KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang5/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 11552/BTC-TCT ngày 31/8/2010)

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 3/6/2008 đã quy định: “Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước”.

- Điều 11 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng quy định:

“Nơi nộp thuế

1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.

2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính”.

- Điểm 1 Phần D Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định: “Cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi xuất bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hoá đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.

Trường hợp cơ sở sản xuất phụ thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế tại trụ sở chính phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất. Số thuế GTGT người nộp thuế đã nộp cho cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính”.

Như vậy theo các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thuế GTGT và thuế TNDN đã quy định về nơi nộp thuế đối với doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi nhất, không làm tăng thêm chi phí của doanh nghiệp. Việc quy định trên nhằm mục đích đảm bảo sự hài hoà mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp với các địa phương nơi doanh nghiệp mở các nhà máy, cơ sở sản xuất. Tại những nơi này, chính quyền địa phương phải cung cấp nhiều dịch vụ phục vụ cho sản xuất như: bệnh viện, trường học, nhà ở công nhân, vệ sinh môi trường, trật tự trị an, nhưng không có nguồn thu vì thuế được nộp tại nơi đóng trụ sở chính.

Tuy nhiên việc các cử tri kiến nghị bổ sung thêm cơ sở dịch vụ có trụ sở tại địa bàn nào thì nộp các loại thuế tại nơi đó, không tập trung nộp thuế về địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính như hiện nay là khó thực hiện và sẽ rất phức tạp vì theo quy luật kinh tế thị trường, các hoạt động cung cấp dịch vụ thường rất đa dạng, doanh nghiệp có thể thực hiện cung cấp dịch vụ dưới nhiều hình thức như dịch vụ tại chỗ, dịch vụ phân tán ở nhiều nơi khác nhau (các dịch vụ của ngân hàng, các công ty tài chính, dịch vụ cung cấp qua mạng như: bán hàng, quảng cáo, thu tiền, thu phí...). Ngoài ra việc phân chia doanh thu và chi phí của doanh nghiệp có các dịch vụ cung cấp phân tán ở nhiều nơi là khó thực hiện.



32. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Tại các khu thương mại – công nghiệp thuộc khu kinh tế cửa khẩu (khu phi thuế quan) tại Vĩnh Xương, Khánh Bình, đề nghị được áp dụng chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch và nhân dân địa phương (500.000 đồng/người/ngày). Đối với khu thương mại – công nghiệp Tịnh Biên, đề nghị cho áp dụng chính sách bán hàng miễn thuế mà không quy định thời hạn như hiện nay là đến năm 2012, để tạo điều kiện thu hút đầu tư và ổn định chính sách cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư.

Trả lời: (Tại Công văn số 11244/BTC-TCT ngày 31/8/2010)

Những năm vừa qua, căn cứ đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội ở một số cửa khẩu tại địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số Quyết định cho phép một số khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch mang vào nội địa theo mức không quá 500.000 đồng/người/ngày cụ thể như sau:

- Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo tỉnh Quảng Trị theo Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK Bờ Y tỉnh Kon Tum theo Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 05/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK An Giang tỉnh An Giang theo Quyết định số 65/2007/QĐ-TTg ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh theo Quyết định số 140/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh theo Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK Lào Cai tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 44/2008/QĐ-TTg ngày 26/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK A Đớt tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 64/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn theo Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khu KTCK Đồng Tháp tỉnh Đồng Tháp theo Quyết định số 166/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Trong quá trình triển khai thực hiện cũng đã phát sinh rất nhiều khó khăn trong quy trình quản lý nhất là tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại... ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh trong nước.

Để chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu đồng thời hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu có đủ thời gian thu hồi vốn đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định cho phép thực hiện chính sách bán hàng miễn thuế đến hết ngày 31/12/2012.

Việc bán hàng miễn thuế cho khách du lịch mang vào nội địa là chính sách nhạy cảm và có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất trong nước do đó cần có việc tổng kết, đánh giá để đề xuất chính sách cho phù hợp với tình hình.



33. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đối với nguồn thu thuế suất nhập khẩu qua biên giới tại địa phương hàng năm, đề nghị được để lại hết cho địa phương để đầu tư cho các khu kinh tế cửa khẩu theo dự án.

Trả lời: (Tại Công văn số 11672/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước nguồn thu thuế xuất, nhập khẩu ngân sách trung ương hưởng 100% để thực hiện các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (chi đầu tư các công trình dự án quan trọng của quốc gia, chi an ninh, quốc phòng,...) và bổ sung hỗ trợ cho các địa phương khó khăn. Theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, các tỉnh có cửa khẩu nếu có nhu cầu xây dựng hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu thì lập kế hoạch, dự án báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp phương án hỗ trợ từ ngân sách trung ương trình cấp có thầm quyền quyết định.

Trong thời gian vừa qua, các khu kinh tế cửa khẩu đã được ngân sách trung ương hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; trong đó có tỉnh An Giang, từ năm 2007-2010, ngân sách trung ương đã bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh An Giang 55 tỷ đồng, trong đó năm 2010 hỗ trợ 16 tỷ đồng để đầu tư khu kinh tế cửa khẩu.

34. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Trong thời gian qua, Nhà nước nhiều lần tăng thuế nhập khẩu ô tô, xe máy nguyên chiếc nhằm bảo hộ nền công nghiệp nước nhà phát triển, chống ùn tắc và hạn chế nhập siêu. Hiện nay giá xe ô tô và xe máy nhập khẩu tại Việt Nam cao nhất thế giới, trong khi mức sống của người dân thuộc hàng thấp của thế giới, đây thực sự là điều rất bất hợp lý. Cử tri đề xuất Bộ Tài chính và Bộ Công Thương sớm có những đánh giá cụ thể về hiệu quả việc sản xuất ô tô trong nước, cũng như xem xét giảm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô, xe máy nhập khẩu để người dân có quyền được mua xe với giá cả hợp lý hơn.

Trả lời: (Tại Công văn số 11245/BTC-CST ngày 24/8/2010)

Việc thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp xe máy đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tại Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 03/12/2002, Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ; văn bản số 3174/VPCP-CN ngày 11/6/2007 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 02/2007/QĐ-BCT ngày 29/8/2007 của Bộ Công Thương. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính thực hiện việc điều hành chính sách thuế theo hướng phục vụ phát triển ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp xe máy trong nước theo chiến lược đã được phê duyệt.

Thuế ô tô nhập khẩu điều tiết ở mức cao đối với dòng xe du lịch dưới 09 chỗ ngồi. Trong loại xe này thì xe cao cấp điều tiết thuế cao hơn xe thấp cấp để điều tiết đối với những người khá giả, có điều kiện kinh tế. Các loại xe chuyên dùng như xe cứu thương, xe cứu hoả, xe chở phạm nhân, xe làm sạch đường… (thuế nhập khẩu phổ biến ở mức thấp từ 0% - 10% và không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt), xe ô tô chở khách công cộng, xe vận tải hàng hoá thì giá chỉ bằng hoặc thấp hơn giá bán so với các nước (do sản xuất, lắp ráp trong nước có giá thành thấp hơn). Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe du lịch ngoài mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước còn có mục tiêu điều tiết thông qua tiêu dùng.

Bộ Tài chính được biết hiện nay Bộ Công Thương đang chủ trì cùng với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan nghiên cứu, đánh giá lại các nội dung về chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô để làm cơ sở hoàn thiện chính sách.



35. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Hiện nay tỉnh Lâm Đồng còn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương, số hụt thu do thực hiện chế độ miễn, giảm, giãn thuế chiếm tỷ trọng đến 18,8% trên tổng thu cân đối ngân sách nên địa phương không tự cân đối hụt thu được, vì vậy đề nghị Bộ Tài chính xem xét bổ xung cho Lâm Đồng 50% trên số thuế miễn, giảm, giãn chính thức năm 2009 cụ thể:

- Số thuế miễn, giảm, giãn chính thức năm 2009: 419,235 tỷ đồng.

- Đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ 50%: 209,618 tỷ đồng.

Trả lời: (Tại Công văn số 11673/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Theo Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở quy định tại Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 7.318 hộ được duyệt hỗ trợ về nhà ở, trong đó 100% số hộ thuộc vùng khó khăn. Theo chế độ quy định, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 61.471 triệu đồng, ngân sách trung ương hỗ trợ 7 triệu đồng/hộ là 51.226 triệu đồng, ngân sách địa phương đảm bảo 20% là 10.245 triệu đồng. Đối với các địa phương khó khăn, tuỳ theo mức độ khó khăn ngân sách trung ương hỗ trợ thêm cho ngân sách địa phương theo mức 10%, 15%, 20%. Tỉnh Lâm Đồng được hỗ trợ thêm 10% là: 5.123 triệu đồng. Như vậy, tổng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở của tỉnh Lâm Đồng là 56.349 triệu đồng, bằng 91,7% nhu cầu. Ngoài ra, hộ nghèo còn được vay Ngân hàng chính sách xã hội 8 triệu đồng/hộ, NSNN hỗ trợ lãi suất 3%/năm.

Đến nay, ngân sách trung ương đã bổ sung và tạm ứng cho tỉnh Lâm Đồng 36.929 triệu đồng, bằng 66% tổng số vốn ngân sách trung ương đảm bảo (năm 2009 là 7.700 triệu đồng, năm 2010 là 29.229 triệu đồng), đề nghị tỉnh có báo tiến độ thực hiện chương trình. Trường hợp địa phương giải ngân hết kế hoạch vốn; căn cứ vào đề nghị của tỉnh, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ứng tiếp vốn theo tiến độ thực hiện.

36. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị Trung ương hỗ trợ cho tỉnh trong việc thực hiện chính sách miễn, giảm thuế theo văn bản số: 2898/BTC- NSNN ngày 10/3/2010 của Bộ Tài Chính, đồng thời đề nghị hỗ trợ số tiền thuế miễn, giảm là 123.125 triệu đồng để tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách phát sinh chưa có nguồn cân đối.

Trả lời: (Tại Công văn số 11678/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Năm 2009 là năm rất đặc biệt do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, Chính phủ đã trình Quốc hội một số giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và Quốc hội đã có Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 điều chỉnh mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu kinh tế, ngân sách nhà nước, phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ năm 2009 và miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân; trong đó có quy định “Giữ tổng chi trong dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị quyết 21/2008/QH12 ngày 08/11/2008 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009. Các Bộ, ngành trung ương, địa phương phấn đấu tăng thu, chống thất thu, kiên quyết thu hồi nợ đọng để bù đắp số giảm thu, sắp xếp các nhiệm vụ chi, chủ động cân đối thu, chi ngân sách. Cho phép sử dụng quỹ tài chính hợp pháp để bù đắp số hụt thu; trường hợp ngân sách địa phương vẫn giảm thu so với dự toán được giao do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế thì ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương. Chính phủ sử dụng số bội chi ngân sách nhà nước tăng thêm chỉ để bù đắp số hụt thu, bảo đảm nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2009 đã được Quốc hội quyết định”. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (tháng 10,11/2009), Chính phủ có báo cáo số 13/BC-CP ngày 16/10/2009 trình Quốc hội đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2009 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, trong đó đã báo cáo rõ ”Đối với nội dung bù đắp giảm thu ngân sách địa phương do thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, Chính phủ trình Quốc hội nguyên tắc xử lý là: Ngân sách trung ương hỗ trợ chung cho các địa phương một phần (25%) số giảm thu do thực hiện miễn, giảm thuế; trường hợp sau khi đã hỗ trợ nêu trên, địa phương nào còn hụt thu, thì tiếp tục xử lý để đảm bảo dự toán chi đã được Thủ tướng Chính phủ giao ”. Căn cứ vào số miễn, giảm thuế chính thức của tỉnh năm 2009 báo cáo và số xác định của cơ quan thuế, Bộ Tài chính bổ sung 25% số thuế miễn, giảm cho địa phương theo đúng quy định. Đến nay, Bộ Tài chính đã tổng hợp số miễn, giảm thuế của các địa phương năm 2009 và đang tiến hành rà soát để xác định số chính thức miễn, giảm làm căn cứ hỗ trợ cho các địa phương theo quy định.



37. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước nên tiếp tục miễn thuế nông nghiệp cho nông dân vì nông dân còn nhiều khó khăn về đời sống.

Trả lời: (Tại Công văn số 10332/BTC-CST ngày 09/8/2010)

Thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Bộ Tài chính đã tiến hành tổng kết việc thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội. Trên cơ sở báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 15/2003/QH11 nêu trên, sau khi lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ số 83/TTr-BTC ngày 7/7/2010 về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XII.



38. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Chủ trương miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2010 sẽ kết thúc, cử tri cho rằng nông dân sản xuất lúa còn nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020.

Trả lời: (Tại Công văn số 10331/BTC-CST ngày 09/8/2010)

Thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Bộ Tài chính đã tiến hành tổng kết việc thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội. Trên cơ sở báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 15/2003/QH11 nêu trên, sau khi lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ số 83/TTr-BTC ngày 7/7/2010 về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XII.



39. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có chính sách miễn giảm thuế nhà đất đối với bệnh binh vì lực lượng này có nhiều đóng góp cho đất nước trong kháng chiến và hiện nay có rất nhiều bệnh binh còn gặp khó khăn trong cuộc sống.

Trả lời: (Tại Công văn số 10334/BTC-CST ngày 09/8/2010)

Tại Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992 quy định các trường hợp được miễn, giảm thuế nhà, đất cụ thể:



"Điều 13

Tạm miễn thuế đất đối với các trường hợp sau đây:

1- Đất xây dựng trụ sở cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước, tổ chức xã hội, công trình văn hoá, đất chuyên dùng vào mục đích quốc phòng và an ninh;

2- Đất ở thuộc vùng rừng núi rẻo cao thuộc diện được miễn thuế nông nghiệp, vùng đinh canh, định cư, vùng kinh tế mới;

3- Đất ở của gia đình thương binh loại 1/4, loại 2/4; gia đình liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước quy định; đất xây dựng nhà tình nghĩa;

4- Đất ở của người tàn tật, người chưa đến tuổi thành niên và người già cô đơn không nơi nương tựa không có khả năng nộp thuế.

Điều 14

Đối tượng nộp thuế có khó khăn về kinh tế do bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ thì được xét giảm thuế, miễn thuế đất ở".

Theo quy định hiện hành thì bệnh binh không thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế nhà, đất.

Ngày 17/6/2010, Quốc hội đã thông qua Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 (thay thế cho Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1994). Theo đó, tại khoản 5 Điều 9, khoản 3 Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 quy định: Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở trong hạn mức của bệnh binh hạng 1/3; Giảm 50% số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp đối với đất ở trong hạn mức của bệnh binh hạng 2/3, 3/3.

40. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Để tăng nguồn thu ngân sách địa phương phục vụ đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, đề nghị Chính phủ xem xét, có cơ chế đặc thù trích để lại cho tỉnh Lai Châu 10% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Trả lời: (Tại Công văn số 11644/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Theo quy định Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì:

a) Khoản Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%.

b) Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, nộp tại nơi đóng trụ sở.

c) Khoản thuế thu nhập của các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính được tính nộp ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc và được xác định theo chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

Các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nêu tại điểm b, c là khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và theo phân cấp hiện hành, ngân sách tỉnh Lai Châu được hưởng 100% số thu này.

Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị tỉnh thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

41. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí công chứng cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Trả lời: (Tại Công văn số 10330/BTC-CST ngày 09/8/2010)

Ngày 02/6/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về việc đơn giản hoá 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành, trong đó có nội dung: Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu điều chỉnh giảm phí công chứng đối với các thủ tục công chứng hợp đồng gắn với quyền sử dụng đất.

Thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ, hiện nay Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Tư pháp để sửa đổi Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí công chứng (Bộ Tài chính đã có Công văn số 8477/BTC-CST ngày 1/7/2010 gửi Bộ Tư pháp).

Sau khi tổng hợp ý kiến đánh giá tình hình thực hiện Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính sẽ sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP cho phù hợp với điều kiện thực tế.



42. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cho thu phí môi trường bảo vệ rừng phục vụ cho các công trình thủy điện.

Trả lời: (Tại Công văn số 11246/BTC-CST ngày 24/8/2010)

Ngày 10/4/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, mục đích là thực hiện xã hội hoá nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Theo quy định của Quyết định số 380/QĐ-TTg thì:

- Các tổ chức sử dụng và phải chi trả dịch vụ môi trường rừng bao gồm một số nhà máy thuỷ điện, công ty cấp thoát nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh loại hình du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ...

- Đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng bao gồm các chủ rừng nằm ở vùng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai, Sông Đà trong phạm vi hành chính tỉnh Lâm Đồng, Sơn La.

- Sau 2 năm thực hiện thí điểm Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị sơ kết chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến kết luận tại Hội nghị sơ kết, theo đó:

+ Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg là bước đổi mới quan trọng để chuyển nền lâm nghiệp nước ta phát triển phù hợp với quy luật của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, nhằm phát huy các giá trị cơ bản của lâm nghiệp về kinh tế, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững và trường tồn của đất nước.

+ Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ tạo ra điều kiện để Nhà nước quản lý tài nguyên và đất lâm nghiệp chặt chẽ hơn, đồng thời để người dân tham gia bảo vệ rừng hiệu quả hơn, độ che phủ của rừng ngày càng tăng, góp phần điều hoà và duy trì nguồn nước, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng sinh học sẽ được cải thiện, bảo tồn bền vững. Chính sách này phù hợp với mục tiêu phấn đấu xây dựng, phát triển một nền kinh tế xanh và bảo vệ môi trường sống trong lành, góp phần ngăn chặn những tác hại của biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ trên đất nước Việt Nam mà cả khu vực và trên thế giới.

+ Về vấn đề xã hội, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.

Tại Thông báo số 76/TB-VPCP ngày 17/3/2010 Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để thực hiện trong cả nước.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Nghị định và đang gửi lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, sẽ áp dụng Nghị định này trên phạm vi cả nước (trong đó có địa bàn tỉnh Hoà Bình).

43. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Quy chế của Quỹ Phát triển đất. Trước mắt, cho phép địa phương chưa thực hiện việc trích lập Quỹ phát triển đất trong năm 2010. Theo Quyết định số 2880/QĐ-BTC ngày 19/11/2009 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2010, tỉnh Gia Lai được Bộ Tài chính giao chỉ tiêu trích lập quỹ phát triển đất tối thiểu 70,2 tỷ đồng (tương ứng 30% nguồn thu từ tiền thu sử dụng đất, cho thuê đất). Tuy nhiên, việc trích lập Quỹ Phát triển đất ở địa phương gặp một số vướng mắc sau: (1) Đến nay vẫn chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về cơ chế trích lập và hoạt động của Quỹ Phát triển đất; (2) Đối với tỉnh Gia Lai, trong thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010, nguồn thu tiền sử dụng đất đã phân cấp cho ngân sách cấp huyện để đầu tư cơ sở hạ tầng và đo đạc địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, việc trích 30% nguồn thu tiền sử dụng đất để lập Quỹ Phát triển đất tập trung ở các tỉnh sẽ ảnh hưởng đến quy định về ổn định ngân sách của địa phương; (3) Nguồn thu tiền thuê đất đã tính vào chi cân đối ngân sách địa phương theo quy định; (4) Khi xây dựng quy định về phân cấp ngân sách cho thời kỳ ổn định mới để áp dụng từ năm 2011, địa phương sẽ thực hiện việc trích lập Quỹ Phát triển đất theo đúng quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương