KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang7/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   50

51. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Tài chính giải trình việc một số cán bộ, công chức của Bộ hưởng lương, phụ cấp của Tổng công ty đầu tư và quản lý vốn nhà nước, với mức cao hàng chục triệu đồng/tháng. Trong khi đó, cán bộ, công chức ở cơ sở có mức lương, phụ cấp quá thấp, không bảo đảm đời sống tối thiểu.

Trả lời: (Tại Công văn số 11656/BTC-TCDN ngày 31/8/2010)

Theo quy định tại Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (gọi tắt là SCIC), Hội đồng quản trị SCIC bao gồm thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Năm 2007, thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị SCIC do Thủ tướng Chính phủ cử gồm một số lãnh đạo của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương.

Cán bộ công chức của Bộ Tài chính cũng như của các Bộ khác là thành viên không chuyên trách (kiêm nhiệm) Hội đồng quản trị của SCIC theo phân công của Thủ tướng Chính phủ không nhận lương từ SCIC, chỉ nhận một khoản phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của Nhà nước (Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Thông tư số 08 /2005/TT-BLĐTBXH ngày 5/1/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). (Xin gửi kèm theo công văn số 17531/BTC-TCDN ngày 14/12/2009 của Bộ Tài chính)

Về tiền lương, thu nhập của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - đây là Tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (trước đây), Luật Doanh nghiệp và các luật khác - theo quy định không phải là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng theo quy định của Nhà nước về doanh nghiệp.

Các vấn đề trên đây, Bộ Tài chính, các Bộ chức năng đã kiểm tra và đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền và cung cấp công khai cho các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước - Xin gửi báo cáo kèm theo (công văn số 1360/BTC-TCDN ngày 29/01/2010 của Bộ Tài chính).

52. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Pháp lệnh Giám định tư pháp và Điều 20, 22 Nghị định số 67/2005/NĐ-CP thì Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định về thu phí, chế độ quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định về vấn đề này, đề nghị Bộ Tài chính sớm có quy định về thu phí, chế độ quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp.

Trả lời: (Tại Công văn số 10333/BTC-CST ngày 09/8/2010)

Hiện nay, việc chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đang được thực hiện theo Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, trong đó quy định như sau:

- Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ án hình sự do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán kinh phí hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ việc dân sự, vụ án hành chính được tính trong chi phí giám định do đương sự chịu theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng hành chính.

- Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm tạm ứng tiền bồi dưỡng giám định khi trưng cầu giám định và phải thanh toán tiền bồi dưỡng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

Ngày 11/02/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, tại Đề án ban hành kèm theo Quyết định này quy định: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy định về phí giám định tư pháp trong các lĩnh vực theo yêu cầu và đặc thù của từng lĩnh vực giám định.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ có liên quan để nghiên cứu xây dựng mức thu phí giám định tư pháp (Bộ Tài chính có Công văn số 4353/BTC-CST ngày 09/4/2010 đề nghị Bộ Tư pháp và các Bộ Công an, Quốc phòng, Y tế xây dựng đề án về mức thu phí giám định tư pháp).

Sau khi có ý kiến của các Bộ, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp để ban hành Thông tư quy định về phí giám định tư pháp, trong đó sẽ bao gồm cả chi phí bồi dưỡng giám định tư pháp.



53. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Nghiên cứu, sửa đổi nội dung hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với tình hình thực tế và các quy định tại Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời: (Tại Công văn số 11253/BTC-HCSN ngày 24/8/2010)

Ngày 30/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Triển khai thực hiện Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã có công văn số 16893/BTC-HCSN ngày 1/12/2009 gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch về hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước thay thế Thông tư số 111/2006/TT-BTC ngày 6/12/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào cơ quan quản lý nhà nước.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg thì Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xây dựng mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng cho từng loại hình cơ quan hành chính tại địa phương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có hệ thống cơ quan ngành dọc đóng tại địa phương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng cho từng loại hình cơ quan ngành dọc đóng tại địa phương. Vì vậy để có căn cứ hướng dẫn các nội dung về tài chính, trong công văn số 16893/BTC-HCSN ngày 1/12/2009 Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp, đề xuất một số nội dung cụ thể liên quan đến việc xây dựng mô hình khung.

Tuy nhiên do việc xây dựng mô hình khung là khá phức tạp nên đến đầu tháng 6/2010 Bộ Khoa học và Công nghệ mới gửi Bộ Tài chính một số tài liệu liên quan đến việc xây dựng mô hình khung để làm căn cứ xây dựng Thông tư sửa đổi.

Trên cơ sở tổng kết đánh giá việc thực hiện Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ và việc áp dụng Thông tư số 111/2006/TT-BTC ngày 6/12/2006 về hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian qua và các tài liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp, Bộ Tài chính đã có công văn số 9941/BTC-HCSN ngày 28/7/2010 gửi các Bộ, ngành địa phương lấy ý kiến về dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 111/2006/TT-BTC ngày 6/12/2006.

Sau khi nhận được ý kiến tham gia đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính sẽ hoàn chỉnh Thông tư để ban hành.

54. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Quỹ tài chính phát triển hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở đóng góp tài chính của các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Đông Nam bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và có sự hỗ trợ của Trung ương. Đây là nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án cấp bách, đặc biệt là các dự án hạ tầng kỹ thuật và dự án xử lý ô nhiễm môi trường vùng giáp ranh mà các tỉnh, thành phố trong Vùng chưa thể thực hiện được ngay bằng nguồn vốn của địa phương.

Trả lời: (Tại Công văn số 11651/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

1. Hiện nay, nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xử lý ô nhiễm môi trường được thực hiện qua nhiều kênh như: cấp phát từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại (ODA), nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam, Quỹ bảo vệ môi trường (các dự án về môi trường) và đặc biệt là thông qua hệ thống các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương thu hút vốn từ các nguồn, trong đó có tư nhân.

2. Theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ, các tỉnh, thành phố được thành lập Quỹ Đầu tư phát triển địa phương và các Quỹ được phép huy động vốn trung và dài hạn, thực hiện cho vay, đầu tư trực tiếp, hợp vốn cho vay đầu tư…các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội và hiện nay nguồn vốn này đã phát huy vai trò quan trọng cho đầu tư hạ tầng và phát triển sản xuất, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, đặc biệt hoạt động của các Quỹ thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang…ngày càng hiệu quả, thu hút được nhiều nguồn vốn từ khu vực tư nhân cùng tham gia đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn.

3. Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, ngân sách Trung ương đảm bảo nhiệm vụ chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Ngân sách Trung ương có các chương trình đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng qua các chương trình: trợ cấp có mục tiêu cho địa phương, đầu tư các công trình dự án cơ sở hạ tầng của Trung ương trên địa bàn và các chương trình mục tiêu quốc gia; Ngân sách địa phương thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý và hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước tại địa phương thông qua việc hỗ trợ tài chính hoặc cấp vốn điều lệ để hình thành các Quỹ (Quỹ nhà ở, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương...).

Như vậy, theo quy định hiện hành, việc hỗ trợ vốn thành lập các Quỹ nêu trên của Ngân sách địa phương được thực hiện tại từng tỉnh, thành phố, mà không góp vốn thành lập Quỹ mang tính chất liên vùng như kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh vì việc này sẽ khó khăn trong quản lý có thể gây xung đột lợi ích, vướng mắc trong việc lựa chọn đơn vị điều hành Quỹ, cũng như lựa chọn dự án đầu tư trong từng thời kỳ.

4. Do đó, việc thành lập thêm các Quỹ tài chính phát triển hạ tầng như đề xuất là không cần thiết, vừa có sự trùng lặp về nội dung hoạt động, vừa phân tán nguồn vốn đầu tư của xã hội, chưa phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước và gây khó khăn trong quản lý, thay vào đó là sử dụng có hiệu quả các cơ chế hiện hành.

Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ đã cho phép thành lập Công ty đầu tư tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển các dự án kết cấu hạ tầng của Thành phố.

55. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn về thu lệ phí thẩm định khách sạn, nhà nghỉ, cấp thẻ hướng dẫn viên mà vẫn sử dung thông tư số 87/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính. Đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư hướng dẫn thay thế Thông tư số 87/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 để phù hợp với thực tế.

Trả lời: (Tại Công văn số 10335/BTC-CST ngày 09/8/2010)

Căn cứ Luật Du lịch và Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch và sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại công văn số 117/BVHTTDL-KHTC ngày 12/1/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Tại Thông tư số 47/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính có quy định thu phí thẩm định cơ sở lưu trú du lịch đối với hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch, khách sạn 1 sao đến 5 sao và hạng cao cấp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/5/2010 và thay thế Thông tư số 87/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định phân hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Về thu lệ phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 27/5/2010 và thay thế Thông tư số 107/2002/TT-BTC ngày 02/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.



56. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Theo qui định của Luật Thi đua khen thưởng thì danh hiệu “Gia đình văn hóa” được thưởng 50.000đ/gia đình/năm, nhưng trong cân đối ngân sách hàng năm không có nội dung khoản chi này, vì thế các địa phương chỉ xét tặng danh hiệu, không thực hiện được việc khen thưởng như qui định của luật. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan có hướng dẫn cụ thể để địa phương thực hiện tốt, duy trì phong trào và nâng cao nếp sống văn hóa nơi cơ sở, khu dân cư.

Trả lời: (Tại Công văn số 11670/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005 có quy định danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn đối với hộ gia đình được xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá” ở xã, phường, thị trấn; thẩm quyền tặng giấy khen, danh hiệu “Gia đình văn hoá” do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định; nguồn tiền thưởng được sử dụng từ Quỹ thi đua khen thưởng của cấp ra quyết định khen thưởng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng: “Quỹ thi đua khen thưởng của cấp tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm với mức tối đa bằng 1,0% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh đồng bằng, thành phố và mức trích tối đa bằng 1,5% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh miền núi, trung du, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác”, khi xác định cân đối ngân sách địa phương, đã bố trí chung trong ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ này, vì vậy đề nghị Tỉnh chủ động bố trí ngân sách địa phương trong dự toán chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách địa phương để thực hiện các chế độ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng tại địa phương, trong đó có khen thưởng cho các hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”.

57. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: Hiện Chính phủ cho thành lập rất nhiều loại quỹ ngoài ngân sách như quỹ : phát triển khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường; Xoá đói giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm… nhưng chưa quy định về cơ chế quản lý tài chính, rất dễ dẫn đến việc quản lý tài chính lỏng lẻo, sai phạm. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu vấn đề này, đưa ra các quy định cụ thể quản lý các quỹ ngoài ngân sách.

Trả lời: (Tại Công văn số 11650/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Quỹ tài chính nhà nước là một định chế tài chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập với mục đích huy động nguồn lực để đáp ứng một số nhiệm vụ chi được xác định. Có loại quỹ là của Nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, hoặc có nguồn thu từ ngân sách nhà nước, nhưng có loại quỹ huy động từ xã hội không phải của Nhà nước (như: Quỹ quốc phòng, an ninh; Quỹ phòng chống lụt bão, khắc phục rủi ro thiên tai, lũ lụt,...).

Trong thời gian vừa qua, do yêu cầu tập trung nguồn lực tài chính của Nhà nước để thực hiện một số nhiệm vụ như: Phát triển khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường; xoá đói giảm nghèo; cho vay giải quyết việc làm; đối phó với những trường hợp đột xuất về quốc phòng, an ninh; phòng chống lụt bão, khắc phục rủi ro thiên tai, lũ lụt,...; xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước, cần có các quỹ tài chính nhà nước để thu hút thêm các nguồn lực ngoài ngân sách nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách. Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã căn cứ vào quy định của pháp luật để thành lập các quỹ tài chính nhà nước, có quỹ được thành lập theo quy định của Luật như: Luật Bảo vệ môi trường thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường; Luật Khoa học và công nghệ thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia,...Các quỹ khi ra đời và hoạt động đều có các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bằng các Nghị định, Quyết định và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan, đây là căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các quỹ. Cụ thể:

(1) Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ về thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và Thông tư liên tịch số 129/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

(2) Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày 03/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Thông tư số 93/2003/TT-BTC ngày 06/10/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

(3) Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29/7/2008 hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm,...

Mỗi loại Quỹ nhằm thực hiện mục tiêu riêng và đều có quy định quản lý, sử dụng cụ thể; để sử dụng có hiệu quả thì các cơ quan quản lý Quỹ cần thực hiện đúng quy định và phải được quản lý giám sát chặt chẽ.

58. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ khi ban hành chính sách nhất là những chính sách liên quan đến đầu tư cần có tính ổn định lâu dài, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư vào trong nước; ví dụ như tình trạng ngưng không cho bán hàng hóa miễn thuế thời gian qua ở Khu Kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài Tây Ninh

Trả lời: (Tại Công văn số 11247/BTC-CST ngày 24/8/2010)

Những năm vừa qua, căn cứ đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội ở một số cửa khẩu tại địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số Quyết định cho phép một số khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch mang vào nội địa theo mức không quá 500.000 đồng/người/ngày cụ thể như sau:

- Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo tỉnh Quảng Trị theo Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK Bờ Y tỉnh Kon Tum theo Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 05/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK An Giang tỉnh An Giang theo Quyết định số 65/2007/QĐ-TTg ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh theo Quyết định số 140/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh theo Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK Lào Cai tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 44/2008/QĐ-TTg ngày 26/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK A Đớt tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 64/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn theo Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK Đồng Tháp tỉnh Đồng Tháp theo Quyết định số 166/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Trong quá trình triển khai thực hiện cũng đã phát sinh rất nhiều khó khăn trong quy trình quản lý nhất là tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại... ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh trong nước.

Để chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu đồng thời hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu có đủ thời gian thu hồi vốn đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định cho phép thực hiện chính sách bán hàng miễn thuế đến hết ngày 31/12/2012.

Việc bán hàng miễn thuế cho khách du lịch mang vào nội địa là chính sách nhạy cảm và có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất trong nước do đó cần có việc tổng kết, đánh giá để đề xuất chính sách cho phù hợp với tình hình.



59. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính đối với các hạng mục giảm tổn thất sau thu hoạch theo tinh thần Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Trả lời:

1. Về các giải pháp về miễn thuế, lệ phí nêu tại điểm 6, điểm 7 và điểm 10, Mục II của Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản: các quy định của pháp luật về thuế, lệ phí hiện hành (Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế xuất nhập khẩu…) đã có quy định ưu đãi, miễu thuế, giảm thuế, phí, lệ phí đối với các dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch. Triển khai Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản số 16158/BTC-CST ngày 13/11/2009 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những nội dung trên. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn và xử lý cụ thể về thuế, phí và lệ phí đối với giảm tổn thất sau thu hoạch.

2. Bên cạnh đó, trong thời gian qua Bộ Tài chính đã phối hợp và có nhiều văn bản tham gia ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc các Bộ, ngành ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn cụ thể Nghị quyết số 48/NQ-CP về cơ chế chính sách cụ thể giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản. Các văn bản hướng dẫn Nghị quyết số 48/NQ-CP đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan triển khai gồm:

- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Nội dung của dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ qui định các chính sách hỗ trợ về lãi suất vốn vay, hỗ trợ về tài chính, khoa học công nghệ đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các dự án nhằm hạn chế tối đa giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản.

- Chính sách tín dụng ưu đãi và Danh mục dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, kho lạnh bảo quản rau quả, thuỷ sản, kho tạm trữ cà phê được ưu tiên vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam năm 2010.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản và phê duyệt danh mục các dự án vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ ban hành văn bản hướng dẫn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ được giao, phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước và đảm bảo khuôn khổ pháp lý đồng bộ đối với lĩnh vực giảm tổn thất sau thu hoạch.



60. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh và có cơ chế giao địa phương (Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh) phân bổ, điều hành nguồn vốn xổ số kiến thiết.

Trả lời: (Tại Công văn số 11669/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Nghị quyết số 68/2006/QH11 của Quốc hội Khoá XI kỳ họp thứ 10 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 đã quyết định: Từ năm 2007, số thu từ xổ số kiến thiết không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; thực hiện quản lý thu, chi số thu này qua ngân sách nhà nước. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ và sử dụng số thu này để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư các công trình về giáo dục, y tế; không sử dụng số thu này vào mục đích khác. Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ tiếp tục khẳng định: Từ năm 2007, số thu từ xổ số kiến thiết không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc quản lý và sử dụng số thu này cho đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư các công trình về giáo dục, y tế; không sử dụng số thu này vào mục đích khác.

Ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn các địa phương sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục và y tế theo đúng tinh thần các Nghị quyết nêu trên. Trong quá trình triển khai thực hiện một số địa phương có nguồn thu xổ số kiến thiết lớn đã đề nghị được dành một phần nguồn thu này để đầu tư vào các mục đích khác. Để giải quyết kiến nghị của địa phương, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi quy định về phân bổ và sử dụng nguồn thu xổ số kiến thiết, Thủ tướng Chính phủ quy định (văn bản số 1085/VPCP-KTTH ngày 22/02/2010 của Văn phòng Chính phủ): “Sử dụng toàn bộ nguồn thu xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó bố trí tối thiểu 70% tổng nguồn thu xổ số kiến thiết để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế. Sau khi đã bố trí vốn bảo đảm hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực nêu trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số thu còn lại (nếu có) bố trí cho các công trình phúc lợi xã hội quan trọng khác của địa phương”.

Quy định trên đây được thực hiện từ năm 2010. Như vậy, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội và văn bản hướng dẫn, địa phương được chủ động phân bổ sử dụng nguồn thu xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó bố trí tối thiểu 70% tổng nguồn thu xổ số kiến thiết để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế.



61. Cử tri tỉnh kiến nghị:Đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung một số quy định về tài chính cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế nước ta hiện nay như: kinh phí cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, kinh phí cho công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, phí thẩm định hồ sơ đăng ký, cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương