KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang15/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Trong những năm qua, việc tăng cường đào tạo nhân lực y tế cho vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng, luôn được Bộ Y tế coi trọng. Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể cho công tác này, như:

- Tăng cường đào tạo cán bộ y tế trình độ đại học bằngcác hình thức phù hợp, trong đó chú trọng đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ bằng hình thức vừa làm vừa học, liên thông từ trung cấp, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, cử tuyển. Riêng trong năm 2009, ngoài số thí sinh thi đại học trúng tuyển, tỉnh Kiên Giang đã có 128 sinh viên đại học Y, Dược nhập học diện đào tạo theo địa chỉ sử dụng, trong đó có 90 sinh viên theo học nghề Bác sỹ, 10 Dược sỹ và 28 Cử nhân Điều dưỡng. Cũng trong năm 2009, tỉnh Kiên Giang còn có 17 sinh viên nhập học theo chế độ cử tuyển (13 học nghề Bác sỹ, 4 Dược sỹ).

- Tăng chỉ tiêu đào tạo đại học của các trường đại học trong vùng, như chỉ tiêu đào tạo đại học của Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ đã tăng từ 800 năm 2008 lên 1620 năm 2009 (tăng 202,5%).

- Tăng cường đào tạo sau đại học cho các tỉnh thông qua việc mở thêm mã ngành và tăng chỉ tiêu của Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ, đồng thời với chỉ đạo các trường khác tham gia đào tạo sau đại học cho các tỉnh (như Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Hà Nội, ...). Hiện Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ đã đào tạo được hầu hết các ngành của bậc đại học Y - Dược, nhiều ngành sau đại học.

- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ tại chỗ thông qua các dự án riêng cho Đồng bằng sông Cửu Long, như đã xây dựng và hiện đang triển khai các dự án đặc thù để thực hiện công tác này, như Dự án hỗ trợ Y tế Đồng bằng sông Cửu Long, Dự án hỗ trợ y tế tuyến huyện, “Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển” được phê duyệt bởi Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007. Đề án này được thực hiện từ năm 2007 - 2018.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện để nâng cấp các trường trung cấp y tế lên cao đẳng.

- Chỉ đạo các trường đại học Y - Dược trong cả nước chú trọng công tác hỗ trợ đào tạo cán bộ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Trường Đại học Y Hà Nôi, Trường Đại học Y - Dược Huế đã cử giảng viên vào trực tiếp giảng dạy, tổ chức đào tạo các khoá đào tạo sau đại học; Trường Đại học Dược Hà Nội đào tạo các khoá Dược sỹ đại học; Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ theo địa chỉ sử dụng cho các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.

Bộ Y tế mong rằng việc thực hiện tốt những chính sách trên sẽ góp phần giúp Kiên Giang từng bước giải quyết tình trạng thiếu nhân lực y tế.

64. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước tăng cường nguồn lực đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào an sinh xã hội, giải quyết nhanh những yêu cầu bức thiết hiện nay về chăm sóc sức khỏe nhân dân như chất lượng, thời gian, thủ tục khám chữa bệnh...”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

An sinh xã hội là tiền đề cho phát triển bền vững. Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, các nguồn lực đầu tư cho y tế đã tăng lên đáng kể. Đáng chú ý là 02 Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở y tế tuyến huyện và bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh theo các Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 và Quyết định 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ với tổng số vốn đầu tư khoảng 72.000 tỷ đồng.

Về trách nhiệm của Bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm định chất lượng khám, chữa bệnh (cả về chuyên môn và thời gian, thủ tục). Năm 2011 Bộ Y tế sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện Luật Khám, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế trong đó sẽ xây dựng, trình hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn theo hướng nâng cao chất lượng, cải tiến các thủ tục tốt hơn. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở y tế.

65. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ hướng dẫn mức “hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại của bệnh nhân đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn qui định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng chính phủ khi điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh và trung ương” theo quyết định số 25/2008/QĐ-TTg và quyết định số 113/2009/QĐ-TTg.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Bộ Y tế đã hoàn thành dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chế độ hỗ trợ từ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo, trong đó có các nội dung chính gồm: (i) Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người nghèo khi nằm điều trị tại bệnh viện của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên; (ii) hỗ trợ một phần đồng chi trả BHYT cho người nghèo; (iii) hỗ trợ một phần chi phí cao cho các đối tượng khó khăn.

Sau khi nhận được ý kiến góp ý của các Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Y tế sẽ hoàn chỉnh văn bản, gửi Bộ Tư pháp thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ.

66. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức y tế cấp huyện cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương hiện nay để ngành y tế thực hiện tốt hơn chức năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân (bao gồm cả tổ chức dân số –kế hoạch hóa gia đình).”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Ngày 04/02/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trong đó Phòng Y tế là một trong những Phòng được tổ chức thống nhất ở cấp huyện.

Ngày 25/4/2008, liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; trong đó quy định:

- Trung tâm Y tế huyện là đơn vị sự nghiệp được thành lập thống nhất trên địa bàn cấp huyện.

- Bệnh viện đa khoa huyện được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí do cấp có thẩm quyền quyết định.

- Chi cục được thành lập Trung tâm đặt tại huyện.

- Việc thành lập, sáp nhập, giải thể, chia tách, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp về y tế của tỉnh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2452/VPCP-TCCV ngày 16/4/2009, Bộ Nội vụ đang chủ trì phối hợp với Bộ Y tế tiến hành tổng kết đánh giá sau một thời gian triển khai thực hiện Thông tư 03. Bộ Y tế ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ, các ngành liên quan, các địa phương tổ chức đánh giá và đề xuất với Chính phủ để đảm bảo tính phù hợp với ngành y tế và thực tế ở các địa phương.



67. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, các cơ quan có thẩm quyền đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để hạn chế tình trạng tiêu cực trong việc khám, chữa bệnh cũng như thái độ phục vụ của các y bác sĩ trong việc điều trị.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế thường xuyên tiến hành kiểm tra các bệnh viện và viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra các cơ sở y tế trên địa bàn. Công cụ dùng để kiểm tra là Bảng kiểm tra bệnh viện và bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế (được ban hành theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Nội dung của Bảng kiểm tra và Quy tắc ứng xử này được phổ biến đến tất cả các cán bộ, viên chức bệnh viện. Trong Bảng kiểm tra bệnh viện có các tiêu chí về y đức và thực hiện quy tắc ứng xử của tất cả các nhân viên y tế. Các đơn vị đã tổ chức tập huấn, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ viên chức. Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn các đơn vị tổ chức các cuộc điều tra đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các khoa, phòng, và định kỳ phản hồi kết quả tới các cán bộ, nhân viên liên quan. Bên cạnh đó, “đường dây nóng” đã hoạt động hiệu quả, phản ánh kịp thời những vấn đề mới nảy sinh liên quan đến công tác phục vụ người bệnh, thái độ của nhân viên y tế. Kết quả kiểm tra trên cũng là cơ sở để xét duyệt các danh hiệu thi đua của đơn vị.



68. Cử tri tình Tiền Giang kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 58/1994/QĐ-TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ cho tuyển dụng cán bộ y tế công tác tại Trạm y tế xã phường, thị trấn như cán bộ sự nghiệp y tế cấp huyện, vì hiện nay Trạm y tế xã đã trực thuộc Trung tâm Y tế huyện.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Bộ Y tế xin ghi nhận kiến nghị của cử tri. Hiện tại, Bộ Y tế đang tổ chức đánh giá kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 04/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ trước khi đề nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung tồn tại, vướng mắc và những nội dung chưa phù hợp, trong đó có nội dung về việc quy định cán bộ y tế công tác ở trạm y tế xã là viên chức sự nghiệp y tế thuộc đơn vị sự nghiệp y tế huyện được bố trí công tác tại trạm y tế xã.



69. Cử tri các tỉnh Điện Biên, Yên Bái kiến nghị: “Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Trung tâm y tế cấp huyện được chia tác thành Phòng y tế, Trung tâm y tế, Trung tâm y tế dự phòng; phòng y tế không có chức năng quản lý Trung tâm y tế, trung tâm y tế dự phòng, Trạm y tế xã là không phù hợp và khó khăn trong việc huy động lực lượng khi có dịch bệnh xảy ra. Đề nghị chính phủ xem xét điều chỉnh lại mô hình tổ chức; qui định lại chức năng nhiệm vụ cho phù hợp.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Nội vụ tiến hành đánh giá sau 2 năm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV; trong đó có nội dung về mô hình tổ chức (cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp y tế) và cơ chế quản lý (theo ngành, theo lãnh thổ) ở cấp huyện nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình cải cách hành chính của Chính phủ; phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật hiện hành. Bộ Y tế ghi nhận ý kiến của cử tri hai tỉnh Điện Biên và Yên Bái và sẽ xem xét đưa vào kiến nghị với Chính phủ để điều chỉnh cho phù hợp.



70. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn việc giám định sức khỏe đối với nhân thân người được hưởng chế độ tuất hàng tháng mà phải đi giám định theo Điểm b Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội, đồng thời có văn bản hướng dẫn việc giám định tổng hợp theo Khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội. Hiện nay, chưa có hướng dẫn nên Hội đồng giám định y khoa của tỉnh chưa thực hiện được chính sách chế độ cho hai đối tượng này (theo chỉ đạo cảu Viện giám định Y khoa tại công văn số 393/CV-GĐYK ngày 27/11/2008).”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Ngày 05/4/2010, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT-BYT hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư này hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm việc lập hồ sơ, trình tự khám giám định y khoa cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điều 2 khoản 3 Thông tư 07 liệt kê thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Bao gồm thân nhân của người lao động quy định tại Khoản 1, Khoản 2  Điều 2; Thân nhân của người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết; Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà bị chết; Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà bị chết; Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 64 và Khoản 3, Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội.

71. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện quản lý và sử dụng Quĩ bảo hiểm y tế đúng qui định, đảm bảo cân đối Quĩ bảo hiểm y tế:

- Thanh tra, kiểm tra việc chỉ định sử dụng thuốc, vật tư y tế, các xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở khám chữa bệnh;

- Chỉ đạo việc cung ứng, sử dụng thuốc: ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất tring nước đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, chỉ sử dụng thuốc ngoại khi thuốc nội không có hoặc có nhưng không đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh;

- Có cơ chế quản lý việc chỉ định làm các dịch vụ cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh từ trang bị máy móc xã hội hóa.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Về việc chỉ đạo Sở Y tế các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chỉ định sử dụng thuốc, vật tư y tế, các xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh:

Căn cứ kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2010 và định hướng nhiệm vụ công tác năm 2010 của Thanh tra Chính phủ, trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong công tác thanh tra y tế năm 2009. Ngày 24/12/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra y tế năm 2010 số 1201/KH-BYT. Thanh tra Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Kế hoạch thanh tra y tế năm 2010 đã được Bộ trưởng phê duyệt để xây dựng kế hoạch thanh tra y tế năm 2010 của địa phương trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt và triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về Bộ Y tế, gồm nhiều nội dung khác nhau trong đó có nội dung thanh tra việc tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, việc chỉ định sử dụng thuốc, vật tư y tế, các xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Riêng Thanh tra Bộ Y tế đã thành lập các Đoàn thanh tra với sự tham gia của các Vụ, Cục tiến hành thanh tra toàn diện một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế như: Bệnh viện Mắt Trung ương, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh viện E Trung ương, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh... Kết quả sơ bộ cho thấy: về cơ bản các bệnh viện đều thực hiện tương đối tốt những quy định của nhà nước về công tác khám, chữa bệnh, các quy định về quản lý và thanh toán tiền BHYT cho bệnh nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân được khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT.

Liên quan tới việc chỉ đạo Sở Y tế các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc cung ứng, sử dụng thuốc: ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước đảm bảo theo tiêu chuẩn GMP, chỉ sử dụng thuốc ngoại khi thuốc nội không có hoặc có nhưng không đảm bảo yêu cầu khám bệnh

Ngày 07/5/2010, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Công văn số 2904/BYT-QLD chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và Giám đốc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược tăng cường công tác quản lý hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc và giá thuốc trong các cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Ngày 04/6/2010, Bộ Y tế có Thông báo số 459/TB-BYT thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quản lý giá thuốc trong các bệnh viện và tăng cường kiểm tra, giám sát việc đấu thầu, cung ứng thuốc theo Thông tư 10/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 10/8/2007 của Liên Bộ Y tế-Tài chính.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Y tế, các đoàn Thanh tra đã và đang tiến hành thanh tra hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc và giá thuốc trong các cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Thanh tra Bộ cũng đã thành lập Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra việc đấu thầu, cung ứng thuốc tại bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện Thống Nhất. Kết quả cho thấy: các Bệnh viện đã thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc, hoá chất, vật tư y tế theo quy định tại Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Thông tư số 10/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 10/8/2007 của Liên Bộ Y tế-Tài chính về hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế công lập; đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại đơn vị. Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, đặc biệt ưu tiên thuốc của cơ sở sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn (GMP); Năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt 831,250 triệu USD, tăng 16,18% so với năm 2008, đáp ứng được 49,01% nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân (tính đến hết 31/12/2009 có 98 cơ sở sản xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn GMP).

Liên quan tới cơ chế quản lý việc chỉ định làm các dịch vụ cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh từ trang bị máy móc xã hội hóa: Để thực hiện chủ trương xã hội hóa. Ngày 21/6/2005, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án “Phát triển xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân” đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích các cơ sở khám, chữa bệnh huy động các nguồn vốn ngoài Ngân sách nhà nước, hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị và cung cấp các dịch vụ y tế phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Hiện nay đang được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là Liên doanh liên kết để đầu tư trang thiết bị y tế và phát triển các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu.

Thực tế cho thấy các hoạt động liên doanh liên kết tại các bệnh viện công đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đổi mới trang thiết bị kỹ thuật y tế, đặc biệt là những trang thiết bị kỹ thuật cao, phục vụ kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong hoàn cảnh kinh phí nhà nước chưa cung cấp đủ để mua sắm các trang thiết bị này. Tuy nhiên, trong khi các văn bản hướng dẫn cụ thể về khám, chữa bệnh theo yêu cầu và liên doanh liên kết ở các bệnh viện công chưa đầy đủ làm cho các bệnh viện còn lúng túng khi triển khai thực hiện. Cơ sở để tính toán, phân chia lợi nhuận còn nhiều vướng mắc, vì đây là vấn đề quá mới mẻ. Tình hình này cho thấy cần thiết phải xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc chỉ định và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật cao nhằm đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh đi đôi với hiệu quả về kinh tế và công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thời gian tới ngành Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 06/2007/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, trong đó đặc biệt lưu ý hạn chế hiện tượng lạm dụng thuốc, xét nghiệm cận lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh, thực hiện tốt công tác giáo dục nâng cao y đức. Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn chỉ định các dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng, nhất là các xét nghiệm đắt tiền, các xét nghiệm liên quan đến các cơ sở liên doanh, liên kết; chuẩn hóa các trang thiết bị xét nghiệm bảo đảm các kết quả xét nghiệm có thể sử dụng liên thông giữa các cơ sở y tế.



72. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu chính sách giá dịch vụ y tế để thay thế viện phí. Bới vì: (1) Qui định viện phí nhiều năm qua đã rất lạc hậu, nhưng Bộ Y tế và các Bộ ngành có liên quan chưa xem xét điều chỉnh kịp thời nên dẫn đến tình trạng các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn. Các cơ sở y tế ở tỉnh không có đầy đủ kinh phí để đào tạo cán bộ y tế và mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại, nhằm đap ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, do vậy Qũy bảo hiểm y tế của tỉnh hàng năm có kết dự, nhưng mức hưởng của nhân dân còn hạn chế; (2) Gia Lai là tỉnh còn nghèo, nhưng Chính phủ qui định tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước khi có kết dư Quỹ bảo hiểm y tế đều trích 40% chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để bổ sung vào Quĩ dự phòng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Như vậy, các tỉnh, thành phố giàu và các tỉnh nghèo, vùng núi khó khăn và vùng đồng bằng đều như nhau, là không phù hợp với thực tế đời sống kinh tế-xã hội hiện nay. Tình trạng tỉnh nghèo, do viện phí thấp và thiếu trang thiết bị hiện đại để khám, chữa bệnh nên chuyển kết dự Quĩ bảo hiểm y tế cho tỉnh, thành phố giàu có đầy đủ năng lực đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân sở tại hưởng lợi cao hơn đã diễn ra nhiều năm qua, làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng được chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh nghèo và không phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước quan tâm đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Liên quan tới chính sách viện phí: Thực hiện Kết luận số 42/KL-TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng Nghị định về đổi mới cơ chế họat động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó có việc sửa đổi chính sách viện phí theo hướng giá dịch vụ y tế được tính đủ chi phí, trừ phần đã được ngân sách nhà nước đảm bảo, giá dịch vụ phải tương xứng và phù hợp với chất lượng dịch vụ, phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Hiện nay, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp đã có ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định, Bộ Y tế đang tiếp thu hoàn chỉnh để trình Chính phủ. Khi Nghị định này được ban hành, sẽ góp phần khắc phục những hạn chế của chính sách thu một phần viện phí như hiện nay.

Liên quan tới tỷ lệ phân bổ và sử dụng phần kết dư của quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, 60% kết dư Quỹ BHYT được sử dụng để mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị y tế, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và những khoản chi khác để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại địa phương, còn 40% chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để bổ sung vào quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế để lập quỹ bảo đảm điều tiết hỗ trợ cho các tỉnh khác nếu mất cân đối thu-chi; hơn nữa đối với những tỉnh nghèo phần lớn kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế do Nhà nước đảm bảo để bảo đảm thanh toán cho khám chữa bệnh chứ không phải để chi cho các hạng mục khác vì vậy, nếu còn dư thì nên chuyển vào quỹ dự phòng khám chữa bệnh cho năm tới. Với tỷ lệ phân bổ 60/40 là phù hợp, tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc quản lý quỹ, vừa khuyến khích các địa phương tích cự tham gia vào việc đào tào tạo nghiệp vụ, vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia bảo hiểm y tế.

73. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: “Một số qui định về xử phạt hành chính tại Nghị định số 128/2005/NĐ-Cp ngày 11/10/2005 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2004 về cử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế của Chính phủ còn chồng chéo, đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi cho phù hợp.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Bộ Y tế xin ghi nhận ý kiến cử tri. Hiện tại, Bộ Y tế đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP để thay thế một phần của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP. Trong quá trình xây dựng dự thảo, Ban soạn thảo đã tham khảo và nghiên cứu kỹ các Nghị định có nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến an tòan thực phẩm để xây dựng các quy định trong Nghị định mới không bị chồng chéo, bỏ sót.



74. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ đã cho phép dược sĩ trung học, dược tá cũng có quyền như thạc sĩ, đại học được là chủ các quầy thuốc có quyền bán lẻ thuốc thành phẩm và thuốc pha chế theo đơn. Đây là điều bất cập về chuyên môn của ngành dược, người có trình độ chuyên môn trung cấp dược chưa được học đầy đủ các kiến thức cơ bản và tối thiểu về dược đã được quyền làm chủ quầy thuốc “xem người có trình độ đại học dược cũng bằng người có trình độ trung học dược”. Đề nghị chính phủ sửa đổi điểm b, khoản 4, điều 15 của Nghị định số 79 như sau: “người có trình độ chuyên môn là trung học dược được làm chủ quầy thuốc trực thuộc một doanh nghiệp nhà nước hoặc một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa” thay cho qui định hiện hành “người có trình độ chuyên môn là trung học dược được làm chủ quầy thuốc” để đảm bảo cho việc quản lý về chuyên môn, chất lượng, giá cả, sức khỏe người tiêu dùng trong tình hình hiện nay.”

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương