KỸ thuật gieo ưƠm cây keo



tải về 21.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích21.56 Kb.
#31373
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM CÂY KEO


  1. Giá trị kinh tế:

Gỗ cây Keo dùng chế biến bột giấy, sợi nhân tạo, làm củi đun và đồ gia dụng.

Trồng Keo còn nhằm cải tạo tính chất đất, ngăn chặn xói mòn và bảo vệ đất. Cây Keo có tán lá xanh, hoa đẹp nên được trồng để tạo phong cảnh đẹp ở công viên, bệnh viện... Keo cũng được trồng nhằm cải thiện môi trường sinh thái.



  1. Điều kiện sinh thái:

Cây Keo (Acacia) được nhập giống vào nước ta từ nhiều năm qua. Các loài Keo hiện được trồng phổ biến là: Keo lá tràm (Acacia auriculiformis); Keo tai tượng (Acacia mangium); Keo lai (là giống lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng). Keo tai tượng trồng nơi thích hợp, sau 3 năm sản lượng có thể đạt từ 10 – 15m3/ha/năm.

Các loài Keo nói chung thích hợp ở vùng nhiệt đới ẩm, nhiẹt độ bình quân hàng năm trên 220C (cao tuyệt đối là 41,50C, thấp tuyệt đối 30C),lượng mưa bình quân hàng năm 1500 – 1800mm. Độ cao nơi trồng ở phía Bắc dưới 500m, với phía Nam dưới 800m.

Keo có thể trồng được ở nhiều loại đát: đất phù sa không ngập úng, đất cát ổn định và màu mỡ, đất đồi núi, đất nghèo xấu.... Do đó trồng Keo để cải tạo và phủ xanh đồi trọc. Không trồng Keo được ở các bãi cát di động, cát trắng ven biển. Những yêu cầu tối thiểu về đất để các loài Keo phát triển là: Độ dày tàng đất 20cm, pH > 3, hàm lượng mùn > 1%.


  1. Kỹ thuật gieo ươm:

    1. Hạt giống:

Hạt giống thu hái từ cây mẹ có tuổi 5 trở lên, từ các cây trồng phân tán hay từ rừng giống, hoặc giống hom của cành Keo lai tự nhiên.

Thu hái quả vào cuối tháng 3, khi vỏ qủa chuyển từ màu xanh sang nâu. Quả Keo thuộc loại quả khô, tự nứt. Quả hái về phải loại bỏ các vật lẫn rồi vun thành từng đống rộng khoảng 1m, cao 30 – 50cm, ủ trong 2 – 3 ngày để cho quả chín đều, mỗi ngày đảo quả 1 lần. Sau đó phơi quả trong nắng nhẹ, quả tự tách và hạt rơi ra. Làm sạch hạt , loại bỏ vật lẫn, phơi hạt thêm 1 – 2 nắng nữa rồi cất trữ bảo quản.

Cây mẹ lấy giống tán cây phải đều, thân thẳng và nhẵn, phát triển mạnh, không bị sâu bệnh.

Bảo quản hạt theo cách cất khô thông thường có thể giữ phẩm chất hạt tới 18 tháng, nếu bảo quản khô lạnh tuổi thọ của hạt kéo dài vài năm, thông thường thời gian bảo quản hạt không quá 1 năm.



    1. Kỹ thuật tạo cây con:

  1. Thời vụ gieo hạt: Gieo hạt trước khi trồng rừng khoảng 3 tháng. Đối với miền Bắc gieo hạt vào tháng 2, bắc trung bộ và duyên hải miền trung là tháng 6 – 7, Tây Nguyên đông Trường Sơn là tháng 2 – 3, Tây Nguyên tây Trường Sơn là tháng 3 – 4, Nam bộ là tháng 2 – 3.

  2. Xử lý hạt:

Dùng nước sôi, đổ hạt giống vào đảo đều trong nước sôi khoảng 30 giây (2 lượng nước sôi + 1 lượng hạt). Đổ hạt ra và ngâm trong nước lã 12 giờ. Sau đó rửa sạch hạt và cho vào túi vải đem ủ, rửa chua hạt 2 lần/ngày. Ủ khoảng 2 – 3 ngày thì hạt nứt nanh đem gieo, số hạt chưa nảy mầm tiếp tục ủ.

  1. Làm đất: Công việc làm đất gieo hạt Keo gồm các khâu sau:

  • Chuẩn bị đất để gieo vãi trên luống, cấy cây trên luống và cấy cây trên bầu.

  • Luống gieo và luống cấy cây: Sử dụng đất cát pha thoát nước, đất được cày bừa kỹ, đập tơi nhỏ, xử lý đất trước khi gieo 1 ngày bàng dung dịch Boocdo 0,5% hoặc Benlat 0,1%. Lên luống và bón lót (Phân chuồng hoai 7 – 8kg + super lân 100g cho 1m2 đất). Tưới nước đủ ẩm trước khi gieo.

  • Tạo bầu đất: Vỏ bầu bằng Polyêtylen kích thước 5 x 11cm.

  • Thành phần ruột bầu gồm: 84% đất mặt ở vườn ươm + 5% đất mặt dưới rừng Keo + 10% phân hữu cơ ủ hoai + 1% Super lân. Đóng bầu và xếp lên luống.

  1. Gieo hạt và cấy cây:

  • Gieo hạt trực tiếp vào bầu, mỗi bầu gieo 1 – 2 hạt đã nứt nanh (cắm phần rễ mầm nhú xuống dưới), lấp đất kín bằng chiều dày của hạt, rồi tưới nhẹ nước bằng thùng ô doa và che phủ bầu gieo.

Cũng có thể gieo vãi hạt trên luống gieo, nhằm tạo cây mầm để cấy vào bầu đất. Mật độ gieo hạt 1kg trên 10m2 đất.

  • Cấy cây: Thông thường cấy cây màm vào bầu đất để sau này đem cây đi trồng, phải tưới ẩm cho bầu đất rồi mới cấy cây. Cây mầm để cấy có hình que diêm, có 2 – 3 đôi lá non, thân dài 1,5 – 2,5cm. Dùng que nhọn tạo lỗ sâu ở giữa bầu, đặt cây mầm vào lỗ, bộ rễ cây phải thẳng, lấp đất gần sát lá mầm, nén chặt đát quanh gốc cây mầm.

  1. Chăm sóc vườn gieo, ươm cây:

Trong vòng 45 ngày sau khi gieo hoặc cấy, cây màm phải được tưới nước 1 – 2 lần/ngày, đất phải luôn ẩm. Làm cỏ phá ván 15 – 20 ngày một lần. Khi cây được 2 tháng phải đảo bầu xén rễ, chọn bầu cây đạt tiêu chuẩn, trồng xếp riêng, loaị bỏ bầu cây không đạt tiêu chuẩn. Sau khi gieo hạt và cấy cây vào bầu 7 ngày, phải tiến hành tra hạt hay trồng dặm cây vào bàu có cây chết.

Cây đạt 1 tháng tuổi thì bón thúc 2 – 3 lần, 15 ngày bón 1 lần. Thường dùng phân NPK nồng độ 2 – 3%, tưới 2 lít/m2, sau khi tưới phân phải rửa lá bằng nước sạch.

Trừ bệnh hại cây Keo trong vườn gieo ươm thường dùng các loại thuốc Benlate 0,5% hoặc Boocdo 0,5% - 1% (tùy theo bệnh nặng nhẹ mà nồng độ có khác nhau). Trừ sâu hại Keo thường dùng thuốc Fonitrotion 0,5% ....


  1. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:

Cây con đem trồng phải đạt tiêu chuẩn: Tuổi cây từ 2,5 – 3,5 tháng tuổi, chiều cao cây là 20 – 25cm, đường kính cổ rễ từ 2mm trở lên. Cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, không cụt ngọn, bầu không vỡ ...

  1. Kỹ thuật trồng rừng:

    1. Làm đất:

Nơi ít cây hoang dại, tiến hành đào hố trồng cây ngay. Nơi cây hoang dại mọc dày, phải tiến hành phát dọn thực bì toàn diện hay theo băng rồi mới đào hố trồng cây.

Sau khi phát dọn cây hoang dại tiến hành làm đất. Đất dốc thì đào, lấp hố và trồng cây ngay. Nơi đất dốc ít cày toàn diện tích hay cày theo băng rồi mới đào, lấp hố và trồng cây. Đất sâu tốt kích thước hố 30 x 30 x30cm hoặc 40 x 40 x 40cm, nơi đất nông, xấu kích thước hố 20 x 20 x 20cm. Lấp hố trước khi trồng 7 – 10 ngày, trộn đều đất trong hố. Nếu có điều kiện thì bón lót với liều lượng: phân chuồng hoai 0,5 – 1kg/1 hố hoặc NPK 0,05kg/1 hố. Bón lót cùng với thời gian lấp đất.



    1. Mật độ và thời vụ trồng:

  • Mật độ: trồng cây để lấy gỗ, mật độ trồng 1600cây – 2500cây/ha. Trồng rừng phòng hộ mật độ trồng 2500cây – 3300cây/ha. Trồng Keo hỗn giao với các loài cây khác, thì mật độ Keo phải là 1600cây – 2500cây/ha.

  • Thời vụ trồng: Thời vụ trồng các tỉnh phía Bắc là tháng 3 – 5, với các tỉnh miền trung từ tháng 9 – 11, Đông Trường Sơn là tháng 5 – 6, Tây Trường Sơn (Tây Nguyên) từ tháng 6 – 7, Nam bộ tháng 5 – 6.

    1. Trồng cây:

Chọn cây đủ tiêu chuẩn và ngày râm mát để trồng. Trộn đều đất, lấp đất đầy hố, tạo lỗ đủ để đặt bầu cây. Xé vỏ bầu và đặt cây vào hố ngay thẳng, cân đối, lấp đất, lèn chặt.

  1. Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:

Sau khi trồng rừng 1 – 3 tháng, phải kiểm tra, trồng dăm những cây đã chết. Chăm sóc liên tục trong 3 năm đầu. Nội dung chăm sóc giống như công việc chăm sóc rừng trồng Bạch đàn. Nếu có điều kiện thì bón thúc cho cây trồng vào năm thứ nhất (nếu không bón lót), lượng bón là phân NPK 0,05kg/1 gốc cây.

Nghiêm cấm chặt phá rừng, cấm chăn thả trâu bò trong 3 – 5 năm đầu khi rừng mới trồng. Lập kế hoạch phòng cháy, phòng trừ sâu bệnh hại.

tải về 21.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương