KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang13/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội rất phức tạp và nhạy cảm, vì vậy để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT, đưa chính sách đi vào cuộc sống, vấn đề cần quan tâm đầu tiên là phải tiếp tục duy trì, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Luật BHYT, thực hiện Chỉ thị 38 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.

Công tác tuyên truyền cần chú trọng nội dung, đối tượng, hình thức tuyên truyền, nhất là những nội dung mới của Luật BHYT đồng thời nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong việc tham gia bảo hiểm y tế, trong việc thực hiện cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Y tế đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Luật, trên cơ sở đó kịp thời hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc phát sinh khi thực hiện các quy định cũng như chuyển sang thực hiện chế độ mới theo Luật BHYT trong đó có nội dung thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với nạn nhân tai nạn giao thông.



41. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Cử tri đề nghị đối với một số bệnh nặng, bệnh cấp tính thì được miễn qui định phải điều trị theo tuyến.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Hiện nay đã Luật BHYT quy định đối với những trường hợp người bệnh cấp cứu được quyền đến khám tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT bất kỳ không phân biệt tuyến. Người bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT (có ảnh hoặc kèm theo giấy tờ tuỳ thân) trước khi ra viện.

Cũng phải nhấn mạnh là việc phân tuyến quản lý đối với khám, chữa bệnh là cần thiết và được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm tổ chức khám, chữa bệnh những bệnh nhẹ ngay từ tuyến cơ sở, giảm chi phí đi lại cho người bệnh, giảm tải tỷ lệ chuyển tuyến không hợp lý. Việc phân loại bệnh nặng, nhẹ để quyết định chuyển tuyến phải do cơ sở y tế quyết định.

42. Cử tri các tỉnh Hải Dương, Hòa Bình, An Giang kiến nghị: “Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang gây nhiều bức xúc cho người dân, như: thực phẩm chứa nhiều chất độc hại; thực phẩm quá hạn sử dụng...Đề nghị các Bộ ngành tích cực tham mưu, đề xuất chính phủ triển khai những biện pháp cụ thể để thực hiện pháp luật, chính sách về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Ngày 17/6/2010, Luật an toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và phân công rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) từ trang trại đến bàn ăn. Để Luật an toàn thực phẩm sau khi ban hành sớm đi vào cuộc sống, Bộ Y tế đã được Chính phủ phân công làm đầu mối phối hợp với các bộ liên quan tham mưu, đề xuất Chính phủ triển khai những biện pháp cụ thể sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền; gắn kết trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, VSATTP;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về chất lượng, VSATTP, chú trọng giáo dục đạo đức kinh doanh của người sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng;

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng, VSATTP từ Trung ương đến địa phương, phân công rõ trách nhiệm và có cơ chế phối hợp giữa các Bộ có liên quan ở những khâu có sự đan xen giữa các công đoạn để bảo đảm quản lý chất lượng, VSATTP theo chuỗi thực phẩm;

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng, VSATTP; có cơ chế phối hợp hoạt động giữa lực lượng thanh tra của các bộ với lực lượng quản lý thị trường;

- Đẩy mạnh xã hội hóa một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng, VSATTP; phát huy vai trò của doanh nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia bảo đảm chất lượng, VSATTP.

43. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh An Giang, Khánh Hòa, Bình Định, Bến Tre kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội về vệ sinh an toàn thực phẩm đã thông qua tại kỳ họp thứ 5, đẩy mạnh triển khai và có biện pháp xử phạt mạnh đồi với những cơ sở có vi phạm. Cần qui định rõ trách nhiệm bồi thường các chi phí khác như khám chữa bệnh, điề trị cho người bị hại.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Về triển khai Nghị quyết của Quốc hội, sau khi Quốc hội khóa XII ban hành Nghị quyết số 34/2009/QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 25/5/2010 phê duyệt kế hoạch thực hiện. Sau khi kế hoạch được phê duyệt, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp với các Bộ và đơn vị liên quan tích cực triển khai kế hoạch và đã đạt được những kết quả ban đầu sau đây:

- Trình Quốc hội xem xét và thông qua Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010.

- Xây dựng các Dự thảo Nghị định quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm; Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm vi phạm an toàn thực phẩm. Các Nghị định này sẽ sớm được ban hành trước khi Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực.

- Rà soát và đăng ký vào kế hoạch ban hành văn bản QPPL năm 2010: 21 thông tư hướng dẫn thi hành Luật an toàn thực phẩm.

- Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm theo đúng lộ trình yêu cầu của Tổ chức Thương mại thế giới.

- Đã phê duyệt kế hoạch, thành lập ban soạn thảo, đang xây dựng dự thảo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Chiến lược quốc gia bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2015; Đề án Tăng cường năng lực Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành xây dựng đảm bảo ban hành đúng hạn quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối từ Trung ương đến địa phương; Đề án phát triển vùng sản xuất nông lâm thủy sản tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm (khuyến khích hình thức trang trại, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường, gắn với phát triển thị trường hàng hoá nông sản an toàn).

- Phối hợp với Bộ Công thương đang tiến hành xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng chống thực phẩm giả, thực phẩm có nguồn gốc nhập lậu, gian dối thương mại, trong kinh doanh, lưu thông thực phẩm.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai áp dụng mô hình điểm về thức ăn đường phố tại tất cả các quận, thị xã của Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng mô hình điểm và triển khai thực hiện phương án quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015.

Liên quan tới đề nghị xử phạt mạnh đối với những cơ sở có vi phạm: hiện nay, Bộ Y tế đang chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ATTP, trong đó có Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP. Nghị định mới này sẽ thay thế một phần của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2004 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, các hình thức xử phạt và chế tài xử phạt đã được nâng cao cho phù hợp với thực tế.



44. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: “Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực, trong Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII sẽ thông qua Luật An toàn thực phẩm. Cử tri rất phấn khởi vì sau nhiều chờ đợi, một dự luật có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người sẽ được thông qua. Tuy nhiên, cử tri cho rằng mặc dù Luật được ban hành nhưng hiệu quả triển khai như thế nào mới là điều đáng quan tâm. Đề nghị cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời với việc ban hành Luật an toàn thực phẩm, mặt khác các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện nghiêm túc và tảng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm sức khỏe cho các thế hệ người Việt Nam.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khi trình dự án Luật để Quốc hội thông qua phải trình đồng thời dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành, Bộ Y tế đã dự thảo và trình đồng thời 04 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, gồm:

- Nghị định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.

- Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP

- Nghị định Quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ATTP.

- Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện Bộ Y tế đang tích cực hoàn thiện 04 dự thảo Nghị định trên để sớm trình Chính phủ ban hành trước khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực. Ngoài ra Bộ Y tế cũng luôn chú trọng đến công tác xây dựng và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP. Trong 6 tháng đầu năm 2010, Bộ Y tế đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 25/5/2010 phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/2009/QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BYT ngày 12/5/2010 hướng dẫn quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm. Triển khai thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Bộ Y tế đã ban hành được 21 quy chuẩn về các chất bổ sung vào thực phẩm và nhóm phụ gia thực phẩm.

45. Cử tri các tỉnh Nghệ An, An Giang kiến nghị: “Tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đã dược kiến nghị nhiều lần, đặc biệt thời gian gần đây một số thông tin về tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được báo chí truyền tải đã gây tâm trạng hết sức hoang mang, lo lắng trong nhân dân. Đề nghị Chính phủ cần phải đầu tư nguồn lực, tổ chức con người hợp lý và điều kiện để quản lý và kiểm tra, xử lý về các tổ chức cá nhân vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng để trình Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực các Chi cục ATVSTP địa phương, trong đó có bao gồm cả vấn đề về nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất (nhà, đất, trang bị phương tiện…). Liên quan tới điều kiện quản lý và kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm: Bộ Y tế chủ trì và đang phối hợp với các Bộ ngành liên quan đang khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ATTP, trong đó có 2 Nghị định quan trọng liên quan tới kiểm tra và xử phạt là: Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP và Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ATTP.



46. Cử tri các tỉnh An Giang, Khánh Hòa, Bình Định, Bến Tre kiến nghị: “Chính phủ đã có chủ trương tăng cường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đề nghị các ngành chức năng quan tâm quản lý chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm để xử lý kịp thời tránh hậu quả nghiêm trọng xảy ra.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Bộ Y tế nhất trí với kiến nghị của các cử tri liên quan tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát VSATTP. Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP đã chỉ đạo hoạt động thanh, kiểm tra VSATTP thường xuyên trong cả 12/12 tháng trên toàn quốc với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan. Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng VSATTP đã được tăng cường trong thời điểm cộng đồng có nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao như Tết Nguyên đán. Các đợt thanh tra chuyên đề đã góp phần chấn chỉnh các hoạt động bảo đảm VSATTP ở các cơ sở chế biến, xuất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, dịch vụ thức ăn đường phố, lễ hội, khu du lịch.

Công tác hậu kiểm trong 6 tháng đầu năm 2010 đã có kết quả rõ rệt. Trong thời gian từ tháng 1-2/2010, công tác hậu kiểm tập trung thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về VSATTP trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần (theo Kế hoạch số 1197/KH-BYT). Trong tháng 3/2010, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 3 đoàn hậu kiểm của trung ương triển khai tại 9 tỉnh, thành phố, tập trung vào các sản phẩm sữa nhập khẩu và sản xuất trong nước. Từ tháng 4 đến tháng 6 đã triển khai 5 đoàn thanh tra, hậu kiểm về CLVSATTP nước uống đóng chai và bếp ăn tập thể tại 12 tỉnh, thành phố kết hợp với kiểm tra công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm.

Ngoài công tác thanh tra, hậu kiểm theo kế hoạch, Bộ Y tế đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều cuộc thanh tra đột xuất, tập trung giải quyết những vấn đề mới phát sinh, như: Thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh kẹo phát sáng; kiểm tra VSATTP đối với hộp xốp, bao bì đựng thực phẩm; thanh tra đột xuất, xác minh xử lý các trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ… nhằm từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.



47. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/7/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thú V.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Bộ Y tế ghi nhận ý kiến của cử tri. Hiện nay, Bộ Y tế đang rà soát, sửa đổi Danh mục Thuốc thiết yếu lần thứ V và xây dựng Danh mục mới, dự kiến sẽ ban hành Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VI trong năm 2011.



48. Cử tri các tỉnh Hà Nam, Nghệ An, thành phố Hải Phòng, Bình Định kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế có giải pháp tăng cường công tác rà soát mạng lưới kinh doanh thuốc tân dược, kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc và giá thuốc chữa bệnh, thường xuyên kiểm tra thực hiện y đức của đội ngũ y bác sĩ.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Về giải pháp tăng cường công tác rà soát mạng lưới kinh doanh thuốc tân dược, kiểm tra điều kiện kinh doanh dược và giá thuốc chữa bệnh: Kể từ khi có Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân ngày 13/10/1993, Nghị định số 06/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ về cụ thể hóa một số điều trong Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện của các cơ sở hành nghề dược tư nhân. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn về tiêu chuẩn, nguyên tắc thực hành tốt (GPs) trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, lưu thông, phân phối thuốc để các cơ sở triển khai áp dụng. Hàng năm, hệ thống Quản lý dược và Thanh tra y tế thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dược.

Về công tác quản lý giá thuốc: Trong thời gian qua, thị trường dược phẩm cơ bản được duy trì ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến, đặc biệt trong thời gian nền kinh tế toàn cầu trải qua giai đoạn khủng hoảng với sự biến động mạnh của các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành thuốc chữa bệnh, nhưng ngành Dược vẫn đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Điều này được thể hiện qua số liệu thống kê về tỷ lệ tăng giá của Tổng Cục thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế trong các năm vừa qua đều thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng, so với chỉ số giá tiêu dùng chung của xã hội thì chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế có tỉ lệ giảm dần; đến năm 2008, năm 2009 và 7 tháng đầu năm 2010 bằng hoặc dưới 1/2 so với chỉ số giá tiêu dùng và luôn đứng thứ 7-9 so với 11 mặt hàng trọng yếu khác.

Để tăng cường công tác quản lý giá thuốc, Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường hơn nữa việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc, tích cực thanh tra, kiểm tra thị trường và triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo sự bình ổn của thị trường thuốc chữa bệnh. Đồng thời, Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất, sửa đổi một số quy định về đấu thầu thuốc, quản lý thặng số bán lẻ của các nhà thuốc bệnh viện; triển khai quy định về thặng số đối với các thuốc do Ngân sách nhà nước và Quỹ bảo hiểm Y tế chi trả và đề xuất với các cấp thẩm quyền xem xét nghiên cứu sửa đổi quy định khuyến mại trong kinh doanh thuốc (như quy định rõ về đối tượng được hưởng khuyến mại, quy định về tỉ lệ % được phép khuyến mại đối với kinh doanh thuốc thấp hơn).

Về kiến nghị Bộ Y tế thường xuyên kiểm tra thực hiện y đức của đội ngũ y, bác sỹ: Bộ Y tế thường xuyên kiểm tra các bệnh viện và viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra các cơ sở y tế trên địa bàn. Công cụ dùng để kiểm tra là Bảng kiểm tra bệnh viện và bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế (được ban hành theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Nội dung của Bảng kiểm tra và Quy tắc ứng xử này được phổ biến đến tất cả các cán bộ, viên chức bệnh viện. Trong Bảng kiểm tra bệnh viện có các tiêu chí về y đức và thực hiện quy tắc ứng xử của tất cả các nhân viên y tế. Các đơn vị đã tổ chức tập huấn, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ viên chức. Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn các đơn vị tổ chức điều tra đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các khoa, phòng, và định kỳ phản hồi kết quả tới các cán bộ, nhân viên liên quan. Bên cạnh đó, “đường dây nóng” đã hoạt động hiệu quả, phản ánh kịp thời những vấn đề mới nảy sinh. Kết quả kiểm tra trên cũng là cơ sở để xét duyệt các danh hiệu thi đua của đơn vị.

49. Cử tri các tỉnh Trà Vinh, An Giang, Hòa Bình, thành phố Hải Phòng, Bình Định kiến nghị: “Chính phủ cần chỉ đạo giải pháp triệt để tận gốc việc tăng giá thuốc tây bất hợp lý, vấn nạn độc quyền, nâng giá qua nhiều tầng nấc trung gian, mua bán không có hóa đơn tài chính nhằm trốn thuế, hoa hồng lót tay bác sĩ kê toa, buông lỏng quản lý giá thuốc, kê toa thuốc bằng tên biệt dược (không bằng tên gốc theo qui định), hiện tượng chi trả giá thuốc bảo hiểm cao bất thường so với giá thị trường. Cần xây dựng qui trình điều trị chuẩn cho từng bệnh viện, tập trung kiểm soát giá cả các hoạt chất thông dụng điều trị những bệnh thiết yếu; sớm sửa đổi qui định về quản lý giá tân dược... sớm làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế và các cơ quan, ban ngành trung ương, địa phương có liên quan.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã theo dõi sát sao và chỉ đạo liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính – Bộ Công thương tích cực triển khai việc quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh. Tất cả các khâu, các đối tượng kinh doanh thuốc từ nhập khẩu, sản xuất, bán buôn, bán lẻ thuốc đều được quản lý thông qua các biện pháp kê khai, kê khai lại giá thuốc, niêm yết giá thuốc; việc mua thuốc của các bệnh viện phải thực hiện thông qua các quy định về đấu thầu thuốc; các nhà thuốc bệnh viện phải thực hiện quy định về thặng số bán lẻ. Đồng thời, Bộ Y tế đã phối hợp và chỉ đạo hệ thống thanh tra, các Sở Y tế tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý giá thuốc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nhờ vậy, thị trường dược phẩm cơ bản được duy trì ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến, đặc biệt trong thời gian nền kinh tế toàn cầu trải qua giai đoạn khủng hoảng với sự biến động mạnh của các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành thuốc chữa bệnh, nhưng ngành Dược vẫn đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc trên thị trường, có một số trường hợp vi phạm, tiêu cực được phát hiện như: một số thuốc ngoài danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện có giá bán cao; một số trường hợp chưa thực hiện nghiêm túc việc kê khai, niêm yết giá... Bộ Y tế đã xử lý nghiêm những vi phạm này.

Nhằm tăng cường hơn nữa việc quản lý giá thuốc, Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường hơn nữa việc triển khai thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc, tích cực thanh tra, kiểm tra thị trường thuốc chữa bệnh đồng thời triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo sự bình ổn của thị trường thuốc chữa bệnh. Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành đề xuất, sửa đổi một số quy định nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý giá thuốc và bình ổn thị trường thuốc chữa bệnh, như: quy định về đấu thầu thuốc, quản lý thặng số bán lẻ của các nhà thuốc bệnh viện, quy định về khuyến mại trong kinh doanh thuốc và triển khai áp dụng thí điểm quy định về thặng số đối với một số nhóm thuốc thiết yếu trong đấu thầu bệnh viện, qua đó quản lý chặt chẽ hơn nữa về giá thuốc, hạn chế các tầng nấc trung gian, buôn bán lòng vòng.

Về xây dựng quy trình điều trị chuẩn cho từng bệnh viện, Bộ Y tế đang chỉ đạo triển khai hoạt động này. Cụ thể, ngày 01/4/2010 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1025/QĐ-BYT về việc thành lập Ban chỉ đạo soạn thảo quy trình kỹ thuật trong khám chữa bệnh; ngày 5/7/2010 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2387/QĐ-BYT về việc thành lập Ban soạn thảo hướng dẫn điều trị. Trên cơ sở 2 Quyết định này, 40 tiểu ban xây dựng Quy trình kỹ thuật trong khám chữa bệnh và 4 tiểu ban xây dựng Hướng dẫn điều trị đối với các chuyên khoa, chuyên ngành về chuyên môn kỹ thuật y tế như Ngoại thần kinh, Ngoại chấn thương, Ngoại bụng, Ung bướu... đã được thành lập nhằm thống nhất về quy trình kỹ thuật và hướng dẫn điều trị.

50. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ có chiến lược phát triển ngành Dược; qui hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở sản xuất thuốc chữa bệnh và vật tư thiết bị y tế, khắc phục tình trạng nhập khẩu các loại thuốc chữa bệnh thông thường.”

Trả lời: (Tại Công văn số 5776/BYT-VB1 ngày 26/8/2010)

Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2002-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg, ngày 15/8/2002. Hiện nay, Bộ Y tế đang tiến hành đánh giá kết quả thực hiện chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2002-2010 và xây dựng chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày 29/3/2007, Thủ tướng đã ký Quyết định 43/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển Công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 -2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Đề án đã xác định phát triển Công nghiệp Dược Việt Nam thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn..., từng bước nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước để chủ động cung ứng thường xuyên, kịp thời và đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý. Để triển khai thực hiện Quyết định trên của Thủ Tướng Chính phủ Bộ Y tế đã xây dựng đề án Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược để trình Thủ tướng phê duyệt.

51. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương có những biện pháp tích cực để quản lý giá thuốc khám chữa bệnh, vì hiện nay theo dư luận giá thuốc khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cao hơn giá thị trường.”


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương