KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang2/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 11674/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Để giúp tỉnh Quảng Ngãi có nguồn đầu tư, giải quyết các nhu cầu cấp bách, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, nhu cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh trong 2 năm 2009-2010 là 905 tỷ đồng để tỉnh có nguồn để thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách của tỉnh. Đây là sự cố gắng lớn của ngân sách trung ương và Chính phủ vì các nguồn thu này đã được ghi vào kế hoạch thu của ngân sách trung ương để cân đối cho nhiệm vụ chi chung cho cả nước và hỗ trợ các tỉnh khó khăn thu không đủ chi.

Đối với giai đoạn 2011-2015, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước thì mọi khoản thu của ngân sách đều phải nộp vào ngân sách và điều tiết cho các cấp ngân sách theo quy định (trong đó có khoản thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng của nhà máy lọc dầu Dung Quất). Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách mới bắt đầu từ năm 2011. Trên cơ sở đó sẽ xác định tổng mức chi ngân sách địa phương năm 2011 làm căn cứ để xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia trong đó có khoản thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng của nhà máy lọc dầu Dung Quất giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh Quảng Ngãi năm 2011, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới.

12. Cử tri tp. Hồ Chí Minh kiến nghị: Trong tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí một cách triệt để trong sử dụng ngân sách nhà nước. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện tiết kiệm, chi sai quy định.

Trả lời: (Tại Công văn số 11501/BTC-TTr ngày 31/8/2010)

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006.

Trước khi Luật có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Luật sâu rộng đến các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như sau:

(1) Tổ chức học tập, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật:

Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp và Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ soạn thảo tài liệu giới thiệu Luật, phát hành đặc san tuyên truyền; tổ chức các lớp bồi dưỡng báo cáo viên của các bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác học tập, quán triệt Luật trên phạm vi cả nước; đăng tải thông tin tuyên truyền, vận động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các phương tiện thông tin đại chúng,… Công tác phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được triển khai ở tất cả các cấp, các ngành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

(2) Xây dựng chương trình hành động: thực hiện quy định của Luật và chương trình hành động của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, ban hành chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ, ngành, địa phương mình, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc phạm vi quản lý xây dựng chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị mình làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại từng cơ quan, đơn vị sử dụng tiền, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên,…

(3) Xây dựng ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn: Thông tư số 76/2006/TT-BTC ngày 22/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2006/NĐ-CP; Thông tư số 98/2006/TT-BTC ngày 20/10/2006 hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại và xử lý kỷ luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thông tư số 101/2006/TT-BTC ngày 31/10/2006 hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; …

(4) Xây dựng hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên:

Từ năm 2006 đến hết năm 2009, đã có 197 văn bản pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được ban hành (72 văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành; 125 văn bản do các bộ, ngành trung ương ban hành). Trong đó, có các quy định pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước; tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ công chức, viên chức nhà nước; quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp; chế độ hội họp trong cơ quan nhà nước; chương trình tiết kiệm điện trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2006 - 2010; quy định về tổ chức lễ động thổ, khởi công, khánh thành công trình xây dựng; chế độ kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc; chế độ khoán kinh phí của đề án, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; chế độ về công khai phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước,.v..v…

(5) Tăng cường quản lý, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả trong chi NSNN, quản lý tài sản nhà nước:

- Trong năm 2006 và đầu năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với Văn phòng Chính phủ kiểm tra việc xây dựng và thực hiện chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại 4 bộ, 6 tỉnh, thành phố và 2 tập đoàn/tổng công ty nhà nước. Qua đó đã chỉ đạo kịp thời việc điều chỉnh, bổ sung chương trình hành động cho sát thực, cụ thể hơn. Đến nay, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng tiền, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên trong cả nước đã xây dựng, thực hiện chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn theo quy định của Chính phủ; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được đưa thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và từng cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Đến hết năm 2009, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát, đề xuất phương án xử lý 68.505 cơ sở nhà, đất; điều chuyển giữa các đơn vị 1.692.748 m2 đất, 688.808 m2 nhà, bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng 2.724.692m2 đất và 1.159.717m2 nhà, thu hồi do sử dụng không có hiệu quả 2.673.560m2 đất và 255.468m2 nhà, số tiền thu được do bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên 18.678 tỷ đồng;

- Từ năm 2006 đến tháng 6/2010, qua công tác kiểm soát chi ngân sách, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã từ chối thanh toán trên 1.285 tỷ đồng chi không đúng chế độ; qua công tác thẩm tra dự toán, quyết toán các dự án đầu tư đã cắt giảm trên 815,3 tỷ đồng chưa đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ; .v..v...

(6) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: trong quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công; trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng; cổ phần hoá, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Đưa công tác kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành.

Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương: qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính trên 15.510 tỷ đồng (Năm 2006: 3.845 tỷ đồng; Năm 2007: 3.925 tỷ đồng; Năm 2008: 2.786 tỷ đồng; Năm 2009: hơn 3.000 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2010:1.954 tỷ đồng).

(7) Xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các trường hợp vi phạm, lãng phí: Chính phủ đã kiên quyết chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc xử lý các trường hợp vi phạm, công khai kết quả xử lý đối với tập thể, cá nhân không tiết kiệm, gây lãng phí tài sản, ngân sách nhà nước (theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2010, Bắc Ninh: xử lý hành chính và kỷ luật Đảng đối với 28 cán bộ công chức vi phạm; Gia Lai: xử lý hành chính 7 vụ việc với 40 người; Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam: kỷ luật 6 cán bộ, 01 giám đốc, 02 phó giám đốc 01 kế toán trưởng, 01 trưởng phòng Tổ chức; Lai Châu: xử lý kỷ luật 01 tập thể, 02 cá nhân; Tiền Giang: kỷ luật 16 người; Bộ NN&PTNT: cách chức 01 viện trưởng; cảnh cáo 02 phó viện trưởng; khiển trách 01 viện trưởng và 02 cán bộ công chức; kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân 02 Vụ thuộc Bộ .v..v...)

Tình trạng lãng phí, vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, với nhiều hình thức khác nhau, đòi hỏi có sự quyết tâm cao của các ngành, các cấp và toàn xã hội trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí các nguồn lực của đất nước. Trong những năm tới, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật các trường hợp vi phạm, lãng phí gây thất thoát ngân sách, tài sản của Nhà nước.

13. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Cử tri đề nghị Chính phủ tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách sự nghiệp văn hóa để phát triển tương ứng với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Trả lời: (Tại Công văn số 11250/BTC-HCSN ngày 24/8/2010)

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII), Kết luận số 30/KL-TW của Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX), việc bố trí ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực văn hoá thông tin giai đoạn 2006-2010 đã đảm bảo hai định hướng quan trọng:

- Tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa thông tin bình quân giai đoạn 2006-2010 cao hơn tốc độ tăng chi bình quân của ngân sách nhà nước trong cùng giai đoạn (16,5% so với 15,3%).

- Tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực văn hóa thông tin bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 2% tổng chi ngân sách nhà nước cùng giai đoạn, đã vượt chỉ tiêu đề ra tại Kết luận số 30/KL-TW của Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX): phấn đấu đến năm 2010 ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách nhà nước.

Bên cạnh việc đảm bảo tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước, Nhà nước đã ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, về tín dụng, về thuế để huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển văn hoá (Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường).

Giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục bố trí ngân sách đầu tư cho lĩnh vực văn hóa theo Kết luận số 30/KL-TW của Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) như đã và đang thực hiện thì khi quy mô ngân sách nhà nước tăng, quy mô ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực văn hóa sẽ tăng tương ứng.

Ngoài việc đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho phát triển văn hoá, đề nghị từng địa phương khi xây dựng các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội cần xác định nội dung văn hoá trong các chính sách, chương trình; gắn mục tiêu của chính sách, chương trình với mục tiêu phát triển văn hoá; lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ phát triển văn hoá (vì quyết định đầu tư hoặc một cơ chế, chính sách đúng đắn, hiệu quả về kinh tế - xã hội thì cũng mang lại hiệu quả về văn hoá), sẽ góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hoá.

14. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Sau cơn bão số 11 năm 2009, Chính phủ đã hỗ trợ tỉnh 2 đợt với số tiền là 170 tỷ đồng. Tuy nhiên, hậu quả để lại quá lớn, thực lực địa phương có hạn, để có điều kiện tiếp tục khắc phục, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ bổ sung thêm kinh phí để thực hiện.

Trả lời: (Tại Công văn số 11649/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Để tạo điều kiện cho tỉnh Phú Yên khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 11 và lũ lụt gây ra, đồng thời từng bước kiên cố, bền vững hoá các công trình phục vụ dân sinh trên địa bàn, đến nay ngân sách trung ương đã hỗ trợ tỉnh Phú Yên 170 tỷ đồng; đề nghị tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương đã hỗ trợ, vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện.

Ngày 19/11/2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên có văn bản số 2745/UBND-ĐTXD đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả cơn bão số 11 và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 299/VPCP-KTTH ngày 14/01/2010 của Văn phòng Chính phủ: Trước mắt, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên chủ động, sắp xếp, bố trí kinh phí đã được hỗ trợ trong năm 2009 để thực hiện; đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án tổng thể khắc phục hậu quả cơn bão số 11 gây ra cho các địa phương; trên cơ sở đó cân đối, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn trong kế hoạch năm 2010 để hỗ trợ các địa phương thực hiện.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên xây dựng phương án tổng thể khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 11 và lũ lụt gây ra, trên cơ sở đó làm việc với các cơ quan liên quan để xử lý trong kế hoạch các năm tiếp theo. Đối với những công việc cấp bách cần phải xử lý ngay đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên báo cáo cụ thể với Thủ tướng Chính phủ để được xem xét, xử lý.



15. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cấp vốn kịp thời cho chương trình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã được phê duyệt 2009 – 2010 cho tỉnh Lâm Đồng để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Trả lời: (Tại Công văn số 11673/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Năm 2009 là năm rất đặc biệt do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, Chính phủ đã trình Quốc hội một số giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và Quốc hội đã có Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 điều chỉnh mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu kinh tế, ngân sách nhà nước, phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ năm 2009 và miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân; trong đó có quy định “Giữ tổng chi trong dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị quyết 21/2008/QH12 ngày 08/11/2008 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009. Các Bộ, ngành trung ương, địa phương phấn đấu tăng thu, chống thất thu, kiên quyết thu hồi nợ đọng để bù đắp số giảm thu, sắp xếp các nhiệm vụ chi, chủ động cân đối thu, chi ngân sách. Cho phép sử dụng quỹ tài chính hợp pháp để bù đắp số hụt thu; trường hợp ngân sách địa phương vẫn giảm thu so với dự toán được giao do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế thì ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương. Chính phủ sử dụng số bội chi ngân sách nhà nước tăng thêm chỉ để bù đắp số hụt thu, bảo đảm nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2009 đã được Quốc hội quyết định”. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (tháng 10,11/2009), Chính phủ có báo cáo số 13/BC-CP ngày 16/10/2009 trình Quốc hội đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2009 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, trong đó đã báo cáo rõ ”Đối với nội dung bù đắp giảm thu ngân sách địa phương do thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, Chính phủ trình Quốc hội nguyên tắc xử lý là: Ngân sách trung ương hỗ trợ chung cho các địa phương một phần (25%) số giảm thu do thực hiện miễn, giảm thuế; trường hợp sau khi đã hỗ trợ nêu trên, địa phương nào còn hụt thu, thì tiếp tục xử lý để đảm bảo dự toán chi đã được Thủ tướng Chính phủ giao ”. Căn cứ vào số miễn, giảm thuế chính thức của tỉnh năm 2009 báo cáo và số xác định của cơ quan thuế, Bộ Tài chính bổ sung 25% số thuế miễn, giảm cho địa phương theo đúng quy định. Đến nay, Bộ Tài chính đã tổng hợp số miễn, giảm thuế của các địa phương năm 2009 và đang tiến hành rà soát để xác định số chính thức miễn, giảm làm căn cứ hỗ trợ cho các địa phương theo quy định.



16. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có giải pháp đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước hàng năm có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, giảm dần bội chi ngân sách hàng năm.

Trả lời: (Tại Công văn số 11647/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện phát triển kinh tế - xã hội , đảm bảo quốc phòng, an ninh thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp chính quyền địa phương. Bộ Tài chính đồng tình với ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn về việc cần có những giải pháp đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước hàng năm có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước hàng năm.

Thực tế, trong những năm qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản dưới hình thức Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Thông tư và các văn bản chỉ đạo điều hành gửi các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trong đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thu ngân sách nhà nước theo quy định của các Luật thuế, chế độ thu, quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát; phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước để thực hiện giảm bội chi ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Để triển khai có hiệu quả các giải pháp đề ra, cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị có sử dụng ngân sách từ trung ương đến địa phương. Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn thực hiện giám sát các cấp chính quyền địa phương trong việc phân bổ, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát tiền và tài sản của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước nói chung.



17. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Phú Thọ hiện có 11.638 hộ nghèo thuộc đối tượng hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó số hộ nghèo thuộc 43 xã đặc biệt khó khăn và huyện nghèo là 5.892 hộ. Với mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương năm 2009 (38,012 tỷ đồng), năm 2009 mới cân đối hỗ trợ 4.592 hộ bằng 39,4% số hộ nghèo, không đảm bảo mục tiêu đề án. Để thực hiện mục tiêu xóa 100% nhà tạm trong năm 2010, đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 50 tỷ đồng và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành có liên quan sớm thông báo vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, giúp tỉnh có kế hoạch bố trí lồng ghép các nguồn vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Trả lời: (Tại Công văn số 11679/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan rà soát số đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg. Trên cơ sở báo cáo của tỉnh Phú Thọ, Bộ Xây dựng đã tổng hợp hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2009 – 2012 theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg là 12.768 hộ (cao hơn 1.130 hộ so với số của Đoàn đại biểu nêu), theo đó: tổng số kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ là 104.258 triệu đồng (kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở mức 6 triệu đồng – 7 triệu đồng/hộ là 86.882 triệu đồng, hỗ trợ thêm cho phần địa phương đảm bảo của tỉnh Phú Thọ là 13.032 triệu đồng); ngân sách tỉnh Phú Thọ đảm bảo 4.344 triệu đồng. Đến năm 2010, ngân sách trung ương đã tạm ứng và hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh Phú Thọ 81.643 triệu đồng (năm 2009: tạm ứng 38.012 triệu đồng; năm 2010: 43.631 triệu đồng (bổ sung có mục tiêu 12.542 triệu đồng; tạm ứng 31.089 triệu đồng), đạt 78,3% kế hoạch vốn ngân sách trung ương hỗ trợ.

Từ tình hình trên, Bộ Tài chính đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ có báo cáo kết quả triển khai việc thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở gửi Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính. Trường hợp địa phương đã giải ngân hết số vốn ngân sách trung ương đã tạm ứng và hỗ trợ, cần thêm nguồn để đẩy nhanh tiến độ việc xoá nhà tạm cho các hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đảm bảo kinh phí cho địa phương thực hiện theo tiến độ.

18. Cử tri tp Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Ninh Thuận, Nghệ An, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kiên Giang, Quảng Nam, Vĩnh Long, Bình Định, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Điện Biên, Bình Dương, Quảng Bình, Thái Bình, Bình Thuận, Long An, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Long An kiến nghị: Cử tri bức xúc việc tăng giá điện, xăng, dầu, thuốc tây và các vật tư, hàng hóa thiết yếu trong những tháng đầu năm 2010 đã gây thêm khó khăn đối với sản xuất và đời sống của nhân dân. Mặt khác, giá điện, xăng dầu tăng làm hầu hết các mặt hàng khác đều tăng giá. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý giá điện, xăng, dầu và các vật tư, hàng hóa thiết yếu nhằm bảo đảm bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát và không để xảy ra tình trạng các doanh nghiệp lớn liên tục điều chỉnh tăng giá trong thời gian ngắn, tránh gây “sốc” đối với thị trường và tâm lý người tiêu dùng.

Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị:

Cử tri tán thành chủ trương của Chính phủ về việc điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, cử tri còn băn khoăn đối với việc điều hành cụ thể giá xăng dầu trong thời gian qua luôn biến động và bất lợi nghiêng về người tiêu dùng (tăng giá thì thực hiện nhanh và mức tăng cao, giảm giá thì thực hiện chậm, mức giảm ít).

Trả lời: (Tại Công văn số 11645, 11661/BTC-QLG ngày 31/8/2010)

Hiện nay, kinh tế của nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội lộ trình từng bước điều chỉnh giá một số hàng hoá thiết yếu theo cơ chế thị trường. Đồng thời, Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

1. Đối với giá điện:

Tại điểm 1 Điều 31 Luật Điện lực quy định: "Biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cơ quan điều tiết điện lực giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) xây dựng biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt".

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, ngày 12/2/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg về giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 theo cơ chế thị trường.

Thực hiện lộ trình điều hành giá điện theo Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg nêu trên, từ ngày 1/3/2010 giá điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 6,8% so với giá bán điện bình quân thực hiện năm 2009 (công văn số 50/TB-VPCP ngày 12/02/2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giá điện năm 2010).

Việc điều chỉnh giá điện năm 2010 là bước đi trong lộ trình để thực hiện chủ trương của Chính phủ về chuyển dần giá điện sang cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Một trong mục tiêu điều chỉnh giá điện năm 2010 là để từng bước làm cho giá điện phản ánh đúng chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh điện; mặt khác, điều chỉnh giá điện lần này để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các công trình điện. Từ đó đưa ra những tín hiệu đúng cho việc thu hút đầu tư vào Ngành Điện góp phần tăng thêm nguồn cung về điện; đồng thời qua việc điều chỉnh giá điện nhằm khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng sử dụng điện một cách tiết kiệm, hiệu quả, không ngừng đổi mới công nghệ; giảm dần bù chéo giữa giá điện sản xuất và giá điện sinh hoạt.

Tuy giá điện năm 2010 được điều chỉnh tăng 6,8%, nhưng vẫn chưa tính đủ một số yếu tố giá đầu vào theo giá thị trường (giá than bán cho điện hiện chỉ bằng khoảng 68% đến 74% giá thành tiêu thụ than dự kiến 2010, bằng 36% đến 38% giá than xuất khẩu cùng chủng loại;...), nhưng để giảm bớt tác động đến mặt bằng giá chung, nên giá điện sẽ được giữ ổn định đến hết năm 2010. Tương ứng với đó, giá than bán cho điện cũng được giữ ổn định đến hết năm 2010.

Đồng thời để hạn chế ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Chính phủ quy định 50 kwh đầu giữ ổn định, không tăng giá (bằng 59,76% giá thành điện thương phẩm), 50 kwh tiếp theo (từ kwh thứ 51 đến 100) bán bằng giá thành điện thương phẩm bình quân không có lợi nhuận.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, việc điều chỉnh giá điện từ 1/3/2010 sẽ có tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 0,16%; tác động đến giá thành một số sản phẩm sử dụng nhiều điện từ 0,09 - 2,28% tuỳ theo từng ngành. Đối với hộ tiêu dùng: nếu sử dụng dưới 50 Kwh/tháng không phải trả thêm tiền vì giá điện 50Kwh đầu tiên vẫn giữ ổn định như năm 2009; nếu sử dụng từ 51-100 Kwh/tháng thì tiền điện phải trả thêm khoảng 7.000 đồng/tháng; nếu sử dụng tới 200 Kwh/tháng phải trả thêm khoảng 16.000 đồng/tháng...

Như vậy, giá bán điện hiện nay vẫn do Nhà nước kiểm soát theo lộ trình và bước đi thích hợp và không thuộc quyền quyết định của doanh nghiệp.

2. Đối với giá xăng, dầu:

Xăng dầu tiêu thụ trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu nên giá trong nước phụ thuộc và chịu sự tác động trực tiếp của giá thị trường thế giới.

Hiện nay, giá xăng, dầu đã được thực hiện theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với xu thế hội nhập của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do giá xăng dầu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế; mặt khác để hạn chế tính tự phát trong việc quy định giá bán xăng dầu, Chính phủ đã ban hành riêng một Nghị định đối với kinh doanh xăng dầu (Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu), trong đó tại Điều 27 cho phép Thương nhân đầu mối được quy định giá bán xăng dầu theo quy trình và các nguyên tắc mà Chính phủ quy định. Đồng thời, Chính phủ giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng giám sát Thương nhân đầu mối thực hiện việc quy định giá bán xăng dầu theo các nguyên tắc đã được Chính phủ quy định (tại khoản 2 Điều 29). Như vậy, doanh nghiệp không thể tự ý tuỳ tiện điều chỉnh giá sai quy định.

Thực tế điều hành giá xăng dầu trong những tháng đầu năm 2010 như sau:

Trong những tháng đầu năm 2010, trước diễn biến giá xăng dầu thị trường thế giới tăng cao (tháng 1, tháng 3, tháng 4) các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu căn cứ thẩm quyền, quy trình mà Nghị đinh số 84/2009/NĐ-CP cho phép, đã điều chỉnh tăng giá xăng 2 lần (ngày 14/1/2010 tăng 450 đồng/lít và ngày 21/2/2010 tăng 590 đồng/lít), điều chỉnh tăng giá dầu 1 lần (ngày 14/1/2010 tăng 300 đồng/lít). Việc điều chỉnh giá như trên là đúng quy định. Tuy nhiên có tác động đến tâm lý và giá cả các hàng hoá khác. Vì vậy, để tránh tác động tâm lý và góp phần kiềm chế lạm phát ngay từ những tháng đầu năm 2010 nhằm đạt được mục tiêu về chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 (không vượt quá 7%) như mục tiêu mà Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XII thông qua, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã báo cáo Chính phủ sử dụng linh hoạt các biện pháp bình ổn giá: dãn thời gian điều chỉnh tăng giá xăng dầu; cho phép các doanh nghiệp sử dụng Quỹ bình ổn giá (Quỹ BOG) xăng dầu từ 400 - 500 đồng/lít,kg và giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 3 - 5% tùy theo từng chủng loại xăng dầu; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh giảm giá dầu (ngày 3/3/2010) phù hợp với diễn biến của giá thế giới. Chính vì vậy, từ tuần thứ 2 tháng 5/2010, giá xăng dầu thị trường thế giới giảm, Liên Bộ Tài chính - Công Thương chưa điều chỉnh tăng lại mức thuế đã giảm mà có Thông báo yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện ưu tiên giảm giá cho người tiêu dùng như: giảm giá xăng (2 lần mỗi lần 500 đồng/lít vào 27/5/2010 và 8/6/2010), giảm mức sử dụng Quỹ BOG đối với xăng từ 500 đồng/lít xuống còn 200 đồng/lít, giảm giá dầu từ 200 - 500 đồng/lít, kg tuỳ theo từng chủng loại (vào ngày 8/6/2010); đồng thời ngừng sử dụng Quỹ BOG từ 0 giờ ngày 9/6/2010.

Từ giữa tháng 6/2010 đến cuối tháng 7/2010, tuy giá xăng dầu thị trường thế giới đã tăng trở lại, nhưng để bình ổn giá xăng dầu trong nước, Bộ Tài chính tiếp tục duy trì thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn so với khung thuế suất từ 3% đến 5% tuỳ theo từng chủng loại xăng dầu, và vẫn giữ ổn định giá xăng dầu trong nhiều tháng qua (tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7).

Như vậy, nếu Nhà nước không thực hiện các công cụ thuế nhập khẩu và sử dụng Quỹ BOG như trong thời gian qua, linh hoạt giảm giá khi có điều kiện, thì giá xăng dầu trong nước sẽ không thể ổn định như mức giá trong tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7 vừa qua mà phải tăng thêm từ 1.000 đồng/lít đến 1.500 đ/lít tuỳ theo từng chủng loại xăng dầu (trừ ma dút, giá tăng thấp hơn). Với việc điều hành giá xăng dầu như vậy đã góp phần ổn định giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát (mức tăng chỉ số giá từ tháng 3 đến nay đã có xu hướng giảm tốc độ tăng và ổn định); riêng chỉ số giá nhóm giao thông đã giảm khá mạnh từ tháng 3 đến nay (mức tăng, giảm chỉ số giá nhóm giao thông từ tháng 1 đến tháng 7/2010 lần lượt là: 0.53%, 1,45%, 0,92%, 0,12%, 0,12%, - 0,71% và - 0,94%).

Hiện nay giá xăng, dầu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực từ 678 – 8.180 đồng/lít, cụ thể (đơn vị: đồng/lít,kg):

Sản phẩm

Việt Nam

Singapore

Lào

Cambodia

Thái Lan

Đài Loan

Trung Quoc

Xăng 92R

16.400

24.580

19.414

20.055

17.899

17.078

19.143

Diesel (0,05S%)

14.750

18.439

-

-

16.866

15.665

-

Diesel (0,25S%)

14.700




16.342

17.954







19.862


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương