KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang31/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 2828/BNV-CQĐP ngày 23/8/2010)

Thứ nhất, theo pháp luật hiện hành quy định của tại các văn bản sau đây thì cán bộ, công chức cấp xã được nghỉ nghỉ phép hàng năm; cụ thể như sau:

1. Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định: “Cán bộ, công chức cấp xã có các quyền lợi sau đây: Được nghỉ lễ, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý và người sử dụng cán bộ, công chức cấp xã”.

2. Tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức quy định: “Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ”.

3. Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT ngày 27/5/2010 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định: “Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5; công chức cấp xã quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trong chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đã quy định có chế độ nghỉ hàng năm).



Thứ hai, về phụ cấp khu vực: Tại khoản 5 Điều 6 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT/BNV-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định: “Cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện chế độ phụ cấp lương khác (nếu có) theo quy định của pháp luật”.

Việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức cấp xã hiện nay đang thực hiện theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/ BNV-BTC-BLĐTB&XH-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội và Ủy ban Dân tộc.



19. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị:Đề nghị Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư số 86 ngày 22/8/2005 hướng dẫn về biên chế của Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng khi thực hiện Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh sát với thực tế hơn. Đề nghị nâng biên chế tối thiểu của Ban quản lý rừng đối với rừng đặc dụng từ 5 lên 8 người, đối với rừng phòng hộ từ 7 lên 10 người để đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Trả lời: (Tại Công văn số 2475/BNV-TCBC ngày 28/7/2010)

Tại khoản 1, Mục I Thông tư số 86/2005/TT-BNV ngày 22/8/2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn về biên chế của Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng khi thực hiện đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh đã xác định biên chế ban đầu khi thành lập của Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng như sau: “Căn cứ quy mô, khối lượng công việc, nhiệm vụ cụ thể của Ban Quản lý rừng và khả năng của ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế cụ thể khi thành lập Ban Quản lý rừng nhưng tối thiểu là 5 người (đối với rừng đặc dụng) và 7 người (đối với rừng phòng hộ) để thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (không tính biên chế của tổ chức kiểm lâm trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và biên chế bảo vệ rừng)”. Đồng thời, tại điểm 2.2, khoản 2 Mục I Thông tư 86/2005/TT-BNV hướng dẫn chỉ tiêu biên chế hàng năm của Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng còn được bổ sung tùy theo sự điều chỉnh về nhiệm vụ hàng năm của Ban quản lý rừng.

Căn cứ khoản 4 Điều 17, khoản 7 Điều 95 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và hướng dẫn của Thông tư số 86/2005/TT-BNV nêu trên thì Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông có thẩm quyền quyết định biên chế của Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng cao hơn định mức để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.

20. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị:Đề nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét không nên quy định chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức với lý do đặc thù ngành vì quy định như thế sẽ không đảm bảo nguyên tắc phân phối công bằng.

Trả lời: (Tại Công văn số 2872/BNV-TL ngày 24/8/2010)

Cải cách chính sách tiền lương năm 2004 đã thu gọn hệ thống thang lương, bảng lương, các ngạch công chức tương đương nhau về mức độ phức tạp áp dụng chung một bảng lương; yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường, ưu đãi và trách nhiệm theo nghề hoặc công việc được thực hiện bằng các chế độ phụ cấp. Theo đó, tại khoản 8 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã quy định về các chế độ phụ cấp theo đặc thù nghề hoặc công việc, bao gồm: phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh. Đến nay, sau một thời gian thực hiện, căn cứ Kết luận số 20-KL/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị Trung ương 6 (khoá X) về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012 và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đang tích cực phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các nội dung cải cách tổng thể về chính sách tiền lương (trong đó có các chế độ phụ cấp theo đặc thù nghề hoặc công việc) để trình Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Ban Bí thư Trung ương xem xét cho thực hiện vào thời điểm thích hợp, bảo đảm tương quan giữa các ngành nghề và phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.



21. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:Đề nghị Bộ Nội vụ và các ngành liên quan sớm xem xét quyết định về việc tăng mức phụ cấp đặc biệt, phụ cấp khu vực đối với các đơn vị hành chính của tỉnh Lai Châu tại Tờ trình số 25/TTr-UBND ngày 12/01/2010 của UBND tỉnh về đề nghị tăng mức phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Trả lời: (Tại Công văn số 2870/BNV-TL ngày 24/8/2010)

Căn cứ đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu tại công văn số 25/TTr-UBND ngày 12/01/2010 về phụ cấp khu vực và phụ cấp đặc biệt đối với 21 xã, thị trấn thuộc tỉnh Lai Châu, Bộ Nội vụ đã có công văn số 445/BNV-TL ngày 11/02/2010 gửi lấy ý kiến các Bộ liên quan. Đến nay, Bộ Tài chính đã có ý kiến tại công văn số 5918/BTC-NSNN ngày 12/5/2010 đề nghị giữ nguyên mức phụ cấp khu vực và phụ cấp đặc biệt hiện hưởng đối với 21 xã, thị trấn thuộc tỉnh Lai Châu nêu tại công văn số 25/TTr-UBND ngày 12/01/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu với lý do: Các xã này có điều kiện giao thông thuận lợi và gần trung tâm huyện, một số xã, thị trấn có đường quốc lộ, đường liên tỉnh chạy qua, nên có điều kiện kinh tế phát triển hơn; mặt bằng mức phụ cấp đặc biệt của tỉnh Lai Châu theo quy định hiện hành đã ở mức cao so với các tỉnh trong khu vực.

Căn cứ quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, Bộ Nội vụ thống nhất với ý kiến của Bộ Tài chính.

22. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị:Đề nghị các bộ, ngành sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Nghị định số 76 ngày 15/9/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204 ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, nhằm kịp thời động viên, khuyến khích các đối tượng thụ hưởng, nhất là đội ngũ cán bộ tư pháp (kiểm sát viên, thẩm phán) yên tâm gắn bó với ngành và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trả lời: (Tại Công văn số 2879/BNV-TL ngày 24/8/2010)

Căn cứ Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành toà án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm.



23. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị:Đề nghị Chính phủ bổ sung xã Quân Chu, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên vào danh sách những xã được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, trợ cấp và các ưu đãi khác đối với cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của Nhà nước theo Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ, vì xã Quân Chu là xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ theo Nghị định trên nhưng trong danh sách các xã được hưởng theo Nghị định thì thiếu xã Quân Chu, chưa có tên trong danh sách để thực hiện chế độ .

Trả lời: (Tại Công văn số 2880/BNV-TL ngày 24/8/2010)

Căn cứ Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/3/2010 hướng dẫn thực hiện, trong đó tại điểm c khoản 5 Điều 1 Thông tư liên tịch này đã quy định các xã, thôn, bản được bổ sung vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) quy định tại Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Chính phủ là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định số 64/2009/NĐ-CP.

Theo quy định tại mục 10 phụ lục II (danh sách các xã bổ sung vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010) ban hành kèm theo Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg nêu trên thì xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định số 64/2009/NĐ-CP.

24. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị:Việc giao chỉ tiêu biên chế hiện nay không phù hợp với tình hình thực tế. Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, tham mưu cho Chính phủ quyết định việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính theo hướng quy định về định mức biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, tính định mức biên chế theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan gắn với số lượng, cơ cấu từng ngạch công chức cụ thể và có tính đến yếu tố địa bàn rộng, khó khăn của các tỉnh miền núi.

Trả lời: (Tại Công văn số 2548/BNV-TL ngày 2/8/2010)

Thực hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2010/NĐ–CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 về quản lý biên chế công chức, trong đó:

Tại Điều 3 về nguyên tắc quản lý biên chế công chức có quy định việc quản lý biên chế công chức phải kết hợp với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm.

Tại Điều 4 về căn cứ xác định biên chế công chức có quy định việc xác định biên chế công chức đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương và địa phương phải trên cơ sở các căn cứ đã được quy định, trong đó căn cứ vào vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền quy định; tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp, quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý của ngành, lĩnh vực; quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặc điểm an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy việc giao chỉ tiêu biên chế công chức hành chính theo các căn cứ đã được Chính phủ quy định tại Điều 4 Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 về quản lý biên chế công chức thực chất là theo hướng quy định về định mức biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương đã tính đến địa bàn rộng, khó khăn của các tỉnh miền núi.

Mặt khác, tại khoản 5 điều 14 quy định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Ban hành văn bản hướng dẫn xác định biên chế công chức đối với ngành, lĩnh vực theo đề nghị của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vữ có trách nhiệm xây dựng văn bản xác định biên chế công chức của Bộ, ngành mình theo quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 về quản lý biên chế công chức để thực hiện việc giao biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đén địa phương như kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Giang.



25. Cử tri các tỉnh Thái Nguyên, Hà Tĩnh kiến nghị:Đề nghị Bộ Nội vụ sớm giao biên chế cho BHXH Việt Nam trên cơ sở khối lượng công việc tăng thêm (bổ sung chế độ BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng BHYT,…) để BHXH Việt Nam bổ sung chỉ tiêu biên chế cho BHXH cấp tỉnh nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ. Đồng thời bổ sung biên chế thanh tra cho ngành LĐTB&XH.

Trả lời: (Tại Công văn số 2562/BNV-TCBC ngày 03/8/2010)

1. Giao biên chế cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức, Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 về quản lý biên chế công chức thì biên chế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm có: biên chế công chức và biên chế viên chức sự nghiệp. Việc giao biên chế đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải trên cơ sở kế hoạch viên chế công chức, biên chế viên chức sự nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, trong đó căn cứ vào vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cáu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị được Chính phủ quy định.

Vì vây, việc sớm giao chỉ tiêu biên chế, công chức, biên chế viên chức sự nghiệp đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải trên cơ sở văn bản đè nghị và các tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch biên chế công chức, biên chế viên chức sự nghiệp kèm theo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong đó làm rõ về căn cứ xác định biên chế công chức, biên chế viên chức sự nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý biên chế.

Đối với việc bổ sung biên chế công chức, biên chế viên chức sự nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nằm trong tổng biên chế công chức, biên chế viên chức sự nghiệp kèm theo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong đó làm rõ về căn cứ xác định biên chế công chức, biên chế viên chức sự nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý biên chế.

Đối với việc bổ sung biên chế công chức, biên chế viên chức sự nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nằm trong tổng biên chế công chức, biên chế viên chức sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Số lượng cụ thể theo Đề án của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đề nghị và phải làm rõ về căn cứ xác định biên chế công chức, biên chế viên chức sự nghiệp theo quy định của pháp luật vể quản lý biên chế.

2. Giao bổ sung biên chế thanh tra cho ngành lao động – thương binh và xã hội

Biên chế công chức thanh tra ngành lao động – thương binh và xã hội nằm trong tổng biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Số lượng cụ thể theo Đề án của thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện đề nghị và phải làm rõ về căn cứ xác định biên chế công chức theo quy định của pháp luật về quản lý biên chế.

Vì vậy, việc giao bổ sung biên chế thanh tra cho ngành lao động – thương binh và xã hội phải trên cơ sở văn bản đề nghị và các tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch biên chế công chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó làm rõ về căn cứ xác định biên chế công chức thanh tra ngành lao động – thương binh và xã hội theo quy định.

26. Cử tri tỉnh Đà Nẵng kiến nghị:Việc tăng lương tối thiểu thực hiện từ ngày 01/5/2010 có thật sự là “tăng lương” hay chỉ là “bù giá vào lương” vì thực tế mức tăng lương hiện nay chỉ là để điều chỉnh cho phù hợp với mức trượt giá của đồng tiền Việt Nam. Do đó, cử tri đề nghị phải điều chỉnh “bù giá” định kỳ hằng năm. Còn về việc nâng lương để bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức và lực lượng lao động làm công ăn lương, góp phần thực hiện cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, cử tri đề nghị Chính phủ cần phải thực hiện khẩn trương để cán bộ, công chức có thể “sống được bằng lương”.

Trả lời: (Tại Công văn số 2873/BNV-TL ngày 24/8/2010)

1. Về mức tăng tiền lương tối thiểu

Điều 56 Bộ Luật Lao động về tiền lương tối thiểu có quy định: khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế.

Theo lộ trình của Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012 đã được Hội nghị Trung ương 6 (khoá X) thông qua thì từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã ba lần thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, cụ thể là: Từ tháng 01/2008 điều chỉnh từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng (tăng thêm 20%), từ tháng 5/2009 tăng lên 650.000 đồng/tháng (tăng thêm 20,4%) và từ tháng 5/2010 điều chỉnh lên 730.000 đồng/tháng (tăng thêm 12,3 %). Tính chung trong 3 năm, mức lương tối thiểu chung tăng thêm 62,2%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2010 so với tháng 12/2007 tăng thêm 33,89%. Như vậy, trong 3 năm (2008-2010) mức tăng lương 62,2% là cao hơn mức tăng giá tiêu dùng (cao hơn “bù giá”); phần cao hơn này là đã được tính một phần từ mức tăng trưởng kinh tế (GDP), quan hệ cung cầu lao động và khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người hưởng lương.

2. Về cải cách chính sách tiền lương

Thực hiện Kết luận số 20-KL/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị Trung ương 6 (khoá X) về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012 và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đang tích cực phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các nội dung cải cách tổng thể về chính sách tiền lương (trong đó có nội dung về tiền lương tối thiểu) để trình Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Ban Bí thư Trung ương xem xét cho thực hiện vào thời điểm thích hợp, bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.



27. Cử tri các tỉnh Bình Định, Tây Ninh, Bắc Kạn kiến nghị:Cử tri cho rằng việc cải cách tiền lương trên thực tế không theo kịp với tốc độ tăng giá trên thị trường, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, nhất là một bộ phận của người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu xem xét lại thời điểm tăng lương sao cho phù hợp với thực tế, bảo đảm chủ trương tăng lương đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương cho cán bộ công chức. Bên cạnh đó việc tăng tiền lương tối thiểu trong mỗi giải đoạn của lộ trình phải phù hợp có tính đến yếu tố trượt giá, giảm bớt sự chênh lệch giữa tiền lương giữa cán bộ công chức và người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước.

Trả lời: (Tại Công văn số 2874/BNV-TL ngày 24/8/2010)

1. Về mức tiền lương áp dụng đối với đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Điều 56 Bộ Luật Lao động về tiền lương tối thiểu có quy định: khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế.

Theo lộ trình của Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012 đã được Hội nghị Trung ương 6 (khoá X) thông qua thì từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã ba lần thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, cụ thể là: Từ tháng 01/2008 điều chỉnh từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng (tăng thêm 20%), từ tháng 5/2009 tăng lên 650.000 đồng/tháng (tăng thêm 20,4%) và từ tháng 5/2010 điều chỉnh lên 730.000 đồng/tháng (tăng thêm 12,3%). Tính chung trong 3 năm, mức lương tối thiểu chung tăng thêm 62,2%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2010 so với tháng 12/2007 tăng thêm 33,89%. Như vậy, trong 3 năm (2008-2010) mức tăng lương 62,2% là cao hơn mức tăng giá tiêu dùng (cao hơn “bù giá”); phần cao hơn này là đã được tính một phần từ mức tăng trưởng kinh tế (GDP), quan hệ cung cầu lao động và khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người hưởng lương.

Trên cơ sở mức tăng lương tối thiểu chung nêu trên, các mức lương và phụ cấp của đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (tính theo mức lương tối thiểu chung) cũng có mức tăng tương ứng.

2. Về quan hệ tiền lương giữa cán bộ, công chức và người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước

Tiền lương của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước hoạt đông theo Luật Doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động, tuỳ thuộc vào năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lãi nhiều thì tiền lương của người lao động tại doanh nghiệp đó cao, nếu doanh nghiệp làm ăn không có lãi hoặc thua lỗ thì tiền lương của người lao động tại doanh nghiệp đó thấp (nhưng không thấp hơn mức lương theo các thang lương, bảng lương và phụ cấp do Chính phủ quy định).

Tiền lương của cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước bảo đảm nên phụ thuộc vào khả năng ngân sách và tình hình kinh tế-xã hội của đất nước. Trong thời gian qua, tuy nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến nhưng Chính phủ đã cố gắng tăng mức lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức như đã nêu tại điểm 1 trên. Tuy nhiên, đến nay mức lương và phụ cấp của phần đông cán bộ, công chức còn thấp so với nhu cầu của người hưởng lương. Căn cứ tình hình kinh tế-xã hội của đất nước trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu, đề xuất các nội dung cải cách tổng thể về chính sách tiền lương (trong đó có nội dung về tiền lương của cán bộ, công chức và người lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế) để trình Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Ban Bí thư Trung ương xem xét, quyết định cho phù hợp.



28. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:Chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính nhà nước hiện nay còn rất nhiều bất cập, chưa tương xứng với năng lực mà cán bộ, công chức cống hiến nên đời sống của họ phần lớn còn gặp nhiều khó khăn. Cử tri đề nghị Bộ trình Chính phủ sớm nghiên cứu, tiếp tục cải cách chính sách tiền lương để bảo đảm tương quan chung giữa các ngành, nghề trong xã hội và bảo đảm cho cán bộ, công chức có mức sống trung bình của xã hội từ tiền lương, để họ yên tâm công tác, khắc phục và chấm dứt tình trạng “chân ngoài dài hơn chân trong”, nhằm bảo đảm chất lượng phục vụ nhân dân.

Trả lời: (Tại Công văn số 2875/BNV-TL ngày 24/8/2010)

Thực hiện Kết luận số 20-KL/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị Trung ương 6 (khoá X) về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012 và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đang tích cực phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các nội dung cải cách tổng thể về chính sách tiền lương (trong đó có chế độ tiền lương của cán bộ, công chức) để trình Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Ban Bí thư Trung ương xem xét cho thực hiện vào thời điểm thích hợp, bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước và tương quan chung giữa các ngành, nghề trong xã hội để từng bước bảo đảm cho cán bộ, công chức có tiền lương đạt mức trung bình khá của xã hội để yên tâm công tác, dần từng bước khắc phục, tiến tới chấm dứt tình trạng “chân ngoài dài hơn chân trong” như ý kiến cử tri nêu.



29. Cử tri các tỉnh Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Ninh kiến nghị:Đề nghị quan tâm giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở đã nghỉ hưu theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã có nhiều năm liên tục công tác, là chủ nhiệm HTX, phó các đoàn thể cấp xã, cán bộ thôn khi nghỉ hưu được tính cả các năm công tác này để hưởng chế độ BHXH.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương