KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang76/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   72   73   74   75   76   77   78   79   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 485/TANDTC-TK ngày 29/8/2014

Về vấn đề này, Chánh án Toà án nhân dân tối cao xin được tiếp thu và giao cho các đơn vị chức năng thuộc Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao để sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể.



21. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an cần rà soát lại các trường hợp bị kết án tử hình, bản án đã có hiệu lực pháp luật mà chưa có quyết định thi hành án, làm rõ nguyên nhân, có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, tổ chức việc thi hành án tử hình được kịp thời, giảm bớt áp lực trong công tác giam giữ người bị kết án tử hình.

Trả lời: Tại công văn số 485/TANDTC-TK ngày 29/8/2014

Theo quy định tại Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự, bản án tử hình có hiệu lực pháp luật được thi hành, nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án tử hình, thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình. Trong trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm án tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.

Thực hiện quy định tại Điều 258 bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành, sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao hoặc Toà án đã xử sơ thẩm (trường hợp không có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm) đã khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ vụ án và gửi đến Toà án nhân dân tối cao. Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án tử hình, Toà án nhân dân tối cao khẩn trương tổ chức nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, kiểm tra tính hợp pháp của đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của người bị kết án, trình Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét ra quyết định không kháng nghị bản án tử hình có hiệu lực pháp luật và có tờ trình Chủ tịch nước về đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của người bị kết án (nếu người bị kết án tử hình có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm án tử hình). Trường hợp người bị kết án tử hình hoặc người thân thích của họ có đơn đề nghị xem xét lại bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật (đơn có nội dung kêu oan, xét xử không đúng, mức án quá nặng …), thì Tòa án nhân dân tối cao sẽ xem xét lại bản án tử hình theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc ra quyết định không kháng nghị bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật và trình Chủ tịch nước về đơn xin ân giảm án tử hình của người bị kết án còn chậm do những nguyên nhân sau:

- Trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình chậm gửi đơn xin ân giảm án tử hình của người bị kết án đến Toà án nhân dân tối cao, một số trường hợp phải sau khi Toà án nhân dân tối cao có công văn yêu cầu thì Toà án nhân dân tối cao mới nhận được đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của người bị kết án. Người bị kết án tử hình làm đơn xin ân giảm quá thời hạn quy định của pháp luật, đơn xin ân giảm của người bị kết án tử hình do người khác viết hộ nhưng lại không có chữ ký của người viết hộ hoặc không có xác nhận của trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình; người bị kết án tử hình là người nước ngoài, viết đơn xin ân giảm bằng tiếng nước ngoài, nhưng lại không có bản dịch ra tiếng Việt…; do đó, Tòa án nhân dân tối cao phải chuyển lại đơn của người bị kết án cho Trại tạm giam để hoàn thiện các thủ tục theo quy định.

- Nhiều hồ sơ vụ án hình sự có người bị kết án tử hình mà trong đó phần căn cước lý lịch của người bị kết án được thể hiện không thống nhất. Sự không thống nhất này chủ yếu là về họ, tên, tên đệm; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ quê quán, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú; họ, tên, tuổi của bố, mẹ, vợ, chồng, các con… của người bị kết án. Đối với các trường hợp này, Toà án nhân dân tối cao phải gửi công văn yêu cầu các Toà án đã xử sơ thẩm hoặc chính quyền địa phương nơi người bị kết án đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tiến hành xác minh lý lịch của người bị kết án. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải xác minh ở các xã vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn các tỉnh miền núi nên chậm nhận được kết quả xác minh; một số trường hợp người bị kết án tử hình là người nước ngoài hoặc người Việt Nam nhưng có quốc tịch nước ngoài, cư trú tại nước ngoài nên phải xác minh thông qua cơ quan Interpol Việt Nam. Kết quả phải xác minh về một người bị kết án ở nhiều địa phương khác nhau về cùng một vấn đề của một người bị kết án lại có nội dung hoàn toàn khác nhau; nhiều trường hợp kết quả xác minh hoàn toàn khác so với bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm.

- Người bị kết án tử hình hoặc người thân thích của họ có đơn đề nghị xem xét lại bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật (đơn có nội dung kêu oan, xét xử không đúng, mức án quá nặng …); do đó, Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét lại bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Nhiều trường hợp, người bị kết án tử hình vừa có đơn xin ân giảm án tử hình lại vừa có đơn kêu oan (hoặc xin giảm nhẹ hình phạt), nên Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét lại bản án tử hình theo thủ tục giám đốc thẩm, sau đó mới có thể trình Chủ tịch nước xem xét đơn xin ân giảm của người bị kết án.

- Cơ quan điều tra có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tạm dừng làm các thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành đối với một số người bị kết án để phục vụ cho công tác điều tra một số vụ án khác có liên quan đến những người này.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao có các công văn yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh tòa các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án các Tòa án quân sự quân khu và tương đương thường xuyên quán triệt để các Thẩm phán khi giải quyết các vụ án hình sự nói chung và đặc biệt là các vụ án hình sự có người phạm tội bị truy tố theo khung hình phạt có mức án cáo nhất là tử hình hoặc có người bị kết án tử hình hoặc tuy không có người nào bị xử phạt tử hình, nhưng có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu xử phạt tử hình, phải kiểm tra kỹ phần căn cước, lý lịch của bị cáo. trường hợp phát hiện có sự khác nhau giữa các tài liệu có trong hồ sơ vụ án (như lý lịch bị can, lời khai của bị can, kết luận điều tra, cáo trạng, bản án sơ thẩm, đơn kháng cáo của bị cáo...) về họ, tên, tên đệm, tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ quê quán, nơi sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú; họ, tên, tuổi của bố, mẹ, vợ, chồng,các con... của bị cáo thì phải cho xác minh ngay trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Tùy trường hợp cụ thể mà Tòa án có thể tự xác minh hoặc yêu cầu Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra xác minh theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp tại phiên tòa mới phát hiện có sự khác nhau giữa các tài liệu có trong hồ sơ vụ án về các vấn đề trên thì Hội đồng xét xử phải kiểm tra, xét hỏi kỹ phần căn cước, lý lịch của bị cáo để bảo đảm tính chính xác và phải được thể hiện đầy đủ trong biên bản phiên tòa và trong bản án. ... Đồng thời, Tòa án nhân dân tối cao cũng yêu cầu các Tòa án phải phối họp với trại tạm giam, nơi đang giam giữ người bị kết án tử hình tiến hành xác minh việc làm đơn xin ân giảm của người bị kết án tử hình sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, tính hợp pháp của đơn xin ân giảm án tử hình

Ngoài ra, Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành Quy chế phối hợp công tác; trong đó, quy định trách nhiệm cụ thể của Văn phòng Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao trong việc phối hợp phục vụ Chủ tịch nước trong việc xét đơn xin ân giảm án tử hình.

Để quản lý chặt chẽ chính xác 100% các bị án tử hình đang bị giam tại các trại tạm giam trong phạm vi cả nước, biết rõ tiến độ giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng từ khi xét xử sơ thẩm tuyên án tử hình đến khi thi hành xong bản án tử hình, ngày 26-9-2002 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch liên ngành số 17/KHLN-2002 về việc kiểm tra các bị án tử hình đang bị giam tại các trại tạm giam; trong đó, yêu cầu liên ngành Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thành lập tổ công tác liên ngành do Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì (thành phần gồm Phó Viện trưởng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh và một số chuyên viên thuộc các đơn vị nghiệp vụ), vào ngày cuối cùng của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, 12 hàng năm) tiến hành kiểm tra lên danh sách số bị án tử hình, báo cáo cuối quý lên thường trực liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành, trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương thực hiện nghiêm túc các công văn chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tiến hành các rà soát lại các trường hợp bị kết án tử hình mà bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa có quyết định thi hành án để kịp thời thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành.



22. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị xem xét, cho phép quy định người dân có quyền khởi kiện các cơ quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định pháp luật.

Trả lời: Tại công văn số 474/TANDTC-KHXX ngày 29/8/2014

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì người dân không có quyền khởi kiện các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định của Hiến pháp. Theo quy định tại Điều 28 Hiến pháp năm 2013, thì “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”. Như vậy, đối với trường hợp này thì công dân thực hiện quyền của mình thông qua việc phản ánh, kiến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.



23. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị xử lý nghiêm các loại tội phạm lợi dụng ngoại cảm để lừa đảo tìm hài cốt liệt sỹ để trục lợi.

Trả lời: Tại công văn số 475/TANDTC-TKTH ngày 29/8/2014

Xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ án hình sự nói chung và các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng vừa là trách nhiệm, yêu cầu vừa là mục tiêu của Tòa án các cấp. Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ án về xâm phạm sở hữu, quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao là cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt số lượng lớn tài sản người khác, gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo chỉ áp dụng đối với những bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng được khoan hồng đặc biệt, đúng với quy định của pháp luật.

Quán triệt chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao, trong thời gian qua nhìn chung các Tòa án đều đảm bảo xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các bị cáo phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hình phạt mà Tòa án đã tuyên tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo (năm 2011: xét xử sơ thẩm 1.765 vụ/2.377 bị cáo; năm 2012: xét xử sơ thẩm 2.094 vụ/2.800 bị cáo; năm 2013: xét xử sơ thẩm 2.297 vụ/3.152 bị cáo; 6 tháng đầu năm 2014: xét xử sơ thẩm 978 vụ/1.469 bị cáo).

Trong thời gian vừa qua, lợi dụng nhu cầu của thân nhân liệt sỹ trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ và chính sách hỗ trợ việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ của Ngân hàng chính sách xã hội, một số đối tượng đã lợi dụng ngoại cảm để lừa đảo tìm hài cốt liệt sỹ nhằm trục lợi. Các cơ quan chức năng đã phát hiện và khởi tố, điều tra nhiều vụ án liên quan đến việc lợi dụng ngoại cảm để lừa đảo tìm hài cốt liệt sỹ nhằm trục lợi; trong đó, có nhiều vụ các đối tượng có thủ đoạn dùng xương động vật giả làm hài cốt liệt sỹ, di vật giả của liệt sỹ để lừa đảo chiếm đoạt tiền của thân nhân liệt sỹ và chiếm đoạt tiền hỗ trợ của các ngân hàng chính sách. Đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật hình sự. Hành vi lợi dụng danh nghĩa nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sỹ để lừa đảo không chỉ đơn thuần xâm phạm quyền sở hữu tài sản của gia đình liệt sỹ mà còn xâm phạm đến tín ngưỡng, tâm linh và ý nghĩa cao cả của công cuộc đền ơn đáp nghĩa trong việc tìm kiếm mộ liệt sỹ, gây bức xúc và ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tinh thần đối với thân nhân các liệt sỹ và nhân dân. Việc lợi dụng danh nghĩa nhà ngoại cảm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một hành động phỉ báng lên vong linh các liệt sỹ, cũng như phỉ báng lên công sức, tâm đức của toàn dân tộc, đồng thời làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các nhà ngoại cảm chân chính. Do vậy, quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao là chỉ đạo Tòa án các cấp xử lý thật nghiêm khắc đối với người chủ mưu, tổ chức, người trực tiếp có hành vi lợi dụng danh nghĩa nhà ngoại cảm lừa đảo chiếm đoạt tiền của thân nhân liệt sỹ. Đối với những người khác có liên quan trong vụ việc lợi dụng danh nghĩa ngoại cảm tìm hài cốt liệt sỹ nhằm trục lợi, trong quá trình giải quyết, xét xử, Tòa án các cấp sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến tố tụng xác minh làm rõ và tùy từng trường hợp mà xử lý nghiêm minh hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.



25. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Toà án để Toà án thực hiện thống nhất theo Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trả lời: Tại công văn số 484/TANDTC-TK ngày 29/8/2014

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIII và sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao đã xây dựng dự án Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Toà án nhân dân và đã gửi hồ sơ dự án Pháp lệnh đến Uỷ ban tư pháp của Quốc hội để thẩm tra trước khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.



26. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét, phân bổ Thẩm phán cho Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa theo hướng mỗi Tòa chuyên trách có ít nhất 3 Thẩm phán và đủ số lượng Thẩm phán bổ nhiệm chức vụ quản lý.

Trả lời: Tại công văn số 484/TANDTC-TK ngày 29/8/2014

Theo quy định, việc phân bổ biên chế, trong đó có biên chế Thẩm phán các Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở các đề án về biên chế của Tòa án nhân dân tối cao trong từng thời kỳ, giai đoạn. Theo đó, việc phân bổ biên chế cán bộ, Thẩm phán phải căn cứ vào số lượng công việc cùng các tiêu chí khác như địa bàn, tình hình dân cư, cơ cấu tổ chức tối thiểu của các Tòa án…

Trong thời gian qua, căn cứ vào các nghị quyết phân bổ biên chế của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo từng giai đoạn, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các đơn vị, Tòa án địa phương xây dựng kế hoạch phân bổ biên chế cho các đơn vị, Tòa án địa phương theo các tiêu chí quy định, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù của từng khu vực, vùng miền… để trình lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện phân bổ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, Tòa án. Qua thực tế thực hiện cho thấy còn có các khó khăn, bất cập trong công tác này, đó là: Số lượng biên chế cán bộ, Thẩm phán được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân bổ còn chưa bảo đảm so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.

Căn cứ vào các tiêu chí phân bổ biên chế, Tòa án nhân dân tối cao đã phân bổ cho Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa 13 Thẩm phán. Theo mặt bằng chung, số lượng Thẩm phán này đã đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (gần 600 vụ/năm). Việc đề nghị phân bổ Thẩm phán cho Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa theo hướng mỗi Tòa chuyên trách có ít nhất 3 Thẩm phán và đủ số lượng Thẩm phán bổ nhiệm chức vụ quản lý là phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay do số lượng Thẩm phán được Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho các Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 1.170 Thẩm phán trung cấp, nên Tòa án nhân dân tối cao không có chỉ tiêu để phân bổ thêm cho các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ xây dựng đề án biên chế để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, tăng số lượng biên chế, Thẩm phán bảo đảm phù hợp với yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, theo mô hình 4 cấp Tòa án, bảo đảm khắc phục triệt để những vướng mắc, bất cập trong vấn đề biên chế của các Tòa án nhân dân, trong đó có Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

27. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định “Tòa án là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”, trong đó Thông tư liên tịch số 02/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 về hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân quy định Hội đồng xét giảm án phạt tù không được không được độc lập áp dụng quy định tại Điều 58, 59, 76 Bộ luật hình sự, mà phải phụ thuộc vào ý kiến thẩm định của Tổng cục VIII Bộ Công an; Hội đồng xét giảm án không được quyền quyết định mức giảm cao hơn mức thẩm định của Tổng cục VIII là trái Hiến pháp và các luật có liên quan. Đề nghị kịp thời sửa đổi thông tư liên tịch này.

Trả lời: Tại công văn số 484/TANDTC-TK ngày 29/8/2014

Về vấn đề này, Chánh án Toà án nhân dân tối cao xin được tiếp thu và giao cho các đơn vị chức năng thuộc Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu sửa đổi thông tư liên tịch số 02/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15-5-2013 cho phù hợp.



28. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự. Sớm có văn bản trong từng lĩnh vực cụ thể, tránh sự nhận thức khác nhau giữa cơ quan thực hiện và cơ quan kiểm tra, giám sát.

Trả lời: Tại công văn số 468/TANDTC-KHXX ngày 29/8/2014

Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 (sau đây gọi là Bộ luật tố tụng dân sự). Có thể nói Bộ luật tố tụng dân sự là một bộ luật lớn và có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật cũng như trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự mới chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung những vướng mắc, bất cập lớn, những vấn đề thực sự bức xúc còn nhiều nội dung khác thì cần phải được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn và sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung khi sửa đổi toàn diện Bộ luật tố tụng dân sự. Thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay cho thấy nhiều quy định của Bộ luật này còn chưa phù hợp, một số quy định còn có cách hiểu và áp dụng khác nhau, do đó, việc tổng kết thực tiễn để nghiên cứu, sửa đổi toàn diện các quy định của Bộ luật này đang được Tòa án nhân dân tối cao chủ động thực hiện.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của
Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Kết luận số 79-KL/TW, Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và Hiến pháp năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, theo đó, một số quy định của pháp luật tố tụng, trong đó có Bộ luật tố tụng dân sự đã không còn phù hợp với Hiến pháp và yêu cầu cải cách tư pháp.

Theo các Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18-6-2013 của Quốc hội về Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 đã bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII dự án Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết 70/2014/QH13 ngày 30-5-2014 của Quốc hội về Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 về việc giao cho Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan chủ trì soạn thảo và trình dự án luật này. Thực hiện các Nghị quyết nêu trên Tòa án nhân dân tối cao đã thành lập Tổ biên tập dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 để tổng hợp khó khăn, vướng mắc, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành đảm bảo rõ ràng, cụ thể, tránh việc hiểu và nhận thức khác nhau khi áp dụng Luật. Để xây dựng dự án luật này, Tòa án nhân dân tối cao đang tích cực phối hợp với Ban soạn thảo dự án luật để khẩn trương hoàn thiện dự án đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 9 năm 2015 và thông qua tại kỳ họp thứ 10 năm 2015.



29. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành Luật tố tụng lao động để có căn cứ tố tụng độc lập và cụ thể khi giải quyết các vụ án lao động, đảm bảo việc xét xử có hiệu quả.

Trả lời: Tại công văn số 468/TANDTC-KHXX ngày 29/8/2014

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, trong đó Tòa án nhân dân tối cao được giao là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng dự án Luật tố tụng lao động (sau đây viết tắt là Dự án Luật), Tòa án nhân dân tối cao đã thành lập Ban soạn thảo dự án Luật, tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, xây dựng dự thảo Luật tố tụng lao động. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30/5/2014 của Quốc hội về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 thì Quốc hội không đưa dự án Luật tố tụng lao động vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao sẽ nghiên cứu để cụ thể hóa các trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc lao động vào trong dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi). Theo Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30/5/2014 của Quốc hội nêu trên, thì dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ mười Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII vào tháng 10 năm 2015.



30. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể trường hợp bị cáo đã có tiền án chưa được xóa án tích lại phạm tội đánh bạc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 248 BLHS thì áp dụng cụ thể hình phạt (phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù) nào để làm căn cứ tiến hành kiểm sát xét xử, kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án theo quy định.

Trả lời: Tại công văn số 468/TANDTC-KHXX ngày 29/8/2014

Theo quy định của Hiến pháp 2013, thì Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Việc áp dụng hình phạt nào Hội đồng xét xử phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, nhân thân của người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ … để quyết định loại hình phạt và mức hình phạt đối với người phạm tội. Việc áp dụng hình phạt này không ảnh hưởng đến chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát và không phải là căn cứ để tiến hành kiểm sát.



31. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri phản ánh, tại phiên chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XIII, qua báo cáo có 6 vụ án ở tỉnh Quảng Bình còn tồn đọng, chưa thi hành án được do bản án, quyết định có sai sót, tuyên không rõ ràng. Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét và có biện pháp khắc phục.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   72   73   74   75   76   77   78   79   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương