KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang8/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 9303/BGTVT-ATGT ngày 31/7/2014

Trong thời gian vừa qua, tình hình về đảm bảo ATGT đường thủy nội địa, hàng hải còn nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt tai nạn giao thông đường thủy nội địa, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013. Trong6 tháng đầu năm 2014, số vụ tai nạn gai thông của từng lĩnh vực:



Tai nạn giao thông đường thuỷ:

Xảy ra 42 vụ, làm chết 34 người, bị thương 5 người. So với cùng kỳ năm 2013 tăng 12 vụ (40%), tăng 14 người chết (70%), tăng 1 người bị thương (25%).



Tai nạn giao thông hàng hải:

Xảy ra 8 vụ tai nạn hàng hải, không có người chết và bị thương. So với cùng kỳ năm 2013, số vụ không thay đổi (8/8), số người chết và mất tích không thay đổi (0/0), số người bị thương không thay đổi (0/0).

Tuy nhiên, tai nạn giao thông đường thủy nội địa chủ yếu tập trung vào các phương tiện chở hàng quá tải, hoặc các phương tiện gia dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày, không có vụ tai nạn gây thiệt hại về lớn người, về tài sản đối với phương tiện chở khách.

Trong thời gian vừa qua ngành giao thông vận tải đã có những biện pháp tích cực về đảm bảo TTATGT hàng hải và đường thủy nội địa, đã trình Chính phủ và phối hợp với các Bộ ngành ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo về đảm bảo TTATGT hàng hải và đường thủy nội địa:

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.

- Ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BGTVT ngày 10/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 3/10/2013 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa;

- Ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa đã ban hành (Thông tư số 22/2012/TT-BGTVT-BHVTTDL ngày 26/6/2012).

- Ban hành Thông tư quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông (Thông tư số 15/2012/TT-BGTVT ngày 10/5/2012).

- Ban hành Thông tư Báo cáo và điều tra tai nạn hàng hảiđã được ban hành (Thông tư số 27/2012/TT-BGTVT ngày 20/7/2012).

- Đẩy mạnh việc thực hiện các quy định của Luật giao thông đường thủy, Luật Hàng hải về đăng ký, đăng kiểm; quy định về cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện, các quy định về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trong thời gian qua:

+ Phối hợp với các Bộ, ngành địa phương rà soát những vướng mắc bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn trong công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện và đào tạo người điều khiển phương tiện cho từng đối tượng phương tiện, thuyền viên;

+ Tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia hoạt động trên sông nước, trong đó tập trung vào các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có trình độ dân trí thấp;

+ Phối hợp giữa các lực lượng Thanh tra giao thông, Công an, lực lượng cảnh sát, Cảng vụ và chính quyền địa phương các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông đường thủy nội địa, giao thông hàng hải trong đó trọng tâm là việc thực hiện các quy đinh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy và đào tạo thuyền viên người lái phương tiện, các quy định an toàn về phương tiện chở khách.

+ Tăng cường công tác quản lý hoạt động chở khách du lịch, hoạt động chở khách ngang sông; đẩy mạnh cuộc vận động người đi đò mặc áo phao; tăng cường công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa, công tác đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn và đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu thuyền, cảng biển; ngăn chặn các hành vi lấn chiếm luồng hàng hải, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường…

3. Các giải pháp trong thời gian tới

- Tiếp tục tập trung kiểm tra và kiên quyết xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm quy định, như:

+ Chất lượng phương tiện không bảo đảm; không trang bị đủ thiết bị an toàn, như áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh;

+ Thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn và thiếu trách nhiệm trong việc điều khiển phương tiện, sắp xếp hành khách trên phương tiện và hướng dẫn hành khách sử dụng thiết bị an toàn; giao người chưa đủ tuổi hoặc quá tuổi theo quy định điều khiển phương tiện;

+ Vận chuyển hành khách vượt quá số người được phép chở trên phương tiện; chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách;

+ Không tuân thủ những quy định về hoạt động chở khách trên phương tiện du lịch lưu trú ngủ đêm.

- Tại các bến khách ngang sông có lưu lượng hành khách qua lại lớn, cần tăng tần xuất kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở chủ bến, chủ phương tiện chấp hành nghiêm quy định về bảo đảm an toàn giao thông.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, hàng hải; xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí của mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy”; mô hình “đoạn, tuyến sông văn hóa - an toàn”; mô hình “bến khách ngang sông văn hóa, văn minh, an toàn”. Tổ chức vận động người đi đò mặc áo phao, mang dụng cụ nổi cứu sinh; tích cực vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ cặp phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cho đối tượng học sinh đi học bằng phương tiện thủy nội địa;



74. Cử tri các tỉnh An Giang, Bình Thuận, Đắk Nông, Hưng Yên, Nghệ An, Phú Thọ, Phú Yên, Thái Nguyên và các thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng, Hồ Chí Minh kiến nghị: Hiện nay, ngành Giao thông vận tải đang triển khai cân, kiểm tra và xử lý xe quá tải, quá khổ tại các tuyến đường trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng mãi lộ, xe vi phạm vẫn lưu thông bình thường, có nhiều trường hợp xe vi phạm đi từ Bắc vào Nam, qua rất nhiều tỉnh, thành mới bị phát hiện, cử tri đề nghị ngành giao thông vận tải: triển khai quyết liệt, liên tục, lâu dài, không làm theo chiến dịch hay tháng cao điểm; tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, nâng chế tài xử phạt như yêu cầu phải hạ tải,... đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị kinh doanh vận tải không thực hiện đúng quy định về tải trọng, về an toàn giao thông; đồng thời phải làm rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan chức năng trong việc không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trả lời: Tại công văn số 10378/BGTVT-TTr ngày 20/8/2014

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc Gia, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các địa phương đã phối hợp thực hiện các giải pháp trước mặt cũng như lâu dài nhằm kịp thời ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng vi phạm xe chở quá tải trên đường bộ.

Công tác triển khai siết chặt quản lý tải trọng phương tiện trong 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt được một số kết quả nhất định. Các trạm kiểm tra tải trọng xe tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã dừng, kiểm tra 101.158xe ôtô, phát hiện và lập biên bản 24.649 trường hợp vi phạm; xử phạt nộp kho bạc nhà nước 72 tỷ đồng, tạm giữ 506 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 13.655 trường hợp; có 7.301 phương tiện vi phạm chở quá tải trên 60% đối với xe có trọng tải dưới 05 tấn và trên 50 % đối với xe có trọng tải từ 05 tấn trở lên; đã xử lý hạ tải đối với 7.236 phương tiện vi phạm, với 32.944 tấn hàng.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải đã thành lập Đoàn kiểm tra (Thanh tra Bộ Giao thông vận tải và Thanh tra Bộ Công an) việc thực hiện Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 10/01/2013, Công điện số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ, hoạt động của lực lượng liên ngành Giao thông vận tải - Công an tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động; chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với các Sở GTVT triển khai 08 Đoàn thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về kích thước giới hạn thùng chở hàng ô tô tải tự đổ và các biện pháp ngăn chặn ô tô chở quá tải tham gia thi công các dự án công trình giao thông đường bộ trên toàn quốc; chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ GTVT, các cảng biển, cảng thủy nội địa, các ga đường sắt, ban quản lý các dự án, tổng công ty trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp vận tải lớn, yêu cầu chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về xếp hàng hóa trên xe ôtô, chở hàng đúng trọng tải.

Với những hành động đồng bộ, quyết liệt trong thời gian qua, công tác quản lý hoạt động vận tải, kiểm soát tải trọng xe ô tô đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số phương tiện trốn tránh việc kiểm soát tải trọng của lực lượng chức năng bằng việc chạy tắt, chạy vòng trên những tuyến đường khác hoặc cùng nhiều xe đi một lúc với tốc độ cao, do đó vẫn có phương tiện vi phạm đi qua được trạm kiểm tra tải trọng xe. Mặt khác, ở một số tỉnh có nhiều tuyến đường quốc lộ đi qua nhưng lực lượng thực hiện nhiệm vụ còn mỏng nên chưa kiểm soát được hết các phương tiện chở hàng vượt quá tải trọng trên các tuyến đường.

Với mục tiêu kiểm soát tải trọng phương tiện một cách hữu hiệu và kiểm soát được tình trạng xe quá tải vào cuối năm 2014, trong thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục triển khai thực hiện:

1. Rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải hàng hóa bằng xe ôtô, hoạt động kiểm định chất lượng ATKT và BVMT phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho phù hợp với thực tiễn; chủ trì phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch quy định việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp của Bộ GTVT với UBND địa phương về kiểm soát trọng tải xe cho phù hợp với quy định của pháp luật và Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 Bộ Giao thông vận tải - Công an, để thống nhất thực hiện trong toàn quốc.

2. Siết chặt công tác quản lý cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ. Rà soát, cắm đầy đủ các biển báo hạn chế tải trọng cầu, đường để người tham gia giao thông biết, thực hiện và làm căn cứ để xử lý vi phạm quá tải trọng cầu, đường; cắm biển cấm dừng xe, đỗ xe tại những nơi có tình trạng nhiều xe chở hàng quá trọng tải dừng, đỗ ở hai đầu trạm KTTTX để chờ thời điểm thuận lợi vượt trạm.

3.Quy định lộ trình những xe có thể tích thùng hàng, xi téc lớn phải cải tạo lại thùng hàng, xi téc phù hợp với quy định, mới được cấp Giấy chứng nhận kiểm định để tham gia giao thông; kiên quyết không đăng kiểm những phương tiện cơi nới kích thước thùng xe trái quy định; phối hợp với CSGT kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

4. Thực hiện các giải pháp đồng bộ, kịp thời tăng cường kết nối, nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương thức vận tải Đường sắt, Đường biển, Đường thủy nội địa và Hàng không để giảm áp lực cho vận tải Đường bộ; thiết lập môi trường kinh doanh vận tải bình đẳng, lành mạnh, có cơ cấu thị phần hợp lý giữa các phương thức vận tải.

5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động vận tải hàng khách (taxi, tuyến cố định liên tỉnh), hàng hóa (công-ten-nơ); thanh tra, kiểm tra đột xuất quy chuẩn xe khách giường nằm, xe quá khổ, quá tải trọng quy định; các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, khai thác mỏ, các nhà máy, xí nghiệp, các nông, lâm trường, các cảng, các doanh nghiệp vận tải nhằm kiểm soát chặt chẽ tải trọng phương tiện trong quá trình bốc xếp, vận chuyển hàng hóa và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bốc xếp hàng hóa và tải trọng phương tiện;

6. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải, bốc xếp hàng hóa và tải trọng phương tiện đối với các đơn vị vận tải, các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, lái xe ô tô; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài truyền hình Việt Nam, Truyền hình ANTV, Báo, Đài phát thanh và Truyền hình của địa phương các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải, bốc xếp, vận chuyển hàng hóa đúng tải trọng cho phép của cầu, đường bộ.

75. Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên kiến nghị: Đề nghị quản lý chặt chẽ thị trường vì lợi dụng kiểm soát xe quá tải để tăng giá cước vận chuyển và tăng giá hàng hóa.

Trả lời: Tại công văn số 9777/BGTVT-VT ngày 11/8/2014

Thứ nhất, thực hiện Công điện số 95/CĐ-TTg và 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ, Kế hoạch số 500/KH-UBATGTQG ngày 30/12/2013 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia triển khai công tác bảo đảm TTATGT năm 2014 với chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”. Ngày 21/11/2013, liên Bộ GTVT - Công an có Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA về phối hợp thực hiện việc tuần tra, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ (Kế hoạch số 12593), thực hiện từ tháng 12/2013 và từ ngày 01/4/2014, đồng loạt tổ chức kiểm soát trọng tải xe ô tô trên toàn quốc.

Sau 06 tháng thực hiện và 4 tháng triển khai đồng loạt, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Công an và Bộ GTVT đã quán triệt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 12593 đến 63 địa phương trong toàn quốc và các cơ quan chức năng của hai Bộ yêu cầu quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc đã được những kết quả ban đầu:

- Các trạm KSTTX lưu động đã tích cực hoạt động, tăng cường KSTTX, cụ thể từ ngày01/4/2014 đến hết 31/7/2014 đã kiểm tra 183.858 xe, phát hiện xử lý vi phạm 32.160 xe, chiếm tỷ lệ 17,49% tổng số xe được kiểm tra.

- Thông qua công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, người lái xe đã dần nhận thức được việc triển khai thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện là nhiệm vụ chính trị, chủ trương đúng đắn nhằm góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, đồng thời là tiền đề cho sự phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải, góp phần giảm tải cho vận tải đường bộ; đã phát hiện một số nội dung chưa phù hợp với thực tế hiện nay và đã kịp thời tham mưu sửa đổi bổ sung hoàn thiện các văn bản QPPL để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Để giải quyết những khó khăn đó Bộ GTVT đã tổ chức đối thoại doanh nghiệp, phối hợp các hiệp hội vận tải, hiệp hội nghề nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị vận tải và các chủ hàng xuất, nhập khẩu, đặc biệt là nông thủy sản; cũng như để tạo điều kiện cho các chủ phương tiện có thời gian chuyển đổi loại phương tiện cho phù hợp với các quy định về kiểm soát tải trọng và tạo điều kiện giải tỏa ách tắc đối với hoạt động vận tải công-ten-nơ.

Thứ hai, bên cạnh việc tăng cường “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục ĐBVN, các Cục chuyên ngành, các Tổng công ty trong ngành triển khai thực hiện các Đề án, Dự án, Kế hoạch hành động để góp phần phát triển hợp lý các phương thức vận tải hỗ trợ giảm áp lực cho vận tải đường bộ, đồng thời giữ ổn định giá cước vận tải cụ thể như:

+ Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 2495/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014 công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình và đưa vào khai thác, tăng cường kết nối và giảm tải cho đường bộ.

+ Triển khai xây dựng Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vận tải đường sắt; thực hiện các giải pháp về giá cước vận tải, giá cước xếp dỡ tại các ga đường sắt và đang hoàn thiện để công bố công khai trên trang web; tăng số đôi tàu hàng chạy chuyên tuyến vận chuyển xăng dầu, công-ten-nơ, hàng nông sản từ cảng Hải Phòng đến ga Lào Cai. Chủ động mở thêm các điểm dỡ hàng (như tại cảng ICD Lào Cai, Công ty xe lửa Dĩ An…) để tăng năng lực dỡ hàng; triển khai dự án đóng mới toa xe, ưu tiên đóng mới toa xe chuyên dụng chở công-ten-nơ; tăng cường các phương tiện xếp dỡ cơ giới chuyên dụng tại các ga hàng hóa;

+ Tổ chức khảo sát các cảng biển, xây dựng và triển khai các giải pháp xử lý tình trạng ứ đọng hàng hóa tại các cảng biển thông qua việc tăng cường năng lực xếp dỡ, cải tiến công tác điều phối nội bộ cảng kết hợp với thực hiện hợp lý hóa xếp hàng lên phương tiện.

+ Lập kế hoạch khai thác, mở rộng mạng đường bay, tăng năng lực khai thác theo Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không đã được Bộ phê duyệt; đưa lộ trình tự do hóa khai thác thương quyền vào các hiệp định song phương và đa phương trong lĩnh vực hàng không.

+ Trong những ngày gần đây Bộ GTVT tiếp tục tổ chức các Hội nghị đối thoại với doang nghiệp và hội nghị tại các khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng để nắm bắt thông tin, tiếp thu kiến nghị để kịp thời tháo gỡ giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời đưa ra các giải pháp và lộ trình thực hiện có tính thực tiễn và phù hợp hơn.



Thứ ba, theo số liệu Tổng cục thống kê mới công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 cả nước, cho thấy:

So với tháng 6 năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,23%. So với cùng kỳ năm 2013, 7 tháng đầu năm 2014 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 4,8%. Đóng góp lớn vào mức tăng CPI tháng 7 là nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43% và nhóm giao thông tăng 0,44%. Giá xăng dầu tăng qua 2 lần điều chỉnh vào ngày 23/6 và 7/7 dẫn đến giá xăng lập kỷ lục với mức 25.640 đồng/lít được cho là lý do lớn đẩy chỉ số giá tăng.

Mặt khác, trong kết cấu giá thành vận tải thì giá nhiên liệu là yếu tố đầu vào ảnh hưởng lớn và làm tăng giá cước khi giá nhiên liệu tăng.

Qua phân tích và làm rõ các vấn đề nêu trên chúng ta có thể thấy việc tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện có ảnh hưởng đến giá cước vận tải nhưng không lớn (nói cách khác là giá thành vận tải về đúng giá trị thực của nó khi lái xe chủ xe chấp hành chở đúng tải trọng cho phép). Tuy nhiên, giá nhiên liệu lại liên tục biến động tăng và đạt mức tăng kỷ lục với mức 25.640 đồng/lít dẫn đến giá cước vận tải và các mặt hàng khác cũng bị ảnh hưởng và tăng theo.

76. Cử tri các tỉnh/thành phố An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Hải Dương, Khánh Hòa, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Quảng Trị, Tây Ninh, Cần Thơ, Đã Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng kiến nghị:

1. Xem xét, có chính sách thu phí bảo trì đường bộ phù hợp với từng vùng miền;

2. Miễn thu phí giao thông đường bộ đối với chủ phương tiện mô tô, xe gắn máy thuộc nông thôn, xã nghèo;

3. Việc thu phí bảo trì đường bộ như hiện nay là không hiệu quả, chưa công bằng, phương tiện tham gia giao thông ít và phương tiện tham gia giao thông thường xuyên cũng nộp một mức phí như nhau là không phù hợp, đề nghị xem xét lại, nghiên cứu phương thức thu loại phí này cho phù hợp hơn.

4. Nên thu phí qua xăng, dầu để đảm bảo công bằng giữa người đi nhiều và người đi ít;

5. Bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với những người tham gia giao thông không nộp phí giao thông đường bộ theo quy định;

6. Cử tri cho rằng, các xe vận tải đã nộp phí bảo trì đường bộ nhưng khi lưu thông trên đường vẫn còn những trạm thu phí (không phải trạm thu phí BOT), như vậy “phí chồng lên phí”. Đề nghị nghiên cứu, bỏ các trạm thu phí đường bộ trên quốc lộ.

7. Nghiên cứu giảm mức thu phí bảo trì đường bộ hiện nay, vì người dân vẫn phải đóng phí quá nhiều trạm thu phí mới được đầu tư theo hình thức BOT;

8. Bãi bỏ quy định thu phí bảo trì đường bộ đối với xe mô tô, xe máy, vì các phương tiện nay ít tác động đến hư hỏng đường giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 10455/BGTVT-TC ngày 22/8/2014

I. Đối với kiến nghị số 1 và số 2 nêu trên của cử tri:

Trong quá trình nghiên cứu, tham mưu để trình Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 về Quỹ bảo trì đường bộ, Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP và phối hợp cùng Bộ Tài chính xây dựng ban hành Thông tư số 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành đã khảo sát, đánh giá và nhận thấy nhiều nội dung cần phải được nghiên cứu để có giải pháp đảm bảo tối đa sự công bằng của người dân khi triển khai thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện và tập trung nguồn lực cho phát triển hệ thống giao thông nông thôn, trong đó có vấn đề mà cử tri đã nêu trên. Giải pháp giải quyết vấn đề này đã được nghiên cứu lấy ý kiến và chính thức được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện, cụ thể như sau:



a) Về phí sử dụng đường bộ thu đối với xe mô tô:

- Tại khoản 2 Điều 1- Nghị định số 56/2014/NĐ-CP quy định: Phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô được nộp vào ngân sách địa phương để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và bổ sung vào Quỹ địa phương. Trên cơ sở đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương trong từng thời kỳ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dành toàn bộ hoặc tỷ lệ phân chia nguồn phí thu được đối với mô tô giữa phần nộp vào ngân sách địa phương để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và phần bổ sung vào Quỹ địa phương.

- Tại Điều 9- Thông tư số 197/2012/TT-BTC quy định: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chủ trương chính sách của Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm của các địa phương trong từng thời kỳ, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp phí để quy định mức thu phí trong phạm khung vi mức phí đã được quy định.

- Tại Điều 3- Thông tư số 197/2012/TT-BTC quy định: miễn giảm phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo quy định pháp luật về hộ nghèo.



b) Về phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô:

Tại khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP quy định: phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thu từ xe ô tô được phân chia cho Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương là 65% và các Quỹ bảo trì đường bộ địa phương là 35%; việc phân chia cụ thể cho từng Quỹ địa phương do Hội đồng quản lý Quỹ Trung ương quyết định căn cứ vào chiều dài đường bộ của địa phương, số xe ô tô quy tiêu chuẩn đăng ký tại địa phương và hệ số khó khăn về nguồn thu của từng địa phương.

Như vậy những kiến nghị của cử tri đã được giải quyết cơ bản thể hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, Bộ GTVT xin tiếp thu ý kiến của cử tri về mức thu phí hiện nay để phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình sửa đổi, bổ sung Thông tư số 197/2012/TT-BTC trong thời gian tới.

II. Đối với kiến nghị số 3 và số 4 nêu trên của cử tri:

Việc thu phí sử dụng đường bộ để tạo nguồn hình thành Quỹ bảo trì đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 và Pháp lệnh phí, lệ phí đã được Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì cùng các bộ ngành nghiên cứu xây dựng Đề án và dự thảo Nghị định để trình Chính phủ xem xét ban hành (Đến nay Nghị định đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2013). Trong quá trình nghiên cứu xây dựng Nghị định, trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc cho thấy ở nước ta và nhiều quốc gia khác thì có một số phương thức thu phí phổ biến như: Thu qua trạm thu phí; Thu qua xăng dầu; Thu trên đầu phương tiện; Thu phí qua lốp xe. Trên thực tế mỗi phương thức thu đều có những ưu điểm, và nhược điểm riêng:

- Phương thức thu qua trạm thu phí có ưu điểm là thu đúng đối tượng nhưng có nhiều nhược điểm như: Chỉ có phương tiện khi đi qua trạm thu phí sử dụng đường bộ mới phải nộp phí. Như vậy nếu quy đổi chiều dài đường bộ được thu phí của 1 trạm tương đương với 70 km đường bộ (tương ứng với khoảng cách giữa hai trạm thu phí theo quy định hiện hành) thì với các trạm thu phí trên hệ thống quốc lộ như trước đây mới đảm nhận việc thu phí tương ứng với chiều dài 4.130 km quốc lộ chiếm tỷ trọng 23,97% so với tổng số chiều dài của hệ thống quốc lộ. Nếu so với tổng chiều dài của toàn bộ hệ thống đường bộ thì chiều dài đường bộ được thu phí chỉ chiếm tỷ trọng 1,61%.Như vậy không đảm bảo mọi phương tiện tham gia giao thông đều có nghĩa vụ nộp phí sử dụng đường bộ gây mất bình đẳng và số thu quá thấp tăng gánh nặng cho ngân sách. Đồng thời cách thu này có chi phí tổ chức thu cao, không thuận tiện cho phương tiện khi lưu thông.

- Phương thức thu qua xăng dầu: phương thức này mặc dù không bỏ sót các đối tượng phải chịu phí sử dụng đường bộ, phương thức thu đơn giản, chi phí tổ chức thu hợp lý. Tuy nhiên với phương thức thu như này sẽ thu luôn cả đối với các phương tiện, máy móc thiết bị không tham gia lưu thông trên hệ thống đường bộ như: máy nông nghiệp, máy công nghiệp, phương tiện vận tải đường thủy, đường sắt, hàng hải, hàng không...( theo như nghiên cứu thì các đối tượng này sử dụng khoảng 5% luợng xăng và tới 60% lượng dầu). Đồng thời vấn đề cơ bản là không có giải pháp tường minh nào cho việc hoàn trả phí cho các đối tượng không sử dụng đường bộ nêu trên.

- Thu qua vỏ lốp xe: Chi phí cho việc thu phí này rất tốn kém do hiện nay trên cả nước có rất nhiều đơn vị đầu mối kinh doanh vỏ lốp xe, chưa tính đến số lượng vỏ lốp làm giả và nhập lậu…, ngoài ra hiện nay có rất nhiều loại lốp với công dụng, mục đích sử dụng khác nhau việc phân loại lốp nào chịu phí, lốp nào không chịu phí là rất phức tạp vì vậy khó có khả năng kiểm soát.

- Phương thức thu trên đầu phương tiện, với hình thức này có ưu điểm làcơ bản thu đúng đối tượng chịu phí;hạn chế bỏ xót đối tượng thu đảm bảo công bằng giữa các đối tượng chịu phí; ít ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành, lĩnh vực khác... Tuy nhiên vẫn có tồn tại như: chi phí tổ chức thu cao hơn so với thu qua xăng dầu; phải dừng thu các trạm thu nộp ngân sách hiện đang tồn tại dẫn đến phải xử lý lao động, tài sản trạm thu phí; chưa thực hiện triệt để việc thu phí theo mức độ tham gia giao thông.

Từ những phân tích ở trên, Bộ GTVT thấy rằng phương thức thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện mặc dù còn một số hạn chế nhưng là phương thức ưu việt nhất, hạn chế được tối đa các nhược điểm của các phương thức khác. Trên cơ sở đó Bộ GTVT đã triển khai các bước theo đúng quy trình được pháp luật quy định để trình chính phủ dự thảo Nghị định. Sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, trong đó quy định phương thức thu phí là thu trên đầu phương tiện.

Tính đến thời điểm hiện công tác thu phí sử dụng đường bộ đối với ô tô đã đảm bảo thu đúng, thu đủ, chính xác số phí phải thu không xảy ra thất thoát. Trong quá trình thực hiện, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp các vấn đề pháp sinh để nghiên cứu xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.



III. Đối với kiến nghị số 5 nêu trên của cử tri:

Việc quy định xử phạt hành chính đối với những người không nộp phí giao thông đường bộ đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 186/2013/TT-BTC ngày 05/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí.



IV. Đối với kiến nghị số 6 và số 7 nêu trên của cử tri:

Thực hiện Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý, sắp xếp lại các trạm thu phí khi Quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý, sắp xếp lại các trạm thu phí trên hệ thống đường quốc lộ sẽ do Bộ GTVT thực hiện, việc xử lý, sắp xếp lại các trạm thu phí trên hệ thống đường địa phương sẽ do các địa phương thực hiện. Tính đến thời điểm hiện nay, Bộ GTVT đã xử lý toàn bộ các trạm thu phí thuộc đối tượng phải xử lý.

Việc thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện và duy trì trạm thu phí BOT là hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Giao thông đường bộ, vì phí sử dụng đường bộ thu trên đầu phương tiện dùng để chi cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ do ngân sách nhà nước đầu tư, còn phí sử dụng đường bộ thu trực tiếp tại các trạm BOT dùng để chi cho công tác quản lý, bảo trì và hoàn vốn đầu tư đường bộ do các nhà đầu tư BOT đã đầu tư, không có tình trạng phí chồng phí.

Về mức thu phí sử dụng đường bộ: trong quá xây dựng Thông tư số 197/2012/TT-BTC, Bộ Tài chính nghiên cứu để xác định mức thu phí sử dụng đường bộ đối với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên cơ sở nhu cầu kinh phí cho công tác quản lý bảo trì đường bộ cũng như khả năng nộp phí của người dân và lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương trong cả nước để chính thức ban hành. Thực tế hiện nay với mức thu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu kinh phí cho công tác quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện nay (ngân sách vẫn phải cấp bổ sung).



V. Đối với kiến nghị số 8 nêu trên của cử tri:

Trong quá trình nghiên cứu xây dựng Nghị định 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ và Nghị định 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP, Bộ GTVT thấy rằng về mặt nguyên tắc các phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ đều có nghĩa vụ nộp phí sử dụng đường bộ để có kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ; trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học và kinh nghiệm một số quốc gia khác thì việc xác định đối tượng nộp phí là các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ trong đó có xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (sau đây gọi chung là xe mô tô) đều phải có trách nhiệm nộp phí sử dụng đường bộ là phù hợp. Tuy nhiên do mức độ tác động đến kết cấu hạ tầng giao thông của xe mô tô là không lớn so với các loại xe ô tô, mặt khác phạm vi hoạt động chủ yếu là trên đường địa phương. Vì vậy tại khoản 2 Điều 1- Nghị định số 56/2014/NĐ-CP quy định: Phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô được nộp vào ngân sách địa phương để xã đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và bổ sung vào Quỹ địa phương. Trên cơ sở đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương trong từng thời kỳ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dành toàn bộ hoặc tỷ lệ phân chia nguồn phí thu được đối với mô tô giữa phần nộp vào ngân sách địa phương để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và phần bổ sung vào Quỹ địa phương và tại Thông tư số 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, quy định mức phí đối với xe mô tô, cụ thể như sau:

- Loại có dung tích xy lanh đến 100 cm3 mức thu từ 50 đến 100 nghìn đồng/năm; tương ứng với số phí 1 tháng mà xe mô tô phải đóng khoảng 4.166 đồng đến 8.333 đồng.

- Loại có dung tích xy lanh đến trên 100 cm3 mức thu từ 100 đến 150 nghìn đồng/năm; tương ứng với số phí 1 tháng mà xe mô tô phải đóng khoảng 8.333 đồng đến 12.500 đồng.

Đồng thời miễn giảm phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo quy định pháp luật về hộ nghèo.

Việc xác định mức thu phí đối với xe mô tô hai bánh sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chủ trương chính sách của Nhà nước, tình hình kinh tế- xã hội và đặc điểm của các địa phương trong từng thời kỳ, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp phí để quy định mức thu phí trong phạm vi khung mức phí đã được quy định.



77. Cử tri các thành phố Đà Nẵng, Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị quản lý chặt chẽ công tác sát hạch cấp bằng lái xe, nhất là cấp bằng lái xe tải các hạng theo đúng quy định và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương