KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang46/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50

Trả lời:

1. Về nội dung “Đề nghị Bộ Công an tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ điều tra viên, trinh sát viên”:

Thực hiện Nghị quyết số 727/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi hành Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004; ngày 22/9/2004 Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 13/2004/CT-BCA(V11) về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong CAND, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ điều tra viên, trinh sát viên như sau:

- Kế hoạch số 48/2004/KH-BCA(X14) ngày 10/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004.

- Quyết định số 469/2005/QĐ-BCA(X14) ngày 21/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an về Chương trình đào tạo đại học CSND ngành điều tra hình sự dùng cho các lớp điều tra viên.

- Quyết định số 1104/2005/QĐ-BCA(X14) ngày 11/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an về Chương trình đào tạo đại học ANND ngành điều tra hình sự dùng cho các lớp đào tạo điều tra viên.

- Quyết định số 305/2005/QĐ-BCA(X14) ngày 22/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an về Chương trình bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ điều tra hình sự cho cán bộ đã tốt nghiệp đại học ngoài ngành Công an.

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BCA(X14) ngày 06/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an về Chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều tra cho cán bộ các cơ quan điều tra trong CAND.

- Quyết định số 06/2005/QĐ-BCA(X14) ngày 06/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an về Chương trình bồi dưỡng kiến thức về điều tra hình sự dùng cho cán bộ các cơ quan khác trong CAND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Thực hiện các chủ trương, kế hoạch của Lãnh đạo Bộ, đến hết năm 2009 các trường CAND đã phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương mở 132 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 13.399 cán bộ làm công tác An ninh điều tra, Cảnh sát điều tra và cán bộ các cơ quan khác trong lực lượng CAND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trong đó: Đào tạo đại học 03 năm cho điều tra viên được 59 lớp với 5.973 cán bộ; Bồi dưỡng cho cán bộ đã tốt nghiệp đại học ngoài ngành Công an hiện đang công tác ở các phòng, đội, tổ kiểm tra (thời gian 4 tháng) được 17 lớp cho 1.773 cán bộ; Bồi dưỡng cho cán bộ đã tốt nghiệp Đại học An ninh, Đại học Cảnh sát không thuộc chuyên khoa điều tra (thời gian 30 ngày) được 19 lớp cho 1.930 cán bộ; Bồi dưỡng cho cán bộ của các cơ quan khác trong CAND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (thời gian 10 ngày): 37 lớp cho 3.723 cán bộ; Mở 7 lớp bồi dưỡng cho 1.429 cán bộ trinh sát thuộc cơ quan cảnh sát điều tra các cấp (hệ lực lượng trinh sát hình sự 5 lớp cho 529 cán bộ; hệ lực lượng trinh sát kinh tế mở 2 lớp cho 900 cán bộ).

Hiện nay Bộ Công an đang tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ trinh sát viên và điều tra viên các cấp, nhất là cho cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu điều tra các vụ án hình sự có mức án đến 15 năm tù. Đồng thời chỉ đạo khẩn trương xây dựng, đưa vào hoạt động các Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an các đơn vị, địa phương phục vụ tốt hơn công tác đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng CAND nói chung và cho đội ngũ điều tra viên, trinh sát viên nói riêng trên toàn quốc.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ điều tra viên, trinh sát viên trong những năm qua đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trinh sát và điều tra, xử lý tội phạm, đáp ứng yêu cầu công tác phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo ANTT trong tình hình mới.

2. Về nội dung “Tuyển chọn đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ làm công tác kỹ thuật hình sự để đáp sứng yêu cầu mỗi công an cấp huyện có 01 đội chuyên trách làm công tác kỹ thuật hình sự, phục vụ công tác điều tra xử lý tội phạm”:

Để tăng cường cho cơ sở, ngày 10/4/2009 Bộ trưởng Bộ Công an đã có Chỉ thị số 03/CT-BCA về xây dựng toàn diện Công an cấp huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong tình hình mới. Trên cơ sở đó Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn và tăng cường cho Công an cấp huyện trên tất cả các mặt: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bổ máy; biên chế, tăng cường đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy, phân công phân cấp các lĩnh vực công tác, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật, phương tiện phục vụ công tác, chiến đấu...

Ngày 30/7/2008, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 994/2008/QĐ-BCA về việc thành lập Đội (hoặc Tổ) Kỹ thuật hình sự Công an cấp huyện; trên cơ sở đó đến nay đã có 53/63 Công an tỉnh, thành phố đã triển khai Đội kỹ thuật hình sự, chủ yếu ở Công an quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an huyện trọng điểm, phức tạp về ANTT và Tổ kỹ thuật hình sự thuộc Đội Điều tra tổng hợp hoặc Đội Cảnh sát điều tra về Trật tự xã hội (nơi không có tổ chức Đội Điều tra tổng hợp) thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc triển khai, thực hiện Quyết định số 994/2008/QĐ-BCA đã nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kỹ thuật hình sự ở cấp huyện, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, phục vụ tốt yêu cầu công tác điều tra, xử lý tội phạm. Lực lượng Kỹ thuật hình sự ở cấp huyện đã đảm đương phần lớn các vụ khám nghiệm, theo số liệu thống kê, Công an cấp huyện đã khám nghiệm 16.949/20.564 vụ, việc, chiếm 82,4% tổng số vụ việc khám nghiệm của Công an tỉnh.

Ngày 05/3/2009, Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 566/QĐ-BCA(X11) phê duyệt Chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành ANTT, trong đó có ngành đào tạo Kỹ thuật hình sự. Lãnh đạo Bộ Công an đã ký Quyết định thành lập Khoa nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về môi trường, Khoa Kỹ thuật hình sự thuộc trường Trung cấp CSND1 để đào tạo cán bộ kỹ thuật hình sự và Cảnh sát môi trường bổ sung cho Công an cấp huyện; hàng năm Bộ có thông báo cho Công an các đơn vị, địa phương đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho địa phương, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại các trường CAND, tại các trung tâm huấn luyện của tỉnh; điều động học viên tốt nghiệp các trường về địa phương để tăng cường cho cơ sở. Ngoài ra hàng năm Bộ duyệt bổ sung biên chế cho Công an các địa phương, chỉ tiêu tuyển chọn công dân vào CAND để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn Trật tự an toàn xã hội ở cơ sở trong tình hình mới.



8. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh, Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính và các Bộ liên quan ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 91/2009/QĐ-TTg ngày 06/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân và Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định viên Tư pháp để thực hiện.

Trả lời:

- Ngày 23/6/2010, Bộ Công an, Bộ Nội vụ và Bộ Tài Chính ban hành Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BCA-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg ngày 06/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sỹ trong Công an nhân dân. Ngày 01/7/2010, Bộ Công an ban hành Công văn số 4556/X11-X33 hướng dẫn thực hiện Thông tư 02/2010/TTLT-BNV-BTC.

- Ngày 04/5/2010, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp. Ngày 21/6/2010, Bộ Công an ban hành Công văn số 1543/BCA-V22 về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV.

9. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cần tăng mức xử phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời tăng cường bảo vệ người thi hành công vụ.

Trả lời:

Trong thời gian qua, tình hình chống người thi hành công vụ có xu hướng gia tăng, với tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm; nhiều vụ việc có nhiều người tham gia, sử dụng vũ khí, công cụ nguy hiểm để chống đối, tấn công người thi hành công vụ. Thực trạng này là rất đáng lo ngại, không những đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, còn thể hiện sự coi thường pháp luật, làm giảm hiệu lực quản lý, điều hành của các cơ quan Nhà nước ở một số lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội. Các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và lực lượng Công an nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ và bảo vệ người thi hành công vụ.

Theo số liệu thống kê cho thấy từ năm 2005 đến hết năm 2009 toàn quốc xảy ra 2.373 vụ chống người thi hành công vụ, năm sau cao hơn năm trước (năm 2006 tăng 9,6%, năm 2007 tăng 19,9%, năm 2008 tăng 14,8%, năm 2009 tăng 11,9%). Riêng năm 2009 đã xảy ra 606 vụ tăng 11,9% so với năm 2008, trong đó chống lại lực lượng CAND thi hành nhiệm vụ tăng 85,5%, nhất là chống lại lực lượng Cảnh sát tiếp tục diễn ra rất nghiêm trọng và ngày càng gia tăng (riêng chống lại lực lượng CSGT xảy ra 97 vụ, làm 1 đồng chí hy sinh, 32 đồng chí bị thương). Trong 2 tháng năm 2010, tội phạm chống người thi hành công vụ tăng 14% so với cùng kỳ năm 2009.

Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, cơ bản nổi lên một số nguyên nhân sau đây:

- Các đối tượng chống người thi hành công vụ hoạt động rất manh động và liều lĩnh; nhận thức về pháp luật còn hạn chế, coi thường pháp luật và các lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ; vì các động cơ cá nhân đã kích động, lôi kéo, tụ tập đông người để chống lại lực lượng thi hành công vụ, làm cho tình hình ANTT trở nên phức tạp.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân còn nhiều hạn chế; Các chế tài xử lý hành vi chống người thi hành công vụ chưa đủ để răn đe, giáo dục người phạm tội; trong một số vụ án, đối tượng có nhiều lần chống người thi hành công vụ thể hiện tính côn đồ hung hãn, coi thường pháp luật nhưng chế tài xử lý chưa nghiêm khắc.

- Một số cán bộ trong khi làm nhiệm vụ đã có những lời nói, cử chỉ, hành động chưa đúng mực, thiếu văn hóa; chưa thực sự tôn trọng nhân dân mà còn tỏ ra hách dịch, cửa quyền, gây ra tâm lý ức chế, bức xúc cho công dân, vì thế dẫn đến việc chống lại những yêu cầu, đề nghị của lực lượng thi hành công vụ…

Để phòng ngừa, đấu tranh làm giảm và hạn chế đến mức thấp nhất đối với các hành vi chống người thi hành công vụ, Bộ Công an đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai, thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau đây:

- Tham mưu, giúp Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2010/NQ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội thay thế cho Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực ANTT. Theo đó, tại điểm a, b khoản 3 điều 7 của Nghị định quy định các hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm đến danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

- Nghiên cứu đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 257- Bộ Luật Hình sự theo hướng tăng thêm mức hình phạt đối với đối tượng có hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ.

- Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời, đúng người, đúng tội các hành vi chống người thi hành công vụ. Dự thảo Thông tư đang được khẩn trương hoàn thiện để trình lãnh đạo liên ngành ký, triển khai thực hiện.

- Tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm chống người thi hành công vụ nói riêng.

- Tất cả các vụ việc chống người thi thành công vụ đều phải được điều tra, củng cố chứng cứ, hồ sơ vững chắc và nhanh chóng đưa ra xử lý nghiêm khắc trước pháp luật. Kết quả xử lý phải được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến đến tất cả mọi người dân để lên án hành vi vi phạm, đồng thời giao cho chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cơ sở và gia đình quản lý, giáo dục người vi phạm không để tái phạm.

10. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Về trang phục cho đội ngũ Công an viên: Theo quy định tại Nghị định 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ: “Quần áo thu đông và áo ấm được trang bị cho các địa phương từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên; các địa phương còn lại được trang bị quần, áo xuân hè”. Theo cử tri, quy định như trên là chưa hợp lý, đề nghị Chính phủ, Bộ Công an xem xét, điều chỉnh.

Trả lời:

Tại khoản 1, Điều 6, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định “Quần, áo thu đông và áo ấm được trang bị cho các địa phương từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên; các địa phương còn lại được trang bị quần, áo xuân hè”. Quy định này dựa trên cơ sở đặc điểm khí hậu từng vùng, miền và điều kiện công tác thực tiễn của địa phương.

Tại điểm a và b, khoản 3, Điều 8, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định cụ thể về công tác đảm bảo kinh phí cho Công an xã, trong đó có quy định về trang phục; theo đó, giao Bộ Công an quy định thống nhất mẫu trang phục cho các địa phương trong toàn quốc; việc sản xuất, cấp phát trang phục cho Công an xã do Công an các đơn vị, địa phương tự tổ chức thực hiện trên cơ sở kinh phí được địa phương phân bổ.

Qua ý kiến cử tri kiến nghị cần trang bị quần áo thu đông cho lực lượng Công an xã đối với các tỉnh không nằm trong quy định tại khoản 1, Điều 6, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, trước mắt căn cứ vào điều kiện cụ thể cần thiết phải sử dụng quần áo thu đông thì Công an tỉnh xin ý kiến Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh duyệt cấp phát cho địa phương mình. Trong quá trình thực hiện Pháp lệnh Công an xã, các cơ quan chức năng sẽ tổng hợp ý kiến đề xuất của các đơn vị để nghiên cứu chỉnh lý cho phù hợp.



11. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Bộ Công an đầu tư kinh phí xây dựng và cải tạo nhà giam giữ của Công an cấp huyện cho phù hợp với việc tăng thẩm quyền xét xử cho toà án cấp huyện, hiện nay người bị tạm giữ phải ở chung với người bị tạm giam, việc giam giữ quá tải gây khó khăn cho công tác quản lý, theo dõi.

Trả lời:

1. Về tình hình đầu tư cho các nhà tạm giữ trong lực lượng Cụng an nhõn dõn:

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Công an luôn quan tâm và ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giam giữ, đặc biệt là hệ thống nhà tạm giữ, trại tạm giam Công an cấp huyện, cụ thể là:

- Đầu tư riêng theo Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Bộ Công an quản lý:

+ Dự án giai đoạn I (từ năm 2004 - 2008) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 05/6/2003, trong đó đã thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp 131 nhà tạm giữ (112 nhà tạm giữ đã kết thúc đầu tư, đưa vào sử dụng và 19 nhà tạm giữ đang tiếp tục đầu tư).

+ Dự án giai đoạn II (từ năm 2009 - 2015) được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt tại Quyết định số 2277/QĐ-BCA(H11) ngày 25/12/2008, trong đó thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp 96 nhà tạm giữ (có 74 nhà tạm giữ đã bố trí vốn để kết thúc đầu tư trong kế hoạch năm 2009 và 2010; 22 nhà tạm giữ chuyển tiếp đầu tư sang năm 2011).

- Đầu tư chung với các cơ sở làm việc Công an cấp huyện (ngoài vốn thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW): Từ năm 2004 đến nay, đã đầu tư cho 70 nhà tạm giữ (gồm 08 dự án vốn đầu tư phát triển ngành an ninh, 62 dự án vốn thường xuyên chi cho xây dựng cơ bản).

- Việc đầu tư cho các nhà tạm giữ hành chính, theo quy định việc đầu tư xây dựng do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm.

2. Về đầu tư cho các nhà tạm giữ thuộc Công an tỉnh Lai Châu:

Tổng số nhà tạm giữ thuộc Công an tỉnh Lai Châu: Từ năm 2005 đến nay đã đầu tư cho 05 nhà tạm giữ Công an các huyện Sìn Hồ, Than Uyên, Mường Tè, Phong Thổ và Tam Đường với tổng số vốn là 4.516 triệu đồng. Trong giai đoạn tới Dự án 2277 sẽ tiếp tục đầu tư cho nhà tạm giữ Công an các huyện Than Uyên, Mường Tè và Tân Uyên với mức vốn là 4.506 triệu đồng.

3. Hướng tập trung chỉ đạo việc đầu tư xõy dựng cơ sở giam giữ trong thời gian tới:

Toàn quốc hiện có 686 Công an cấp huyện, hầu hết Cụng an các huyện đều đã được đầu tư cơ sở làm việc và cơ sở giam giữ, mỗi huyện có ít nhất 01 nhà làm việc 2 tầng trở lên, có nhà tạm giữ và các hạng mục phụ trợ (trừ các huyện mới tách lập hoặc di chuyển địa điểm). Quán triệt chủ trương tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, hướng về cơ sở, trong những năm qua, Đảng uỷ Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã quan tâm chỉ đạo và tăng cường mọi mặt cho Công an cấp huyện để đủ sức đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở. Song, trước tình hình an ninh, trật tự ngày càng phức tạp, số lượng vụ việc vi phạm xảy ra ngày càng nhiều, nhiệm vụ của Công an cấp huyện ngày càng nặng nề hơn, đòi hỏi cần được phân cấp mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực và tăng cường hơn nữa về mọi mặt, trong đó cần tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện đảm bảo phục vụ công tác chiến đấu của Công an cấp huyện.

Trong thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn, định mức hậu cần - kỹ thuật cho Công an cấp huyện đảm bảo đáp ứng nhu cầu công tác, sẵn sàng chiến đấu và sinh hoạt thường xuyên.

- Ưu tiên kinh phí để đảm bảo đến năm 2012 cơ bản hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc và ở doanh trại cho cán bộ, chiến sĩ Công an cấp huyện. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Bộ Công an quản lý (giai đoạn II), trong đó phấn đấu đến 2015 sẽ đầu tư hoàn chỉnh 375 nhà tạm giữ Công an cấp huyện theo vốn thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW với tổng kinh phí dự kiến 829 tỉ đồng.

Như vậy, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo triển khai thực hiện đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho Công an cấp huyện phục vụ phân cấp theo thẩm quyền xét xử của Tũa ỏn đến 15 năm. Giai đoạn tới (từ năm 2011 - 2015), để tiếp tục đảm bảo tiến trình cải cách tư pháp, Bộ Công an đề nghị Quốc hội quan tâm phê chuẩn ngân sách, ưu tiên đầu tư cho Công an các cấp (cơ sở làm việc Công an cấp huyện, kho vật chứng, nhà tạm giữ, cơ sở làm việc Công an phường).



12. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị tăng cường công tác quản lý Nhà nước và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người; tích cực làm tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội nhằm góp phần xây dựng xã hội văn minh lành mạnh và trật tự, an toàn đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững. Xử lý nghiêm các đối tượng tổ chức, môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài trái pháp luật; theo quy định hiện hành chỉ xử phạt hành chính (phạt tiền) với mức nhẹ chưa đủ sức răn đe đối tượng. Đề nghị Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng nặng hình phạt đối với loại tội phạm này để góp phần ngăn ngừa nạn buôn bán người dưới bất kỳ hình thức nào.

Trả lời:

Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng; tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội tinh vi, có tổ chức chặt chẽ, xuyên quốc gia. Trước tình hình trên, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo lực lượng Công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền cho phụ nữ, trẻ em ở các vùng có nguy cơ cao để cảnh giác với loại tội phạm này; xây dựng các mô hình, điển hình phòng chống tội phạm, hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trở về tái hòa nhập cộng đồng; hàng năm mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, bóc gỡ các đường dây mua bán người xuyên quốc gia, quốc tế...

Trong 5 năm qua, lực lượng Công an đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng phát hiện, đấu tranh, khám phá 1.754 vụ mua bán phụ nữ, trẻ em, bắt giữ, xử lý 3.170 đối tượng. Toà án nhân dân các cấp đã xét xử 855 vụ, 1.547 bị cáo, trong đó có 02 bị cáo tù chung thân, 21 bị cáo phạt tù từ 20- 30 năm, 102 bị cáo phạt tù từ 15 - 20 năm. Các lực lượng chức năng đã giải cứu 1.388 nạn nhân, tiếp nhận 3.200 nạn nhân bị buôn bán trở về tái hoà nhập cộng đồng.

Để huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em, Bộ Công an đã chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, giải pháp lớn tập trung chỉ đạo:

- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, giai đoạn 2004 - 2010. Chương trình có mục tiêu “làm chuyển biến nhận thức và hành động của các ngành, đoàn thể và toàn xã hội trong đấu tranh chống buôn bán người nhằm ngăn chặn và làm giảm cơ bản vào năm 2010 tình trạng phụ nữ, trẻ em bị buôn bán”.

- Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 16/TTg ngày 27/6/2007 về tăng cường thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Trong đó, xác định: “Phòng, chống tội phạm mua bán người là một nhiệm vụ chính trị quan trọng để tập trung chỉ đạo thực hiện. Tỉnh, thành phố nào để xảy ra nhiều phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài thì Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ”.

- Chính phủ ban hành Nghị định số 69/CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/CP năm 2002 về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, trong đó nghiêm cấm việc kết hôn vắng mặt tại UBND cơ sở, ngành Tư pháp chịu trách nhiệm phỏng vấn, hoàn chỉnh hồ sơ. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhằm điều chỉnh lĩnh vực nhạy cảm như kết hôn, cho nhận con nuôi có yếu tố người nước ngoài mà các đối tượng thường lợi dụng để buôn bán người.

- Chính phủ ban hành Nghị định số 126/CP ngày 01/8/2007, Nghị định số 144/CP ngày 10/9/2007 và liên ngành ban hành Thông tư số 09/BCA-LĐTBXH-VKSNDTC-TANDTC về xử lý hành chính, hình sự đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, nhằm quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất khẩu lao động, phòng chống lợi dụng xuất khẩu lao động để buôn bán người.

- Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6, ngày 19/6/2009, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó sửa đổi bổ sung Điều 119 “Tội mua bán phụ nữ” thành “Tội mua bán người”; Điều 120 “Tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em” nhằm bổ sung hành vi và tăng mức hình phạt đối với người phạm tội.

- Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc xử lý các hành vi lạm dụng tình dục, vi phạm quyền của phụ nữ và trẻ em, mua bán phụ nữ, trẻ em như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh…

- Ban chấp hành Trung ương Đảng có Văn bản số 254-CV/TW ngày 11/6/2009 về việc tăng cường công tác chỉ đạo quản lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài và phòng, chống tội phạm mua bán người nhằm chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội triển khai quyết liệt công tác phòng, chống mua bán người.

- Trước tình hình tội phạm mua bán người ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, điều chỉnh tập trung, thống nhất những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm mua bán người nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh này. Trên tinh thần đó, ngày 21/11/2007, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 11/2007/NQ-QH12 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII(2007-2011), theo đó dự án Luật phòng, chống mua bán người được đưa vào chương trình chuẩn bị. Nghị quyết số 31/2009/NQ-QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ XII(2007-2011) thì dự án Luật phòng, chống mua bán người sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII vào cuối năm 2010.

- Cùng với tăng cường công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm buôn bán người, Bộ Công an đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh này: Tham mưu cho Chính phủ đề xuất Quốc hội chủ trì, tham gia nhiều Hội nghị các nước ASEAN, Châu Á… bàn về phối hợp phòng, chống buôn bán người. Đề xuất Chính phủ ký tuyên bố chung 6 nước khu vực tiểu vùng sông Mêkông (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc) về phòng, chống buôn bán người; Ký Hiệp định hợp tác song phương về phòng, chống buôn bán người với Campuchia (2005), với Thái Lan (2008), dự kiến vào cuối năm 2010 đề xuất Chính phủ ký với Lào và Trung Quốc; Giao các địa phương biên giới phối hợp chặt chẽ, tính đối đẳng thông qua công tác giao ban, thiết lập đường dây nóng, công văn, cử cán bộ sang trao đổi thông tin, phối hợp điều tra bắt giữ tội phạm, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị buôn bán trở về.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương