KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang81/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   86

Trả lời: Tại công văn số 5879/NHNN-VP ngày 14/8/2014

Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền13; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, có sự phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, đặc biệt là chính sách tài khóa nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra. Cụ thể:



(i) Thực hiện đồng bộ các công cụ, giải pháp chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát ở mức thấp14, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam;

(ii) Điều hành lượng tiền cung ứng chủ động, phối hợp hài hòa giữa các kênh, đưa tiền ra và hút tiền về hợp lý để điều tiết tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý;

(iii) Điều hành lãi suất đạt được mục tiêu trong từng thời kỳ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý nhưng vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ15;

(iv) Theo dõi sát diễn biến hoạt động của toàn hệ thống và của từng tổ chức tín dụng, cung ứng tiền kịp thời để hỗ trợ khi thanh khoản khó khăn và rút tiền về kịp thời với khối lượng hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thực hiện các bước theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng;

(v) Kết hợp chặt chẽ giữa điều hành tỷ giá với điều hành lãi suất và điều hành lượng tiền cung ứng góp phần ổn định tỷ giá, hỗ trợ xuất khẩu16; tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường ngoại tệ, từng bước giảm tình trạng đô la hóa, nâng cao vị thế của đồng Việt Nam...

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành nêu trên, thị trường tiền tệ thời gian qua đã có những diễn biến tích cực: Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tỷ giá, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng ổn định17, vị thế đồng Việt Nam ngày càng được nâng cao, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý để đưa ra các giải pháp điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ.



4. Cử tri các tỉnh Đồng Nai, Long An và TP Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước rà soát, cải cách hành chính trong thủ tục cho vay, nhằm tạo cơ chế thông thoáng cho người dân và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

Trả lời: Tại công văn số 5873/NHNN-VP ngày 14/8/2014

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đồng thời để tăng hiệu quả kinh doanh, thu hút khách hàng, thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, thông thoáng hơn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật; đồng thời nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012, Chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 17/9/2013 và văn bản số 7558/NHNN-TD ngày 14/10/2013 chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến điều kiện và thủ tục tín dụng như: (i) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét cơ cấu lại các khoản vay trên cơ sở đánh giá các biện pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất-kinh doanh nhằm đảm bảo thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất-kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng vay, nhưng không nhằm mục đích che giấu nợ xấu của tổ chức tín dụng, che giấu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính không lành mạnh của khách hàng vay; (ii) Các tổ chức tín dụng xem xét và quyết định xử lý đối với các khoản nợ đến hạn mà khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ như miễn, giảm lãi vay, không thu lãi quá hạn, ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau...; (iii) Cho phép các tổ chức tín dụng không xem xét các điều kiện về các khoản nợ cũ khi khách hàng vay vốn mới có dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu hồi được nợ; (iv) Yêu cầu các tổ chức tín dụng phối hợp chặt chẽ với nhau và làm việc với khách hàng để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong trường hợp nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với 1 khách hàng;

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo: (i) Triển khai chương trình kết nối doanh nghiệp – ngân hàng trên địa bàn các tỉnh, thành phố nhằm kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý để duy trì, phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm bớt những khó khăn về vốn và chi phí lãi vay cho doanh nghiệp, từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; (ii) Kịp thời ban hành các quy định tín dụng đối với một số đối tượng đặc thù với thủ tục cho vay đơn giản hơn nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay, hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm (mô hình cho vay liên kết ứng dụng công nghệ cao; chính sách cho vay đối với chăn nuôi, thủy sản, cà phê; chính sách cho vay nhà ở đối với người có thu nhập thấp; cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa...).

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên đã góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, người dân trong việc tiếp cận vốn. Trên thực tế, các doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và có năng lực tài chính tốt, dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi đã tiếp cận vốn dễ dàng hơn với lãi suất hợp lý. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng, chủ yếu là do năng lực tài chính yếu kém, không chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh đề nghị vay vốn; nợ phải trả tồn đọng lớn chưa có biện pháp xử lý... Bên cạnh đó, do hàng tồn kho chậm tiêu thụ, khó khăn về thị trường đầu ra khi sức cầu trong và ngoài nước còn thấp nên vẫn có những doanh nghiệp vừa và nhỏ dù đáp ứng đủ điều kiện vay vốn nhưng chưa có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Vì vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, ngoài những giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, bản thân doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động của mình, nâng cao khả năng tài chính, tạo niềm tin để các tổ chức tín dụng yên tâm cấp tín dụng. Đồng thời, cần có sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các giải pháp về tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ, như: Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường năng lực cho các đơn vị thực hiện trợ giúp phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa; rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, đất đai, đầu tư xây dựng...; thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh...

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát chỉ đạo của Chính phủ, tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay để xem xét chỉnh sửa hoặc bổ sung chính sách tín dụng đối với các lĩnh vực đặc thù cho phù hợp hơn với tình hình mới; đồng thời tiếp tục triển khai nhiệm vụ và giải pháp về hoạt động ngân hàng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn ngân hàng thuận lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

5. Cử tri tỉnh Đắk Nông và TP Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay người nông dân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, chăn nuôi nhưng thời gian vay chỉ từ 6 tháng đến 2 năm nên không đủ quay vòng vốn. Đề nghị sớm điều chỉnh thời gian cho vay dài hơn để tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất.

Trả lời: Tại công văn số 5872/NHNN-VP ngày 14/8/2014

Theo các văn bản hiện hành, NHNN không quy định giới hạn thời hạn cho vay sản xuất, chăn nuôi từ 6 tháng đến 2 năm. Cụ thể:

- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN quy định: TCTD và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thoả thuận về thời hạn cho vay.

- Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn cũng quy định: căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, khả năng hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn vay vốn phù hợp.

Như vậy, thời hạn cho vay cụ thể sẽ do khách hàng và TCTD thỏa thuận và được xác định trên cơ sở chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của từng khoản vay cụ thể của khách hàng cũng như khả năng huy động vốn của từng TCTD, nhất là đối với trường hợp vay vốn trung, dài hạn. Do đó, cử tri muốn vay vốn của tổ chức tín dụng cần có phương án, dự án sản xuất kinh doanh cụ thể và thỏa thuận với các tổ chức tín dụng về thời hạn vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của mình.

Hiện nay, để giúp người nông dân vay vốn phù hợp với chu kỳ và tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang triển khai chương trình cho vay lưu vụ đối với các hộ gia đình, cá nhân trồng lúa, trồng, chăm sóc các loại cây, vật nuôi ngắn ngày, có chu kỳ sản xuất liền kề. Theo đó, khách hàng không phải trả số nợ gốc khi đến hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho vụ sản xuất tiếp theo.



6. Cử tri các tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị hỗ trợ lãi suất tín dụng để người dân thực hiện nhanh, bền vững việc tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên.

Trả lời: Tại công văn số 5873/NHNN-VP ngày 14/8/2014

Cà phê là một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta và có vị trí quan trọng đối với  đời sống kinh tế - xã hội của đông đảo đồng bào dân tộc Tây Nguyên, gắn với an ninh - quốc phòng của đất nước. Do đó, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện để hỗ trợ ngành cà phê phát triển bền vững.

Đối với chương trình tái canh cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, NHNN đã chủ động tham mưu, đề xuất Chính phủ triển khai chương trình cho vay tái canh cây cà phê thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 10440/VPCP-KTTH ngày 10/12/2013 về việc tái cấp vốn đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tái canh cây cà phê, NHNN đã tích cực triển khai chương trình như: (i) Hỗ trợ vốn cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đảm bảo nguồn vốn cho chương trình tái canh cây cà phê với lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay và hoàn trả phù hợp với chu kỳ sản xuất để người dân thực hiện tái canh cà phê có điều kiện phát triển; (ii) Chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bám sát tiến độ xây dựng quy hoạch tái canh cây cà phê của Bộ Nông nghiệp tại các địa phương để xây dựng phương án cho vay phù hợp; (iii) Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt Đề án quy hoạch tái canh cây cà phê, trong đó làm rõ các vấn đề liên quan đến các phương pháp tái canh cà phê, ưu nhược điểm của các phương pháp tái canh… để làm cơ sở cho Ngành ngân hàng xây dựng phương án cho vay.

Tuy chưa có quy hoạch, lộ trình tái canh cây cà phê, nhưng đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chủ động triển khai cho vay tái canh cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên. Tính đến 15/6/2014, dư nợ cho vay tái canh cây cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đạt 303 tỷ đồng, với 2.930 khách hàng tăng 20,2% so với dư nợ cuối năm 201318.

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã sẵn sàng nguồn vốn để cho vay chương trình tái canh cây cà phê với lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình phải có sự phối hợp tích cực của các Bộ/Ngành liên quan, đặc biệt là sự phối hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phê duyệt đề án quy hoạch tái canh cây cà phê ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời, để thực hiện thành công chương trình tái canh cà phê, ngoài nguồn vốn của ngân hàng, cần phải thực hiện tổng thể các giải pháp như cây giống, kỹ thuật, công nghệ, quy hoạch và cả sự quyết tâm của nhiều ngành, nhiều cấp; trong đó hộ sản xuất, doanh nghiệp là động lực chính, quyết định sự thành công của chương trình tái canh cây cà phê.



7. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị nên giảm bớt tỷ lệ thu phí 5%/tổng số vốn vay khi khách hàng trả nợ trước hạn như hiện nay, xuống 2 – 3% cho phù hợp.

Trả lời: Tại công văn số 5880/NHNN-VP ngày 14/8/2014

Theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức phí phải trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn. Quy định này là phù hợp với thực tế vì khi cho khách hàng vay, tổ chức tín dụng đã cân đối nguồn vốn huy động của mình (bao gồm tiền gửi của tổ chức, cá nhân, nguồn vốn đi vay và các nguồn vốn khác) cả về lãi suất và kỳ hạn để đáp ứng yêu cầu của khoản vay; đồng thời trong thời hạn cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng, tổ chức tín dụng cũng phải trả lãi, chi phí cho các nguồn vốn mà tổ chức tín dụng đã huy động để cho khách hàng vay.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng đã và đang thực hiện các giải pháp nhằm chia sẻ khó khăn đối với khách hàng vay. Tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/01/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét áp dụng mức thu phí hợp lý đối với các khoản phí được thu theo quy định của pháp luật; không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ các khoản phí quy định tại Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011.

Vì vậy, trường hợp TCTD áp dụng mức phí trả nợ trước hạn cao, không phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất- kinh doanh, đề nghị cử tri phản ánh ngay và cung cấp thông tin đầy đủ cho NHNN chi nhánh trên địa bàn để có ý kiến đề nghị TCTD trên địa bàn xem xét áp dụng mức phí hợp lý.



8. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Theo quy định của các ngân hàng thương mại, đối với thủ tục vay vốn, phần tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được công chứng tại văn phòng công chứng và chứng thực tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, mất nhiều thời gian và tốn kém tiền bạc, nhất là đối với các hộ nông dân vay vốn sản xuất nông nghiệp với số tiền vay chỉ từ 10 đến 20 triệu đồng. Đề nghị điều chỉnh lại thủ tục vay vốn, đặc biệt là quy trình công chứng, chứng thực tài sản thế chấp để hạn chế phiền hà, tốn kém cho người nông dân. Đối với các khoản vay nhỏ của các hộ dân sản xuất nông nghiệp cần có thủ tục đơn giản, thuận tiện để người dân có điều kiện tiếp cận vốn vay, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Trả lời: Tại công văn số 5881/NHNN-VP ngày 14/8/2014

Theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, thì cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng và phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp. Quy định hộ gia đình phải nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức tín dụng trong trường hợp vay không có tài sản bảo đảm là cần thiết nhằm nâng cao trách nhiệm của hộ gia đình trong việc trả nợ ngân hàng, hạn chế rủi ro phát sinh do lợi dụng chính sách của Nghị định 41/2010/NĐ-CP để vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng. Đây không phải là hình thức thế chấp tài sản vì hộ gia đình không phải thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm. Nếu bỏ quy định này thì các tổ chức tín dụng sẽ thận trọng hơn khi xem xét cho vay và có thể ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ dân.

Đối với trường hợp vay vốn có bảo đảm bằng tài sản, thì theo quy định hiện hành bên bảo đảm (khách hàng vay) và bên nhận bảo đảm (tổ chức tín dụng) thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm; người dân thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường (tại những địa phương chưa thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất). Việc điều chỉnh quy trình công chứng, chứng thực tài sản thế chấp... thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ, ngành khác và cần có sự phối hợp tích cực, đồng bộ của các ngành, các cấp để đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xem xét, quyết định cho vay.

Về phía ngành Ngân hàng, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã và đang tích cực cải tiến, đơn giản hóa thủ tục cho vay trên cơ sở vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Một số ngân hàng thương mại đang triển khai cho vay với các hình thức đơn giản, phù hợp với người sản xuất, chăn nuôi như: cho vay liên vụ, cho vay qua sổ tín dụng, xuống tận địa bàn để cho vay, thu nợ nhằm rút ngắn thời gian xem xét, quyết định cho vay...

9. Cử tri TP Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị quy định lại thời hạn cho vay phù hợp với các loại vốn của doanh nghiệp: vốn cố định thời hạn vay từ 5 – 10 năm; vốn vay lưu động thời hạn vay từ 1 – 2 năm; vốn phục vụ liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm thời hạn vay từ 6 tháng – 1 năm

Trả lời: Tại công văn số 5598/NHNN-VP ngày 14/8/2014

Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN quy định: TCTD và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thoả thuận về thời hạn cho vay. Do vậy, việc quy định thời hạn cho vay cụ thể theo kiến nghị của cử tri Cần Thơ sẽ do khách hàng và TCTD thỏa thuận và được xác định trên cơ sở chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của từng khoản vay cụ thể của khách hàng cũng như khả năng huy động vốn của từng TCTD nhất là đối với trường hợp vay vốn trung, dài hạn.

Tuy nhiên, trước tình hình tổng cầu nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục chỉ đạo các TCTD tích cực triển khai thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; đơn giản hóa thủ tục cho vay; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn, giảm lãi vốn vay trên cơ sở khả năng tài chính của TCTD; ưu tiên tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên; tích cực triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, kể cả các khoản cho vay cũ nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay; ban hành các quy định tín dụng đối với một số đối tượng đặc thù với thủ tục cho vay đơn giản hơn như chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là mô hình cho vay liên kết ứng dụng công nghệ cao, chính sách cho vay đối với chăn nuôi, thủy sản, cà phê, chính sách cho vay nhà ở đối với người có thu nhập thấp, cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa...

10. Cử tri TP Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri cho rằng, hiện nay Ngân hàng Nhà nước chỉ mới quy định trần lãi suất huy động mà không quy định trần lãi suất cho vay là không hợp lý, vì điều này dẫn đến sự chênh lệch rất lớn giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại vấn đề này.

Trả lời: Tại công văn số 5875/NHNN-VP ngày 14/8/2014

Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tín dụng được chủ động trong hoạt động kinh doanh, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận. Tuy nhiên, theo Khoản 2, Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Khoản 3, Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng, trong điều kiện kinh tế vĩ mô chưa ổn định, thị trường tiền tệ có nhiều biến động thì Nhà nước cần có biện pháp can thiệp phù hợp, kể cả biện pháp hành chính nếu cần thiết, nhằm kiểm soát, định hướng mặt bằng lãi suất theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thực tế cho thấy vào cuối năm 2010, trước tình hình các tổ chức tín dụng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn để giải quyết khó khăn về thanh khoản, gây xáo trộn thị trường tiền tệ và đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao, được sự chấp thuận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên. Ngân hàng Nhà nước không quy định trần lãi suất cho vay chung vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng đồng nhất lãi suất cho vay đối với tất cả các đối tượng khách hàng, không phân biệt được các đối tượng cần khuyến khích và đối tượng không khuyến khích; làm hạn chế khả năng tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Thực tế, việc thực hiện giải pháp điều hành lãi suất thời gian qua đã phát huy tác dụng trong việc ổn định mặt bằng lãi suất thị trường trong những thời điểm thanh khoản của các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, từng bước giảm mặt bằng lãi suất thị trường theo mục tiêu đề ra, đồng thời vẫn kiểm soát được lạm phát19. Dưới sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã chấp hành tốt các quy định về trần lãi suất huy động, trong đó, những ngân hàng thương mại có uy tín cao, thanh khoản tốt, nguồn vốn dồi dào, đã ấn định mức lãi suất thấp xa so với mức trần quy định.

Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát và thị trường tiền tệ dần ổn định, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước dỡ bỏ quy định trần lãi suất, theo đó từ tháng 6/2012, bỏ quy định trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và từ tháng 6/2013 chỉ áp dụng trần đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống. Việc tiếp tục giữ các mức trần lãi suất này là nhằm định hướng kỳ vọng lạm phát và bảo đảm tính linh hoạt trong việc áp dụng.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến nay, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh, trong đó mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhanh và mạnh hơn so với mặt bằng lãi suất huy động, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động đã thu hẹp đáng kể. Thực tế về hoạt động ngân hàng cho thấy để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng thì chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động phải đủ bù đắp các chi phí về dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, trích lập dự phòng rủi ro (khoảng 3%), chi phí quản trị điều hành và có lãi ở mức hợp lý. Hiện nay, chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động khoảng 3-4%/năm chỉ đủ bù đắp các chi phí nêu trên và tổ chức tín dụng có lãi nhưng ở mức rất thấp. Với quy mô tài sản và vốn của các tổ chức tín dụng như hiện nay, tỷ suất lợi nhuận của các tổ chức tín dụng ở mức thấp so với nhiều ngành nghề kinh doanh khác.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình lạm phát, vừa đảm bảo lợi ích của người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất hợp lý để phát triển sản xuất, kinh doanh. Khi điều kiện kinh tế vĩ mô và tiền tệ cho phép, Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc bỏ quy định về trần lãi suất.



11. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Đề nghị NHNN cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) thành lập Phòng giao dịch Quảng Sơn, huyện Đắk G’long trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân các xã vùng xa huyện Đắk G’long.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương