KỸ NĂng sinh tồn survival skills



tải về 17.16 Mb.
trang1/53
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích17.16 Mb.
#36026
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   53
KỸ NĂNG SINH TỒN
Survival skills are techniques a person may use for an indefinite duration to survive a dangerous situation (also see bushcraft ). Kỹ năng sinh tồn là một kỹ thuật mà người ta có thể sử dụng để sống sót một thời gian trong một tình huống nguy hiểm.Generally speaking, these techniques are meant to provide the basic necessities for human life: fire , water , food , shelter , habitat , and the need to think straight , to signal for help , to navigate safely , to avoid unpleasant interactions with animals and plants , and for first aid . Nói chung, các kỹ thuật này là nhằm cung cấp cho chúng ta những kiến thức để có thể tồn tại ở những nơi mà nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người như: lửa, nước, thức ăn, chỗ ở, tiện nghi . . . hoàn toàn thiếu thốn. In addition, survival skills are often basic ideas and abilities that ancient humans had to use for thousands of years, so these skills are partially a reenactment of history.

Kỹ năng sinh tồn còn có nghĩa là chúng ta ứng dụng ý tưởng và khả năng mà con người cổ xưa đã sử dụng trước đây hàng ngàn năm. Do đó, các kỹ năng này là một phần của lịch sử. Many of these skills are the ways to enjoy extended periods of time in remote places, or a way to thrive in nature. Nhiều người đã sử dụng các kỹ năng này như là những cách để tồn tại trong một thời gian dài ở những nơi xa xôi hoang dã. Some people use these skills to better appreciate nature and for recreation, not just survival. Một số người khác thì sử dụng những kỹ năng xưa nhưng đã được cập nhật và hiện đại để tự đánh giá bản thân trước thiên nhiên trong những cuộc thám du, leo núi, khám phá thiên nhiên hoang dã, những nơi chưa có con người . . .



Such skills are presented as useful in situations such as storms or earthquakes or in dangerous locations such as desert, mountains, and jungle.Những kỹ năng sinh tồn mà chúng tôi trình bày trong sách này có thể dùng để đối phó với những tình huống như bão tố, động đất hoặc trong các vùng hoang dã nguy hiểm như sa mạc, núi rừng, băng tuyết, đầm lầy . . . Every different situation or location is said to present a different range of dangers - ( see hazards of outdoor activities ). Vì là một loại sách bỏ túi, nên chúng tôi chú ý nhiều đến những hình ảnh minh họa và rút gọn những sự miêu tả. Để tìm hiểu thêm, xin quý vị tìm đọc cuốn: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SINH TỒN NƠI HOANG DÃ của cùng một tác giả.

One widely circulated concept to help set priorities is called the " Rule of Three ": [ 4 ] Employed a mnemonic device, the Rule of Three states: Một trong những khái niệm sinh tồn được lưu hành rộng rãi đó là 3 nguyên tắc:

  1. Humans cannot survive more than three hours exposed to extreme low-temperature. Con người không thể sống sót nhiều hơn ba giờ khi tiếp xúc với nhiệt độ cực thấp.

  2. Humans cannot survive more than three days without water. Con người không thể sống sót nhiều hơn ba ngày mà không có nước.

  3. Humans cannot survive more than three weeks without food. Con người không thể sống sót nhiều hơn ba tuần mà không có thức ăn.

The Rule of Three is often otherwise formulated and is viewed by commentators as a rough guide. Kỹ năng sinh tồn là một kỹ năng mà chúng tôi hy vọng là các bạn sẽ không bao giờ cần đến. Tuy nhiên, nếu không được chuẩn bị, chắc chắn các bạn khó mà tồn tại nơi hoang dã trong một thời gian dài.
Các kỹ năng cần được rèn luyện

Để có thể tồn tại ở một nơi hoang vu khắc nghiệt, các bạn phải cần đến nhiều kiến thức và kỹ năng để kiến tạo một nơi trú ẩn, tìm ra thức ăn, tạo ra lửa, và di chuyển mà không có sự trợ giúp của các thiết bị hỗ trợ cơ bản. Some people with little or no survival training have managed to survive life-threatening circumstances. Một số người được đào tạo ít hoặc không có đào tạo thì khó mà chủ động được trong những trường hợp như thế này. Some people with survival training have not used their skills and died. Một số người khác được đào tạo bài bản, nhưng do quá hoang mang lo sợ, không biết cách ứng dụng các kỹ năng cũng như kiến thức của mình, đành bó tay chờ chết. A key ingredient in any survival situation is the mental attitude of the individual(s) involved.Chìa khóa quan trọng trong bất cứ tình huống nào là luôn sống với tinh thần và thái độ tích cực, lạc quan. Several other skills are often referenced as being desirable or necessary. Một số kỹ năng cần được rèn luyện trước bao gồm:



  • Kiến thức về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường, động thực vật . . .

  • Các phương pháp tìm phương hướng.

  • Đọc và sử dụng bản đồ.

  • Kỹ thuật di chuyển, leo núi, vượt chướng ngại

  • Kỹ thuật lều trại và các cách làm chòi trú ẩn bằng vật liệu thiên nhiên.

  • Thủ công, nghề rừng. Nút dây

  • Kỹ thuật săn bắn đánh bắt.

  • Biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường.

  • Cứu thương và cấp cứu

  • Phòng và chữa một số bệnh thường gặp .

  • Phương pháp tạo ra lửa

  • Cách tìm nước

  • Tìm thực phẩm

  • Cách tạo vật dụng từ nguyên liệu thiên nhiên

  • Chế tạo thuyền bè

  • Chế tạo công cụ và vũ khí

  • Xây dụng nơi trú ẩn


CHUẨN BỊ
CHUẨN BỊ TINH THẦN

Commentators note that the mind and its processes are critical to survival.TINH Tinh thần là một yếu tố rất quan trọng để tồn tại. It is said that the will to live in a life and death situation often separates who lives and who does not.Laurence Gonzales trong cuốn sách, "Tồn tại lâu dài: Ai Sống, Ai chết và Tại sao" mô tả câu chuyện của một cô gái mười tuổi, là nạn nhân của một tai nạn máy bay trong rừng Amazon.With no formal training and only her confirmation clothes, she walked through the jungle for several days with parasitic insects boring under her skin and no food, she reached a village and got help. Cô ta chưa hề được đào tạo về kỹ năng sinh tồn. và với một bộ áo quần trên người, cô đã đi bộ xuyên qua cánh rừng đầy dẫy côn trùng bám vào dưới da của mình. Vài ngày sau, cô đến được một ngôi làng và được cứu thoát. Cô là người duy nhất sống sót nhờ tinh thân kiên định và ý chí sống còn của mình, trong khi những người khác thì chết do suy sụp tinh thần.

It takes much more than the knowledge and skills to build shelters, get food, make fires, and travel without the aid of standard navigational devices to live successfully through a survival situation. Để sống sót, kỹ năng là điều quan trọng, nhưng quan trọng nhất là giải quyết được vấn đề tư tưởng. Phải giữ được lòng tin và tinh thần phấn đấu. Phần đông nạn nhân bị chết vì kinh hoàng và lo sợ dẫn đến điên loạn. Họ chết trước khi nguồn sinh học trong cơ thể họ thật sự cạn kiệt.

Các bạn cần phải tin tưởng rằng: với ý chí và nghị lực, các bạn có thể làm nên những chuyện phi thường.



There is a psychology to survival.Cần phải có một ý chí và nghị lực cao để có thể sống còn. The soldier in a survival environment faces many stresses that ultimately impact on his mind. Ngay cả những chiến binh được đào tạo bài bản, nhưng khi phải đối mặt với quá nhiều căng thẳng, sẽ tác động đến tâm lý của mình. These stresses can produce thoughts and emotions that, if poorly understood, can transform a confident, well-trained soldier into an indecisive, ineffective individual with questionable ability to survive.Và nếu thiếu nghi lực, có thể chuyển đổi từ một người dũng cảm, tự tin, thành một quân nhân do dự, hèn nhát . . . dẫn đến sự lung lạc của cả một tập thể. Vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hiểu và có thể nhận ra rằng: những căng thẳng thường được đi đôi với sự sống còn. Căng thẳng có hai mặt; mặt tích tực và mặt tiêu cực

  • Fear - Once one recognizes a survival situation, one of the initial reactions noted is fear. Sợ hãi - Một trong những phản ứng đầu tiên đáng lưu ý là sự sợ hãi. It is said to be a perfectly normal reaction; however, fear is pictured as the enemy - the "mind killer," that can drastically lessen ability to make clear decisions. Đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sợ hãi là kẻ thù của sự sống còn, nó có thể tê liệt trí óc, làm suy giảm khả năng suy nghĩ để làm rõ các quyết định. This, in turn, is said to lessen the chances for survival. Điều này dẫn đến giảm cơ hội cho sự tồn tại. In an effort to minimize one's fears, it is suggested to train in realistic situations to condition oneself to have a "hard-wired" positive approach to setting survival priorities and getting busy meeting them

Trong một nỗ lực để giảm thiểu sự sợ hãi, người ta huấn luyện với các tình huống thực tế trong điều kiện để học viên phải đối mặt với những nỗi ám ảnh về việc lo sợ côn trùng, cô đơn nơi vắng vẽ, hãi hùng trong đêm tối, v.v… đủ vượt qua những sợ hãi, để có thể thực hiện nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu sống còn của họ.

  • Anxiety – Typically, anxiety and fear appear to run hand-in-hand. Lo lắng - Thông thường, sự lo lắng và sợ hãi xuất hiện cùng một lúc. Anxiety may start as an uneasy feeling in the pit of one's stomach, but by the time the fears are added into the mix, anxiety may quickly spiral out of control. Lo lắng có thể bắt đầu như là một cảm giác bất an trong lòng, rồi càng ngày, sự lo lắng được pha trộn thêm sự sợ hãi làm tê liệt mọi ý chí và sự minh mẫn của đầu óc, Anxiety will often take over the mind and quickly make it difficult to make rational decilàm cho chúng ta khó khăn trong việc thực hiện các quyết định hợp lý. Anxiety is portrayed as a serious barrier to focusing on the tasks at hand.

  • Panic - We are warned that if fear and anxiety are left unchecked, panic will set in. Panic will lead to impulsive actions and loss of self control and may lead to dire consequences, including death. Hãy bình tĩnh - Chúng tôi khuyên các bạn hãy cố bình tĩnh (cho dù rất khó), vì nếu các bạn quá lo lắng và sợ hãi, sẽ dẫn đến những hành động mất kiểm soát và có thể đưa đến những hậu quả thảm khốc, bao gồm cả cái chết.

  • Thất vọng và tức giận - Frustration arises when a person is continually thwarted in his attempts to reach aThất vọng và tức giận phát sinh khi các bạn dồn mọi nỗ lực thực hiện những hoạt động để sinh tồn (như việc tạo ra lửa chẳng hạn) nhưng liên tục bị thất bại. Lúc đó, các bạn có cảm giác như cả bầu trời bị sụp đổ. Chán nãn và thất vọng, các bạn muốn buông xuôi tất cả.

Các bạn hãy nhớ rằng: mThe goal of survival is to stay alive until you can reach help or until help can reach yoục tiêu của chúng ta là sống sót cho đến khi có thể tiếp cận đến sự hỗ trợ (hay sự hỗ trợ tiếp cận với chúng ta), vì vậy, để đạt được mục tiêu này, các bạn phải hoàn tất một số công việc với các nguồn sinh lực tối thiểu, cho nên các bạn không được thất vọng hay chán nãn. Hãy kiên trì thực hiện những kỹ năng mà bạn đã học, đã đọc trên sách báo, đã nhìn thấy trên TV . . . và hãy đứng lên. Nếu không, hoang dã sẽ nhấn chìm bạn.

  • Trầm cảm - Trầm cảm là một cảm giác phổ biến trong các tình huống sống nơi hoang vu, đặc biệt là khi sống một mình. It is inevitable, in trying to do these tasks, that something will go wrong; that something will happen beyond the soldier's control; and that with one's life at stake, every mistake is magnified in terms of its importan

Depression – An overall sense of depression is noted as common in wilderness survival situations, especially if alone.Overwhelming depression is said to lead to the body shutting down, and not unlike anxiety, causing one to give up hope. Quá trầm cảm có thể dẫn đến sự suy sụp tinh thần, nó thường liên kết chặt chẻ với thất vọng và tức giận. để chống lại trầm cảm, các bạn nên tích cực hoạt động, xây dụng những “cơ ngơi” tiện nghi và ấm áp, thu thập nước, tạo lửa . . . cố gắng để cải thiện cuộc sống. Thành quả của công việc sẽ giúp cho các bạn hưng phấn và lên tinh thần

  • Loneliness and BoredoCô đơn và chán nản - Man is a social animalCon người là một động vật có tính cộng đồng. This means we, as human beings, enjoy the company of others. Điều này có nghĩa là chúng ta, những con người, thích sống quần tụ. Very few people want to be alone all the time! As you are aware, there is a distinct chance of isolation in a survival setting. Rất ít người muốn được ở cô đơn một mình.

Đối với một số người, đôi khi sống tách biệt lại là một điều hay. Vì khi đó, óc tưởng tượng và sự sáng tạo trong người của họ trổi dậy một cách bất ngờ. When required to do so, you may discover some hidden talents and abilities. Họ có thể khám phá một số tài năng và khả năng tiềm ẩn tưởng như đã bị triệt tiêu do được xã hội cung cấp mọi tiện nghi có sẵn và họ chỉ cần hưởng thụ mà không cần phải sáng tạo gì cả. Nhưng đối với một số người khác thì ngược lại, cô đơn và chán nản có thể là nguồn gốc của trầm cảm khác. As a soldier surviving alone, or with others, you must find ways to keep your mind productively occupied. Vì thế, các bạn cần giữ cho đầu óc bận rộn với những tư tưởng sáng tạo, hoạt động hữu ích . . . Ngoài ra, bạn cần phải phát triển một mức độ của tính tự lập. You must have faith in your capability to "go it alone." Bạn phải có niềm tin vào khả năng của bạn là “ta có thể sống một mình”

[ 22 ] Tài liệu hướng dẫn

A survival manual is a book used as reference in situations where a human's survival is threatened - expected or unexpected. Ở Việt Nam, rất hiếm tài liệu hướng dẫn về kỹ năng sinh tồn. Trước đây, chúng tôi đã viết cuốn SINH TỒN NƠI HOANG DÃ khá đầy đủ nhưng hơi cồng kềnh đối với hành trang của một người hoạt động ngoài trời. Riêng với cuốn Kỹ năng sinh tồn này, chúng tôi rút gọn lại để đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ là gọn, nhẹ.

Nếu có trình độ ngoại ngữ, các bạn có thể tìm đọc các cuốn SAS Survival handbook, U.S. Army Survival Manual (FM 21-76)U.S Air Force Survival Manual (AF 64-4).



CHUẨN BỊ THỂ CHẤT

Rèn luyện sức khỏe

Nơi hoang dã là một môi trường rất khắc nghiệt, đầy dẫy lam sơn chướng khí, rừng thiêng nước độc. Các bạn còn phải tiêu hao rất nhiều năng lượng do mang trên vai hành trang nặng nề, sử dụng đôi chân để vượt những chặng đường dài mà không dễ đi chút nào, phải leo núi, băng sông, vượt lầy, cắt rừng... Một người có thể lực trung bình thì cũng khó mà đảm đương nổi.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần của các bạn, nếu các bạn không bình tĩnh tự tin, không có nghị lực và quyết tâm cao, không có máu phiêu lưu và đam mê thiên nhiên... thì mọi sở học của các bạn cũng vô ích.
Kiến thức về thiên nhiên

Là một vấn đề rất quan trọng đối với những người chuẩn bị tiến hành các cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Nếu không am hiểu về thiên nhiên, các bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc sinh tồn nơi hoang dã. Nếu không có kiến thức về thiên nhiên, các bạn có thể hoảng loạn trước những con vật xù xì gớm ghiếc nhưng vô hại và mất cảnh giác trước những con côn trùng nhỏ bé hoặc những con vật có màu sắc sặc sỡ đáng yêu nhưng lại rất nguy hiểm.

Các bạn cũng cần phải biết phân biệt được những cây, hoa, lá, rễ, củ... có thể làm thực phẩm hay thuốc chữa bệnh hoặc mang nhiều độc tố chết người. Biết tiên đoán thời tiết để khỏi bị động trước mọi hiện tượng của thiên nhiên.
Trang bị

Trang bị tốt và đầy đủ là yếu tố quan trọng để tổ chức một cuộc sống nơi hoang dã được tiện nghi, an toàn và thành công.



Trang bị nhiều lương khô, thuốc men, dụng cụ cấp cứu, bản đồ địa bàn, dụng cụ phát tín hiệu cấp cứu, máy truyền tin... tùy theo mục đích hoặc địa thế, chúng ta có thể trang bị thêm: phao vượt sông, dụng cụ leo núi... và một vật không thể thiếu đó là “túi mưu sinh” (Survival Kit), là một túi nhỏ, trong đó đựng những vật dụng thiết yếu nhất để có thể sinh tồn nơi hoang dã (xin xem bảng liệt kê vật dụng). Người được trang bị tốt là người tháo vát, có thể tận dụng tối đa mọi chức năng của một số vật liệu, dụng cụ ít ỏi bằng kiến thức và tài tháo vát của mình. (thí dụ: chỉ với chiếc gậy đi đường, các bạn có thể biến nó thành: thước đo, vũ khí tự vệ và tấn công, cột lều, cần bẫy, sào dò độ sâu của dòng sông, cầu vượt khe, cán cuốc, xẻng, cáng cứu thương...) Do đó, hành trang của người phiêu lưu mạo hiểm tuy gọn nhẹ, nhưng đầy đủ. NHƯNG có một thứ không thể rời khọi cơ thể của chúng ta khi đi rừng. Đó là:

Túi mưu sinh

Một túi mưu sinh cần phải

  • Water repellent or waterproof. Không thấm nước

  • Easy to carry or attach to your body. Gọn nhẹ, dễ mang theo

  • Suitable to accept varisized components. Chứa được nhiều vật dụng

  • Durable. Bền.

In your survival kit, you should have-- Trong túi mưu sinh cần phải có

  • First aid items. Dụng cụ sơ cứu

  • Water purification tablets or drops. Thuốc lọc nước (viên hoặc giọt)

  • Fire starting equipment. Đồ đánh lửa (diêm, quẹt, đá đánh lửa . . .)

  • Signaling items. Đồ phát tín hiệu

  • Food procurement items. Thức ăn khô

Some examples of these items are-- Một số ví dụ về những vật dụng tiêu biểu

  • Thuốc Aspirin,

  • Vitamins

  • Thuốc trị tiêu chảy

  • Thuốc viên lọc nước

  • Quẹt gaz hay diêm không thấm nước

  • Băng dán cá nhân

  • Dao đa năng, luỡi lam





  • Đèn pin nhỏ (mini)

  • Đèn cầy

  • Kính phản chiếu hay miếng kim loại bóng

  • Kính lúp nhỏ (để lấy lửa từ mặt trời)

  • Dây cước, dây dù, lưỡi câu đủ cỡ

  • Cưa dây

  • Súp viên – muối tiêu hay muối xả ớt

  • Còi cấp cứu (đa năng)

  • Địa bàn nhỏ (mini)

  • Surgical blades. Phẫu thuật blades.

  • Condoms for water storage. Bao cao su để đựng nước.

  • Needle and thread. Kim chỉ.



THẤT LẠC TRONG RỪNG
RỪNG GIÀ

Cái từ rừng già mà chúng ta thường nói tới có hàm ý là rừng mưa nhiệt đới ẩm ướt, có nghĩa là bất kỳ khu rừng tự nhiên tại các vùng nhiệt đới hoặc á nhiệt đới, mà rừng Việt Nam cũng là một trong số đó

Tuy nhiên rừng già không phải là không thay đổi thành phần ngay cả trong cùng một vùng khí hậu. Thảm thực vật của nó phụ thuộc vào độ cao, và một phần lớn là do ảnh hưởng đến sự tác động của con người qua nhiều thế kỷ.

Cây nhiệt đới phải cần đến hơn 100 năm để đạt độ trưởng thành và chỉ được phát triển đầy đủ trong những khu rừng nguyên sinh hoang sơ thuần khiết. Rừng loại này được gọi là rừng già nguyên thủy. dễ dàng được nhận biết bởi sự phong phú của các loại cây cao từ 50 đến 70 mét và đường kính ở dưới gốc thường rộng khoảng từ 1 - 3 mét. Các ngọn cây tạo thành một tấm thảm dày đặc hơn 30 mét từ mặt đất. Bên dưới có rất ít ánh sáng, do đó tương đối ít cây bụi; cho nên việc đi lại trong rừng nguyên thủy không quá khó khăn, và hầu hết các loài động vật, cư dân của rừng, sinh sống chủ yếu ở các tầng trên.

Không phải tất cả các khu rừng đều là nguyên thủy. Một số bộ tộc đốt rừng để trồng cây lương thực. sau một thời gian ngắn, đất sẽ bạc màu và họ sẽ di chuyển đi nơi khác và đốt một cánh rừng tiếp theo. Bằng cách này, một bộ tộc sẽ tàn phá một khu vực rộng lớn của rừng nguyên thủy trong một thập kỷ.

Ở châu Âu người ta khai thác gỗ dọc theo bờ sông, cho nên hai bên bờ sông trở thành khu vực trắng. Những khu vực khai thác trên sẽ sớm được bao phủ bởi rừng rậm, nhưng nó không có cây cao mà chỉ có lùm bụi và dây leo dày dặc. Đây là loại rừng “thứ cấp”. Ở rừng này, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại hơn là rừng nguyên thủy. Tuy nhiên nó lại khá tốt cho việc hạ cánh khẩn cấp hoặc nhảy dù bắt buộc do sự thiếu vắng các loài cây khổng lồ.

Trong hầu hết các nước viễn đông, rừng thứ cấp nhiều hơn so với rừng hoang sơ nguyên thủy.. Nhưng các bạn cũng đừng tin vào sự xếp hạng của các loại rừng ở các vùng nhiệt đới. Thường ở những nơi này, một nửa rừng là đất canh tác. Ở một số nơi, bằng cách này hay cách khác và bạn sẽ tìm thấy các đồn điền cao su, rừng trồng chè, đồn điền dừa, và được phân phối cho cư dân bản địa. . . Bạn nên tìm hiểu để nhận ra những dấu hiệu các hoạt động của con người. Hãy nhớ rằng, cây cao su hay cọ dừa không phải lúc nào cũng phát triển hoang dã với số lượng bất kỳ, và nếu là cây trồng thì chắc chắn sẽ có một đồn điền hay nông trại cách đó không xa. Ở đó, các bạn có thể gặp một người sống cô lập, nhưng ông phải bán sản phẩm cây trồng của mình tại một nơi nào đó. Do đó, ông sẽ có địa chỉ liên lạc thường xuyên với nền văn minh. Và cũng hãy nhớ rằng, cây cao su phải được khai thác hàng ngày, do đó nếu bạn lạc vào một đồn điền cao su, bạn sẽ được tìm thấy trong vòng 24 giờ.

Cho dù là nguyên sinh hoặc thứ cấp, các rừng mưa nhiệt đới là một vùng đất rất khó để sinh sống và di chuyển. Mặt đất được che phủ bằng thảm thực vật chết và mục nát và đầy vắt di chuyển. Nhiều loại khác như ốc sên, sâu bọ, và động vật nhỏ cũng được tìm thấy ở đây. Tất cả trong cách nào đó trông rất đáng sợ và khó chịu.

Trong những vùng ngập nước, mặt đất có thể là đầm lầy hoặc thậm chí luôn ở dưới mặt nước. chỉ có cây và rễ của họ tràm cho thấy sự hiện diện của đất bên dưới.

Gần với mặt đất trong rừng thứ cấp sẽ được tìm thấy rất nhiều loại rau, hoa quả, cây trái, một số có thể ăn được và một số có độc. Phía trên những lùm bụi trong rừng nhiệt đới sơ cấp là không gian khá rộng mở hơn bên dưới. Với sự phong phú của tất cả các loại cây, và dây leo. Đôi khi ở đó các bạn có thể nhìn thấy đời sống của động vật và chim chóc.

Trên tất cả là tán rừng nhiệt đới, qua đó ánh sáng thâm nhập rất ít. Ở đây giữa các ngọn cây có thể tìm thấy các loài chim, ong, bướm, khỉ, vv. . . Tuy vậy, mặc dù cuộc sống có vẽ như đầy ắp của rừng này, nhưng bạn có thể đi trong nhiều ngày mà vẫn không thấy dấu hiệu của nó, vì nhút nhát và lẫn tránh là bản chất của đa số động vật rừng. Tất cả những điều này làm cho việc sinh tồn của bạn trở nên khó khăn. Bạn có thể bị chết đói nếu không có kiến thức về rừng.

Các vùng đất khô cằn và lùm bụi thì không gian thông thoáng hơn so với rừng ẩm ướt, và cây xương rồng, và các loại cây có lá giống như cây xương rồng là rất phổ biến. Chúng mọc giữa các bụi cây gai và cỏ cao. Đây là một nơi mà nếu bạn đị lạc vào thì khó mà tìm thấy, vì thiếu các điểm chuẩn của địa hình, không có dấu vết của dân cư, gây khó khăn trong việc tìm một lối thoát. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn và một la bàn cộng với kiến thức về thiên nhiên, sẽ giúp bạn thoát.

Mặc dù rừng nhiệt đới mang nhiều hiểm nguy bất trắc và huyền bí. Những người thích mạo hiễm đã sống và đi du lịch trong nó một cách an toàn, và hàng trăm người trong số họ đã rất thích nó và vẫn tiếp tục.

Với một ít kiến thức bạn có thể đạt được sự an toàn khi sinh hoạt trong rừng nhiệt đới nếu không nói là sự thích thú


THẤT LẠC

Có hai trường hợp thất lạc:

1. Thất lạc không ai biết, không người tìm kiếm

2. Thất lạc có người biết và sẽ tổ chức tìm kiếm 


THẤT LẠC KHÔNG NGƯỜI TÌM KIẾM

Trường hợp vì một lý do nào đó mà các bạn bị thất lạc hay rơi vào rừng, nhưng không có ai biết để tổ chức những cuộc tìm kiếm, và vì các bạn không chuẩn bị cho những vật dụng cần thiết (hoặc nếu có thì cũng không đầy đủ), cho nên các bạn phải đặt mục tiêu hàng đầu là thoát ra khỏi vùng nguy hiểm càng sớm càng tốt, các bạn phải tìm cho bằng được con đường ngắn nhất đưa các bạn tới khu dân cư hay vùng an toàn gần nhất. Vì vậy, mọi sức lực, khả năng và trí tuệ của các bạn đều phải tập trung vào việc tìm đường thoát nạn. Nếu sau hai ba ngày mà chưa thoát ra được, các bạn sẽ hoang mang lo sợ, mất tự chủ, dẫn đến tình trạng suy sụp từ thể xác đến tinh thần, đây là điều tối kỵ nhất đối với một người bị thất lạc.

Trong cơn hoảng loạn, các bạn sẽ không còn bình tĩnh để cân nhắc suy xét, nên dễ đưa đến việc đi lòng vòng quanh quẩn trong khu rừng, có khi sau một hồi loanh quanh, các bạn lại quay trở về vị trí lúc ban đầu, mà trong dân gian thường gọi là bị “ma dắt”.

Ở đây, chúng tôi không đặt vấn đề đúng hay sai, mà chỉ nhắc cho các bạn lưu ý, đây là một hiện tượng có thật và rất phổ biến. Khi gặp phải trường hợp như thế nầy, các bạn sẽ hoang mang lo sợ, thất vọng, mất hết tinh thần và ý chí phấn đấu... Đây là một điều rất tai hại, nó còn nguy hiểm hơn cả đói khát và bệnh tật. Khi mà bản năng sinh tồn và nghị lực của các bạn không còn, thì tử thần đang chờ sẵn.

Vì vậy, để thoát nhanh ra khỏi vùng xa lạ, các bạn cần phải thật bình tĩnh để tìm cho được hướng ra, vì thường trong các trường hợp nầy, các bạn không cách xa khu dân cư là bao nhiêu.
ĐỊNH HƯỚNG – TÌM ĐƯỜNG

Cho dù các bạn có địa bàn trong tay thì cũng vô ích nếu như các bạn không biết chúng ta phải đi về hướng nào (trong trường hợp nầy, địa bàn chỉ hữu ích khi chúng ta biết khu dân cư ở hướng nào hoặc các bạn có bản đồ cả khu vực mà chúng ta đang đứng và các bạn cũng phải biết mình đang ở vị trí nào trên bản đồ).



Bây giờ coi như chúng ta không có bản đồ hay địa bàn gì cả, thì làm thế nào để chúng ta vẫn có thể tìm được hướng cần phải đi. Hướng đó là con đường ngắn nhất dẫn đến khu dân cư gần nhất.

Để làm được điều đó, các bạn có nhiều cách:

Trước tiên, các bạn chọn một điểm cao nhất trong khu vực như : cây cao, đỉnh đồi, gộp đá... để leo lên đó mà quan sát (Điều nầy cũng rất khó thực hiện nếu như các bạn ở trong một cánh rừng già bằng phẳng, vì khi leo lên cao, các bạn sẽ không trông thấy gì ngoài những ngọn cây trùng trùng điệp điệp).

Khi trèo cây, để được an toàn, các bạn phải trèo sát vào thân cây, đặt bàn chân sát vào nách của cành cây, tay bám vào những cành chắc chắn, cơ thể của các bạn lúc nào cũng ở trên 3 điểm chịu lực (1 chân và 2 tay hay 1 tay và 2 chân).
Nếu ban ngày, các bạn có thể thấy một vài đặc điểm của khu dân cư như : ngọn tháp, cao ốc, đồng ruộng, nhà cửa, khói . . .

Nếu ban đêm, các bạn có thể thấy ánh lửa, đèn điện... Những nơi có phố thị, dù ở thật xa, thì ban đêm ánh sáng cũng hắt lên bầu trời một vùng như hào quang.

Nếu khu dân cư ở gần, khi rừng yên ắng, các bạn có thể lắng nghe văng vẳng những tiếng động lớn như còi xe, còi tàu...

Khi đã định hướng được rồi, các bạn chỉ cần có quyết tâm cao và một vài kỹ năng chuyên môn, là bạn có thể thoát nạn.

Thế nhưng nếu chúng ta không thể thấy hay không thể nghe gì thì phải làm sao?

Các bạn hãy cố tìm cho ra một con suối hay một con sông và đi xuôi theo hướng nước chảy về phía hạ lưu. Tuy không dễ dàng gì vì sông suối không bao giờ chảy theo đường thẳng nên lộ trình di chuyển bao giờ cũng dài hơn rất nhiều. Hơn nữa, hai bên bờ sông suối cây cối thường rất rậm rạp, rất khó di chuyển. Có thể nói; đây là con đường an toàn chứ không phải là con đường ngắn nhất.

Nếu gặp con suối cạn, thì các bạn có thể đi theo lòng suối, vừa dễ di chuyển, vừa có hy vọng gặp suối lớn hay sông (và nhiều cơ may tìm thấy nước trong các mạch nước hay những vũng nhỏ). Khi đã đến sông, nếu có thể, các bạn nên đóng bè để thả trôi theo dòng sông

Để tìm ra sông hoặc suối, các bạn có thể trèo lên một điểm cao để quan sát, nếu thấy nơi nào có hàng cây xanh chạy dài (nhất là vào mùa khô, thì hy vọng nơi đó có suối hay sông). Hoặc các bạn di chuyển đổ xuống theo triền dốc của sườn núi hay sườn đồi. Ở cuối dốc, thường có khe hoặc suối nhỏ. Nếu theo dòng chảy, các bạn sẽ gặp sông suối lớn hơn.

Chúng ta di chuyển men theo suối hay suối là do tất cả mọi con suối đều đổ ra sông, mà dọc hai bên sông thường có những khu dân cư hay làng chài hoặc có thể gặp thuyền của ngư dân, của người đi rừng... các bạn sẽ có cơ may được cứu thoát.

Trong lúc đang di chuyển, nếu gặp một con đường mòn thì vận may của các bạn sẽ được nhân lên. Tuy nhiên, các bạn cũng cần xem xét đó là đường mòn cũ hay mới, do người hay thú rừng tạo nên, đường mòn dẫn vào rừng sâu hay đưa ra khu dân cư (Các bạn phán đoán bằng cách quan sát những nhánh rẽ của con đường, nếu đi sâu vào rừng thì thường có hình chữ V thuận, ngược lại, nếu dẫn ra khu dân cư thì nó có hình chữ V nghịch. Nếu không phán đoán được, các bạn di chuyển cho đến khi gặp một con suối cắt ngang qua đường mòn thì có thể trụ lại chờ người đi qua. Vì ở đây, chúng ta có nước uống và cũng có thể để tìm thấy thức ăn ven suối. Nhưng nếu các bạn cảm thấy mình còn đủ khả năng thì sau khi nghỉ ngơi và chuẩn bị đầy đủ nước uống mang theo, chúng ta sẽ lên đường đi tiếp, hãy tin rằng; nơi có người ở không còn xa lắm đâu. Kiên nhẫn lên, các bạn sẽ được cứu thoát.


THẤT LẠC CÓ NGƯỜI TÌM KIẾM

Trước khi vào nơi hoang dã, bạn đã báo tin cho ai đó, nhưng đến ngày hẹn mà các bạn không về... Bạn rời khỏi nhóm, đi đâu đó rồi bị lạc... Bạn được giao đi làm nhiệm vụ ở một nơi xa lạ rồi mất tích... và những trường hợp tương tự như trên, thì người ta sẽ tổ chức những đội cứu hộ đi tìm kiếm các bạn. Nhưng còn bạn ? Bạn phải hành động như thế nào??

Tất nhiên bạn... sẽ bị một cú “sốc” khi biết mình bị lạc. Nhưng bạn hãy bình tĩnh và thư dãn, vì mọi việc không đến nỗi tồi tệ như bạn tưởng đâu.

Hãy cố gắng nhớ lại những kỹ thuật và kỹ năng về mưu sinh thoát hiểm mà các bạn đã học (hay đã xem hoặc đọc đâu đó) rồi đem ra áp dụng, những kết quả của các bài học nầy (cho dù rất nhỏ) sẽ giúp bạn tự tin hơn, tạo cho các bạn thêm nghị lực để phấn đấu, vượt qua mọi trở ngại để tồn tại.



KHÔNG HOẢNG LOẠN

Khi bị thất lạc, bạn sẽ có thể gia tăng cơ hội sống sót nếu các bạn tự buộc mình phải dừng lại, ngồi xuống nghỉ ngơi, thở một vài hơi thật sâu và xem xét tình huống của mình. Các bạn không nên hoang mang lo sợ, thất vọng, mất hết tinh thần và ý chí phấn đấu... Đây là một điều rất tai hại, nó còn nguy hiểm hơn cả đói khát và bệnh tật. Khi mà bản năng sinh tồn và nghị lực của các bạn không còn, thì tử thần đang chờ sẵn.

Trong khi chờ người đến cứu, bạn hãy làm theo những lời khuyên sau đây:

- Gọi điện thoại di động (nếu vùng có phủ sóng) hay BỘ ĐÀM (nếu có) để báo là bạn đang bị lạc.

- yên tại chỗ: Điều nầy rất cần thiết cho các bạn, vì nó hạn chế sự tiêu hao sức lực, năng lượng, trong khi các bạn đang thiếu thốn thực phẩm và có thể bị tổn thương.

- Tìm hiểu môi trường chung quanh, để có thể phát hiện nguồn nước, thực phẩm, chỗ trú ẩn, củi đốt...

- Dựng lên một chỗ trú ẩn tiện nghi thoải mái, sẽ làm cho các bạn an tâm, thư giãn, bớt căng thẳng, lo sợ...

- Tạo ra các dấu dễ nhận thấy để cho những người đi tìm kiếm các bạn (hoặc phi cơ bay ngang qua) dễ dàng nhận ra nơi ở của các bạn như: Đốt lửa (ở nơi trống trải), căng những tấm vải màu, quần áo, nón mũ . . . lên cao hoặc nơi dễ thấy, tạo những dấu hiệu theo quy định quốc tế như sau:


Hoặc đốt 3 đống lửa (hay khói) tạo thành một hình tam giác (cân), cũng là một dấu hiệu cầu cứu quốc tế.

- Gây ra những tiếng động lớn như: thổi còi, gõ vào những thân cây rỗng, đốt tre để nguyên cây (sẽ gây ra những tiếng nổ lớn), bắn súng (nếu có)

- Gĩu lửa cháy luôn luôn nếu nguồn củi hay nhiên liệu cho phép, để làm tín hiệu, xua đuổi thú dữ, thu dãn tinh thần ... (nhưng phải đề phòng cháy rừng)

- Kiên nhẫn và thận trọng Đừng nóng nảy vội vàng cố sức tìm đường thoát ra, vì có thể làm cho các bạn lạc càng ngày càng xa hơn, gây thêm khó khăn cho những người đi tìm kiếm các bạn.

- Bảo tồn năng lượng: năng lượng trong cơ thể của các bạn được cung cấp liên tục bằng thức ăn và nước uống. trong tất cả mọi trường hợp, các bạn cố gắng tiến hành mọi biện pháp để tránh mất năng lượng. Nếu ở vùng lạnh thì cố gắng đừng để mất thân nhiệt bằng cách:



  • Tìm kiếm chỗ trú ẩn ấm áp.

  • Giữ cho cơ thể ấm và khô.

  • Cách ly cơ thể khỏi mặt đất.

Nếu ờ trong vùng nhiệt đới thì đừng để bị mất nước bằng cách:



  • Tìm kiếm chỗ trú ẩn thoáng mát.

  • Mặc quần áo và che đầu (đội mũ).

  • Cách ly cơ thể khỏi mặt đất.




  • Hãy an tâm vì cơ thể của các bạn có thể chịu đựng sự thiếu nước trong 3 ngày và thiếu thực phẩm trong 3 tuần. Điều các bạn cần phải làm là ở yên tại chỗ, người ta sẽ tìm thấy các bạn.

Каталог: images -> ebook -> 2013
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs
2013 -> Tủ sách sinh hoạt hưỚng đẠo chủ biên : Đinh hữu Quyến CÂu chuyện dưỚi cờ
2013 -> SÔ caáp cöÙu cöÙu thöÔng – CÖÙu hoä phoøng vaø chöÕa beäNH

tải về 17.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   53




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương