KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang25/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 8216/BCT-KH ngày 16/8/2010)

Trong quá trình thẩm định, phê duyệt Quy hoạch bậc thang thủy điện trên dòng chính các sông lớn trên cả nước, Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Công nghiệp) đã chỉ đạo cơ quan tư vấn lập Quy hoạch cập nhật kết quả nghiên cứu và xem xét kỹ các yêu cầu cắt, giảm lũ và tạo nguồn cấp nước cho hạ du, theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường - xã hội và đề xuất phương án giảm thiểu các tác động tiêu cực; phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội...Bộ Công Thương cũng đã lấy ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương có liên quan và chỉ đạo cơ quan tư vấn nghiên cứu để hoàn chỉnh Quy hoạch, làm cơ sở trình Thủ tướng Chính xem xét phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền. Như vậy, các quy hoạch bậc thang thủy điện đã kết hợp được nhiệm vụ tạo nguồn cấp nước và tham gia giảm lũ cho hạ du. Cụ thể, đã bố trí dung tích phòng lũ (Wpl) thường xuyên trên sông Đà 7 tỷ m3, sông Lô - Gâm - Chảy 1,95 tỷ m3, sông Mã - Chu 1,15 tỷ m3, sông Cả 0,3 tỷ m3, sông Rào Quán 30 triệu m3, sông Hương 580 triệu m3.

Đối với các sông khu vực miền Trung và Tây Nguyên, do sông ngắn, độ dốc lớn, lòng sông hẹp, nên thời gian xuất hiện lưu lượng đỉnh lũ nhanh, lại không xây dựng được các hồ chứa có dung tích lớn, để cắt giảm lũ có hiệu quả cho hạ du (gây ảnh hưởng ngập lụt lớn đối với dân cư, đất đai, cơ sở hạ tầng...khu vực lòng hồ); cửa sông ở các tỉnh ven biển miền Trung thường bị bồi lấp làm cản trở việc tiêu thoát lũ. Vì vậy, không kết hợp được nhiệm vụ phòng chống lũ lớn cho hạ du tại các công trình thủy điện trong khu vực này.

Đối với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi đến 2020, tầm nhìn đến 2050 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 trên kết quả nghiên cứu và đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), là tăng cường các giải pháp chủ động phòng tránh và thích nghi với lũ bão; nghiên cứu chỉnh trị sông để tăng cường khả năng thoát lũ, ổn định lòng bãi, bảo vệ các khu dân cư ven sông; chủ động phòng tránh và thích nghi với lũ chính vụ; quy hoạch, bố trí lại các khu dân cư; yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ thích hợp với những nơi thường xuyên bị ngập nặng...



Việc tích, xả nước của các hồ chứa thủy điện đều phải tuân thủ Quy trình vận hành hồ chứa được phê duyệt. Quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện được lập, thẩm định, phê duyệt tuân thủ các nguyên tắc: đáp ứng nhiệm vụ của dự án đã được xác định trong Quy hoạch, đảm bảo an toàn công trình theo thiết kế, không làm gia tăng lưu lượng đỉnh lũ so với tự nhiên...Theo đó, đối với các hồ chứa có nhiệm vụ chống lũ, vào đầu mùa lũ phải hạ thấp mực nước hồ chứa để đảm bảo đủ dung tích cắt, giảm lũ cho hạ du; đối với các hồ chứa không có nhiệm vụ phòng lũ, trong mùa lũ phải đảm bảo mực nước hồ chứa không vượt quá mực nước dâng bình thường, để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du. Với quy trình vận hành nêu trên, các hồ chứa không có nhiệm vụ phòng lũ (Wpl = 0) nhưng nếu có dung tích hữu ích lớn và điều tiết xả lũ bằng cửa van, cũng sẽ góp phần cắt giảm lưu lượng đỉnh lũ sớm và lũ tiểu mãn cho hạ du. Vừa qua, có ý kiến cho rằng, một số nhà máy thủy điện ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên xả lũ gây ngập lụt lớn ở hạ du, là thiếu cơ sở. Nguyên nhân chính và chủ yếu, là do các cơn bão số 9 và số 11 trong năm 2009 đã gây mưa và lũ lớn lịch sử, gây thiệt hại nặng nề đối với một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trong khi việc vận hành xả lũ tại các hồ chứa thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên đã tuân thủ Quy trình vận hành được phê duyệt, không gây thêm lũ cho hạ du, mà còn góp phần làm giảm lưu lượng đỉnh và tổng lượng lũ trên các sông. Tại hồ chứa thủy điện A Vương (tỉnh Quảng Nam), trong 32 giờ đầu của trận lũ kéo dài 73 giờ, đã cắt được 100% lượng nước lũ với dung tích 146,19 triệu m3 (trong đó cắt hoàn toàn đỉnh lũ với lưu lượng 4.268 m3/s), chiếm 49,48% tổng lượng nước của trận lũ; sau khi qua đỉnh lũ và do không còn khả năng trữ, hồ chứa A Vương mới xả theo Quy trình vận hành, với lưu lượng xả lớn nhất là 2.680 m3/s, không vượt quá lưu lượng lũ về hồ. Đoàn kiểm tra công tác phòng chống lụt, bão các công trình thủy điện ở miền Trung năm 2009 (thành lập theo Quyết định số 279/QĐ-PCLBTW ngày 06 tháng10 năm 2009 của Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương) cũng đã kết luận không đủ cơ sở để khẳng định việc xả lũ ở hồ A Vương trong trận lũ nêu trên gây ra hiện tượng bất thường. Đối với hồ chứa thủy điện Pleikrông (tỉnh Kon Tum), đã xuất hiện lũ lịch sử rất lớn, với lưu lượng đỉnh 10.229 m3/s, vượt quá lưu lượng lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 1.000 năm là 7.063 m3/s và lưu lượng lũ kiểm tra có chu kỳ lặp lại 5.000 năm là 10.000 m3/s của công trình. Tuy nhiên, hồ chứa này đã điều tiết theo Quy trình, chỉ xả xuống hạ du lưu lượng tại thời điểm lớn nhất là 5.288 m3/s (bằng 51,7% lưu lượng đỉnh lũ tự nhiên) và trữ lại trong hồ 124,97 triệu m3 trong thời gian đầu của trận lũ (chiếm 25,7% trong tổng lượng nước lũ 864,58 triệu m3 ), đảm bảo an toàn công trình. Hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ (tỉnh Phú Yên) cũng đã cắt giảm được 79 triệu m3 trong thời gian đầu trận lũ (chiếm 6,93% tổng lượng nước lũ) và xả lũ theo Quy trình với lưu lượng xả không lớn hơn lưu lượng lũ về hồ, không gây ra lũ nhân tạo. Tại hồ chứa thủy điện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên), trong thời gian bão số 11 từ ngày 02 đến sớm ngày 07 tháng 11 năm 2009, đã cắt trữ 100% lượng nước lũ (trong đó có đỉnh lũ 2.593 m3/s); sau khi bão tan, do nước lũ về hồ vẫn lớn (lưu lượng cao nhất là 989 m3/s) và không còn dung tích chứa, nên hồ mới bắt đầu xả nước theo Quy trình vận hành, với lưu lượng xả từ 112 ÷ 336 m3/s và kết thúc xả vào sáng ngày 08 tháng 11 năm 2009. Ngoài ra, các hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ và Sông Hinh, cũng đã tuân thủ Quy định phối hợp vận hành điều tiết lũ các hồ chứa thủy điện lưu vực sông Ba trên địa bàn tỉnh Phú Yên, được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt tại Quyết định số 1936/QĐ-UBND ngày 16 tháng10 năm 2009. Tại tỉnh Bình Định, trong đợt lũ do cơn bão số 11, hồ chứa thủy điện Vĩnh Sơn cũng đã cắt được hoàn toàn lượng nước lũ đến tuyến công trình. Ngoài Quy trình vận hành riêng, khi các công trình thủy lợi và thủy điện lớn trên lưu vực cùng vận hành, phải phối hợp vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm, đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 80/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2007, trên cơ sở đề nghị của Bộ Công nghiệp. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường lập Quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực sông lớn trong cả nước, làm cơ sở để các hồ chứa vận hành đạt hiệu quả tổng hợp, trong đó có việc cắt giảm lũ cho hạ du. Đối với các dự án thủy điện nhỏ, do điều kiện địa hình tự nhiên không cho phép, nên không thể xây dựng các hồ chứa lớn; việc xả lũ chủ yếu bằng đập tràn tự do, nên sẽ giảm không đáng kể hoặc không làm gia tăng lưu lượng đỉnh lũ so với tự nhiên.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát và đánh giá về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện (Báo cáo số 28/BC-BCT ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Bộ Công Thương), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, điều chỉnh hợp lý hơn nữa Quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện, nhằm đảm bảo nhu cầu dùng nước trong mùa kiệt và góp phần cắt giảm lũ cho hạ du (văn bản số 888/TTg-KTN ngày 31 tháng 5 năm 2010). Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với UBND các tỉnh triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, để việc vận hành hồ chứa đạt hiệu quả tổng hợp cao nhất, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan (đặc biệt là trong việc sử dụng nước phía hạ du); nâng cao độ chính xác của dự báo khí tượng - thủy văn trên các lưu vực sông; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa để kịp thời có giải pháp điều chỉnh hợp lý..



23. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Bảng giá điện hiện nay là không phù hợp, cụ thể là mức lũy tiến trong 200 số đầu cao hơn những mức sau, trong khi đại đa số nhân dân sử dụng ở mức dưới 200 số sẽ phải chịu thiệt thòi so với số ít người có điều kiện kinh tế sử dụng ở mức trên 200 số. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương nghiên cứu, điều chỉnh.

Trả lời: (Tại Công văn số 8221/BCT-KH ngày 16/8/2010)

Điện sinh hoạt được áp dụng theo biểu giá bậc thang là nhằm thực hiện chính sách giá điện quy định tại Luật Điện lực về khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm đối tượng khách hàng.

Mức lũy tiến giá điện trong biểu giá bán lẻ điện hiện nay, được thực hiện theo tiết a, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 theo cơ chế thị trường: mức bù giá cho giá bán điện cho bậc thang từ 50 kWh trở xuống bằng khoảng 35 - 40% giá bán điện bình quân; giá điện cho bậc thang từ 51 - 100 kWh bằng giá thành bình quân, không có lợi nhuận.

Theo số liệu thống kê điện sinh hoạt năm 2009 cho thấy, số hộ có mức sử dụng bình quân dưới 50kWh/tháng chiếm 23,8% tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt ở các vùng, do các Công ty điện lực trực tiếp bán điện và chiếm trên 50% ở những vùng nông thôn, miền núi, do các tổ chức kinh doanh điện nông thôn bán lẻ điện. Số hộ có mức sử dụng bình quân từ 51 - 100 kWh/tháng chiếm 27,2% tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt ở các vùng do các công ty điện lực trực tiếp. Như vậy, tất cả các hộ thuộc diện nghèo và một số lượng lớn số hộ có thu nhập thấp, cán bộ, công nhân viên, người lao động cả ở thành phố và nông thôn sẽ được hưởng chính sách bù giá điện của Nhà nước.

Giá điện cho các bậc thang cao hơn của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt được điều chỉnh với mức độ khác nhau, cao hơn giá thành, để đủ bù chéo cho các bậc thang thấp. Mức độ luỹ tiến của các mức bậc thang, được tính toán trên cơ sở so sánh với giá thành, chứ không phải so sánh giữa bậc thang trên so với bậc thang dưới. Ở các mức bậc thang dưới 200 kWh, giá điện được tính ở mức tăng bằng 120% đến 158% giá thành, các mức bậc thang trên 200 kWh, giá điện đã được tính ở mức khá cao, bằng 171,51% đến 188,25% so với giá thành. Nếu tăng mức độ luỹ tiến của các bậc thang trên 200 kWh thì giá điện cho các mức bậc thang này sẽ tăng rất cao.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương xin ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ nghiên cứu trong lần điều chỉnh giá điện tiếp theo.



24. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thi công chương trình điện cho Tây Nguyên khi triển khai dự án cần kết hợp với Ủy ban nhân dân các xã để đúng đối tượng được lắp đặt và tránh khiếu nại làm cản trở dự án.

Trả lời: (Tại Công văn số 8218/BCT-KH ngày 16/8/2010)

Dự án cấp điện cho các thôn buôn chưa có điện của tỉnh Lâm Đồng thuộc dự án cấp điện khu vực Tây Nguyên, được triển khai thực hiện từ năm 2007 và hoàn tất trong tháng 02/2010. Dự án đã cấp điện được cho hơn 19.000 hộ dân.

Ngay từ khi chuẩn bị, cũng như trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị của EVN (Tổng Công ty Điện lực miền Nam, Ban QLDA Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Lâm Đồng, các Điện lực) và các đơn vị thi công đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, từ tỉnh, huyện, xã, đến thôn và các sở ngành liên quan. Đối với việc xác định hộ được cấp điện trong dự án, đơn vị tư vấn thiết kế phối hợp với Điện lực và chính quyền địa phương rà soát, chuẩn xác, lập cụ thể danh sách các hộ dân được cấp điện trong dự án, danh sách các hộ dân này được hai bên ký xác nhận để làm căn cứ thực hiện.

Như vậy, việc cấp điện cho các hộ dân trong dự án Tây Nguyên ở Lâm Đồng, đều có phối hợp chặt chẽ với UBND xã để xác định đúng đối tượng được thụ hưởng như thiết kế ban đầu của dự án. Do kiến nghị của cử tri không nêu rõ trường hợp cụ thể, nên Bộ Công Thương đề nghị cử tri có thể gặp trực tiếp Điện lực địa phương hoặc Công ty Điện lực Lâm Đồng, để các đơn vị này phối hợp địa phương xác định để có các giải pháp phù hợp với kiến nghị của cử tri



25. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện Quyết định số 1446/2009/QĐ-TTg ngày 15/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng mạng lưới điện, trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện phục vụ các trạm bơm điện theo đề án phát triển trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời: (Tại Công văn số 8433/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có Quyết định số 1168/QĐ-UBND-HC ngày 09 tháng 9 năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển trạm bơm tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015. Trên cơ sở đó, trong năm 2010 Tổng công ty Điện lực miền Nam (SPC) và UBND tỉnh Đồng Tháp đã thỏa thuận danh mục đầu tư cấp điện cho các trạm bơm nông nghiệp, với tổng số trạm bơm được cấp điện là 56 trạm; tổng mức đầu tư dự kiến là 15,83 tỷ đồng. Hiện nay, các bên đang hoàn tất ký kết hợp đồng để triển khai các bước tiếp theo.



26. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Hiện nay, ngành điện tính giá cho các lò sấy lúa nếp bằng với giá điện của các đơn vị sản xuất kinh doanh (1.800 đồng/kw) nên giá dịch vụ sấy lúa nếp tăng cao, từ đó người nông dân ít sử dụng dịch vụ sấy lúa nếp tươi làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và lợi nhuận của nông dân. Đề nghị ngành điện tính giá điện các lò sấy bằng với giá điện bơm tưới (900 đồng/kw).

Trả lời: (Tại Công văn số 8431/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Giá bán điện phải được áp dụng theo đúng đối tượng và mục đích sử dụng. Đối với hoạt động sấy lúa nếp, nếu xét về mục đích sử dụng của chủ lò sấy, thì đây là hoạt động kinh doanh, là sử dụng điện cho các lò sấy để cung cấp dịch vụ sấy lúa cho khách hàng và thu tiền từ dịch vụ này. Tuy nhiên, nếu xét theo đối tượng, thì hoạt động sấy lúa nếp cũng có thể được coi là một khâu của quá trình sản xuất, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, với nguyên liệu đầu vào là lúa nếp tươi, qua quá trình chế biến (sấy khô) được thành phẩm là lúa nếp khô. Vì vậy, kiến nghị của cử tri sẽ được Bộ Công Thương nghiên cứu và xem xét trong lần điều chỉnh giá điện tới đây.



27. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị quốc doanh, được thành lập để đảm bảo an ninh điện năng cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thời gian qua, đơn vị này chưa làm tốt nhiệm vụ. Chưa thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để từ đó có chiến lược phát triển điện năng phù hợp, dẫn đến tình trạng thiếu điện nghiêm trọng như hiện nay. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.

Trả lời: (Tại Công văn số 8282/BCT-KH ngày 17/8/2010)

Là một Tập đoàn nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm nguồn điện cho phát triển kinh tế đất nước và tiêu dùng của nhân dân, trong quá trình phát triển của mình, EVN luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, sự hỗ trợ tích cực của các Bộ ngành và nhân dân trong cả nước. Dù còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song Tập đoàn đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu để thực hiện nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng điện cho nền kinh tế và tiêu dùng của nhân dân. Sản lượng điện sản xuất hàng năm trong giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 13,25%, điện thương phẩm tăng 13,7%. Sản lượng điện sản xuất đề ra trong Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam đến năm 2010 có tính đến 2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 176/2004/QĐ - TTg ngày 5 tháng 10 năm 2004 là 93 tỷ kWh sẽ có khả năng đạt khoảng 97 tỷ kWh vào năm 2010. Trong Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 (gọi tắt QHĐ VI) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007, dự báo nhu cầu phụ tải tăng với tốc độ 15% đến 17%/năm, chuẩn bị ứng phó với tốc độ tăng trưởng phụ tải là 20%/năm, thì trên thực tế phụ tải điện trong giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân khoảng 14-15%, cho thấy dự báo của quy hoạch về cơ bản là phù hợp với diễn biến thực tế.

Đến tháng 6 năm 2010, công suất lắp đặt toàn hệ thống tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống điện trên 19.400 MW, trong đó có hơn 6.500 MW là nguồn thủy điện chiếm 34,2 %, điện sản xuất và mua ngoài của EVN tăng 3,65 lần so với năm 2000 và cơ bản đảm bảo được nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tính đến thời điểm hiện nay, 100% số huyện trong cả nước có điện lưới và điện tại chỗ; 10.794/10.996 xã, phường (đạt 98,16%), trong đó 8.904/9.106 xã (đạt 97,78%) có điện lưới quốc gia; 20,5/21,2 triệu hộ dân trên cả nước được cung cấp điện (đạt tỷ lệ 96,57%), trong đó có 14,2/14,9 triệu hộ dân nông thôn có điện (đạt 95,4%). Như vậy, chỉ tiêu số hộ dân được cấp điện đã thực hiện vượt mức Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra và cao hơn một số nước trong khu vực.

Các kết quả đạt được nêu trên, tuy chưa đáp ứng được một cách đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế và của cử tri, song đó là sự cố gắng đáng ghi nhận của Ngành điện nước ta, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ tích cực của các địa phương, sự ủng hộ, chia sẻ của cử tri cả nước

Tuy nhiên, thời gian vừa qua do điều kiện khô hạn, nắng nóng kéo dài và rộng khắp cả nước, làm giảm sản lượng thủy điện, một số dự án nguồn điện (không chỉ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam) chậm hoàn thành xây dựng, cùng lúc nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh, dẫn đến thiếu hụt cục bộ khu vực/thời gian về công suất/sản lượng của hệ thống điện Việt Nam.

Chính phủ và Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị về đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế và tiêu dùng của nhân dân.

28. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Chính phủ kiểm tra, rà soát các dự án xây dựng công trình thủy điện tại khu vực phía tây của tỉnh Quảng Nam, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội với cuốc sống của nhân dân cũng như đảm bảo quy trình, tiêu chí điều tiết lũ vào mùa mưa và chống hạn vào mùa khô.

Trả lời: (Tại Công văn số 8430/BCT-KH ngày 20/8/2010)

Trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch khai thác thủy điện, Bộ Công Thương đã chỉ đạo cơ quan tư vấn xem xét kỹ hiệu ích kinh tế năng lượng, khả năng tham gia cắt giảm lũ cho hạ du; đánh giá và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường- xã hội; nghiên cứu tiếp thu ý kiến của UBND tỉnh và các Bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên, việc điều tra, khảo sát thực địa cũng như mức độ chính xác và chi tiết của các tài liệu cơ bản trong giai đoạn quy hoạch (địa hình, khí tượng, thủy văn, dân sinh, kinh tế - xã hội) còn hạn chế. Vì vậy, trong các Quy hoạch được Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Công nghiệp) phê duyệt hoặc thỏa thuận để UBND tỉnh phê duyệt, đều yêu cầu tiếp tục bổ sung điều tra, khảo sát, đánh giá và có các giải pháp đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội (trong đó có vấn đề đáp ứng nhu cầu dùng nước phía hạ lưu). Theo quy định hiện hành, Chủ đầu tư dự án phải tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của dự án đối với môi trường - xã hội; lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (trong đó có các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực) và Phương án bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp các khoản thuế và phí) đối với nhà nước, trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác dự án.

Hiện nay, đối với các dự án thủy điện, ngoài việc tuân thủ các quy định của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (các Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, số 17/2006/NĐ-CP, số 84/2007/NĐ-CP và số 69/2009/NĐ-CP), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện tại Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2010. Trong đó, nguyên tắc chung là phải đảm bảo người dân tái định cư có chỗ ở, cuộc sống ổn định, có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng; cuộc sống vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, ổn định lâu dài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng chung của địa phương; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân tái định cư với người dân sở tại; quá trình thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đúng mục tiêu, đúng đối tượng và hiệu quả.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vào tháng 12 năm 2009. Kết quả kiểm tra và báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam cho thấy, nhìn chung các dự án trên địa bàn tỉnh đã tuân thủ các quy định hiện hành, đặc biệt là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và vận hành điều tiết hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, quy trình vận hành các hồ chứa được lập, thẩm định và phê duyệt đảm bảo nguyên tắc: đáp ứng nhiệm vụ của dự án đã được xác định trong Quy hoạch, đảm bảo an toàn công trình theo thiết kế, không làm gia tăng lưu lượng đỉnh lũ so với tự nhiên...Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu lập Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn để phát huy hiệu quả tổng hợp (phát điện, cấp nước, cắt giảm lũ) của các công trình. Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, nghiên cứu điều chỉnh hợp lý hơn nữa Quy trình vận hành các hồ chứa, trong đó có việc đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất về mùa kiệt và cắt giảm lũ cho hạ du.



29. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét và giải quyết kiến nghị của cử tri huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh về việc đơn vị thi công đã xây dựng xong tuyến đường 500KV, đoạn ngang qua huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, đến nay một số hộ dân vẫn chưa nhận được đầy đủ tiền đền bù giải phóng mặt bằng do bị ảnh hưởng giải tỏa trong hành lang an toàn lưới điện của tuyến dây này.

Trả lời: (Tại Công văn số 8280/BCT-KH ngày 17/8/2010)

1. Tình hình thi công tuyến đường dây 500kV đoạn qua huyện Bình Chánh

a) Đoạn đường dây 500 kV Phú Lâm - Long An

Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng thi công tuyến dây, hiện tại vẫn chưa được Ủy ban nhân dân địa phương phê duyệt, do còn vướng mắc trong việc chồng lấn hướng tuyến với quy hoạch của địa phương. Đến nay, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam, đã thực hiện xong các nội dung tổng hợp, lập hồ sơ thủ tục xin thu hồi đất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và hoàn tất các công tác bàn giao tim mốc, mặt bằng tuyến. Đồng thời, đơn vị xây lắp đã phối hợp với địa phương vận động, thỏa thuận các hộ dân xin thi công trước các vị trí móng trụ qua địa bàn huyện Bình Chánh, cụ thể: Đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh có 21 vị trí trụ (từ trụ 04-24); đã thi công đào đúc được 10/21 vị trí, gồm trụ 11, 12, 17 ÷ 24, 10 vị trí này tuy đã triển khai thi công, nhưng hiện chưa kéo dây và đơn vị thi công mới chi tiền tạm ứng (phương án bồi thường chưa được phê duyệt). Riêng từ trụ 04 ÷10, 13÷16 chưa triển khai thi công, do chưa thỏa thuận được với các hộ dân.

b) Các đoạn đường dây 500 kV khác (Phú Lâm - Đức Hòa; Phú Lâm - Pleiku; Phú Lâm - Nhà Bè)

Nhìn chung, các đường dây này đã đóng điện vận hành và toàn bộ tiền bồi thường đã được chủ đầu tư chi trả. Hiện tại, còn một số hộ dân bị cưỡng chế khi thi công tuyến dây chưa nhận tiền bồi thường, khoản tiền bồi thường cho các hộ này hiện đang trong tài khoản của tổ chức bồi thường địa phương.

Riêng đường dây 500kV Nhà Bè-Phú Mỹ-Phú Lâm, mặc dù đã được đóng điện vận hành từ năm 2004, nhưng đến nay công tác chi trả tiền bồi thường GPMB cho một số hộ dân vẫn chưa thực hiện xong, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau. Với mong muốn giải quyết triệt để vấn đề này, ngày 20 tháng 4 năm 2010, EVN đã tổ chức cuộc họp, với sự có mặt của các đơn vị liên quan và đã thống nhất chủ trương giải quyết. Hiện tại Ban QLDA nhiệt điện 3 đang phối hợp với Hội đồng GPMB huyện Bình Chánh, để hoàn tất các thủ tục chi trả tiền cho các hộ dân, dự kiến sẽ chi trả xong trong tháng 8/2010.

2. Thẩm quyền bồi thường, giải quyết khiếu nại

Theo quy định tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai thì việc thu hồi đất, thực hiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, thuộc thẩm quyền của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng của địa phương. Như vậy, mọi kiến nghị của cử tri liên quan đến vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng đường dây điện, sẽ do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tại địa phương giải quyết.

30. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Một số dự án thủy điện do EVN làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai như: Thủy điện sông Ba Hạ, An Khê – Ka Nak do Bộ Công thương phê duyệt dự án đầu tư. Trong đó, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng chỉ đền bù diện tích đất trong vùng dự án từ mực nước dâng bình thường trở xuống. Đề nghị Bộ Công thương phê duyệt việc bồi thường diện tích đất trong vùng dự án từ hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện trở xuống theo Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 về quản lí, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương