KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang28/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   50

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã đề nghị Bộ Y tế bổ sung trang bị máy kiểm tra nhanh về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các lực lượng chức năng vào Chương trình mục tiêu quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2015.


64. Cử tri tp Đà Nẵng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu phát triển hơn nữa ngành công nghiệp nặng, cơ khí, chế tạo máy móc… phục vụ sản xuất trong nước nhằm tránh tình trạng lệ thuộc vào nước ngoài như hiện nay.

Trả lời: (Tại Công văn số 8046/BCT-KH ngày 11/8/2010)

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Thông báo số 110/TB-VPCP ngày 04 tháng 5 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ giao Bộ Công Thương tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình nhập siêu các sản phẩm cơ khí trọng điểm, đồng thời bám sát 8 nhóm sản phẩm tại Phụ lục II Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, ban hành kèm theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đó có phương án thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và đề xuất các giải pháp, cơ chế hạn chế nhập khẩu để nâng cao sản xuất cơ khí trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã có đánh giá về khả năng sản xuất các sản phẩm cơ khí thay thế nhập khẩu, phục vụ cho sản xuất trong nước như sau:

Các số liệu thống kê về xuất nhập khẩu trong những năm gần đây cho thấy, ngành cơ khí luôn phải nhập siêu, chủ yếu là các mặt hàng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và phương tiện vận tải. Cụ thể, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 4,6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 18,2 tỷ USD; năm 2009 lần lượt là 4,4 tỷ USD và 17,4 tỷ USD; năm 2010 dự kiến là 5,1 tỷ USD và 19,0 tỷ USD.

Khả năng sản xuất một số mặt hàng cơ khí chủ yếu có thể thay thế nhập khẩu hiện nay như sau:

- Ô tô nguyên chiếc: Mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chủ yếu là các loại ô tô chuyên dùng và ô tô du lịch loại đắt tiền của các hãng nổi tiếng. Hiện nay, trong nước đã sản xuất - lắp ráp được một số loại xe chuyên dùng có thể thay thế nhập khẩu như: xe ben tự đổ đến 35 tấn; xe tải nhẹ đến 5 tấn, ô tô buýt đến 80 chỗ ngồi, ô tô chở khách thông dụng 10 - 50 chỗ ngồi. Các doanh nghiệp trong nước (kể cả FDI) cũng đã sản xuất, lắp ráp được nhiều loại xe con đến 9 chỗ ngồi.

- Phụ tùng ô tô: Mặt hàng này hầu hết vẫn phải nhập khẩu, trong nước hiện đã sản xuất được một số loại phụ tùng thay thế, như săm, lốp, bình ắc quy, các loại dây điện, ghế ngồi, kính, đèn v.v.



- Mặt hàng xe máy và phụ tùng: Chủ yếu nhập khẩu xe có thương hiệu cao cấp để phục vụ thị trường nội địa. Hiện nay trong nước có thể sản xuất được các loại xe máy thông dụng đến 150 cc và hầu hết các loại phụ tùng cho xe máy. Các loại xe máy do trong nước sản xuất, đã nội địa hoá được trên 90%.

- Mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng: Chủ yếu nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho các dự án đầu tư. Hiện nay trong nước đã sản xuất được các loại thiết bị cơ khí thuỷ công cho các nhà máy thuỷ điện; dây chuyền thiết bị cán thép xây dựng đến 30.000 tấn/năm; các loại máy công cụ thông dụng; động cơ điện ba pha đến 90 KW; máy biến áp trung thế đến 35 KV, các loại dây và cáp điện.

Để tăng cường hơn nữa năng lực của ngành cơ khí, đặc biệt trong lĩnh vực Việt Nam đang có lợi thế, để sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai chương trình phát triển 08 chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm thuộc Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015. Đến thời điểm hiện tại, 08 dự án và sản phẩm này đang trong quá trình xây dựng hồ sơ trình Ngân hàng Phát triển Việt Nam duyệt theo quy định, để có thể ký hợp đồng vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đang trình Thủ tướng Chính phủ Nghị định về khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, với mục tiêu tăng cường năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có các sản phẩm hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo để thay thế nhập khẩu.

65. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Hiệp hội Lương thực Việt Nam là một tổ chức xã hội nhưng lại được giao quá nhiều quyền hạn trong việc phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu gạo cho từng tỉnh, từng doanh nghiệp. Có nơi sản lượng lúa không nhiều nhưng lại được giao khối lượng quá lớn, có nơi sản lượng lớn thì sự phân bổ lại rất hạn chế. Chính điều đó đã làm cho giá lúa tăng giảm thất thường, lợi nhuận của nhà nông không tương xứng với công sức bỏ ra. Đề nghị Bộ Công thương có biện pháp chấn chỉnh tồn tại này.

Trả lời: (Tại Công văn số 8052/BCT-KH ngày 11/8/2010)

Theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, không quy định về việc phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo cho các địa phương, cũng không khống chế lượng gạo mà mỗi địa phương có thể hay được phép xuất khẩu. Việc phân giao chỉ tiêu xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp, chỉ thực hiện trong trường hợp triển khai tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung, để đảm bảo các hợp đồng Chính phủ được thực hiện đúng cam kết (Vì trên thực tế, đã có tình trạng các doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm giao hàng theo chỉ tiêu hợp đồng tập trung, khi tình hình thị trường không thuận lợi).

Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu này cho các doanh nghiệp, căn cứ các tiêu chí nhất định theo Quy chế thực hiện hợp đồng tập trung do Hiệp hội ban hành. Tuy nhiên, việc Hiệp hội ban hành và thực hiện Quy chế này cũng đã có nhiều ý kiến không đồng tình. Vấn đề này đã và đang được nghiên cứu, tiếp thu điều chỉnh lại cho phù hợp trong Nghị định về xuất khẩu gạo đang trình Chính phủ.

66. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Loại hình xe ba gác máy ở nông thôn Nam Bộ từ lâu rất tiện dụng trong vận chuyển hàng hóa, lương thực. Thời gian qua do Nhà nước cấm lưu hành đã gây nhiều khó khăn trong việc vận chuyển từ vùng sâu ra đường lộ chính, ảnh hưởng đến khâu điều tiết cung – cầu hàng hóa. Đề nghị Nhà nước nghiên cứu loại phương tiện thay thế khác tương tự vừa bảo đảm an toàn giao thông và vừa lưu thông hàng nông sản – thực phẩm góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở địa phương.

Trả lời: (Tại Công văn số 8773/BCT-KH ngày 31/8/2010)

Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đã đình chỉ lưu hành đối với loại hình xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Để thay thế loại hình xe ba gác, trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã cùng với các bộ, ngành khác xây dựng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành công nghiệp cơ khí nói chung và công nghiệp sản xuất ô tô nói riêng, đặc biệt là ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô buýt... để phục vụ vận chuyển hàng hoá và phát triển giao thông công cộng. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay, các sản phẩm ô tô tải, ô tô chuyên dùng, ô tô buýt… trong nước sản xuất, đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường, có tỷ lệ nội địa hóa cao và giá thành hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Tuy nhiên, để tiếp tục tăng cường năng lực sản xuất của ngành công nghiệp ô tô, Bộ Công Thương đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ và xây dựng Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (quy hoạch giai đoạn mới), trong đó nhấn mạnh đến công nghiệp sản xuất, chế tạo phụ tùng ô tô, và việc sản xuất phụ tùng cần phải nằm trong chuỗi sản xuất, phân phối toàn cầu. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng Quy hoạch này, Bộ Công Thương sẽ quan tâm tới ý kiến phản ánh của cử tri tỉnh Trà Vinh.

67. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Theo Thông tư số 13/2008/TT-BCT của Bộ Công thương về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp thì các cụm, điểm công nghiệp có các doanh nghiệp cam kết đăng kí thuê đất ít nhất đạt 30 % diện tích đất cụm công nghiệp, có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hoặc quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn, có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp. Do vậy, việc hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục đủ điều kiện được hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn; hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ có 02 cụm công nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ. Đề nghị Bộ Công thương kéo dài thời hạn thực hiện Thông tư số 13 nêu trên đến hết năm 2012 và tăng mức hỗ trợ đầu tư bằng 50% dự án đầu tư hạ tầng cụm, điểm công nghiệp.

Trả lời: (Tại Công văn số 8002/BCT-KH ngày 10/8/2010)

Thông tư số 13/2008/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2008 hướng dẫn thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho các tỉnh vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ, được Bộ Công Thương ban hành nhằm thực hiện Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 và Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 2 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.

Tuy nhiên, do 02 Quyết định này chỉ có hiệu lực đến hết năm 2010, nên để có cơ sở kéo dài thời gian thực hiện của Thông tư 13 đến năm 2012, trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện việc phân bổ và sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng, từ ngân sách trung ương năm 2010, Bộ Công Thương đã có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, cho phép kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 25 và Quyết định 27 nói trên và nâng mức hỗ trợ lên, từ 10 đến 20 tỷ đồng/cụm.

Đồng thời, Bộ cũng đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp, trong đó có các chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, công nghiệp chậm phát triển.

Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang xem xét cả hai văn bản trên để lựa chọn giải pháp phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

68. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Việc khai thác quặng bô – xít ở Tây Nguyên được đặt ra từ kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, hiện nay tiến độ thực hiện ra sao, xin công khai để cử tri được rõ.

Trả lời: (Tại Công văn số 7801/BCT-KH ngày 04/8/2010)

1. Tình hình triển khai các dự án khai thác và chế biến quặng bô xít

Từ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII đến nay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn và chỉ đạo chủ đầu tư các dự án khai thác quặng bô xít ở Tây Nguyên, thực hiện công tác đầu tư theo quy định và đảm bảo tiến độ.

Đồng thời, để các dự án thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng công trình, Bộ Công Thương đã định kỳ (3 tháng một lần) tổ chức giao ban, để kiểm điểm tiến độ và thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án bôxit Tây Nguyên, do đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng Ban, với sự tham gia của đại diện các Bộ và địa phương liên quan. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án bôxit khu vực Tây Nguyên, do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV) làm chủ đầu tư, nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng các công trình; đối với những nội dung vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đến nay, tình hình triển khai các dự án như sau :

Dự án Tổ hợp Bôxit-Nhôm Lâm Đồng

Dự án có công suất nhà máy alumin là 650.000 tấn/năm. Chủ đầu tư là Tập đoàn TKV. Tổng mức đầu tư 11.353 tỷ đồng.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của dự án, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 270/QĐ-BTNMT ngày 29/01/2010.

Tổng giá trị vốn đầu tư xây dựng đã thực hiện đến cuối tháng 7/2010 ước đạt 7.074/ 11.353 tỷ đồng, bằng 62% tổng mức đầu tư dự án.

Giá trị vốn đầu tư xây dựng năm 2010, tính đến 20 tháng 7 năm 2010 đã thực hiện đạt 2.211 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm.

- Nhà máy alumin công suất 650.000 tấn/năm: Gói thầu EPC nhà máy alumin do Nhà thầu CHALIECO trúng thầu thực hiện. Gói thầu đã được khởi công ngày 27 tháng 7 năm 2008 và dự kiến hoàn thành, đưa vào hoạt động cuối năm 2010, đầu năm 2011. Hiện nay, đã cơ bản hoàn thành phần xây dựng các hạng mục công trình (hoàn thành 67/69 hạng mục).

Kết quả thực hiện như trên là tương đối khả quan, giá trị thực hiện đạt cao, quản lý tốt, không có trường hợp mất an toàn lao động xảy ra và về cơ bản đáp ứng tiến độ chung của dự án.



- Nhà máy tuyển: Trúng thầu gói thầu EPC nhà máy tuyển và tuyến băng tải vận chuyển quặng tinh là liên danh các nhà thầu Việt Nam: VMC-VMAC-NARIME-VINAINCON (Công ty Cổ phần chế tạo máy TKV-Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị và xây lắp công trình TKV - Viện nghiên cứu cơ khí - Tổng công ty xây dựng và công nghiệp Việt Nam). Theo kế hoạch, sẽ vận hành dây chuyền 1 của Nhà máy tuyển vào ngày 30 tháng 01 năm 2011; vận hành dây chuyền 2 vào ngày 30 tháng 3 năm 2011.

- Thiết kế kỹ thuật hồ bùn đỏ của dự án: Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã thành lập Hội đồng thẩm định gồm đại diện các Bộ, ngành và địa phương liên quan; chỉ định Viện Kỹ thuật công trình - Trường Đại học Thuỷ lợi là đơn vị tư vấn chuyên ngành, để thẩm tra thiết kế kỹ thuật hồ bùn đỏ dự án. Hội đồng đã hoàn thành công tác thẩm định và đã có thông báo kết quả trong tháng 5/2010 (Thông báo số 196 /TB-BCT ngày 24 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương).

Nhìn chung đến nay, các hạng mục chính của dự án đang triển khai thực hiện cơ bản theo đúng tiến độ đề ra. Các hạng mục khác, cũng đang được đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo đưa dự án vào vận hành đồng bộ.



Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (Đăk Nông 1)

Dự án có công suất nhà máy alumin là 650.000 tấn/năm. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ-TKV. Tổng mức đầu tư 11.624 tỷ đồng.

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường điều chỉnh của dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2538/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Tổng giá trị vốn đầu tư xây dựng đã thực hiện tính đến 20 tháng 7 năm 2010 ước đạt 309 tỷ đồng.



- Nhà máy alumin công suất 650.000 tấn/năm: Gói thầu EPC (tương tự như Gói thầu EPC Nhà máy alumin Tân Rai) do nhà thầu CHALIECO thực hiện. Gói thầu đã được khởi công ngày 28 tháng 02 năm 2010, dự kiến hoàn thành đưa nhà máy vào hoạt động cuối năm 2012.

Nhà thầu đang thực hiện lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục có yêu cầu thi công trước, để chuẩn bị thi công xây dựng công trình nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.



- Nhà máy tuyển: Gói thầu EPC nhà máy tuyển quặng bôxit và tuyến băng tải vận chuyển quặng tinh (tương tự như gói thầu Gói thầu EPC nhà máy tuyển của Dự án Tổ hợp Bôxit - Nhôm Lâm Đồng), Chủ đầu tư đã phát hành hồ sơ chỉ định thầu cho liên danh các nhà thầu Việt Nam VMC-VMAC-NARIME-VINAINCON thực hiện gói thầu.

2. Công tác thăm dò quặng bôxit tại Đăk Nông và Lâm Đồng

Bên cạnh việc triển khai các dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng bô xít, Tập đoàn TKV đã lập 07 đề án thăm dò quặng bô xít tại Đăk Nông (Nhân Cơ, Bắc Gia Nghĩa, Gia Nghĩa 2, Đăk Song, khu Đông Bắc và Tây Nam mỏ 1-5, Quang Sơn, Tuy Đức) và đã được cấp giấy phép thăm dò, 02 mỏ còn lại là Tây Tân Rai và Bảo Lộc đã được thăm dò. Mỏ Kon Hà Nừng (Gia Lai) đã hoàn thành công tác khoan ngoài thực địa và đang hoàn chỉnh báo cáo tổng kết. Ngoài Tập đoàn TKV, Công ty Cổ phần An Viên cũng đã được cấp giấp phép thăm dò mỏ bô xít Bình Phước.

Hiện nay, các đề án thăm dò đã được cấp phép đang được triển khai tích cực. Dự kiến công tác thăm dò các mỏ trên sẽ hoàn thành trong năm 2011.

3. Về cảng biển phục vụ các dự án bôxit

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý giao Tập đoàn TKV làm chủ đầu tư Dự án cảng Kê Gà (Bình Thuận) và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định để phục vụ cho các dự án công nghiệp nhôm và các ngành kinh tế khác (Thông báo số 44/TB-VPCP ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ). Hiện nay, Tập đoàn TKV đã lập xong dự án đầu tư, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải để xin ý kiến về Thiết kế cơ sở và phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt và triển khai thực hiện dự án.

4. Phương án tuyến đường bộ phục vụ các dự án bôxit: Tập đoàn TKV đã phối hợp với đơn vị tư vấn của Bộ Giao thông vận tải, khảo sát và lập phương án tuyến đường bộ, phục vụ vận chuyển hàng hóa và sản phẩm alumin của 02 dự án khai thác, chế biến bô xít (Tân Rai và Nhân Cơ) cho 2 giai đoạn (Giai đoạn chưa có cảng Kê Gà và giai đoạn có cảng Kê Gà). Phương án tuyến đường bộ cho 02 giai đoạn đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, đồng thời giao cho Tập đoàn TKV và Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai thực hiện (Thông báo số 209/TB-VPCP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ).

69. Cử tri các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp kiến nghị: Đề nghị Nhà nước nên mở rộng xây dựng mạng lưới cửa hàng, đại lí bán buôn, bán lẻ hàng hóa, vật tư phục vụ cho nhân dân tận cơ sở vì hàng hóa giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường nhân dân không biết đâu là thật, đâu là giả, nhân dân chỉ biết tin dựa vào cơ quan nhà nước.

Trả lời: (Tại Công văn số 8056/BCT-KH ngày 11/8/2010)

Thực hiện chủ trương đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế ; xây dựng các chính sách, cơ chế, đề ra chủ trương, định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực... nhằm tạo nên hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các thành phần kinh tế hoạt động. Nhà nước chỉ tập trung nắm giữ một số ngành, lĩnh vực then chốt, quan trọng để làm vai trò chủ đạo. Chính vì vậy, trong lĩnh vực lưu thông, phân phối, phần lớn là các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia.

Tuy nhiên, để phát triển mạng lưới bán lẻ hàng hóa, cũng như mở rộng, xây dựng mạng lưới cửa hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hóa, vật tư phục vụ cho nhân dân tận cơ sở… để người dân có nơi mua sắm tin cậy, đảm bảo chất lượng, Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương mại) đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản liên quan đến phát triển và quản lý mạng lưới bán lẻ và các loại hình tổ chức bán lẻ. Sau đây là một số văn bản chính:

- Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa;

- Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng quan tâm đến công tác quy hoạch để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển hệ thống phân phối và mở rộng mạng lưới bản lẻ. Riêng năm 2007, Bộ đã ban hành 04 quy hoạch:

- Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc thời kỳ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thời kỳ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thời kỳ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thời kỳ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Năm 2009, Bộ cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển một số mặt hàng trọng yếu đối với sản xuất và đời sống xã hội (xăng dầu, sắt thép, phân bón) giai đoạn 2010-2020, có xét đến năm 2025 theo hướng gắn quy hoạch hệ thống sản xuất với quy hoạch hệ thống phân phối; đồng thời phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Y tế trong việc xây dựng Quy hoạch phát triển mặt hàng lương thực, xi măng và thuốc chữa bệnh.

Căn cứ vào các quy hoạch của Bộ Công Thương, các địa phương đã và đang triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết, để phát triển hạ tầng thương mại và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn. Đây là cơ sở để củng cố và mở rộng mạng lưới kinh doanh, mạng lưới đại lý của các doanh nghiệp và hợp tác xã, tạo điều kiện phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, nhất là ở địa bàn nông thôn, miền núi và hải đảo.

Ngoài ra, Bộ Công Thương thường xuyên chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hành vi buôn bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng... để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.



70. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị chỉ đạo đánh giá cụ thể, toàn diện mặt được và chưa được đối với môi trường sinh thái và sản xuất, đời sống của nhân dân trong việc dẫn dòng nước các hồ A, B và C (tại xã Đăk Roong, xã Sơn Lang, huyện KBang) và nước sông Ba (tại thị xã An Khê) về Bình Định.

Trả lời: (Tại Công văn số 8528/BCT-KH ngày 24/8/2010)

Việc đầu tư xây dựng các hồ A, B và C tại các xã Đắk Roong, xã Sơn Lang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai thuộc dự án thủy điện Vĩnh Sơn và phương án chuyển nước sông Ba tại thị xã An Khê về sông Côn thuộc dự án thủy điện An Khê đã được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lập và đã được các Bộ, ngành và địa phương có liên quan thống nhất bằng văn bản. Trong đó, đã xem xét toàn diện hiệu ích kinh tế - xã hội của sơ đồ chuyển nước đối với các lưu vực có liên quan.

Việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện nêu trên đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh có liên quan (tăng thu ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế VAT và thuế tài nguyên; bổ sung lưu lượng cho các hồ thủy lợi Định Bình và Văn Phong để mở rộng diện tích và đảm bảo tưới ổn định cho đất nông nghiệp thuộc tỉnh Bình Định) và không ảnh hưởng lớn đến nhu cầu dùng nước phía hạ lưu sông Ba (gồm địa bàn các tỉnh Gia Lai và Phú Yên).

71. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ chỉ đạo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đối với 03 dự án thuỷ điện trên sông Ba (vì các dự án này liên quan đến 3 tỉnh Gia Lai, Bình Định và Phú Yên); đồng thời đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đối với 05 dự án thuỷ điện trên sông Sê San.

Trả lời: (Tại Công văn số 8528/BCT-KH ngày 24/8/2010)

Các dự án thuỷ điện trên sông Sê San và Sông Ba gồm có :

- Năm (5) dự án thuỷ điện trên sông Sê San bao gồm thuỷ điện Plei Krông, thuỷ điện Ialy, thuỷ điện Sê San 3, thuỷ điện Sê San 3A, thuỷ điện Sê San 4 và thuỷ điện Sê San 4A thuộc Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Sê San đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 496/CP-CN ngày 07 tháng 6 năm 2001.

- Ba (3) dự án thuỷ điện trên sông trên sông Ba bao gồm thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, thuỷ điện Krông H’năng, thuỷ điện Sông Ba Hạ thuộc Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Ba được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt tại Quyết định số 1470/QĐ-KHĐT ngày 23 tháng 6 năm 2003.

Trong các nghiên cứu Quy hoạch nêu trên, cơ quan tư vấn đã thực hiện các nội dung đánh giá tác động môi trường - xã hội, xem xét tổng thể về tác động môi trường - xã hội trên các lưu vực có liên quan (kể cả vấn đề đảm bảo nhu cầu sử dụng nước), đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội, đánh giá hiệu ích kinh tế - xã hội của các dự án trong Quy hoạch ...theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 (Luật BVMT năm 1993) và Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 1993. Về cơ bản, các nội dung nghiên cứu về môi trường trong các Quy hoạch nêu trên cũng phù hợp với yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược theo quy định Luật BVMT số 52/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006, Chính phủ đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BVMT, thì việc thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy, đề nghị Ban Dân nguyện của Quốc hội chuyển ý kiến nêu trên của cử tri đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.

72. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh dự án Nhà máy thuốc lá Thăng Long (mới) thuộc địa bàn huyện Quốc Oai để hoang hóa từ nhiều năm nay. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành, địa phương có liên quan kiểm tra, cho thu hồi diện tích đất hoang hóa đã giao cho dự án này (Cử tri huyện Quốc Oai, Thạch Thất).


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương