KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang85/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   86

Trả lời: Tại công văn số 3177/BHXH- ngày 29/8/2014

Việc thực hiện BHXH đối với Chủ tịch Hội chữ thập đỏ và các hội xã hội khác thành lập theo quy định của pháp luật về hội thực hiện như sau: Căn cứ quy định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ; Luật BHXH số 71/2006/QH11; Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/ND-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù, Hội chữ thập đỏ Việt Nam và tổ chức xã hội khác thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là người làm việc tại cơ quan Hội bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; cán bộ chuyên trách làm việc theo hợp đồng lao động dài hạn theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao và người lao động làm việc theo họp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Như vậy, trường hợp người giữ chức danh Chủ tịch Hội chữ thập đỏ và các hội khác là cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước hoặc làm việc theo hợp đồng lao động dài hạn hoặc họp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên trong cơ quan hội thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc kể cả thời gian trước và sau năm 2009.

Riêng đối với trường hợp Chủ tịch Hội chữ thập đỏ ở cấp xã: Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 01/01/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 121/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Khoản 3, Điều 9 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội Vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì Chủ tịch Hội chữ thập đỏ ở cấp xã là cán bộ không chuyên trách, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thời gian trước và sau năm 2009.

4. Cử tri các tỉnh Hậu Giang, Long An, An Giang kiến nghị: Việc cấp thể BHYT còn chậm, đối tượng được cấp thẻ BHYT từ nguồn ngân sách hỗ trợ còn trùng lặp nhiều. Đề nghị tăng cường phối hợp giữa ngành Bảo hiểm xã hội và ngành Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh tình trạng cấp trùng thẻ BHYT, để tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.

Trả lời: Tại công văn số 2982/BHXH-ST ngày 29/8/2014


  1. Về chậm trễ cấp thẻ BHYT

Theo kết quả kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước, tình trạng thẻ BHYT chuyên tới người tham gia chậm trễ chủ yếu chỉ xảy ra với đối tượng người nghèo và cận nghèo; chưa phối hợp chặt chẽ, kịp thời trong việc chỉ đạo đôn đốc rà soát, xác định và phê duyệt danh sách hộ nghèo, cận nghèo chuyển cơ quan BHXH. Cá biệt có một số trường họp tại tỉnh Hòa Bình đến tháng 7 năm cấp thẻ mới phê duyệt danh sách, nhưng vẫn yêu cầu cơ quan BHXH cấp thời hạn sử dụng thẻ BHYT từ ngày 01/01 năm cấp thẻ. Nguyên nhân: Luật BHYT quy định thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT, nhưng chưa quy định ghi thời hạn sử dụng thẻ đối với trường hợp danh sách mua BHYT được phê duyệt và chuyển cho cơ quan BHXH chậm trễ.

Để tránh tiếp diễn tình trạng này, ngày 18/6/2014 BHXH Việt Nam đã có Công văn số 1259/BHXH-ST yêu cầu BHXH các tỉnh tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Ủy ban nhân dân các huyện và các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh phổi hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH trong việc: lập danh sách cấp thẻ BHYT hàng năm cho đối tượng là người nghèo, cận nghèo kịp thời, chính xác, trình Ưỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tránh việc chuyển danh sách đăng ký cấp thẻ BHYT chậm gây ảnh hưởng đến quyền lợi cho người tham gia BHYT.



  1. Về cấp trùng thẻ BHYT:

Thực hiện Công văn số 17903/BTC-HCSN ngày 26/12/2012 của Bộ Tài chính về việc tổng kiểm tra, rà soát việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng được Ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ tiền đóng BHYT, BHXH Việt Nam đã có phần mềm cảnh báo trùng đối tượng đề nghị cấp thẻ BHYT và ban hành các văn bản yêu cầu BHXH các địa phương chủ động rà soát và phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan thống nhất số liệu trùng thẻ BHYT qua các năm (2011, 2012 và 2013). Việc cấp trùng thẻ chủ yếu xảy ra đối với các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, thân nhân của lực lượng vũ trang. Nguyên nhân: việc tống họp danh sách đôi tượng cấp thẻ BHYT được thực hiện với nhiều đầu mối cơ quan, đơn vị khác nhau (như: đơn vị Công an/Quân đội, Ủy ban nhân dân xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội...). Vì vậy, BHXH Việt Nam đã có văn bản kiến nghị:

  • Giao Ủy ban nhân dân xã làm đầu mối để lập danh sách cấp thẻ BHYT cho đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng; đối tượng đóng theo hộ gia đình.

  • Sớm triển khai cấp mã định danh công dân làm cơ sở để kết nối thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đê các ngành trong đó có hệ thống BHXH Việt Nam dùng chung trong việc kiểm soát và cấp thẻ BHYT.

Đề xuất thực hiện theo mô hình một cửa liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú/tạm trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi để kịp thời có thẻ khám chữa bệnh BHYT.

5. Cử tri các tỉnh Phú Thọ, Nam Định kiến nghị: Cử tri phản ánh, những người có các giấy tờ bị sai tên đệm hoặc sai ngày tháng năm sinh, … thì khi đi làm bảo hiểm y tế gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị có hướng giải quyết vấn đề này để tạo điều kiện cho người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn dân.

Trả lời: Tại công văn số 2900/BHXH-ST ngày 08/8/2014

Để tạo điều kiện về thủ tục tiếp nhận KCB BHYT, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/01/2010 quy định về tổ chức họp đồng KCB, giám định chi trả chi phí KCB, quản lý và sử dụng quỹ BHYT; Công văn số 1543/BHXH-CST ngày 20/4/2011 và Công văn số 507/BHXH-CST ngày 18/02/2014 hướng dẫn, xử lý vướng mắc trong tiếp nhận khám chữa bệnh BHYT. Trong đó quy định 08 loại giấy tờ tùy thân có ảnh được xuất trình cùng với thẻ BHYT đê chứng minh về nhân thân, bao gồm: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe, thẻ đảng viên, thẻ đoàn viên công đoàn, giấy chứng nhận hưu trí, thẻ học sinh sinh viên và giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn. Riêng trẻ em dưới 6 tuổi khi đến KCB chỉ phải xuất trình thẻ BHYT, nếu chưa có thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở KCB và cha (mẹ) hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với cơ quan BHXH và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

Trường hợp người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được cấp thẻ BHYT (theo dữ liệu đối tượng giải quyết chế độ BHXH) không khớp với giấy tờ tùy thân có ảnh, BHXH Việt Nam đang đề xuất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho phép cơ quan BHXH cấp giấy chứng nhận để tiếp tục khắc phục trường hợp bị thất lạc giấy chứng nhận hưu trí có ảnh.

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
1. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Để đảm bảo nhu cầu thông tin cho gần 70% dân so nước ta sống ở khu vục nông thôn được tiếp cận nhiều hơn với tiến bộ khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm hay trong sản xuất nông nghiệp, đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam tăng cường thời lượng và số lượng chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Trả lời: Tại công văn số 1406/THVN-VP ngày 29/8/2014

Thực hiện nhiệm vụ của Đài Truyền hình quốc gia, bên cạnh việc thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân, Đài THVN cũng sản xuất các chương trình có nội dung về những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp với lượng thông tin được cập nhật nhanh chóng, chính xác, cung cấp nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích. Hiện nay, số lượng các chuyên mục về đề tài nông nghiệp - nông thôn trên các kênh truyền hình quảng bá quốc gia nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân cả nước tương đối nhiều, trong đó:

- Kênh VTV1: Xây dựng nông thôn mới (01 CT/tuần); Tạp chí Dân tộc và Phát triển (01 CT/tuần); Trang địa phương (01 CT/tuần).

- Kênh VTV2: Nông nghiệp xanh (01 CT/tuần); Bạn nhà nông (07 CT/tuần); Nhà nông cần biết (07CT/tuần).

- Kênh VTV5: Kiến thức cuộc sống (03CT/tuần); Thị trường vùng cao (lCT/tuần).

- Kênh VTV6: Sinh ra từ Làng (01 CT/tuần).

Ngoài các chương trình, chuyên mục mang tính chất chuyên sâu nêu trên, đề tài nông nghiệp - nông thôn còn được đề cập thường xuyên trong các chương trình thời sự, chuyên đề, chuyên mục; mảng đề tài khoa học - kỹ thuật được đềcập thường xuyên trong các bản tin về công nghệ. Nhìn chung, các chương trình này đều được phát sóng với tần suất cao và được phát lại, phát chéo trên nhiều kênh nên khán giả rất thuận lợi trong việc theo dõi, nắm bắt nội dung chương trình, qua đó tiếp cận được tiến bộ khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm hay trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt VTV2, kênh khoa học - giáo dục, đã dành thời lượng đáng kể cho việc phát sóng các đề tài về khoa học - kỹ thuật nông nghiệp thông qua các chương trình phố biến kiến thức.

Tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Quảng Nam, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đáo khán giả ở khu vực nông thôn, Đài THVN sẽ tiếp tục phát huy những điểm mạnh của các chương trình về đề tài nông nghiệp - nông thôn và tăng cường khai thác phát sóng các chương trình có nội dung tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm hay trong sản xuất nông nghiệp ở các chương trình chuyên sâu hoặc chuyên đề liên quan. Việc tăng cường thời lượng và số lượng đề tài nông nghiệp - nông thôn sẽ được Đài THVN nghiên cứu, triển khai trong thời gian tới.



2. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Trụ sở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên đã được Đài THVN trả lời cử tri đến hết quý 1/2014 sẽ tiếp tục thi công phần còn lại, nhưng đến nay chưa thấy nhà thầu thi công. Cử tri đề nghị Đài THVN trả lời để cử tri được biết.

Trả lời: Tại công văn số 1407/THVN-VP ngày 29/8/2014

Ngày 03/6/2013, Đài THVN gửi văn bản (số 837 /THVN-VP) tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên trả lời cử tri rõ nguyên nhân vì sao trụ sở làm việc của Trung tâm THVN tại Phú Yên thi công dang dở trong nhiều năm và hướng xử lý. Theo đó, việc nhà thầu chậm trễ bàn giao đưa công trình vào sử dụng làm ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm THVN tại Phú Yên và Đài THVN. Ngày 10/7/2012, Đài THVN đã đồng ý để Chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng thi công với nhà thầu liên danh Tống Công ty cố phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam và Công ty xây dựng Khánh Thuận.

Ngay sau khi quyết định chấm dứt hợp đồng thi công có hiệu lực, Đài THVN đã chỉ đạo Trung tâm THVN tại Phú Yên tiến hành làm việc với Nhà thầu để hai bên tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng. Theo kế hoạch, trong quý IV/2013, Chủ đầu tư sẽ chốt khối lượng và tiến hành thanh lý hợp đồng với Nhà thầu thi công dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm THVN tại Phú Yên (gói thầu số 5). Tiếp theo, trong quý 1/2014, Đài THVN sẽ xem xét, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và tiến hành các bước tiếp theo đế đấu thầu, khởi công lại công trình trong tháng 4/2014.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Chủ đầu tư đã trực tiếp làm việc với đại diện nhà thầu mời họp và có văn bản yêu cầu nhiều lần. Tuy nhiên, Nhà thầu thi công cố tình trì hoãn, không lập hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành nên công tác quyết toán không đảm bảo theo tiến độ, dẫn đến kế hoạch khởi công lại công trình trong tháng 4/2014 chưa thể thực hiện.

Trước sự trì hoãn, chậm trễ của Nhà thầu, tháng 9/2013, Chủ đầu tư đã thuê đơn vi tư vấn độc lập tiến hành lập hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành và gửi Nhà thầu trong tháng 12/2013 nhưng Nhà thầu không xác nhận mà viện cớ, đòi hỏi phải được bù giá. Đề giải quyết kiến nghị bù giá của Nhà thầu, Chủ đầu tư đã thuê Tư vấn độc lập thấm tra hồ sơ bù giá cho Nhà thầu. Kết quả thẩm tra bù giá của đơn vị tư vấn được tính toán trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về bù giá, nhưng Nhà thầu vẫn đòi hỏi phải bù giá trọn gói, trong khi không cung cấp đầy đủ cơ sở pháp lý.

Trước tình hình trên, để có cơ sở triển khai công việc lập lại dự toán dự án, tổ chức đấu thầu và khởi công lại công trình, tháng 2/2014, Chủ đầu tư đã làm việc trực tiếp và có văn bản kiến nghị đơn vị kiếm toán xử lý theo hướng là phần khối lượng hoàn thành theo hợp đồng sẽ được kiểm toán và phát hành trước một báo cáo kiểm toán độc lập; đồng thời hai bên tiếp tục xem xét, giải quyết bù giá và xử phạt hợp đồng, vấn đề này sẽ được lập báo cáo kiểm toán riêng. Theo hướng này, đầu tháng 5/2014, đơn vị kiểm toán đã chính thức phát hành báo cáo kiếm toán phần khối lượng hoàn thành. Trên cơ sở đó, Chủ đầu tư đã làm hợp đồng thuê Tư vấn lập lại tống dự toán dự án, dự kiến công tác lập lại dự toán hoàn thành vào cuối tháng 7/2014. Dự kiến quý IV/2014, Chủ đầu tư sẽ tổ chức đấu thầu và đàm phán, ký hợp đồng, đồng thời khỏi công lại công trình vào đầu quý 1/2015.

Đài THVN sẽ tiếp tục chỉ đạo Trung tâm THVN tại Phú Yên nhanh chóng triển khai các biện pháp thúc đấy tiến độ hoàn thành dự án, từ đó đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

3. Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Cử tri bày tỏ không hài lòng về nhận xét, bình luận của một số khách mời trẻ (nhà văn Trang Hạ, bác sỹ Tăng Hà Nam Anh, nhà báo Quỳnh Hương) về những bài ca đi cùng năm tháng trong chương trình “Giai điệu tự hào”, được phát sóng vào tối thứ 7 của tuần cuối tháng trên VTV1. Cử tri kiến nghị Đài THVN nghiên cứu, có giải pháp định hướng cho những vị khách mời khi nhận xét, bình luận vê bài hát cần tập trung phát biểu vào nhũng nội dung trọng tâm, phù hợp với chủ đề của chương trình.

Trả lời: Tại công văn số 1408/THVN-VP ngày 29/8/2014

“Giai điệu tự hào” được thực hiện trên cơ sở Việt hóa format chương trình “Tài sản quốc gia” - một chương trình truyền hình nổi bật, đạt được nhiều thành công vang dội trong vòng 4 năm qua (năm 2009 - 2013) của truyền hình Nga. Theo format, chương trình có phần bình luận của hai nhóm khách mời (lão thành và trẻ tuổi) sau khi thưởng thức mỗi tiết mục nghệ thuật. Theo đó, mỗi khách mời, bằng kiến thức cũng như vốn sống cá nhân không chỉ nhận xét về ca khúc mà còn mang tới chương trình nhũng câu chuyện thú vị và hữu ích để khán giả hiểu, thêm tự hào về truyền thống lịch sử, những giá trị văn hoá - xã hội của dân tộc qua từng thời kỳ, đặc biệt là giai đoạn mà ca khúc được sáng tác và trở nên nối tiếng. Hình thức tranh luận giữa hai bên khách mời cũng làm cho việc truyền tải thông tin được hấp dẫn, khách quan, thuyết phục hơn, qua đó thể hiện cái nhìn tư duy về cách tiếp cận các giá trị văn hóa, lịch sử của những thế hệ khác nhau, dù có sự cách biệt nhưng cùng hướng đến sự chia sẻ và tôn vinh những giá trị truyên thống. Tuy nhiên, ở một vài chương trình vừa được phát sóng, có một số khách mời trẻ do chưa nắm rõ được cách thức nhận xét, bình luận nên đã có lúc đưa ra những nhận xét không bám sát vào chủ đề chương trình cũng như nội dung của tác phấm làm khán giả chưa hài lòng.

Tiếp thu ý kiến của cử tri và khán giả, Đài TITVN xin rút kinh nghiệm trong quá trình lựa chọn khách mời, định hướng nội dung bình luận và nhận xét của khách mời (đặc biệt là các khách mời trẻ) để liên tục cải thiện chất lượng nội dung chương trình, đáp ứng được yêu cầu về định hướng giá trị chân thiện mỹ cũng như nhu cầu giải trí của khán giả cả nước ở mọi lứa tuổi.

4. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri quan tâm nhiều đến hoạt động và nội dung của các Đài Truyền hình trong cả nước, trong đó cần chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên truyền hình và hạn chế tình trạng một số người dân chương trình có phát ngôn không chuẩn mực, gây phản cảm.

Trả lời: Tại công văn số 1409/THVN-VP ngày 29/8/2014

1. Về hoạt động quảng cáo trên truyền hình

Trong các chương trình truyền hình, Đài THVN sắp xếp, bố trí phát sóng các quảng cáo xen kẽ giữa các chuyên mục, cụm chương trình nhằm làm cho tổng thể chương trình mềm mại, dễ theo dõi, đồng thời đem đến cho khán giả những thông tin hữu ích về một số loại sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Đài THVN đã thực hiện nghiêm túc việc phát sóng quảng cáo theo đúng các quy định của Luật Quảng cáo số 16/2012/ỌH13 được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quảng cáo trên truyền hình, đồng thời hướng dẫn các khách hàng quảng cáo nghiêm túc thực hiện quy định trên. Đài THVN cũng đã yêu cầu khách hàng bằng văn bản về việc xét duyệt lại các nội dung quảng cáo đăng ký trong các khung giờ, đặc biệt là khung giờ từ 18h45 đến 20h00 hàng ngày trên các kênh quảng bá nhằm bảo đảm tiêu chí quảng cáo có nội dung và hình ảnh lịch sự, sang trọng, âm thanh rõ ràng, trong sáng, không gây phản cảm. Bên cạnh đó, các chương trình quảng cáo phát trên các kênh của Đài THVN đều được kiểm duyệt nội dung trước khi phát sóng. Tuy nhiên, do sự phát triển của hệ thống truyền hình, nhất là truyền hình trả tiền, nên các dịch vụ, sản phẩm quảng cáo ra thị trường không chỉ xuất hiện trên các kênh của Đài THVN mà còn trên các hệ thống truyền hình khác, trong đó có những hoạt động và nội dung quảng cáo chưa phù hợp, cần chấn chỉnh, Đài THVN xin tiếp thu ý kiến đóng góp của cử tri tỉnh Long An, tiếp tục tăng cường kiểm duyệt, nghiệm thu chặt chẽ nội dung các chương trình quảng cáo, loại bỏ các quảng cáo phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, của dân tộc, đồng thời chú trọng đến việc sắp xếp các chương trình quảng cáo có nội dung phù hợp với từng khung giờ phát sóng, đảm bảo chất lượng truyền tải thông tin của quảng cáo.

2. Về tình trạng một số người dẫn chương trình có phát ngôn không chuẩn mực, gây phản cảm

Trong các chương trình truyền hình, người dẫn chương trình đóng vai trò hết sức đặc biệt, không chỉ giúp cho công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin, khiến tin tức trở nên rõ ràng, mạch lạc, sinh động, đồng thời còn tạo tính liên kết, làm nối bật sức hấp dẫn, ý nghĩa cũng như tiết tấu và nhịp điệu cho chương trình.

Với vai trò trên, người dẫn chương trình ở Đài THVN được yêu cầu phải luôn thế hiện tính chuyên nghiệp, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu cao về ngoại hình, giọng nói, khả năng phát âm, khả năng ứng biến xử lý tình huống nhịp nhàng, còn cần phải có trình độ và “phông” văn hóa phù hợp, tránh đưa ra những phát ngôn thiếu chuẩn mực. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, do sự phát triển của hệ thống truyền hình và các chương trình truyền hình nói chung, nên cũng có xảy ra một số vụ việc người dẫn chương trình có phát ngôn không chuấn mực, gây phản cảm.

Đài THVN xin tiếp thu ý kiến đóng góp của cử tri, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các phát ngôn của người dẫn trên các chương trình truyền hình, yêu cầu người dẫn tiếp tục rèn luyện, nâng cao trình độ, tìm hiểu kỹ vấn đề trước khi đề cập, dẫn dắt tới khán giả đồng thời nghiêm khắc chấn chỉnh, kiểm điểm nếu xảy ra sai sót, sự cố đáng tiếc.

5. Cử tri tỉnh Quảng Nam và TP Hà Nội kiến nghị: Chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” phát sóng trên kênh VTV của Đài THVN chưa phản ánh hết nhũng vn đ bức xúc mà cử tri quan tâm, trong khi đó một s Bộ trưởng tham gia chương trình trả lời còn chung chung, có khi còn né tránh không trả lời trực tiếp vào các câu hỏi, chưa th hiện đúng vai trò trách nhiệm của Bộ trưởng và chưa đáp ng được yêu cu của người dân. Đ nghị Đài THVN cải tiến nâng cao chất lượng và tăng thời lượng phát sóng chương trình; đồng thời, lựa chọn những vấn đề thiết thực, bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm, truy vn đến cùng để các Bộ trưởng trả li thỏa đáng nội dung câu hỏi chương trình và người dân đưa ra.

Trả lời: Tại công văn số 1410/THVN-VP ngày 29/8/2014

Với việc tập trung vào các vấn đề “nóng” được người dân quan tâm, sau hơn 2 năm lên sóng, chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” đã góp phần quan trọng trong việc định hướng dư luận, nâng cao tính dân chủ, công khai, minh bạch, đồng thời cung cấp kịp thời thông tin, kế hoạch công tác của Bộ, ngành đến người dân. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng nhận được ý kiến đóng góp, những phản hồi của người dân về chương trình hành động của mình đế từ đó có những quyết sách phù hợp lòng.

Tuy nhiên, đúng như ý kiến của cử tri phản ánh, bên cạnh nhiều Bộ trưởng trả lời tốt, chất lượng, đúng vấn đề người dân quan tâm, vẫn còn những Bộ trưởng trả lời chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là phụ thuộc vào mức độ thẳng thắn của Bộ trưởng trước vấn đề người dân quan tâm. Đài THVN cũng đã nhận thức được vấn đề này và cũng đã nỗ lực nâng cao chất lượng chương trình thông qua nghiệp vụ đặt câu hỏi phỏng vấn của phóng viên, qua đó giúp các Bộ trưởng thể hiện một cách tốt nhất, dễ hiểu nhất vấn đề được đề cập.

Về các vấn đề được lựa chọn nêu trong chương trình: Thực tế cho thấy, chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” đã nhận được sự đồng tình và phản hồi tốt từ dư luận, người dân có hội được tham gia vào đời sống chính trị của đất nước và được thực hiện vai trò giám sát của mình. Thời gian qua, Chương trình đã nhận được nhiều thư của khán giả, cử tri cả nước gửi đến qua đường bưu điện hoặc qua hòm thư điện tử danhoibotruongtraloi@vtv.vndanhoibotruongtraloi@chinhphu.vn. Tuy nhiên, theo thống kê, hơn 70% câu hỏi được gửi dến Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với nội dung liên quan đến việc thực hiện chính sách dành cho người có công, số còn lại tập trung phàn lớn vào các vụ việc tranh chấp đất đai gửi đến Bộ Tài nguyên - Môi trường và các Bộ khác. Trong đó, hầu hết các nội dung phản ánh về tranh chấp, khiếu nại dân sự quá cụ thể và không điển hình, vì vậy để phù hợp với định hướng chương trình, Đài THVN đã tổng hợp những vấn đề liên quan đến nhiều người nhất, nóng nhất và có tác dụng nhất đối với xã hội để phỏng vấn các Bộ trưởng.

Về thời lượng phát sóng của chương trình, trong thời gian đầu, theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ, chương trình kéo dài từ 7 - 8 phút, sau đó được bố trí tăng lên thành 10 phút. Do đây là chương trình tọa đàm chính luận nên thời lượng 10 phút/chương trình là đủ để Bộ trưởng nói về định hướng một chính sách và người dân có thế tiếp thu thông tin trọn vẹn. Ngoài ra, đây là chương trình phát sóng trong khung chương trình thời sự 19h00 nên thời lượng 10 phút là mức thời lượng lớn trong khung chương trình thời sự 19h00 trên kênh VTV1.

Đài THVN xin tiếp thu ý kiến đóng góp của cử tri thành phố Hà Nội vả cử tri tỉnh Quảng Nam, tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”, lựa chọn những vấn đề “nóng”, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm để làm chủ đề phỏng vấn, đối thoại, đồng thời khai thác vấn đề một cách sâu sắc, đa chiều. Bên cạnh đó, tiếp tục bố trí tăng cường thêm nội dung về các vấn đề liên quan đến định hướng chính sách của Chính phủ, Bộ, ngành tới người dân thông qua các chuyên mục, chương trình khác của Đài THVN trong thời gian tới.



6. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh tình trạng hiên nay có nhiều kênh truyền hình thường phát lặp đi lặp lại các quảng cáo vào những giờ cao điểm với nội dung không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam gây phản cảm. Đề nghị Bộ, ban ngành liên quan chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, kiếm tra nội dung quảng cáo; đồng thời, quy định cụ thể về giờ phát quảng cáo cho phù hợp với thời gian sinh hoạt chung của người dân và thời gian học tập của học sinh.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương