ thiết kế trồng rừng theo hộ gia đình không biên tập sơ đồ vị trí.
3. Tính toán diện tích lô trồng rừng
(1) Trường hợp đo vẽ bằng địa bàn 3 chân và sử dụng phương pháp vẽ bản đồ truyền thống:
- Tính toán diện tích lô bằng phương pháp lưới ô vuông, dùng giấy kẻ ly 1mm x 1 mm để đếm diện tích.
- Đếm diện tích của khu thiết kế trước, đếm 2 lần, sai số cho phép nhỏ hơn 5% thì cho phép sử dụng diện tích trung bình giữa 2 lần đếm làm diện tích khống chế.
- Đếm diện tích lô, sai số cho phép là 5%, tiến hành bình sai theo phương pháp dàn đều theo diện tích.
- Diện tích lô lấy đến 2 số thập phân.
- Diện tích trừ bỏ được xác định qua khảo sát hiện trường thông qua: Chiều dài, rộng của suối; diện tích đá lộ đầu; ....
(2) Trường hợp đo bằng GPS hoặc dùng MAPINFO xây dựng bản đồ:
Dùng lệnh Update để tính diện tích của lô trồng rừng, diện tích trừ bỏ được xác định thông qua khảo sát thực tế.
4. Xác định loài cây trồng
Xác định loài cây trồng là bước quan trọng đảm bảo cho dự án trồng rừng có hiệu quả. Việc xác định loài cây trồng thường được thực hiện ở giai đoạn thiết lập dự án. Tuy nhiên, trong giai đoạn thiết kế cần cân nhắc và lựa chọn lại theo các tiêu chuẩn được trình bày dưới đây.
Tiêu chuẩn chọn loài cây trồng được chọn thông qua 5 tiêu chuẩn sau:
(1) Phù hợp với chính sách
Loài cây được chọn là những loài được các cơ quan lâm nghiệp khuyến cáo nên gây trồng.
(2) Phù hợp về kỹ thuật và điều kiện tự nhiên
Loài cây trồng được lựa chọn là những loài đã được gây trồng có kết quả tốt trong hoặc ngoài vùng dự án có điều kiện lập địa tương tự.
Có sự đảm bảo về khả năng cung cấp cây giống, có các quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng đối với loài cây được lựa chọn.
(3) Phù hợp thị trường
Loài cây được chọn phải cho các sản phẩm mà thị trường có nhu cầu cao và phù hợp với mục tiêu của dự án.
(4) Phù hợp với quan điểm của chủ đất và các tổ chức tài chính
Loài cây được chọn phải có chu kỳ kinh doanh hợp lý, thuyết phục được các tổ chức tín dụng, mặt khác phải có sự đồng tình của người dân về các loài cây được chọn.
(5) Tác động đến môi trường
Trong quá trình kinh doanh các loài cây không làm suy thoái tài nguyên đất, tiêu chí quan trọng nhất là năng suất chu kỳ sau luôn luôn không thấp hơn chu kỳ trước. Đây là 1 trong các tiêu chí quan trọng đối với kinh doanh rừng bền vững.
5. Đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng rừng
(1) Kỹ thuật trồng rừng được đề xuất phải dựa trên các căn cứ sau:
- Mục tiêu trồng rừng.
- Kỹ thuật trồng rừng của loài cây đã được ban hành.
- Đặc điểm sinh thái của loài cây.
- Mức độ đầu tư và hiệu quả đầu tư.
- Điều kiện tự nhiên của khu vực.
- Kinh nghiệm trồng rừng của người dân địa phương.
(2) Các nội dung kỹ thuật cần đề xuất:
- Chu kỳ kinh doanh.
- Mật độ trồng rừng.
- Kỹ thuật dọn thực bì.
- Kỹ thuật làm đất
- Kỹ thuật trồng rừng
- Kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ.
6. Tính toán đầu tư
(1) Tính đầu tư cho 1 ha
Cơ sở tính đầu tư:
- Chu kỳ kinh doanh của mô hình.
- Biện pháp kỹ thuật trồng rừng.
- Hao phí lao động.
- Giá công lao động và vật tư.
(a) Khối lượng công việc:
Khối lượng công việc được xác định thông qua biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khối lượng công việc trồng rừng được xác định theo các nội dung:
- Xử lý thực bì (m2/ha).
- Làm đất (hố/ha).
- Vận chuyển và bón phân (kg/ha).
- Khối lượng cây trồng kể cả trồng dặm (cây/ha).
- Khối lượng phát chăm sóc (m2/ha).
- Khối lượng xới vun gốc (cây/ha).
- Khối lượng bảo vệ rừng (công/ha/năm).
b. Khối lượng vật tư:
- Số lượng cây giống kể cả trồng dặm (cây/ha).
- Khối lượng phân bón (bón lót và bón thúc).
- Dụng cụ lao động.
c. Định mức lao động:
Định mức lao động được sử dụng theo quyết định số 38/2005/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc: Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng.
Trong bảng định mức lao động, định mức được trình bày theo các nhân tố ảnh hưởng chính tới trồng rừng như cự ly đi làm; mật độ; nhóm đất; nhóm thực bì.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của khu vực trồng rừng, xác định nhóm đất bình quân; nhóm thực bì bình quân; cự ly tác nghiệp bình quân để tra xác định định mức lao động phù hợp.
Tùy từng tình hình thực tế, có thể sử dụng hệ số điều chỉnh cho định mức lao động. Các trường hợp thường sử dụng hệ số điều chỉnh là tác nghiệp trong mùa nắng, nóng; tác nghiệp ở hiện trường có độ dốc > 200.
Định mức lao động sử dụng sẽ được tính như sau:
Định mức sử dụng = Định mức trong bảng x hệ số điều chỉnh.
Ví dụ: Cuốc hố trồng rừng có kích thước 40 x 40 x 40 cm, cự ly đi làm 1000 – 2000 m, nhóm đất 1, thì định mức theo bảng tra sẽ là: 73 hố. Tuy nhiên, do độ dốc bình quân của khu vực > 250 nên sử dụng hệ số điều chỉnh (Hd2) = 0,82.
Định mức sử dụng = 73 x 0,82 = 60 hố/công.
d. Xác định giá lao động và vật tư:
- Giá công lao động được xác định theo 2 phương pháp:
+ Xácđịnh thông qua giá thị trường: phỏng vấn tại địa phương, xác định giá công lao động làm thuê cho trồng rừng, từ đó xác định giá bình quân cho 1 công lao động trồng rừng.
+ Xác định thông qua định mức kinh tế – kỹ thuật, với giá công lao động tính theo quyết định 38/2005/QĐ-BNN là 38.500 đồng/công.
- Giá vật tư được xác định theo giá của thị trường.
e. Tính toán đơn giá đầu tư 1 ha trồng rừng
TT Hạng mục Đơn vị K.lượng Đ. mức Hệ số điều chỉnh Số công Đơn giá Thành tiền
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

- Cột 6 = (cột 3 : cột 4)/cột 5.


- Cột 8:
+ Đối với nhân công = cột 6 x cột 7.
+ Đối với vật tư = cột 3 x cột 7.
f. Tính tổng đầu tư
Tổng đầu tư = diện tích trồng rừng x giá trồng 1 ha.
g. Vốn vay của các tổ chức tài chính:
Thông thường các tổ chức tài chính chỉ cho các hộ gia đình vay không quá 70% hoặc 80% tổng vốn tùy thuộc vào các quy định của từng tổ chức. Vốn vay được tính chẵn đến triệu đồng/ha.
Quá trình giải ngân cho trồng rừng sẽ thực hiện theo tiến độ của trồng rừng, tập chung vào các năm đầu, thường giải ngân vào 3 năm đầu, đây là các năm có yêu cầu về vốn lớn nhất của chu kỳ trồng rừng:
- Năm thứ nhất giải ngân 50% vốn vay.
- Năm thứ hai giải ngân 30% vốn vay.
- Năm thứ 3 giải ngân 20% vốn vay.
7. Viết thuyết minh thiết kế
7.1. Thiết minh thiết kế trồng rừng theolô đến hộ gia đình
Các nội dụng cần trình bày trong thuyết minh thiết kế trồng rừng theo hộ gia đình:
- Tên chủ hộ trồng rừng, địa chỉ.
- Vị trí và diện tích lô trồng rừng.
- Loài cây trồng, mật độ trồng, chu kỳ kinh doanh.
- Biện pháp kỹ thuật trồng.
- Biện pháp tổ chức thực hiện.
- Đầu tư và hiệu quả.
7.2. Thuyết minh thiết kế trồng rừng cấp xã
Các nội dụng cần trình bày trong thuyết minh thiết kế trồng rừng cấp xã:
- Điều kiện tự nhiên của xã và khu thiết kế.
- Điều kiện kinh tế xã hội của xã.
- Vị trí, diện tích thiết kế trồng rừng.
- Loài cây trồng, mật độ trồng, chu kỳ kinh doanh.
- Biện pháp kỹ thuật trồng rừng.
- Biện pháp tổ chức thực hiện.
- Đầu tư và hiệu quả.
IV. Phê duyệt thiết kế trồng rừng
Trình tự kiểm tra và phê duyệt thiết kế trồng rừng như sau:
1. Hộ gia đình
Hộ gia đình đã tham gia vào quá trình thiết kế trồng rừng ngay từ đầu, họ được quyết định vị trí, cũng như diện tích đưa vào trồng rừng trong diện tích đất lâm nghiệp được cấp. Hộ gia đình cũng được đưa ra ý kiến về loài cây trồng rừng trên mảnh đất của họ.
Như vậy, hộ gia đình là đối tượng kiểm tra và phê duyệt đầu tiên đối với thiết kế trồng rừng.
Trước khi trình kết quả thiết kế trồng rừng lên các cấp cao hơn phải có sự chấp thuận của các hộ gia đình.
2. Tổ công xã
Tổ công tác xã có trách nhiệm kiểm tra 100% hồ sơ thiết kế với các nội dung chính sau:
- Đối tượng đưa vào trồng rừng.
- Diện tích trồng rừng theo hộ.
- Quyền sử dụng đất.
Tổ công tác xã cũng tham gia vào quá trình thiết kế trồng rừng từ đầu đến khi kết thúc, do đó công tác kiểm tra chủ yếu được tiến hành trong phòng.
Các trường hợp hồ sơ thiết kế trồng rừng bị loại:
- Trạng thái đưa vào trồng rừng không đúng.
- Lô thiết kế không thuộc rừng sản xuất.
- Diện tích trồng rừng của hộ gia đình lớn hơn diện tích đã được giao quyền sử dụng đất.
- Các lô trồng rừng chưa được cấp sổ đỏ và dự kiến sẽ không cấp trong vòng 6 tháng tới.
- Các lô thiết kế có sự tranh chấp giữa các hộ gia đình.
Sau khi tiến hành kiểm tra xong, tổ công tác xã phải ký và đóng dấu vào thuyết minh và bản đồ thiết kế trồng rừng.
3. Ban thực hiện cấp huyện
Ban thực hiện dự án cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ thiết kế và kiểm tra thực địa của công trình thiết kế trồng rừng.

(1) Kiểm tra hồ sơ thiết kế:


Ban thực hiện dự án cấp huyện phải tiến hành kiểm tra 30% hồ sơ thiết kế, nội dung kiểm tra gồm:
- Tính lô gích của biện pháp kỹ thuật.
- Tính lô gích của dự toán.
- Quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
(2) Kiểm tra thực địa
Ban thực hiện dự án cấp huyện phải tiến hành kiểm tra thực địa 10% số lô, nội dung kiểm tra gồm:
- Diện tích lô thiết kế.
- Trạng thái và chức năng rừng của lô.
Ban thực hiện dự án cấp huyện phải gửi biên bản kiểm tra về Ban quản lý dự án tỉnh làm cơ sở ra quyết định phê duyệt thiết kế trồng rừng.
(3) Các trường hợp hồ sơ thiết kế bị loại:
- Chưa được giao đất lâm nghiệp hoặc không có dự kiến giao trong 6 tháng tới.
- Diện tích lô sai lớn hơn ±10%.
- Lô không thuộc đối tượng rừng sản xuất.
- Trạng thái của lô nằm ngoài các trạng thái cho phép thiết kế trồng rừng.
4. Ban quản lý dự án tỉnh
Trên cơ sở các kết quả kiểm tra thiết kế trồng rừng của Ban thực hiện cấp huyện, Ban quản lý dự án tỉnh sẽ ra quyết định phê duyệt thiết kế trồng rừng. Các nội dung chính của thiết kế gồm:
(1) Diện tích thiết kế.
(2) Số hộ gia đình tham gia.
(3) Năm trồng, loài cây trồng.
(4) Tổng vốn đầu tư, vốn tự có, vốn vay.

B . thành quả thiết kế trồng rừng


I. Tài liệu
Sản phẩm thiết kế trồng rừng gồm:
(1) Thuyết minh thiết kế trồng rừng cấp xã: 6 báo cáo/xã
(2) Thuyết minh thiết kế trồng rừng theo lô, hộ gia đình: 6 báo cáo/hộ
II. Bản đồ
(1) Bản đồ thiết kế tổng thể theo xã, tỷ lệ: 1/10.000: 6 bản/xã
(2) Bản đồ thiết kế theo hộ gia đình: Tỷ lệ 1/5.000: 7 bản/hộ

PHỤ LỤC 1


Đề cương thuyết minh thiết kế trồng rừng theo lô đến hộ gia đình

A/ THÔNG TIN HỒ SƠ THIẾT KẾ DỰ TOÁN TRỒNG RỪNG

- Tên công trình: ………………………………
- Hộ trồng rừng: , thôn , xã
- Địa điểm: tiểu khu , xã , huyện , tỉnh
- Diện tích trồng: ha.
- Loài cây trồng:
- Tổng vốn đầu tư:
(Bằng chữ: )
+ Nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới : đồng
+ Nguồn vốn tự đầu tư bằng công lao động : đồng
- Thời gian thực hiện : năm
B/ NỘI DUNG
CƠ SỞ LẬP THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG THEO LÔ ĐẾN HỘ GIA ĐINH
- Cơ sở pháp lý
- Tài liệu sử dụng
PHẦN THỨ I
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC THIẾT KẾ

I. Điều kiện tự nhiên


1. Vị trí
Vị trí của lô so với khu vực thôn
Giáp ranh các lô khác hoặc các loại đất khác hoặc tọa độ thuộc khoảnh, tiểu khu
2. Địa hình địa thế
Đặc điểm địa hình các lô trồng rừng
- Độ cao
- Độ dốc
3. Thực bì, thổ nhưỡng
(1) Thực bì
- Loài cây bụi ưu thế; chiều cao.
- Loài thảm tươi ưu thế, chiều cao.
- Độ che phủ của thảm tươi, cây bụi.
- Xác định nhóm thực bì.
(1) Thổ nhưỡng
- Dạng lập địa
- Đặc điểm cơ bản của lập địa:
Độ dầy tầng đất; tỷ lệ đá lẫn; tỷ lệ đá lộ đầu; thành phần cơ giới;
- Xác định nhóm đất
PHẦN THỨ HAI
THIẾT KẾ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG
I. Mục đích
(1) Lập hồ sơ vay vốn.
(2) Xác định diện tích.
(3) Xác định loài cây trồng
(4) Biện pháp kỹ thuật trồng rừng.
II. Nội dung
1. Diện tích thiết kế
Tổng diện tích lô thiết kế: ha.
- Diện tích trừ bỏ: ha.
- Diện tích kinh doanh: ha.
2. Thiết kế kỹ thuật
2.1. Lựa chọn loài cây trồng rừng
(1) Căn cứ lựa chọn cây trồng
- Điều kiện tự nhiên.
- Mục tiêu trồng rừng của dự án
- Loài cây trồng dự án khuyến cáo.
- Loài cây người dân mong muốn trồng
(2) Kết quả lựa chọn loài cây trồng
2.2. Xác định công thức trồng rừng
Căn cứ xác định công thức trồng rừng
- Loại đất đai
- Loại thực bì
- Độ dốc
- Loài cây trồng, mật độ trồng
2.3. Mật độ trồng
- Mật độ trồng: cây/ha.
- Cự ly trồng:
- Hàng cách hàng: m.
- Cây cách cây: m.
2.4. Tiêu chuẩn cây con
- Tuổi của cây con.
- Cây rễ trần hay có bầu, kích thước bầu.
- Chiều cao cây con; đường kính cổ rễ;
- Các tiêu chuẩn khác.
2.5. Phương thức trồng: Trồng thuần loài hay hỗn giao
2.6. Phương pháp trồng:
Trồng bằng cây con được tạo trong túi bầu PE.
2.7. Xử lý thực bì
- Phương thức xử lý thực bì:
- Phương pháp xử lý thực bì:
2.8. Kỹ thuật làm đất
(1) Phương thức làm đất:
(2) Phương pháp làm đất:
2.9. Kỹ thuật trồng
(1) Thời vụ trồng:
(2) Vận chuyển cây con:
(3) Kỹ thuật trồng:
(4) Chăm sóc và bảo vệ
III. Biện pháp thực hiện
1. Tổ chức thực hiện
Phân tích rõ vai trò, trách nhiệm thi công trồng rừng của các bên liên quan:
(1) Hộ gia đình: Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng, quản lý hồ sơ
(2) Tổ công tác cấp xã: Giám sát các nội dung thực hiện của hộ và quản lý hồ sơ
(3) Ban thực hiện dự án cấp huyện: Quản lý, giám sát các nội dung của cấp xã về rừng và hồ sơ rừng
2. Kỹ thuật:
Thực hiện công tác thực thi trồng rừng, quản lý kiểm tra giám sát như các nội dung về tổ chức
IV. Vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế
1. Vốn đầu tư
1. Cơ sở lập dự toán vốn
- Định mức kinh tế kỹ thuật
- Các yếu tố cấu thành loại hình trồng rừng
2. Dự toán vốn đầu tư cho 1 ha
- Công thức 1
- Công thức 2
..................................................
3. Tổng dự toán
4. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn vay:
- Vốn tự có của hộ gia đình:
2. Hiệu quả
(1) Hiệu quả kinh tế:
(2) Hiệu quả xã hội:
(3) Hiệu quả môi trường:
Phần biểu:
Biểu 1: Thống kê diện tích trồng rừng
Biểu 2: Khảo sát các yếu tố tự nhiên
Biểu 3: Thiết kế kỹ thuật
Biểu 4: Dự toán giá thành 1 ha trồng và chăm sóc rừng theo công thức
Biểu 5: Dự toán giá thành chăm sóc 1 ha rừng trồng
Biểu 6: Tổng dự toán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Người thống kê: Ngày tháng năm

BIỂU 2: PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THEO LÔ

Tiểu khu:


Huyện ……………… Xã ………………. Thôn ……………….
Hộ gia đình:

TT Lô
Hạng mục


1 Địa hình
a Độ cao
- Tuyệt đối ( m )
- Tương đối ( m )
b Độ dốc trung bình
c Hướng dốc chính
2 Đất
a Đá mẹ
b Loại đất
c Độ sâu tầng đất (cm)
d Thành phần cơ giơí
e Tỉ lệ đá lẫn %
g Độ chặt
h Tỉ lệ đá nổi %
i Tình hình xói mòn
k Nhóm đất
3 Thực bì
a Loại thực bì ưu thế
b Tình hình sinh trưởng
c Chiều cao bình quân (m)
d Độ che phủ %
e Nhóm thực bì
4 Khí hậu
- Sương gió hại
5 Cự ly VC cây con (km)
6 Cự ly đi làm (km)
Người khảo sát: Ngày tháng năm

Người tính toán: Ngày tháng năm


Người tính toán: Ngày tháng năm

Người tính toán: Ngày tháng năm

Người tổng hợp: Ngày tháng năm
PHỤ LỤC 2
Đề cương thuyết minh tổng hợp thiết kế trồng rừng cấp xã

A/ THÔNG TIN HỒ SƠ THIẾT KẾ DỰ TOÁN TRỒNG RỪNG

- Tên công trình:
- Địa điểm: xã , huyện , tỉnh
- Diện tích trồng : ha.
- Loài cây trồng :
- Tổng vốn đầu tư :
(Bằng chữ: ………………..)
+ Nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới : đồng
+ Nguồn vốn tự đầu tư bằng công lao động : đồng
- Thời gian thực hiện : năm
B/ NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐÈ
CƠ SỞ LẬP THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG CẤP XÃ
- Cơ sở pháp lý
- Tài liệu sử dụng
PHẦN THỨ I
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC THIẾT KẾ

I. Điều kiện tự nhiên


1. Vị trí
Vị trí của xã so với trung tâm của huyện; khoảng cách từ trung tâm huyện đến đến xã tham gia dự án.
(1) Vị trí địa lý của xã
(2) Ranh giới xã
- Phía Bắc giáp ………………
- Phía Nam giáp ………………
- Phía Đông giáp ………………
- Phía Tây giáp ……………….
(3) Vị trí các khu khu vực thiết kế (khoảnh, tiểu khu)
2. Địa hình địa thế
(1) Đặc điểm địa hình của xã:
- Dạng địa hình:
- Độ cao thấp nhất – cao nhất.
- Độ dốc thấp nhất – cao nhất.
(2) Đặc điểm địa hình các khu thiết kế trồng rừng
- Độ cao thấp nhất – cao nhất.
- Độ dốc thấp nhất – cao nhất.
- Độ dốc
3. Khí hậu, thủy văn
(1) Khí hậu
Nêu rõ đặc điểm khí hậu của khu vực:
- Chế độ nhiệt:
- Chế độ mưa, ẩm
- Chế độ gió
(2) Thủy văn
- Các sông suối chính trên địa bàn xã.
- Các hồ, đập.
- Lưu lượng nước phân theo mùa
- Khả năng cung cấp nước
4. Thực bì, thổ nhưỡng
(1) Thực bì
- Loài cây bụi ưu thế; chiều cao.
- Loài thảm tươi ưu thế, chiều cao.
- Độ che phủ của thảm tươi, cây bụi.
- Phân bố các nhóm thực bì trong các khu vực thiết kế
(2) Thổ nhưỡng
- Dạng lập địa
- Đặc điểm cơ bản của lập địa:
Độ dầy tầng đất; tỷ lệ đá lẫn; tỷ lệ đá lộ đầu; thành phần cơ giới;
- Phân bố các nhóm đất trong các khu vực thiết kế
II. Dân sinh, kinh tế xã hội
1. Dân số – lao động
(1) Dân số:
- Tổng số nhân khẩu.
- Dân số phân theo giới.
- Dân số phân theo dân tộc.
(2) Lao động:
- Tổng số lao động ....;
- Lao động phân theo ngành;
- Số lao động dư thừa;
2. Thực trạng kinh tế
(1) Nêu khái quát về đặc điểm kinh tế của xã
- Cơ cấu kinh tế
- Thu thập bình quân/người/năm.
- Lương thực bình quân/người.
(2) Sản xuất của các ngành
a. Sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt.
- Chăn nuôi.
- Tổng sản lượng lương thực, lương thực bình quân/người.
b. Sản xuất lâm nghiệp
- Các hoạt động phát triển rừng: Trồng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi.
- Các hoạt động khai thác rừng.
- Chế biến lâm sản (nếu có)
- Sản xuất giống lâm nghiệp.
c. Các ngành khác: Tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ;
3. Cơ sở hạ tầng
(1) Giao thông
- Hệ thống giao thông của xã.
- Điều kiện giao thông khu vực thiết kế.
(2) Cơ sở hạ tầng khác
Y tế; giáo dục; thủy lợi; điện; …

PHẦN THỨ HAI


KẾT QUẢ THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG CẤP XÃ
I. Mục đích
(1) Lập hồ sơ vay vốn.
(2) Xác định diện tích.
(3) Xác định loài cây trồng
(4) Biện pháp kỹ thuật trồng rừng.
II. Nội dung
1. Kết quả thiết kế
1.1. Phân bố diện tích
Bảng 1: Diện tích thiết kế phân theo tiểu khu
TT Hạng mục Tổng (ha) Diện tích trừ bỏ Diện tích kinh doanh
Tổng DT thiết kế
1 Tiểu khu ......
2 Tiểu khu ......
1.2. Diện tích thiết kế theo tiến độ
1.3. Số lượng hộ dân tham gia dự án
1.4. Khối lượng các hạng mục lâm sinh
2.Thiết kế kỹ thuật
2.1. Chọn loại cây trồng
(1) Căn cứ lựa chọn cây trồng
- Điều kiện tự nhiên: Loại đất, Độ dốc, Đất, Điều kiện giao thông
- Mục tiêu trồng rừng của dự án.
- Loài cây trồng dự án khuyến cáo.
- Loài cây người dân mong muốn trồng
(2) Kết quả lựa chọn loài cây trồng
2.2. Tổng hợp công thức trồng rừng
Căn cứ công thức trồng rừng các hộ gia đình tổng hợp toàn xã
- Công thức 1: ha
- Công thức 2: ha
2.3. Mật độ trồng
- Mật độ trồng: cây/ha.
- Cự ly trồng:
- Hàng cách hàng: m.
- Cây cách cây: m.
2.4. Tiêu chuẩn cây con
- Tuổi của cây con.
- Cây rễ trần hay có bầu, kích thước bầu.
- Chiều cao cây con; đường kính cổ rễ;
- Các tiêu chuẩn khác.
2.5. Phương thức trồng:
Trồng thuần loài hay hỗn giao
2.6. Phương pháp trồng:
Trồng bằng cây con được tạo trong túi bầu PE.
2.7. Xử lý thực bì
- Phương thức xử lý thực bì:
- Phương pháp xử lý thực bì:
2.8. Kỹ thuật làm đất
(1) Phương thức làm đất:
(2) Phương pháp làm đất:
2.9. Kỹ thuật trồng
(1) Thời vụ trồng:
(2) Vận chuyển cây con:
(3) Kỹ thuật trồng:
(4) Chăm sóc và bảo vệ
III. Giải pháp thực hiện
1. Tổ chức thực hiện
Phân tích rõ vai trò, trách nhiệm thi công trồng rừng của các bên liên quan:
(1) Hộ gia đình:
(2) Tổ công tác cấp xã:
(3) Ban thực hiện dự án cấp huyện:
2. Kỹ thuật
IV. Vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế
1. Vốn đầu tư
1.1.Cơ sở lập dự toán vốn
- Định mức kinh tế kỹ thuật
- Các yếu tố cấu thành loại hình trồng rừng
1.2. Dự toán vốn đầu tư cho 1 ha
- Loại hình 1
- Loại hình 2
..................................................
1.3. Tổng dự toán
1.4. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn vay:
- Vốn tự có của hộ gia đình:
2. Hiệu quả
(1) Hiệu quả kinh tế:
(2) Hiệu quả xã hội:
(3) Hiệu quả môi trường:
Phần biểu:
Biểu 1: Thống kê diện tích trồng rừng theo hộ
Biểu 2: Dự toán giá thành 1 ha trồng rừng (theo công thức trồng rừng)
Biểu 3: Dự toán giá thành chăm sóc rừng cho 1 ha rừng trồng
Biểu 4: Tổng hợp vốn đầu tư trồng rừng theo hộ năm

Ngày thống kê: Người tính toán:


Ngày tính toán: Người tính toán:

Ngày tính toán: Người tính toán:

Ngày tính toán: Người tính toán:


PHỤ LỤC 3

PHẾU ĐO ĐẠC ĐỊA BÀN BA CHÂN


Huyện:.......................................... ........ Xã......................................
Thôn ............. ... Tiểu khu ……………….Trang số...............................

Điểm đặt máy


Điểm ngắm Góc phương vị Góc đứng
(độ) Khoảng cỏch
Ghi chỳ
Trị số
đọc Trị số
T.B Nghiờng
(m) Bằng
(m)
Người đo............................................ Ngày tháng năm
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY CHỦ YẾU CHO TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT THEO VÙNG SINH THÁI LÂM NGHIỆP.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/.2005/QĐ-BNN ngày 15 .tháng 3 .năm 2005)
1. Vùng Bắc Trung bộ (BTB) gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
1) Huỷnh (Tarrietia javanica Blume )
2) Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss)
3) Keo lưỡi liềm (Acasia crassicarpa A.Cunn. ex Benth)
4) Keo lá tràm ( Acaria auriculiformis A.Cunn.ex.Benth )
5) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
6) Thông caribê ( Pinus caribaea Morelet )
7) Bạch đàn tere (Eucalyptus tereticornis Sam )
8) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)
9) Bạch đàn lai ( các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere)
10) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis)
11) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f.)
12) Luồng (Dendrocalamus membranceus Munro)
13) Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh.et.de Vries
14) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex lecomte )
15) Quế (Cinamomum casia (L) J.Presl.)
16) Sồi phảng (dẻ bốp, cồng) ( Lithocarpus fissus Champ. ex benth.)
2. Vùng Nam Trung bộ (NTB) gồm 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
1) Xoan ta (Melia azedarach L)
2) Bông gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn )
3) Dầu rái ( Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don)
4) Sao đen ( Hopera odorata Roxb)
5) Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth)
6) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth)
7) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
8) Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet)
9) Bạch đàn Camall (Eucalyptus camaldulensis Dehanh )
10) Bạch đàn têre (Eucalyptus tereticornis Sam )
11) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis)
12) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f. )
13) Quế (Cinamomum casia ( L.) J.Pretl )
14) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte)
Read more: http://www.sinhviennonglam.com/forum/showthread.php?t=2660#ixzz0wBtK15ns
Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 100.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương