KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang79/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   75   76   77   78   79   80   81   82   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 3220/VKSTC-V1B ngày 23/9/2014

Trước tình hình vi phạm, tội phạm về tham nhũng tiếp tục có diễn biến phức tạp, để công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát đạt hiệu quả qua đó giúp cho Toà án xét xử nghiêm minh các án tham nhũng. Trong thời gian qua, VKSND tối cao đã chỉ đạo toàn ngành tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tham nhũng, công tác THQCT, KSĐT, KSXX các vụ án tham nhũng, đảm bảo mọi hành vi phạm tội tham nhũng đều phải được khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm minh theo pháp luật, thực hiện tốt chủ trương chống bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết s 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.



Chỉ đạo toàn ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ, yêu cầu trong Nghị quyết s 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm, chỉ đạo VKS các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao “về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điu tra, gắn công t với hoạt động điu tra”. VKS các cấp thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng THQCT, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp trong suốt quá trình tố tụng, các kiểm sát viên đã chủ động, tích cực kiểm sát chặt chẽ các vụ án ngay từ khi khởi tố vụ án, nắm chắc tiến độ điều tra, chủ động đề ra yêu cầu điều tra, bảo đảm việc thu thập tài liệu, chứng cứ đầy đủ, toàn diện, hoạt động điều tra phải tiến hành đúng pháp luật, chống lạm dụng việc bắt khẩn cấp, chống bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan hạn chế vi phạm tố tụng và trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tập trung giải quyết dứt điếm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm. VKS các cấp phải kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án, kịp thời huỷ bỏ hoặc yêu cầu phục hồi điều tra theo đúng quy định của pháp luật, kiên quyết không được lạm dụng khoản 1, Điều 25 BLHS để đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự không đúng quy định của pháp luật; Nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên toà, chủ động tham gia xét hỏi, luận tội có căn cứ thuyết phục, đối đáp đầy đủ ý kiến của luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; đề nghị Toà án áp dụng hình phạt đối với các bị cáo phải có căn cứ, phù hợp với tích chất mức độ phạm tội của bị cáo, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chỉ đạo toàn ngành thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao trong việc tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn giải quyết các vụ án theo quy định của BLTTHS; Kiểm tra chặt chẽ các trường hợp Kiểm sát viên đề xuất đề nghị Toà án tuyên bị cáo hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo; Tăng cường kiểm sát việc áp dụng án treo của Toà án trong các vụ án tham nhũng theo Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP, ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về Hướng dẫn áp dụng Điều 60 của BLHS về án treo, kiên quyết kháng nghị nếu Toà án áp dụng không có căn cứ, không đúng pháp luật, yêu cầu Toà án xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng.

3. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Tại kỳ họp thứ Sáu vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 67/2013/QH13 về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Cử tri kiến nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết nêu trên.

Trả lời: Tại công văn 3245/VKSTC-V8 ngày 24/9/2014

Thực hiện trách nhiệm được giao, VKSND tối cao đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội. Cụ thể:

- Đã tổ chức tiến hành nghiên cứu, rà soát các quy định của Hiến pháp năm 2013 để đề xuất cụ thể hóa trong các dự án luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác mà VKSND được giao trách nhiệm chủ trì soạn thảo hoặc phối hợp chủ trì soạn thảo.

- Đã rà soát quy định của các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có hiệu lực hoặc sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 để đề xuất xây dựng, ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành hành theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

- Quá trình xây dựng luật và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành, VKSND tối cao luôn thực hiện nghiêm các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các Nghị quyết của Quốc hội về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, tính khả thi của các dự án luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc trách nhiệm chủ trì soạn thảo. Đồng thời, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, VKSND tối cao luôn chú trọng việc đôn đốc tổ chức thanh tra, kiểm tra việc áp dụng pháp luật, kịp thời phát hiện, làm rõ nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật để tháo gỡ, đề xuất các giải pháp khắc phục.

4. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Tình trạng vi phạm pháp luật, côn đồ chống người thi hành công vụ, đặc biệt là ở đối tượng vị thành niên có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ, tính chất vi phạm, nhưng khung hình phạt còn thấp, chế tài chưa đủ sức răn đe. Đề nghị có những biện pháp chỉ đạo xử lý kiên quyết, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, truy tố đối với người có hành vi nêu trên.

Trả lời: Tại công văn số 3284 /VKSTC-V1A ngày 26/9/2014

Trong thời gian qua, nhiều vụ vi phạm pháp luật chống và thi hành công vụ gia tăng, trong đó không ít các trường hợp do thanh thiếu niên phạm tội. Tuy nhiên việc xử lý vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính răn đe, giáo dục. Hạn chế này có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân xã hội, thiếu sự nghiêm khắc của pháp luật …Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân, sau khi nghiên cứu, chúng tôi có ý kiến như sau:

1.Thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam tham gia ký kết và chính sách hình sự của Đảng, nhà nước ta về bảo vệ trẻ em, bảo đảm quyền con người, với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo BLTTHS sửa đổi, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phối hợp cùng liên ngành tư pháp Trung ương họp, thảo luận, thống nhất mục đích, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo sửa đổi các quy định của Luật. Theo đó, việc sửa đổi các quy định của Bộ luật phải bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra về đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời và quy định pháp luật quốc tế. Trên cơ sở tổng kết việc thi hành BLTTHS hiện hành, VKSNDTC đã tổng hợp những vướng mắc, bất cập thực tiễn, rà soát, đối chiếu các quy định BLTTHS hiện hành và xây dựng Dự thảo I BLTTHS sửa đổi xin ý kiến các ban, ngành hữu quan. Dự thảo BLTTHS sửa đổi đã xử lý một số nội dung như sau:

-Sửa đổi, cụ thể hóa một số điều luật (các điều 34, 36,38) làm rõ trách nhiệm, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc xử lý vụ án. Bổ sung mới quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người cấp trưởng và cấp phó của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Hải quan, Kiểm Lâm, Bộ đội Biên phòng, Thuế, Kiểm Lâm, Kiểm ngư, Cảnh sát biển, các cơ quan khác trong lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân). Đối với Viện kiểm sát nhân dân, Dự thảo sửa đổi Khoản 2 Điều 36 BLTTHS hiện hành theo hướng bổ sung, quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng trong quyết định áp dụng thay đổi, hủy bỏ các biện pháp cưỡng chế tố tụng và các quyết định tố tụng quan trọng của vụ án mà BLTTHS hiện hành chưa quy định như quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định miễn truy tố bị can; quyết định trả hồ sơ để điều tra lại; yêu cầu phục hồi điều tra; quyết định phục hồi vụ án.

- Để xử lý kiên quyết tội phạm có chiều hướng ngày càng gia tăng (trong đó có tội chống người thi hành công vụ), Dự thảo sửa đổi Điều 88, Điều 303 BLTTHS hiện hành, quy định chặt chẽ hơn về căn cứ, điều kiện tạm giữ, tạm giam. Theo đó có thể tạm giam đối với bị can, bị cáo (từ 14 đến 18 tuổi) bị khởi tố, điều tra truy tố, xét xử về tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý và thuộc một trong 4 trường hợp: không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được chính xác nhân thân của bị can; có thể bỏ trốn; có thể tiếp tục phạm tội hoặc đã áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng bỏ trốn; có thể mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu vụ án hoặc có hành vi khác cản trở điều tra, truy tố, xét xử.

2.Liên quan đến tội phạm và hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự, Dự thảo BLHS sửa đổi theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn một số tội phạm phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tăng nặng hình phạt, cụ thể hóa và bổ sung tình tiết tăng nặng… , trong đó có hành vi chống người thi hành công vụ. Cụ thể, Điều 257 về tội chống người thi hành công vụ, sửa đổi về cấu thành hình thức và cấu thành nội dung của tội phạm, đề xuất sửa đổi theo hướng tăng hình phạt đối với tội phạm này, bổ sung tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự gồm các hành vi “có tính chất côn đồ”, hành vi “đã bị xử lý hành chính mà còn tiếp tục vi phạm”, “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”….

3. Về chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, (trong đó có việc xử lý hành vi chống người thi hành công vụ), hàng năm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều ban hành Chỉ thị công tác, trong đó đặt ra các chỉ tiêu cụ thể trong việc thực hiện chức năng công tố đối với các đơn vị, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Kết quả công tác Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thể hiện đều đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu công tác đề ra, không để trường hợp nào chống người thi hành công vụ bị bỏ lọt hoặc không xử lý.



Cùng với việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, việc xử lý tình trạng vi phạm, tội phạm nói chung, tội chống người thi hành công vụ nói riêng còn đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp của các ngành, các cấp, của toàn xã hội, trong đó có đóng góp tích cực của các cử trí và đại biểu Quốc hội.

5. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri cho rằng công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua tuy đạt được một số kết quả, một số vụ án lớn về tham nhũng được điều tra xét xử kịp thời, nhưng số vụ việc phát hiện còn ít, một số vụ chậm xét xử, bị tạm hoãn nhiều lần (vụ ngân hàng ACB, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, vụ công ty dệt Phương Đông ở thành phố Hồ Chí Minh....); các vụ tham nhũng mới được báo chí thông tin gần đây như vụ nhận hối lộ 16 tỷ đồng để công ty tư vấn JTS Nhật Bản trúng thầu, vụ bôi trơn 2 triệu USD tại thành phố Hồ Chí Minh... Cử tri kiến nghị ngành chức năng sớm có kết luận công bố cho cử tri theo dõi, giám sát. Đồng thời xem xét trách nhiệm liên quan của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng tham nhũng, thất thoát tài sản nhà nước.

Trả lời: Tại công văn số 3254/VKSTC-V1 ngày 24/9/2014

- Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty dệt kim Đông Phương và Agribank chi nhánh 6, TP Hồ Chí Minh” được khởi tố theo Quyết định số 01/C48(P8) ngày 25/9/2012 của Cơ quan cảnh sát điều tra (C48) Bộ Công an. Vụ án có 11 bị can, trong đó có 02 bị can là người đng đầu cơ quan, đơn vị: Lê Thành Công, nguyên là Giám đốc Công ty Đông Phưong bị khởi t về 2 tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ” và “Li dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” - theo Điều 280, 281 BLHS; bị can Hồ Đăng Trung, nguyên là Giám đc Agrbank chi nhánh 6 - Tp Hồ Chí Minh bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các t chức tín dụng” - theo Điều 179 BLHS. Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra (C48) Bộ Công an đã xác định tổng thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị can gây ra khoảng 970 tỷ đồng, ngày 11/8/2014 Cơ quan CSĐT(C48), Bộ Công an đã kết thúc điều tra vụ án và có kết luận điều tra số 03 đề nghị Viện kiểm sát (Vụ 1B, VKSNDTC) truy tố 11 bị can về các tội: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. VKSND tối cao đã ban hành Cáo trạng số 08/VKSTC-V1B, ngày 15/9/2014, truy tố 11 bị can về các tội danh đã khởi tố, hiện nay hồ sơ vụ án đã được chuyển tới Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để xét xử theo quy định của pháp luật.

* Xem xét trách nhiệm liên quan của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi để xảy ra tình trạng tham nhũng, thất thoát tài sản Nhà nước.



  • Công ty dệt kim Đông Phương là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam. Bị can Lê Thành Công, nguyên Giám đốc Công ty dệt kim Đông Phương đã bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 281, 280 BLHS). VKSND tối cao sẽ xem xét kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu Tập đoàn dệt may Việt Nam để xảy ra tham nhũng tại doanh nghiệp trực thuộc.

  • Ngân hàng nông nghiệp và phát triến nông thôn chi nhánh 6, thành phố Hồ Chí Minh là đon vị trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank Việt Nam) để xảy ra vi phạm pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. Bị can Hồ Đăng Trung, nguyên là Giám đốc Agrbank chi nhánh 6- Tp Hồ Chí Minh đã bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” - theo Điều 179 BLHS; Người đứng đầu Agribank Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Đồ Tất Ngọc đã bị khởi tố bị can theo Quyết định sổ 308/C46, BCA, ngày 11/9/2014 về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS) xảy ra tại Công ty dịch vụ Ngân hàng Agribank; Phạm Thanh Tân nguyên Phó Giám đốc Agribank Việt Nam đã bị khởi tố bị can về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 BLHS) trong vụ án xảy ra tại Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam và Agribank chi nhánh Nam Hà Nội; Hoàng Anh Tuấn thành viên HĐQT đã bị cách chức; Nguyễn Thế Bình nguyên Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam đã bị Ủy ban kiểm tra Trung ương ra Quyết định xử lý kỷ luật Đảng. Hiện Cơ quan điều tra đang tiếp tục xác minh làm rõ hành vi Thiếu trách nhiệm của những người đứng đầu Agribank Việt Nam.

  • Ngày 10/02/2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã truy tố Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm về các tội “Kinh doanh trái phép”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 159, 139, 161, 165 của Bộ luật hình sự. Vụ án được chuyển đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đế xét xử theo thấm quyền. Ngày 16/4/2014, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, Luật sư bào chữa của bị cáo Trần Xuân Giá trình đơn xin hoãn phiên tòa của bị cáo do đang cấp cứu tại bệnh viện. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành xác minh tại Bệnh viện Hữu Nghị, xác định bị cáo đang điều trị tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt; bị cáo xin hoãn phiên tòa do không đủ sức khỏe để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do bị cáo Trần Xuân Giá vắng mặt có lý do chính đáng, Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 1, Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngày 08/5/2014, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có Quyết định sổ 185/QĐ/HSST về việc đưa vụ án ra xét xử. Từ ngày 20/5/2014 đến 09/6/2014, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thấm và tuyên phạt đối với các bị cáo trong vụ án (riêng bị cáo Trần Xuân Giá phải tạm đình chỉ xét xử trước khỉ mở phiên tòa theo khoản 1 Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự, do bị cáo mắc bệnh hiểm nghèo).

Như vậy, công tác điều tra, truy tổ, xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Vụ án phải hoãn phiên tòa là có lý do chính đáng, sau đó đã đưa ra xét xử trong thời hạn luật định. Hiện nay, vụ án đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thuộc thẩm quyền của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hà Nội.

6. Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Có ý kiến cử tri cho rằng công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nghiêm trọng trong thời gian vừa qua như: Vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Dương Chí Dũng, vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường... chưa đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, mới đưa ra xét xử lại phải hoãn ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân trong công tác chống tham nhũng. Đề nghị quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác truy tố các vụ án tham nhũng

Trả lời: Tại công văn số 3221/VKSTC-V1B ngày 23/9/2014

Vụ án “Dương Chí Dũng và đồng phạm phạm tội Tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tông công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines)” được khởi tố theo quyết định số 01/C48(P2) ngày 01/02/2012 của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội Tham ô tài sản (Điều 278BLHS) và quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án số 01/C48(P2) ngày 17/5/2012 về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165BLHS). Vụ án có 10 bị can, trong đó bị can Dương chí Dũng nguyên là Chủ tịch HĐQT Vinalines bị khởi tố về 2 tội Tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Do tính chất phức tạp của vụ án, có liên quan đến yểu tố người nước ngoài nên vụ án được gia hạn thời hạn điều tra đặc biệt. Ngày 14/10/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra (C48) Bộ công an đã kết thúc điều tra vụ án và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 1B) truy tố 10 bị can về các tội danh đã khởi tố. Ngày 01/11/2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 1B) đã có Cáo trạng số 16/VKSTC-V1B, truy tố 10 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đế xét xử và ủy quyền cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án. Ngày 12/12/2013, HĐXX của TAND thành phố Hà Nội đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án, ngày 16/12/2013 Hội đồng xét xử đã tuyên án với mức án tử hình các bị cáo Dương Chí Dũng và Mai văn Phúc, các bị cáo còn lại từ 4 năm đến 22 năm tù.

Đây là vụ án tham nhũng lớn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương chỉ đạo sát sao, dư luận xã hội quan tâm theo dõi, quá trình giải quyết vụ án được các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương và thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện chặt chẽ, chất lượng điều tra và tiến độ điều tra được đảm bảo, thời hạn truy tố, thời hạn xét xử vụ án đúng quy định của luật. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các bị can đúng người, đúng tội, bị oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm(Vụ án không bị trả hồ sơ điều tra bổ sung, bị hoãn phiên tòa). Mức án Tòa tuyên đối với các bị cáo đảm bảo tính minh bạch, được dư luận đồng tình ủng hộ.

7. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Nhà nước quan tâm tăng cường kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị làm việc cho ngành kiểm sát, xây dựng mới trụ sở làm việc cho một số đơn vị mà trụ sở làm việc xây dựn đã cũ, xuống cấp nghiêm trọng để phục vụ công tác và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Trả lời: Tại công văn số 3252/VKSTC-V11 ngày 24/9/2014

- Về đầu tư xây dựng trụ sở:

Hiện nay, toàn ngành Kiểm sát nhân dân hiện có 780 đơn vị (tính đến hết tháng 6/2014), gồm 706 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Đại diện Văn phòng VKSNDTC tại TP Hồ Chí Minh và các đơn vị trực thuộc Viện kiếm sát nhân dân tối cao.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, có 48/63 đơn vị (chiếm 76,2%) có trụ sở ổn định được đầu tư từ năm 2005-2012, đáp ứng được yêu cầu làm việc tạm thời; có 07 đơn vị (chiếm 11,1%) có trụ sở xây dựng đã lâu (xây dựng trước 2005), nay đã xuống cấp, thiếu diện tích làm việc cần đầu tư sửa chữa cải tạo mở rộng; có 08 đơn vị (chiếm 12.7%) cần đầu tư xây dựng mới toàn bộ do đã xây dựng từ trước năm 2000, hiện nay nhà hư hỏng, xuống cấp và thiếu diện tích làm việc.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có tổng số 706 đơn vị, trong đó có 274 đơn vị (chiếm 40%) trụ sở ổn định được đầu tư từ năm 2005 - 2012 cơ bản đáp ứng được yêu cầu làm việc tạm thời; có 274 đơn vị (chiếm 40%) có trụ sở xây dựng đã lâu (xây dựng năm 2000 - 2005), nay đã xuống cấp, thiếu diện tích làm việc cần đầu tư sửa chữa cải tạo mở rộng; có 158 đon vị (chiếm 20%) cần đầu tư xây dựng mới toàn bộ đây là các đơn vị mới thành lập do chia tách quận, huyện chưa có trụ sở làm việc; do phải di chuyển địa điểm theo quy hoạch của địa phương; do đang thuê nhà ở tạm hoặc do xây dựng từ trước năm 2000 hiện nay đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo an toàn sử dụng (đặc biệt có 26 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân các cấp còn phải đi thuê trụ sở để làm việc).

Như vậy, nhu cầu đầu tư xây dựng trụ sở là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn đầu tư cấp cho ngành Kiểm sát nhân dân rất hạn hẹp, chỉ đạt khoảng 30% nhu cầu của toàn ngành (năm 2012: 321 tỷ đồng; năm 2013: 305, 8tỷ đồng; năm 2014: 385,5 tỷ đồng). Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã rà soát, phân loại nhu cầu cấp bách từng trụ sở để đầu tư. Năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ cấp vốn cho các dự án quyết toán hoàn thành, các dự án chuyển tiếp, ưu tiên bố trí vốn khởi công mới cho các dự án thực sự cấp bách như Dự án trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, dự án nhà hành chính và đường giao thông của Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, dự án hệ thống cấp thoát nước của Phân hiệu Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương, hiện nay đang tiếp tục bố trí vốn cho dự án Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (tổng số vốn đã bố trí đến hết năm 2013 là 15.605 triệu đồng; kế hoạch vốn năm 2014 là 11.130 triệu đồng).

Thiếu vốn đầu tư là khó khăn chung của cả nước cũng như các đơn vị trong toàn ngành, đặc biệt đối với các đơn vị mới thành lập còn phải đi thuê nhà hoặc làm nhà tạm, nhu cầu đầu tư hết sức cấp bách.

Thực hiện cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị và Chương trình làm việc của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, để tháo gỡ khó khăn cho việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện KSND tối cao đang triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

+ Xây dựng Đề án: Xây dựng hệ thống trụ sở, trang thiết bị và phương tiện làm việc ngành KSND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, trình Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đế báo cáo Bộ Chính trị có chủ trương ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho ngành KSND làm cơ sở để ngành xây dựng đề án cụ thể theo từng giai đoạn (3 năm đến 5 năm) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cùng với việc báo cáo tổng thể nhu cầu về đầu tư, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đề xuất cơ chế phân bổ vốn đầu tư cho Viện kiểm sát nhân dân theo hướng: vốn đầu tư phân bổ theo giai đoạn (3 năm, 5 năm) đế chủ động cân đối vốn đầu tư với thời gian thực hiện dự án (nhóm c không quá 3 năm; nhóm B không quá 5 năm); đồng thời đề nghị Chính phủ trình Quốc hội phân bổ vốn đầu tư ưu tiên cải cách tư pháp.

+ Xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 ngành Kiểm sát nhân dân theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ưu tiên giải quyết dút điểm các trụ sở đang đầu tư dở dang và dành cho xây dựng các trụ sở do đơn vị mới thành lập, chia tách, phải di dời theo quy hoạch của địa phương. Cơ cấu đầu tư ưu tiên trước hết các vùng sâu, vùng xa, trụ sở chưa có, phải đi thuê, thiếu diện tích làm việc,...


  • Để bổ sung nguồn vốn đầu tư, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ phối hợp cùng với chính quyền địa phương đẩy nhanh việc bán các trụ sở dôi dư do sắp xếp lại theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tái đầu tư cho các dự án.

  • Vđầu tư mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc:

Để đảm bảo điều kiện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành, trong những năm qua Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xây dựng và được Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho từng giai đoạn, năm 2011 được phê duyệt Đề án giai đoạn III (2011-2015) với tổng kinh phí 696,53 tỷ đồng (đã được cấp từ năm 2011-2014 là 578,8 tỷ đồng) để trang bị xe ô tô chuyên dùng cấp huyện, xe máy công, máy photocopy, máy vi tính để bàn, máy tính xách tay, máy Scan, máy chiếu, tủ hồ sơ lưu trữ. Năm 2015 Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí còn lại là 117,73 tỷ đồng để trang bị thêm máy vi tính để bàn, camera, máy ghi âm, máy ảnh, loa, âm ly, ti vi đâu đĩa theo lộ trình Đề án được duyệt.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương đã được trang bị như sau:

+ Về xe ô tô: Đã bảo đảm đủ theo tiêu chuấn định mức cho Viện kiếm sát nhân dân tỉnh Hải Dương 3 chiếc; xe ô tô chuyên dùng trong toàn ngành đảm bảo được 40% số các đơn vị cấp huyện (đơn vị cấp huyện có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên, có lượng án nhiều, phức tạp, có địa bàn hoạt động rộng), đối với Hải Dương đã cấp cho Viện kiểm sát nhân dân thành phổ 01 xe ô tô chuyên dùng.

+ Xe máy công: Đã đảm bảo 60 % đơn vị cấp huyện còn lại không được cấp xe ô tô chuyên dùng (mỗi đơn vị 02 chiếc), năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương được cấp 13 chiếc.

+ Máy photocopy thường: cấp năm 2012, 2013 là 15 chiếc.

+ Máy vi tính để bàn: cấp năm 2012, 2013 cấp 67 chiếc, 2014 cấp 8 chiếc.

+ Về máy Scan: cấp năm 2013 là 13 chiếc;

+ Máy vi tính xách tay: cấp năm 2014 là 21 chiếc;

+ Máy chiếu: cấp năm 2014 là 13 chiếc;

+ Tủ hồ sơ lưu trữ: cấp năm 2014 là 15 chiếc.

Do nguồn ngân sách nhà nước cấp còn eo hẹp nên việc đầu tư trang thiết bị chưa thể đáp ứng được nhu cầu cho thực hiện nhiệm vụ cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các trang thiết bị hỗ trợ trực tiếp cho Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên khi thực thi nhiệm vụ như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay ... Hệ thống công nghệ thông tin chưa đồng bộ và đã lạc hậu, đường truyền tốc độ chậm ảnh hưởng tới sự kịp thời của thông tin. Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện chưa có mạng LAN do khó khăn về nguồn kinh phí.

Vì vậy, năm 2014 ngành Kiểm sát tiếp tục xây dựng bổ sung Đề án đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc giai đoạn 2015-2020 trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm dáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ, đặc biệt là đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, trong đó đảm bảo trang bị cho 100% đơn vị cấp huyện có xe ô tô chuyên dùng; mỗi đơn vị có 02 máy photocopy, 03 máy vi tính xách tay, 02 máy scan, 02 tủ hồ sơ lưu trữ, 2 máy camera, 2 máy ghi âm kỹ thuật số, 2 máy ảnh kỹ thuật số, 1 bộ loa âm ly và 1 bộ tivi đầu đĩa; trang bị cho 100% cán bộ, công chức, viên chức trong ngành kiếm sát mỗi người/máy vi tính đế bàn.



8. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị xem xét nâng chế độ đãi ngộ (lương, phụ cấp, các khoản chi đặc thù như: bồi dưỡng kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp, kiểm sát khám nghiệm hiện trường, trực nghiệp vụ….) đối với cán bộ, công chức ngành kiểm sát.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   75   76   77   78   79   80   81   82   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương