KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang42/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   50

Trả lời:

Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật hiện hành không quy định các tổ chức tín dụng được thực hiện xóa nợ đối với khách hàng, trường hợp đặc biệt phải do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn cho khách hàng gặp khó khăn về tài chính không trả được các khoản nợ đến hạn, Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức tín dụng, trong các trường hợp cụ thể, được quyền xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi tiền vay. Do đó, nếu khách hàng vay vốn tôn nền hoặc làm sàn nhà trên cọc có khó khăn về tài chính, chưa trả được nợ vay ngân hàng đến hạn, có thể làm việc trực tiếp với ngân hàng thương mại để được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi tiền vay theo cơ chế tín dụng hiện hành.

16. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri kiến nghị nâng hạn mức cho vay đối với các chương trình xuất khẩu lao động, nước sạch và vệ sinh môi trường do hạn mức hiện nay thấp, không đủ vốn để người dân thực hiện.

Trả lời:

Mức cho vay đối với mỗi loại công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Hiện nay, mức cho vay đối với mỗi loại công trình tối đa là 4 triệu đồng/hộ.

Tuy nhiên, do biến động của giá cả thị trường nên hiện nay, mức cho vay hỗ trợ này tương đối thấp so với nhu cầu vay vốn của người dân. Thấy được vấn đề này, ngày 05/02/2009, Ngân hàng Chính sách xã hội đã có công văn số 173/NHCS-TD gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị nghiên cứu trình Chính phủ xem xét nâng mức cho vay tối đa đối với tín dụng thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho phù hợp đối với mỗi loại công trình. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa có văn bản trả lời đề nghị này của Ngân hàng Chính sách xã hội.

17. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri đề nghị ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu được miễn lãi suất vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (lãi suất 0%) từ 3 – 5 năm để đẩy mạnh sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố từng thời kỳ. Vấn đề cử tri kiến nghị, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.



18. Cử tri thành phố Hà Nội và cử tri tỉnh Nam Định tỉnh kiến nghị: Về đề nghị có biện pháp sớm khắc phục tình trạng đồng tiền polymer chất lượng kém, nhanh phai màu, nhất là tờ bạc mệnh giá 20.000 đồng

Trả lời:

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, đồng tiền polymer có chất lượng, độ bền, khả năng chống giả và độ sạch cao hơn nhiều so với tiền cotton. Tuy nhiên, như các loại đồng tiền khác, chất lượng đồng tiền polymer cũng bị suy giảm trong quá trình sử dụng, trong đó đồng tiền polymer mệnh giá 20.000đ là một trong những đồng tiền bị suy giảm chất lượng nhiều nhất do tần suất sử dụng cao, bị vò, gấp, kiểm đếm nhiều lần do chủ yếu sử dụng để mua bán thực phẩm tươi sống, rau quả, nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày,….

Để đảm bảo cơ cấu và chất lượng đồng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, như: tăng cường thu đổi và thay thế những đồng tiền cũ nát, không đủ tiêu chuẩn lưu thông bằng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông; kiểm tra, giám sát việc thu đổi tiền cũ, nát của tổ chức tín dụng; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về cách thức giữ gìn đồng tiền để người dân hiểu và cùng phối hợp tham gia làm sạch, đẹp đồng tiền... Ngân hàng Nhà nước đề nghị mọi người dân nêu cao ý thức trân trọng trong việc sử dụng và bảo quản đồng tiền để đồng tiền Việt Nam luôn được bền, đẹp. Trường hợp có tiền cũ, nát (không đủ tiêu chuẩn lưu thông), người dân nên mang đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện nhất để đổi lấy tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.

19. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Về đề nghị xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc cho lưu hành tiền xu nhưng không đạt chất lượng và hiệu quả như mong muốn (cử tri huyện Thạch Thất, Quốc Oai)

Trả lời:

Việc phát hành tiền kim loại nhằm bổ sung vào cơ cấu các đồng tiền trong lưu thông, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả các giao dịch nhỏ, lẻ trong nền kinh tế. Đồng tiền kim loại có độ bền cao, sạch hơn tiền giấy, vì vậy sẽ tiết kiệm chi phí phát hành trong dài hạn. Tuy nhiên, do trong thời gian dài, Việt Nam không sử dụng tiền kim loại; cộng với những biến đổi về điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán, thói quen của người dân nên việc lưu hành tiền kim loại gặp nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, có nguyên nhân chủ quan từ Ngân hàng Nhà nước trong quá trình phát hành bộ tiền kim loại. Để tiết kiệm chi phí, trên cơ sở tham khảo bộ tiền kim loại của một số nước, Ngân hàng Nhà nước đã tham mưu chọn vật liệu thép mạ đồng thau, song chưa lường trước được vật liệu này dễ bị ôxy hóa trong môi trường nóng ẩm của Việt nam. Bởi vậy, sau thời gian lưu hành, đồng tiền kim loại không giữ được màu sắc đẹp như khi mới đưa vào sử dụng. Điều này ảnh hưởng đến việc sử dụng đồng tiền kim loại và dẫn đến một số ý kiến hiểu lầm cho rằng đồng tiền được sản xuất không đúng với tiêu chuẩn quy định. Ngân hàng Nhà nước đã nhận thấy tồn tại này, nghiêm túc kiểm điểm trước Quốc hội và đã tập trung nghiên cứu đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp nâng cao chất lượng đồng tiền kim loại Việt Nam.

20. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị thực hiện nghiêm túc việc trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội để đóng bảo hiểm xã hội.

Trả lời:

Các thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/2/2008 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Theo đó, trong trường hợp chủ tài khoản không tự nguyện trích tài khoản, thì căn cứ quyết định của người có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội, ngân hàng có trách nhiệm chuyển tiền từ tài khoản của người sử dụng lao động vào tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội. Trường hợp tài khoản của người sử dụng lao động có số dư đủ khả năng thanh toán toàn bộ số tiền theo yêu cầu nhưng ngân hàng cố tình trì hoãn thực hiện hoặc không thực hiện việc trích tiền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp tài khoản của người sử dụng lao động không còn số dư hoặc còn số dư nhưng không đủ để thi hành quyết định thì ngân hàng sau khi chuyển số tiền hiện có vào tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định biết để xem xét áp dụng các biện pháp khác đảm bảo truy thu đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Việc ngăn chặn tình trạng nợ tồn, nợ đọng trong bảo hiểm xã hội là trách nhiệm chính của cơ quan bảo hiểm xã hội. Ngành Ngân hàng, trong phạm vi và trách nhiệm của mình, sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan nhằm thực hiện tốt chế độ bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động.



21. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Đề nghị quan tâm, tạo nguồn vốn hơn nữa cho Quỹ tín dụng nhân dân để tổ chức này đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm.

Trả lời:

Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Với tính chất hoạt động như trên, các Quỹ tín dụng nhân dân cần nâng cao tính độc lập, tự chủ trong việc khai thác các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành viên.

Để tạo điều kiện cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân phát triển an toàn, bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên quan tâm chỉ đạo và có các chính sách, giải pháp để hỗ trợ hoạt động cho các Quỹ tín dụng nhân dân như tái cấp vốn cho Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương để tạo nguồn thanh khoản cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; khai thác các nguồn vốn của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế để hỗ trợ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân....

22. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép mở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Cao Bằng.

Trả lời:

Việc mở chi nhánh của ngân hàng thương mại cần thực hiện đúng quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo chất lượng và góp phần thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đối với đề nghị mở chi nhánh tại thị xã Cao Bằng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, sau khi kiểm tra thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản thông báo chưa chấp thuận việc mở chi nhánh tại thị xã Cao Bằng, do chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2, Điều 6 quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN.

23. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị có chính sách và cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mạnh mẽ vào hoạt động tài chính – tín dụng ngân hàng trên địa bàn vùng, trong đó phát huy vai trò của thành phố Hồ Chí Minh là nơi có đủ điều kiện để tập trung các hoạt động tài chính, ngân hàng cho vùng.

Trả lời:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất nước, có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực và cả nước. Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp thúc đẩy, tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố phát triển mạnh. Hiện nay, hầu hết các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đều có hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh (5 ngân hàng thương mại nhà nước, 16 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 19 ngân hàng liên doanh, 25 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính và 18 quỹ tín dụng nhân dân). Tổng tài sản của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố tính đến cuối năm 2009 tăng 34,2% so với năm 2008 và gấp 2,8 lần so với năm 2006; tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thành phố luôn đạt mức cao so với các địa bàn khác. Có thể nói, hoạt động tài chính - ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phát triển đa dạng với tốc độ nhanh, thể hiện được vai trò trung tâm của toàn vùng và cả khu vực Nam Bộ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có giải pháp nhằm phát triển thị trường tiền tệ và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh, an toàn, hiệu quả, góp phần phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của Thành phố. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp và hỗ trợ của các Bộ, ngành và đặc biệt là vai trò của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn phát triển vững mạnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố và cả nước.

24. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Đề nghị có chính sách thu hút lượng tiền mặt đang được người dân lưu giữ để quản lý vĩ mô và phục vụ kinh tế phát triển.

Trả lời:

Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng phù hợp với điều kiện thị trường tài chính – tiền tệ, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường ổn định cho các tổ chức tín dụng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn phát triển sản xuất – kinh doanh. Cơ chế, chính sách về huy động vốn cũng được bổ sung, hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh huy động vốn trong nền kinh tế. Theo số liệu thống kê, huy động vốn của hệ thống ngân hàng liên tục tăng trưởng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000 – 2005 là 24,9%, giai đoạn 2006 – 2009 là 33,5% và trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 13,4%. Tỷ trọng tiền mặt ngoài lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm, trong giai đoạn 2000-2005 là 23,8%, giai đoạn 2006 – 2009 là 17,1% và trong 6 tháng đầu năm 2010 là 14,2%.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thu hút có hiệu quả các nguồn vốn trong nhân dân để phục vụ phát triển kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành linh hoạt, thận trọng các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô để người dân tin tưởng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Mặt khác, chỉ đạo các tổ chức tín dụng đa dạng các hình thức huy động vốn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng,… để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế./.


BỘ TƯ PHÁP
Tại Công văn số 3224/BTP-VP ngày 13/9/2010 của Bộ Tư pháp về việc trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ 7, Quốc hội khóa XII

1. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu có quy định và quy chế riêng, cụ thể đối với hoạt động giám định của người giám định tư pháp theo vụ việc, giám định viên tư pháp độc lập để đảm bảo hoạt động giám định cũng như công tác quản lý giám định đối với người giám định tư pháp theo vụ việc, giám định viên tư pháp đạt hiệu quả.

Trả lời:

Bộ Tư pháp xin tiếp thu, nghiên cứu đề nghị cần “có quy định và quy chế riêng, cụ thể đối với hoạt động giám định của người giám định tư pháp theo vụ việc, giám định viên tư pháp độc lập để đảm bảo hoạt động giám định cũng như công tác quản lý giám định đối với người giám định tư pháp theo vụ việc, giám định viên tư pháp đạt hiệu quả” để quy định vấn đề này trong Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh giám định tư pháp.



2. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành bổ sung các quy chuẩn chuyên môn trong công tác giám định tư pháp nói chung và lĩnh vực giám định pháp y tâm thần nói riêng nhằm tạo thuận lợi trong việc đánh giá mức độ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi.

Trả lời:

Về việc ban hành quy chuẩn chuyên môn trong công tác giám định tư pháp nói chung và lĩnh vực giám định pháp y tâm thần nói riêng và vấn đề kinh phí bồi dưỡng giám định tư pháp: theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 67/2005/NĐ-CP thì thẩm quyền ban hành quy chuẩn chuyên môn thuộc các bộ chủ quản, thẩm quyền ban hành quy chuẩn chuyên môn về pháp y tâm thần thuộc của Bộ Y tế; nguồn kinh phí để chi trả chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do cơ quan cơ quan tiến hành tố tụng lập dự toán và chi trả theo quy định của pháp luật về ngân sách. Bộ Tư pháp xin tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành xây dựng và ban hành quy chuẩn chuyên môn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám định tư pháp nói chung và áp dụng chế độ bồi dưỡng nói riêng.



3. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Pháp lệnh Giám định tư pháp thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp; người giám định tư pháp theo vụ việc. Do đó, kiến nghị Bộ Tư pháp sớm lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp; người giám định tư pháp theo vụ việc.

Trả lời:

Về việc công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc: Bộ Tư pháp đã thực hiện việc cấp thẻ giám định viên, lập Danh sách giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (http://www.moj.gov.vn/).



4. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị sớm xây dựng và mẫu hóa một số giấy tờ trong thủ tục giám định như Văn bản trưng cầu giám định, Biên bản nhận, Văn bản ghi nhận quá trình giảm định, Kết luận giám định…

Trả lời:

Về việc mẫu hóa một số giấy tờ trong thủ tục giám định: Bộ Tư pháp đang xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định số 67/2005/NĐ-CP, trong đó có quy định mẫu văn bản giám định tư pháp. Dự kiến, Thông tư sẽ được ban hành trong Quý III/2010.



5. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị các bộ, ngành quan tâm xem xét có chế độ đãi ngộ đặc thù và chế độ thu hút đội ngũ cán bộ, bác sỹ làm công tác pháp y do hiện nay điều kiện làm việc khó khăn, thu nhập thấp và còn thiếu nhưng khó tuyển dụng.

Cử tri thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Lào Cai kiến nghị: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 74/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp thì “Thời gian, khối lượng công việc cần thiết cho việc thực hiện mỗi loại việc giám định được xác định trên cơ sở quy trình thực hiện giám định chuẩn của từng lĩnh vực giám định”. Tuy nhiên, đến nay chưa có quy định chuẩn của từng lĩnh vực giám định. Để việc áo dụng quy định được thống nhất và chính xác đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành những quy định chuẩn của từng lĩnh vực giám định. Ngoài ra, theo quy định tại Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg thì mức bồi thường giám định tư pháp cao hơn so với quy định trước đây, vì vậy, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm cấp bổ sung kinh phí cho cơ quan tiến hành tố tụng để chỉ trả đúng và kịp thời theo quy định.

Trả lời:

Về kiến nghị cần có chế độ đãi ngộ đặc thù và chế độ thu hút đội ngũ cán bộ, bác sỹ làm công tác pháp y, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 74/QĐ-TTg ngày 07/5/2010 về chế độ bồi dưỡng, giám định tư pháp; Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, trong đó có nội dung nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu hút đội ngũ nhà chuyên môn, chuyên gia giỏi tham gia hoạt động giám định tư pháp cả ở phương diện vật chất và phi vật chất. Do đây là vấn đề thuộc phạm vi quản lý của bộ chuyên ngành nên trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp này để bảo đảm chế độ đãi ngộ, thu hút đối với đội ngũ giám định viên tư pháp nói chung, giám định viên pháp y nói riêng.



6. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: Đề nghị Bộ Tư Pháp có hướng dẫn cụ thể trong việc khai lý lịch cá nhân. Theo mẫu thường dùng việc khai thành phần hiện tại rất khó; về nguyên quán nhiều đời đã thay đổi nơi ở, khai như thế nào cho đúng?

Trả lời:

Trong các loại biểu mẫu hiện hành về hộ tịch, quốc tịch đều đã bỏ phần ghi về thành phần, quê quán. Riêng đối với biểu mẫu về lý lịch tư pháp theo quy định của Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an (Thông tư này được áp dụng cho đến khi Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp được ban hành và có hiệu lực) thì còn có phần ghi về quê quán, nhưng theo nội dung của dự thảo Nghị định cũng như các văn bản hướng dẫn tới đây cũng sẽ bỏ phần ghi này.



7. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay số lượng các vụ, việc dân sự phải thi hành còn tồn đọng khá nhiều, điều này vừa không bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân vừa làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Việc xác minh để xác định tài sản của người phải thi hành án là rất khó, người được thi hành không thể tự mình thực hiện được việc này; trong khi đó người phải thi hành án tìm mọi cách để tẩu tán tài sản, thậm chí có sự “hướng dẫn” của chính cán bộ Thi hành án dân sự. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu các biện pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, nâng cao ý thức chấp hành án của công dân, xử lý thật nghiêm các trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

Trả lời:

Để thực hiện chủ trương giải quyết án tồn đọng theo chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng về việc tạo sự đột phá trong thi hành án dân sự tại Thông báo số 84/TB-VPCP ngày 23/3/2010 của Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp đã có Quyết định thành lập Tổ xây dựng Đề án giải quyết án tồn đọng và ngày 27/4/2010, Tổng cục Thi hành án có Công văn số 1100/TCTHA-VP yêu cầu Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng rà soát toàn bộ số lượng việc, giá trị thi hành án còn tồn tại trên toàn quốc tính đến ngày 30/4/2010. Hiện nay, theo kế hoạch, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp đang thực hiện thống kê số lượng việc, giá trị thi hành án còn tồn tại trên toàn quốc để phục vụ xây dựng Đề án giải quyết án tồn đọng nêu trên.

Đối với kiến nghị Chính phủ quy định xử lý thật nghiêm các trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ thi hành án dân sự, vấn đề này đã được quy định cụ thể tại Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật Hình sự. Bộ Tư pháp đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan Thi hành án dân sự trong phạm vi thẩm quyền của mình xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với những hành vi cố tình trốn tránh nghĩa vụ thi hành án dân sự; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác thi hành án dân sự, xử lý đúng quy định của pháp luật những trường hợp cán bộ, công chức trong Ngành có hành vi “hướng dẫn” việc tẩu tán tài sản.

8. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Toà nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tài nguyên - Môi trường có văn bản hướng dẫn Luật thi hành án dân sự về việc kê biên, thu giữ tài sản để bảo đảm cho việc thi hành án dân sự.

Trả lời:

Với tư cách là cơ quan của Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau: Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định đã có quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục liên quan đến việc kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự. Trong quá trình thực hiện, nếu vướng mắc, khó khăn, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan hướng dẫn cụ thể.



9. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác theo dõi thi hành pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện. Vì đến nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này; Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết đính số 1987/QĐ-TTg ngày 30/11/2099 chỉ áp dụng thí điểm tại một số Bộ, ngành, địa phương; bên cạnh đó, Thông tư số 03/29010/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 03/3/2010 hướng dẫn thực hiện công tác này quy định quá chung chung, gây khó khăn trong quá trình áp dụng.

Trả lời:

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật là một nhiệm vụ mới, rất quan trọng và chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện, đây cũng là nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội lớn, liên quan đến tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Nghị định số 93/2008/NĐ-CP và các văn bản hiện hành mới chỉ quy định chung, chưa quy định cụ thể về nội dung, phương thức cũng như trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện và phối hợp thực hiện. Trước khi Nghị định số 93/2008/NĐ-CP được ban hành, Bộ Tư pháp cũng như các bộ, ngành và địa phương chưa có sự chuẩn bị về các điều kiện và nguồn lực cần thiết cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hầu như chưa đề cập đến công tác theo dõi thi hành pháp luật, số ít văn bản có đề cập đến thì nội dung còn rất chung chung và chưa thống nhất; tổ chức bộ máy cũng như trình độ, năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra. Để công tác theo dõi thi hành pháp luật được triển khai một cách bài bản, nề nếp và có hiệu quả, phải có quá trình nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết với những bước đi và lộ trình phù hợp. Chính vì vậy, ngày 30/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1987/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”. Đề án có đưa ra việc thực hiện thí điểm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở một số lĩnh vực pháp luật và thành lập thí điểm đơn vị chuyên trách thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật ở một số bộ, ngành, địa phương. Một trong những kết quả quan trọng được xác định trong Đề án là Nghị định của Chính phủ quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật. Đề án được thực hiện từ ngày 01/01/2010 đến 30/6/2011.

Tuy nhiên, để các bộ, ngành, địa phương kịp thời triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật, ngày 03/3/2010, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 03/2010/TT-BTP hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Thông tư đã hướng dẫn về nội dung, cách thức, cơ chế thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Xin lưu ý thêm, Thông tư này chỉ là cơ sở bước đầu để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác thi hành pháp luật với tư cách là một nhiệm vụ mới. Khi kết thúc việc thực hiện Đề án, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về công tác theo dõi thi hành pháp luật.

10. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn về tổ chức bộ máy triển khai hoạt động bồi thường của Nhà nước, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, cũng như xác định rõ ràng trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong triển khai hoạt động này.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương