KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang21/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 5031/BGTVT-ATGT ngày 26/7/2010)

1. Về nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tai nạn giao thông trên phạm vi cả nước:

a. Các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tai nạn giao thông đã thực hiện:

Năm 2007, để tăng cường các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, Bộ GTVT với sự phối hợp của các Bộ, ngành có liên quan đã tham mưu đề xuất trình Chính phủ thông qua Nghị Quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông với 7 nhóm giải pháp chính là: đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đảm bảo phát huy tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa vi phạm; nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, tập trung xóa các điểm đen, giải tỏa và lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; tăng cường quản lý chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới, kiên quyết loại bỏ xe hết niên hạn sử dụng, xe tự chế; nâng cao chất lượng của đội ngũ lái xe và công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra như: bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy từ 15/12/2007 kết hợp lập các trạm sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông dọc các quốc lộ; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Với việc thực hiện mạnh mẽ các giải pháp tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt là việc thực hiện thành công giải pháp bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy; kết hợp với triển khai mạnh mẽ giải pháp tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nguy hiểm là nguyên nhân gây TNGT như: uống rượu bia, điều khiển phương tiện quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, chở quá số người quy định...., thì năm 2008 TNGT đã giảm mạnh trên cả 03 tiêu chí so với năm 2007 và là năm giảm nhiều số người chết nhất từ trước tới nay (giảm 1.835 vụ tai nạn giao thông (-12,52%), giảm 1.564 người chết (-11,89%), giảm 2.487 người bị thương (- 23,57%); năm 2009 so với năm 2008 tình hình TNGT vẫn được duy trì theo xu hướng giảm (giảm 390 vụ (-3,0%), giảm 78 người chết (-0,7%), giảm 152 người bị thương (-1,9%).

Tổng hợp tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc 4 tháng đầu năm 2010 xảy ra 4.590 vụ làm chết 3.790 người và 3.385 người bị thương. So với 04 tháng đầu năm 2009 giảm 157 người chết (-3,98%)

Số liệu trên cho thấy, các giải pháp tăng cường bảo đảm TTATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông đang thực hiện đã phát huy hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế và tiến tới kéo giảm TNGT, giảm số người chết vì TNGT.

b. Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm TTATGT, hạn chế tai nạn giao thông:

Nhằm tiếp tục tăng cường cho công tác bảo đảm TTATGT, Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 ngày 13/11/2008 đã thông qua Luật Giao thông đường bộ sửa đổi năm 2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 trong đó có một số giải pháp đồng bộ mà hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện như: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong các trường học kết hợp với tuyên truyền thực hiện nếp sống “văn hóa giao thông” trong cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài VOV…; Tăng chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm nguy hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT từ 50% đến 200% qua việc ban hành Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đặc biệt là việc áp dụng thí điểm mức phạt tăng rất cao gấp đôi, gấp ba so với hiện hành đối với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về ATGT….

Trong dịp tết Nguyên Đán và mùa lễ hội xuân Canh Dần 2010 vừa qua, để bảo đảm TTATGT cho nhân dân vui đón tết, phòng tránh có hiệu quả các hành vi nguy hiểm là nguyên nhân gây TNGT; Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đề ra các giải pháp trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, đó là: tiến hành công tác tuyên truyền ở các đầu mối giao thông tập trung đông người, tại các bến tàu, bến xe, nhà ga, cảng hàng không với nhiều hình thức; kiểm tra các điều kiện an toàn kỹ thuật của xe chở khách liên tỉnh và điều kiện kinh doanh vận tải khách của doanh nghiệp vận chuyển khách đường dài trên tuyến Bắc-Nam; xây dựng phương án giải tỏa khách ùn đọng và duy trì trật tự, văn minh tại các bến tàu, bến xe, sân bay, ga đường sắt; triển khai các biện pháp hạn chế tai nạn mô tô, xe gắn máy tại các khu vực nông thôn, trên các tuyến đèo dốc nguy hiểm; kiểm tra chặt chẽ tiêu chuẩn an toàn của phương tiện chở khách ngang sông và các điều kiện bảo đảm an toàn tại các bến khách ngang sông; thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm hạn chế TNGT tại các điểm giao cắt đường bộ - đường sắt; tăng cường hoạt động phối hợp liên ngành tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT; chỉnh trang kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thủy, đường sắt; thực hiện các biện pháp BĐATGT trên các công trường thi công trên đường bộ, các tuyến đèo dốc nguy hiểm, các tuyến đường thủy có mật độ giao thông cao.

Việc tổ chức thực hiện tốt các biện pháp trên đã góp phần đáng kể vào kết quả bảo đảm TTATGT trong dịp tết vừa qua, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông cả năm 2010.

2. Về việc nghiên cứu từng bước đầu tư vốn nâng cấp hệ thống giao thông:

Về vấn đề này luôn được Chính Phủ quan tâm, thường xuyên chỉ đạo các đơn vị cũng như các địa phương tiến hành xây dựng kế hoạch, từng bước triển khai thực hiện kế hoạch có liên quan đến việc huy động vốn đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và khẳng định việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, điều này được thể hiện ở sự quan tâm đầu tư cũng như ban hành các chính sách để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước.

Trong những năm vừa qua đặc biệt là giai đoạn 2003-2010, bên cạnh việc ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên vốn đầu tư kết cấu hạ tầng GTVT; Quốc hội, Chính phủ đã tập trung vốn đầu tư cho lĩnh vực này thông qua phát hành TPCP, kêu gọi đầu tư nước ngoài (ODA), huy động vốn ngoài NSNN (BOT, PPP, nhượng bán quyền thu phí vv…) để đầu tư các công trình giao thông trong đó có hệ thống đường Quốc lộ, đường giao thông địa phương, giao thông nông thôn. Vì vậy, GTVT đã có bước phát triển vượt bậc, hàng ngàn Km đường bộ đã được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới làm tăng năng lực vận tải, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng ; tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên kết quả đạt được so với nhu cầu còn hạn chế. Hệ thống cơ sở hạ tầng trên tất cả các lĩnh vực bộ, sông, sắt, biển, hàng không đều đang thiếu về số lượng và kém về chất lượng, nhất là vùng sâu vùng xa. Tại các vùng kinh tế trọng điểm và đô thị lớn đã xuất hiện tình trạng quá tải, ách tắc giao thông; tai nạn giao thông diễn biến phức tạp khó kiểm soát. Vận tải hành khách và hàng hoá chưa thoả mãn nhu cầu của xã hội.

Trong những năm tới, đặc biệt là thực hiện Chiến lược phát triển GTVT đến 2020 và KH 5 năm 2011-2015, để đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội ngày càng cao, sớm đưa vào cấp hệ thống Quốc lộ, từng bước xây dựng mạng lưới đường bộ cao tốc, nhất là các dự án KCHT giao thông quan trọng, thiết yếu giai đoạn đến năm 2020 theo quyết định số 412/ QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của TTgCP; đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn; ngoài NSNN phân bổ hàng năm, đòi hỏi phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác trong đó đặc biệt là nguồn TPCP giai đoạn 2011-2015,các dự án sử dụng vốn ngoài NSNN như: BOT, PPP, nhượng bán quyền thu phí vv… Theo chỉ đạo của TTgCP, Bộ GTVT đang tập trung vốn đầu tư cho các dự án có khả năng hoàn thành vào năm 2010, 2011; các dự án giao thông quan trọng, thiết yếu giai đoạn đến năm 2020, đồng thời rà soát, chuẩn bị các dự án đầu tư giai đoạn 2011-2015, trong đó có các dự án vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa không có khả năng hoàn vốn; tiếp tục huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư các công trình có khả năng thu phí hoàn vốn hoặc có sự đóng góp một phần từ ngân sách nhà nước.

3. Về việc đầu tư hệ thống kiểm soát giao thông bằng máy Camera tự động thay cho việc thành lập các trạm kiểm tra, kiểm soát bằng lực lượng cảnh sát giao thông dày đặc trên các tuyến đường như hiện nay:

Về cơ bản chúng tôi đồng tình với ý kiến của cử tri là nên đầu tư hệ thống giám sát ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm vì kiến nghị này phù hợp với các giải pháp tăng cường bảo đảm TTATGT mà Chính phủ đã đề ra từ năm 2007 tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông ùn tắc giao thông; trong đó, Chính phủ đã giao Bộ Công an:

“ Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án "Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; sớm trình Chính phủ Đề án "Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy"; từng bước áp dụng công nghệ mới trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, giám sát việc chống tiêu cực trong lực lượng cảnh sát; bất kỳ cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nào có hành vi tiêu cực đều bị xử lý kỷ luật, nếu hành vi nhận hối lộ, hành vi vi phạm pháp luật đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có chế độ khen thưởng kịp thời những cán bộ chiến sĩ mẫn cán và hoàn thành nhiệm vụ, kỷ luật thích đáng cán bộ, chiến sĩ thiếu tinh thần trách nhiệm.”

Với quan điểm nêu trên thì việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động tuần tra, kiểm soát không chỉ đổi mới, thay thế một phần hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm mà còn có tác dụng trong việc giám sát chống tiêu cực.



Để thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 04/3/2008 về việc phê duyệt Đề án tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010 trong đó có giao Bộ Công an chủ trì, xây dựng 10 dự án tăng cường và hiện đại hóa công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng cảnh sát giao thông, cụ thể như sau:



TT

Tên dự án

Kinh phí dự kiến/đơn vị tính là triệu đồng VN

1

Trang bị ph­ương tiện giao thông, thiết bị kỹ thuật, vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực l­ượng Cảnh sát làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự giao thông đường thuỷ.

1.500.000

2

Xây dựng các trụ sở tuần tra, kiểm soát trật tự giao thông công cộng cho Cảnh sát đ­ường thuỷ.

150.000

3

Bổ sung ph­ương tiện giao thông, công cụ hỗ trợ và thiết bị kỹ thuật cho lực l­ượng CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT đ­ường bộ - giai đoạn 2.

800.000

4

Cải tạo, xây dựng trụ sở tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT của lực l­ượng CSGT đ­ường bộ.

250.000

5

Tăng c­ường và hiện đại hoá trung tâm thông tin chỉ huy CSGT đ­ường bộ ở Cục CSGT ĐB-ĐS và ở TP. Hà nội, TP. Hồ Chí Minh.

100.000

6

Trang bị Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ trên các tuyến quốc lộ trọng điểm.

500.000

7

Tổ chức công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn Hà Nội – Lạng Sơn.

10.000

8

Trang bị ph­ương tiện giao thông, thiết bị kỹ thuật, vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực l­ượng Cảnh sát trật tự làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự giao thông công cộng.

550.000

9

Xây dựng các trụ sở tuần tra, kiểm soát trật tự giao thông công cộng cho Cảnh sát trật tự.

140.000

10

Xây dựng tr­ường Trung học chuyên ngành Cảnh sát giao thông(cho cả đ­ường bộ và đ­ường thuỷ).

350.000

Hiện nay, cơ bản các đề án này đã được Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang tổ chức triển khai thực hiện mạnh mẽ. đặc biệt là dự án số 6 và số 7 có liên quan đến ý kiến mà cử tri đề nghị đã được lắp đặt trên một số đoạn tuyến Quốc lộ và đang thử nghiệm vận hành;

Ngoài ra, Chính phủ cũng có chủ trương xã hội hóa việc lắp đặt hệ thống giám sát giao thông nhằm huy động nguồn lực và công nghệ của các tổ chức, cá nhân; Cụ thể Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho Công ty TNHH tập đoàn Hải Châu Việt Nam lắp đặt thí điểm hệ thống giám sát giao thông trên QL 1 đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ và nghiên cứu lắp đặt trên một số đoạn tuyến Quốc lộ 1 như khu vực Hà Nội - Lạng Sơn; Nha trang, Ninh Thuận, Bình Thuận…

Về việc lập các trạm tuần tra, kiểm soát trên các Quốc lộ, thì đây là một giải pháp cần thiết phải tiến hành song song với việc trang bị hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại, vì máy móc chưa thể thay thế được con người và đặc thù của hoạt động tuần tra, kiểm soát đòi hỏi phải có mạng lưới rộng mới bảo đảm thực thi tốt nhiệm vụ được giao.

4. Về việc bắt buộc các chủ xe bắt buộc phải có tài khoản để áp dụng xử lý vi phạm bằng biện pháp tự động:

Về cơ bản chúng tôi đồng tình với ý kiến của cử tri vấn đề trên. Vấn đề này được quy định tại điều 52 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 việc thu, nộp tiền xử phạt tuân theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính được nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của mình tại ngân hàng.

Bộ Tài Chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu được từ việc xử phạt theo Nghị định. Cụ thể Bộ Giao thông vận tải kết hợp cùng Bộ Tài Chính nghiên cứu, xem xét và hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

53. Cử tri các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Long An kiến nghị: Việc cấm hẳn các loại xe lôi, xe ba gác máy gây khó khăn cho nhiều hộ dân sống chủ yếu bằng nghề chạy xe lôi, xe ba gác, bất tiện trong vận chuyển nông sản hàng hóa ở địa phương. Hầu hết đường nông thôn xe tải không vào được, cử tri kiến nghị cần vận dụng tình hình thực tế của địa phương mà quy định như cho phép hoạt động theo thời gian nhất định để hạn chế được nhiều hộ nghèo và khắc phục cuộc sống gia đình nhưng vẫn đảm bảo an toàn giao thông

Trả lời: (Tại Công văn số 5015/BGTVT-VT ngày 26/7/2010)

Việc thực hiện nghiêm Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn ắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông.

Nhằm giải quyết khó khăn cho người dân có phương tiện thuộc diện bị đình chỉ lưu hành theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 về việc hỗ trợ thay thế xe công nông; xe lôi máy; xe cơ giới ba bánh; xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 122/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 về việc hỗ trợ thay thế xe công nông; xe lôi máy; xe cơ giới ba bánh; xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông.

Với mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân chấp hành các quy định của pháp luật đồng thời được hưởng chính sách hỗ trợ thay thế xe công nông; xe lôi máy; xe cơ giới ba bánh; xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông, tại văn bản số 679/TTg-KTN ngày 27 tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 đến hết năm 2010.

Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn ắc giao thông đã được cả nước nghiêm chỉnh thực hiện hơn ba năm nay, việc thực hiện Nghị quyết đã và đang đem lại những tác động tích cực, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện tốt việc hỗ trợ thay thế xe công nông; xe lôi máy; xe cơ giới ba bánh; xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông. Vì vậy, đề xuất của cử tri: “... cần vận dụng tình hình thực tế của địa phương mà quy định như cho phép hoạt động theo thời gian nhất định để hạn chế được nhiều hộ nghèo và khắc phục cuộc sống gia đình nhưng vẫn đảm bảo an toàn giao thông.” cần thực hiện theo quy định của pháp luật.



54. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Cử tri cho rằng việc thu phí của Trạm thu phí Sông Phan km 1725 – Quốc lộ 1A (huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận) giao cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai thu để trả lại nguồn vốn đầu tư (BOT) cho công ty này là bất hợp lý. Vì đông đảo người dân và các chủ phương tiện cơ giới trong tỉnh Bình Thuận không đi qua lại cầu Đồng Nai nhưng vẫn phải nộp phí. Tại sao trạm thu phí cho dự án này không đặt gần cầu Đồng Nai, cách trạm thu phí xa lộ Hà Nội 70km theo quy định mà chuyển giao cho trạm thu phí Sông Phan cách xa gần 150 km nên cửu tri không đồng tình. Cử tri kiến nghị Chính phủ sớm xem xét để có chủ trương điều chỉnh sắp xếp lại trạm thu phí này một cách hợp lý và đúng quy dịnh của pháp luật, đồng thời nhà nước phải tăng cường kiểm tra thường xuyên việc hoạt động thu phí của dự án này.

Trả lời: (Tại Công văn số 5565/BGTVT-TC ngày 13/8/2010)

1. Về việc thu phí tại trạm thu phí Sông Phan Km 1725 Quốc lộ 1A:

Khi thành lập, Trạm thu phí Sông Phan là trạm thu phí cho ngân sách Nhà nước. Trạm thu phí này nằm trong quy hoạch mạng lưới trạm thu phí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 1209/CP-CN ngày 16/10/1998 được thu lâu dài, các phương tiện cơ giới đường bộ qua trạm thu phí này đều phải trả tiền phí giao thông đường bộ theo quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính. Toàn bộ số phí giao thông đường bộ thu được tại trạm này sau khi trừ đi các khoản chi phục vụ thu theo quy định của Bộ Tài chính được nộp vào Ngân sách nhà nước. Nếu có được lập thêm trạm thu phí tại khu vực cầu Đồng Nai để hoàn vốn xây dựng cầu Đồng Nai mới thì trạm thu phí Sông Phan vẫn hoạt động lâu dài và thu phí nộp Ngân sách Nhà nước với mức phí theo quy định.

2. Về việc lựa chọn trạm thu phí Sông Phan để chuyển giao cho Nhà đầu tư dự án xây dựng cầu Đồng Nai theo hình thức BOT.

- Do ngân sách khó khăn nên tại Văn bản số 430/TTg-CN ngày 05/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến đường hai đầu cầu theo hình thức hợp đồng BOT. Việc lựa chọn và bàn giao trạm thu phí Sông Phan cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng cầu Đồng Nai để thu phí hoàn vốn cho dự án do trên Quốc lộ 1A gần khu vực xây dựng cầu Đồng Nai mới đã có dự kiến lập trạm thu phí hoàn vốn cho dự án BOT tuyến tránh thành phố Biên Hòa, không thể lập thêm trạm mới để thu phí hoàn vốn cho dự án BOT cầu Đồng Nai mới vì đảm bảo khoảng cách giữa các trạm thu phí theo quy định.

55. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải quy hoạch giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không) vùng thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là phát triển hệ thống giao thông vận tải (kể cả các tuyến đường vành đai, đường sắt nội thị, đường trục xuyên tâm; hệ thống vận tải hành khách công cộng) đồng bộ, hiện đại, hợp lý nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông của thành phố Hồ Chí Minh. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA cho các tuyến đường trọng điểm trên.

Trả lời: (Tại Công văn số 5082/BGTVT-KHĐT ngày 28/7/2010)

- Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 6/01/2010 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015; Bộ Giao thông vận tải đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 trong đó đã nêu rõ mục tiêu để xây dựng và từng bước hoàn chỉnh, hiện đại hóa các mạng lưới giao thông nhằm đảm bảo cho thành phố phát triển ổn định, cân bằng, bền vững và lâu dài.

- Hiện nay, Bộ GTVT đang tiến hành lập quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong đó có hệ thống giao thông vận tải Tp.HCM. Dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2010.

- Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND Tp. HCM báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí các nguồn vốn cho các dự án trọng điểm của Tp. HCM.



56. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Cử tri huyện Đông Triều đề nghị chỉ đạo thực hiện dứt điểm việc chấm dứt hoạt động của trạm thu phí giao thông đường bộ Quốc lộ 18A tại địa bàn xã Kim Sơn huyện Đông Triều như văn bản của Bộ đã thông báo (chấm dứt hoạt động từ ngày 1/5/2010 nhưng đến nay ngày 4/5/2010 trạm này vẫn hoạt động)

Trả lời: (Tại Công văn số 5319/BGTVT-TC ngày 04/8/2010)

Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính tại văn bản số 6804/BTC-HCSN, ngày 27/5/2010 về việc chấm dứt hoạt động của trạm thu phí sử dụng đường bộ tại km 58-QL18, ngày 03/6/2010, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1564/QĐ-BGTVT về việc dừng thu phí và tháo dỡ trạm thu phí sử dụng đường bộ tại km 58-QL18 xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thời gian ngừng thu bắt đầu từ 0h ngày 15/6/2010.



57. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phân cấp việc cấp chứng chỉ Nhân viên phục vụ trên các phương tiện vận tải hành khách cho các Trường, cơ sở đào tạo nghề ở các địa phương có năng lực đào tạo lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp phát chứng chỉ cho các tổ chức cá nhân hành nghề giao thông vận tải.

Trả lời: (Tại Công văn số 5084/BGTVT-VT ngày 28/7/2010)

Thực hiện Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP quy định: “...lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.”.

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2010 quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Thông tư quy định: “Đối với lái xe, nhân viên phục vụ: hoàn thành chương trình tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về vận tải hành khách và an toàn giao thông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ hành khách do doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức.”.

Như vậy, để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như kiến nghị của cử tri, tại Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2010, Bộ Giao thông vận tải đã quy định giao việc tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về vận tải hành khách và an toàn giao thông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ hành khách cho doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức thực hiện.



58. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay qua thông tin trên đài, báo thì một số công trình lớn, công trình trong điểm chất lượng chưa đảm bảo như công trình sửa chữa cầu Thăng Long, Cầu hầm Thủ Thiêm... đề nghị Chính phủ kiểm tra và có chế tài quy trách nhiệm yêu cầu nhà thầu không những phải sửa chữa lại mà còn phải bồi thường những thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương