KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang7/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 8973 /BGTVT-ATGT ngày 24/7/2014

1. Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp lâu dài và trọng tâm trên phạm vi toàn quốc trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2013 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, Nghị Quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2013 và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2013 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông trong hoạt động vận tải; hàng năm, đặc biệt tại Quyết định số 2043/QĐ-TTg ngày 05/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013-2015 đã xác định quan điểm, mục tiêu:

+ Tuyên truyền về an toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên cần phải thực hiện liên tục, bền bỉ trong một thời gian dài nhằm xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ và người tham gia giao thông…

+ Đến hết năm 2015, 95% người tham gia giao thông được phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn giao thông, 85% học sinh, sinh viên các bậc học được giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, 100% đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô được tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe, 100% lãnh đạo các cấp chính quyền được tuyên truyền về an toàn giao thông, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.

2. Thực hiện Chỉ thị của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc, cụ thể như sau:

- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã ban hành kế hoạch hành động “Năm An toàn giao thông” với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, các địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội triển khai thực hiện.

- Ủy ban ATGT Quốc gia đã ký kết các Chương trình phối hợp về tuyên truyền: với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCSHCM đã ký kết Chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác giáo dục ATGT trong đoàn viên, thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên giai đoạn 2012-2017; với Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh cuộc vận động “Nông dân tham gia bảo đảm TTATGT”; với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về thực hiện cuộc vận động “Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc mỗi gia đình”; với Bộ Y tế về “Tăng cường công tác y tế nhằm giảm thiểu thiệt hại TNGT”; với Hội Cựu chiến binh Việt Nam về thực hiện cuộc vận động “Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn TTATGT”, đẩy mạnh tuyên truyền đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, văn hóa giao thông,…

- Các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể cũng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT như: Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và công bố Tiêu chí “Văn hóa giao thông”; Mặt trật Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động toàn dân thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT” và tiếp tục hướng dẫn các cấp Mặt trận thực hiện nội dung đưa văn hóa giao thông gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai sâu rộng cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” và “Ngày hội thanh - thiếu nhi với văn hóa giao thông”; Bộ Giao thông vận tải thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012-2016”…

- Các tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên tuyền về ATGT, Ban ATGT các tỉnh, thành phố đã biên tập phát hành hàng triệu tờ rơi tuyên truyền, cấp phát hàng trăm nghìn cẩm nang hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông, đặc biệt là mô hình hay, cách làm mới trong công tác tuyên truyền ở các tỉnh, thành phố được áp dụng và nhân rộng: Hà Nội với mô hình phát thanh tuyền tuyền, phổ biến pháp luật về TTATGT tại các nút giao thông của lực lượng CSGT; Hậu Giang tổ chức cho gần 10.000 lái xe ô tô ký cam kết không vi phạm TTATGT và gắn logo “Xe đăng ký ATGT”, đồng thời nhân rộng mô hình “Đoạn đường văn hóa an toàn”, “Câu lạc bộ chống đuối nước trẻ em”… Đặc biệt trong năm 2013, các địa phương đã chú trọng và đẩy mạnh tuyên truyền ATGT bằng hình thức lưu động đến các vùng sâu, vùng xa, đến tận các thôn, bản và tăng cường thông báo vi phạm về TTATGT về nơi cư trú, nơi công tác của người vi phạm.

- Các cơ quan thông tin, truyền thông từ Trung ương đến địa phương đã chủ động phản ánh những vấn đề thực tế về TTATGT, nhiều chuyên trang, chuyên mục đã xuất hiện trong các chương trình tryền hình, trên các báo viết, báo điện tử, trong đó, điển hình là Đài truyền hình Việt Nam và cơ quan truyền thông, thông tin của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Khánh Hòa, Hậu Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Ninh Thuận, Quảng Trị, Hưng Yên, Tiền Giang, Lạng Sơn…

3. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì công tác phát hiện và áp dụng chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT cũng được tăng cường, cụ thể:

- Triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành các Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông vận tải (để thay thế cho các Nghị định trước đây); trong đó, có bổ sung, điều chỉnh về chế tài xử phạt cho tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm, bảo đảm tính răn đe và khả thi khi thực hiện.

- Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các địa phương triển khai quyết liệt công tác TTKS và xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông, đặc biệt là các tuyến quốc lộ trọng điểm, địa bàn xảy ra nhiều TNGT. Trong 6 tháng đầu năm 2014, lực lượng Công an toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 2.788.405 trường hợp, phạt tiền 1.572 tỷ 590,86 triệu đồng. Trong đó:

+ Đường bộ: kiểm tra, lập biên bản 2.584.905 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ; phạt tiền 1.470 tỷ đồng; tạm giữ 313.473 phương tiện các loại; tước 138.675 GPLX.

+ Đường sắt: kiểm tra tại 74 đơn vị thuộc ngành Đường sắt, trên 289 chuyến tàu khách trọng điểm, 290 đường ngang; kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên môn của 159 tổ tàu, 1.780 nhân viên đường sắt; rà soát đăng ký, đăng kiểm của 61 phương tiện đường sắt. Kết quả đã xử lý 83 trường hợp (chủ yếu là hành khách không chấp hành nội quy đi tàu, đi qua đường ngang); kho bạc Nhà nước thu 13,8 triệu đồng.

+ Đường thủy nội địa: đã kiểm tra, xử lý 91.191 trường hợp vi phạm TTATGT đường thủy, nộp kho bạc Nhà nước 50,9 tỷ đồng.

+ Lĩnh vực trật tự công cộng: đã kiểm tra, xử lý 112.226 trường hợp vi phạm TTATGT đô thị và trật tự công cộng; kho bạc Nhà nước thu 51 tỷ 677,06 triệu đồng. Tạm giữ 446 ô tô, 9.557 mô tô, xe máy, 349 xe thô sơ, 33.967 đồ vật khác gồm: mái che, mái vẩy, ô dù, biển quảng cáo…

- Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Từ giữa năm 2013 đến đầu năm 2014, Bộ Giao thông vận tải thành lập 07 Đoàn kiểm tra do 07 Thứ trưởng làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT vận tải đường bộ và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các Đoàn kiểm tra đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính các đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe vi phạm, cụ thể như sau: tổng số lỗi vi phạm phát hiện là 636 lỗi, tổng số tiền xử phạt là 2.361,6 triệu đồng; thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đối với 53/350 đơn vị (chiếm 15,14% tổng số đơn vị được kiểm tra); thu hồi 134 chấp thuận khai thác tuyến; tước quyền sử dụng giấy phép cho đến khi khắc phục xong tồn tại đối với 113/350 đơn vị (chiếm 32,28% tổng số đơn vị được kiểm tra); thu hồi phù hiệu, sổ nhật trình đối với 1.370 phương tiện.

- Bộ Giao thông vận tải cũng đã chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức các đoàn kiểm tra để thực hiện kiểm tra đột xuất các đơn vị đăng kiểm. Qua kết quả kiểm tra đối với các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành, Cục ĐKVN đã đình chỉ có thời hạn 01 tháng đối với Trung tâm đăng kiểm 6004D, đình chỉ có thời hạn 03 tháng đối với Trung tâm đăng kiểm 6103D, đình chỉ hoạt động 01 dây chuyền kiểm định đối với 02 Trung tâm đăng kiểm 4701D và 9401V, đình chỉ không thời hạn đối với 03 đăng kiểm viên và 01 nhân viên nghiệp vụ, đình chỉ có thời hạn và xử lý kỷ luật về hành chính 48 đăng kiểm viên xe cơ giới. Kỷ luật 10 đăng kiểm viên liên quan đến tàu biển lưu giữ PSC, 04 đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa và 02 lãnh đạo đơn vị kiểm tra phương tiện liên quan đến trạng thái kỹ thuật và vụ cháy tàu tại thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh.

- Trong 6 tháng đầu năm 2014, các đơn vị chức năng của Bộ Giao thông vận tải và Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện: 47.639cuộc thanh tra, kiểm tra; ra quyết định xử phạt 62.816 vụ vi phạm, với số tiền phạt gần 19 tỷ đồng.

Có thể nói trong thời gian vừa qua, với những chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được triển khai đồng loạt trên phạm vi cả nước, các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, qua đó đã góp phần kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tai nạn giao thông đã giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2013 (giảm 13,51% về số vụ, giảm 4,56% về số người chết và giảm 18,28% về số người bị thương).

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương) mà Quốc hội đã đề ra, trong thời gian tới Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT cho người dân khi tham gia giao thông; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT.



70. Cử tri các tỉnh Sóc Trăng và Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị chấn chỉnh việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, vì hiện nay, việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông là rất phổ biến và phức tạp, phải được thực hiện thường xuyên trên các địa bàn, nhất là hoạt động giao thông thủy.

Trả lời: Tại công văn số 10899/BGTVT-KCHT ngày 29/8/2014

  1. Về hành lang an toàn giao thông đường bộ:

Trên địa bàn 2 tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng hiện tại có 8 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 390 km đi qua, trong đó: 5 tuyến Quốc lộ đi qua tỉnh Tiền Giang (QL.1, QL.30, QL.50, QL.60 và đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương) với chiều dài khoảng 160 km và 5 tuyến Quốc lộ đi qua tỉnh Sóc Trăng (QL.1, QL.60, QL.61B, Nam Sông Hậu và Quản Lộ - Phụng Hiệp) với chiều dài khoảng 230 km.

Đối với công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến Quốc lộ nói chung và các tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn 2 tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng nói trên, Tổng cục ĐBVN đã thường xuyên chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm HL ATĐB. Tuy nhiên, việc xử lý triệt để các trường hợp vi phạm HL ATĐB cần có sự tham gia quyết liệt của chính quyền địa phương, cụ thể là UBND các cấp nơi có đường bộ đi qua trong việc cưỡng chế và giải tỏa các công trình vi phạm.

Hiện nay, Tổng cục ĐBVN đang tích cực chuẩn bị Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 (đối với lĩnh vực đường bộ), trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ quan trọng sau đây:


  • Phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, thống kê phân loại các công trình nằm trên phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và HL ATĐB của hệ thống quốc lộ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xây dựng kế hoạch bồi thường, hỗ trợ.

  • Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HL ATĐB của các tuyến quốc lộ từ cấp I đến cấp III, khu vực nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

  • Triển khai cắm đầy đủ 2 loại mốc: Mốc GPMB xác định giới hạn phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, mốc lộ giới xác định giới hạn phần đất HL ATĐB. Sau khi tiến hành bồi thường hỗ trợ thu hồi đất, đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ tiếp nhận để quản lý sở hữu phần đất của đường bộ, phần đất HL ATĐB bàn giao cho chính quyền địa phương để quản lý sử dụng và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.

  1. Về hành lang an toàn giao thông đường thủy:

Theo Quyết định 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ Giao thông vận tải về việc công bố đường thủy nội địa quốc gia, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có sông Tiền, kênh 28, tuyến Rạch Lá - kênh Chợ Gạo - rạch Kỳ Hôn, kênh Tháp Mười số 2, kênh Tư Mới, kênh Xáng Long Định và địa bàn tỉnh Sóc Trăng có rạch Đại Ngải, kênh Phú Hữu Bãi Xàu, rạch Thạnh Lợi, rạch Ba Xuyên Dù Tho, sông Cổ Cò do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý. Hiện nay, có một số tuyến đường thủy nội địa vi phạm hành lang an toàn giao thông, cụ thể như sau:

    1. Tuyến đường thủy nội địa quốc gia thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang

a) Sông Tiền (dài 52,3km, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp đặc biệt, hành lang bảo vệ 25m).

- Tại khu vực hạ lưu cầu Mỹ Thuận có nhiều sà lan khai thác cát hoạt động trên luồng chạy tàu, hai bên ranh giới hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long đã được Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 11 phối hợp tổ chức họp liên ngành, thống nhất biện pháp xử lý với các lực lượng Thanh tra sở Tài Nguyên & Môi trường; phòng Cảnh sát đường thủy hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, Đội Thanh tra Giao thông ĐTNĐ số 6, đã sắp xếp trật tự neo đậu của các sà lan khai thác cát tại các mỏ cát, trả lại sự thông thoáng cho luồng chạy tàu ở khu vực này. Tuy nhiên, hiện nay việc neo đậu khai thác trên luồng chạy tàu ở hạ lưu cầu Mỹ Thuận có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến tình hình giao thông của các phương tiện thủy, an ninh trật tự trên địa bàn.

- Đề nghị các Sở Tài Nguyên & Môi trường hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long chủ động tổ chức kiểm tra vị trí neo đậu phương tiện khai thác tại các mỏ cát đã được cấp phép khai thác, kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long rút giấy phép khai thác đối với các mỏ cát neo đậu phương tiện không đúng phạm vi được cấp phép, để đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự trên địa bàn.

b) Kênh 28 (dài 21,3km, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III với bề rộng luồng 36m và hành lang bảo vệ 16m)

- Tại khu vực chợ nổi Cái Bè (gần ngã ba kênh 28 - Sông Tiền nhánh cù lao Tân Phong) có nhiều ghe, thuyền buôn bán trái cây, hàng nông sản thường xuyên neo đậu lấn ra ngoài hàng phao giới hạn vùng nước, đôi khi lấn chiếm ≥1/2 kênh 28, chỉ còn 02/06 phao báo hiệu giới hạn vùng nước khu chợ nổi của Ban quản lý chợ nhưng đã xuống cấp, gây cản trở và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cho các phương tiện thủy tham gia giao thông tại khu vực.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè chỉ đạo các đơn vị liên quan sắp xếp phương tiện thủy tại khu vực chợ nổi Cái Bè neo đậu trong phạm vi giới hạn vùng nước cho phép, đồng thời khôi phục đủ 06 phao giới hạn vùng nước cho khu vực chợ nổi Cái Bè để bảo đảm tác dụng thông báo của báo hiệu đường thủy nội địa đối với các phương tiện giao thông qua khu vực ngã ba kênh 28 - Sông Tiền nhánh Cù lao Tân Phong cả ngày và đêm.

c)Tuyến kênh Xáng Long Định (dài 18,5km, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III với bề rộng luồng 36m và hành lang bảo vệ 11m)

- Trên toàn tuyến kênh Xáng Long Định dài 18,5km từ ngã ba sông Tiền đến ngã ba kênh Tháp Mười số 2 có 07 sở đáy (cọc đáy cá) do nhân dân đóng tự phát trên luồng chạy tàu từ nhiều năm nay, gây cản trở đối với các phương tiện thủy tham gia giao thông trên tuyến. Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 11 đã phối hợp Ban Thanh tra đường thủy nội địa Phía Nam tiến hành các xử lý theo quy định nhưng vẫn chưa giải tỏa được.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các đơn vị liên quan của tỉnh phối hợp Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 11 để tiến hành kiểm tra, xử lý dứt điểm hệ thống đáy cá trên tuyến kênh Xáng Long Định đảm bảo giao thông được an toàn, thông suốt.


    1. Tuyến đường thủy nội địa quốc gia thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đối với các tuyến đường thủy nội địa quốc gia thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng (rạch Đại Ngải, kênh Phú Hữu Bãi Xàu, rạch Thạnh Lợi, rạch Ba Xuyên Dù Tho, sông Cổ Cò) giao thông đường thủy được thông suốt, không có hiện tượng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa trên tuyến.

71. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị tăng cường đặt biển báo, đèn giao thông ở những nơi nguy hiểm để người tham gia giao thông cảnh giác, đảm bảo an toàn giao thông, trong đó có việc lắp biển báo giao thông trên tuyến quốc lộ N1.

Trả lời: Tại công văn số 11066/BGTVT-KCHT ngày 5/9/2014

1. Trong thời gian qua, để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, Bộ GTVT đã chỉ đạo quyết liệt đối với Tổng cục ĐBVN, các Cục QLĐB và các Sở GTVT, các Chủ đầu tư, Nhà đầu tư, Ban QLDA, Doanh nghiệp BOT, Nhà thầu trong việc tăng cường công tác kiểm tra, duy trì chất lượng an toàn giao thông đường bộ trên mạng lưới đường bộ Việt Nam. Trong đó, tập trung vào việc rà soát, cắm lại biển báo theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ - QCVN41:2012/BGTVT.

2. Đối với việc lắp biển báo giao thông trên tuyến N1: đoạn tuyến N1 đi qua địa bàn tỉnh An Giang (Châu Đốc - Tịnh Biên) có chiều dài khoảng 23km, đã được lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Để phòng ngừa tai nạn giao thông, Bộ GTVT giao Tổng cục ĐBVN tiếp tục chỉ đạo Cục QLĐB phối hợp với Ban ATGT tỉnh An Giang, Sở GTVT An Giang rà soát, lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ theo QCVN41:2012/BGTVT để đảm bảo an toàn giao thông trên đoạn tuyến N1 đi qua địa bàn tỉnh An Giang.

72. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Trong thời gian qua, vấn đề an toàn giao thông đường sắt ít được tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo. Cử tri kiến nghị tăng cường các giải pháp đảm bảo về an toàn giao thông đường sắt.

Trả lời: Tại công văn số 8617/BGTVT-ATGT ngày 16/7/2014

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp lâu dài và trọng tâm trên phạm vi toàn quốc trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2013 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW; Nghị Quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đã được xác định các nhóm giải pháp đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2013 và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông trong hoạt động vận tải; Hàng năm, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã ban hành kế hoạch hành động “Năm An toàn giao thông” với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, các địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội triển khai thực hiện. Có thể nói nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được triển khai đồng loạt trên phạm vi cả nước, được sự ủng hộ và tham gia của mọi tầng lớp nhân dân; các nhiệm vụ giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được triển khai thường xuyên, liên tục và được sự giám sát chặt chẽ của các cấp, các ngành và nhân dân. Đến nay, tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông đường sắt (TNGTĐS) năm 2013 đã giảm sâu ở cả ba tiêu chí so với cùng kỳ năm trước: xảy ra 420 vụ, giảm 43 vụ, giảm 9,3%; số người bị chết 176 người, giảm 42 người, giảm 19,3%; số người bị thương 271 người, giảm 36 người, giảm 11,7%. Trong đó, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng (ĐBNT) giảm 01 vụ, giảm 50%; tai nạn nghiêm trọng giảm 31 vụ, giảm 15,5%; tai nạn do chủ quan 15 vụ giảm 01 vụ, giảm 6,3%.

Tuy nhiên, kết quả kiềm chế và giảm tai nạn giao thông chưa bền vững, số người bị chết, bị thương do tai nạn giao thông vẫn ở mức cao và còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ, đường sắt vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân hàng đầu là do ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn hạn chế và việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông chưa nghiêm và không đủ sức răn đe, để xảy ra phổ biến nhiều hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT rất nguy hiểm và ngang nhiên mà không xử lý kịp thời; Sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở một số cấp đôi lúc còn chưa tập trung, thiếu trọng điểm và không thể hiện tính quyết liệt, liên tục; chưa huy động được đồng bộ sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông vẫn còn nhiều bất cập, chính quyền cơ sở ở nhiều địa phương còn chưa quan tâm đúng mức hoặc thờ ơ đứng ngoài cuộc.

Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiềm chế, giảm tai nạn giao thông, đặc biệt là giao thông đường sắt có hiệu quả hơn nữa cần có giải pháp đồng bộ và hiệu quả để giải quyết các nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông hoặc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt. Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiếp tục xác định năm 2014 là “Năm An toàn giao thông”với các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp cụ thể. Trong đó, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong năm 2014 sẽ được triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước bao gồm: xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về hành lang bảo vệ, hành lang an toàn giao thông đường sắt, niên hạn sử dụng phương tiện đường sắt, giao cắt đường sắt với đường bộ và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường sắt nói chung và an toàn giao thông đường sắt nói riêng bằng nhiều hình thức; tập trung đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông; tập trung xóa các điểm đen, giải tỏa và lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án xây dựng các hạng mục thuộc giai đoạn 2 kế hoạch 1856 theo lệnh khẩn cấp (gồm 3 cầu vượt, 3 hầm chui, 55 đường ngang và 84,135 km đường gom rào cách ly) và dự án xây dựng hàng rào, đường gom (phần bổ sung) theo Quyết định 1856, giai đoạn 3: nhằm xóa bỏ các đường giao dân sinh dọc tuyến, đảm bảo cho nhân dân đi lại được thuận lợi, an toàn, cải thiện cảnh quan môi trường hai bên tuyến đường sắt; xây dựng hàng rào, đường gom dọc tuyến đường sắt để đóng kín các đoạn tuyến đi qua khu dân cư, các đoạn tuyến đường sắt và đường bộ chạy song song mà đường bộ nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt, bổ sung đường gom để đảm bảo dọc tuyến không còn tồn tại đường giao dân sinh; tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đảm bảo phát huy tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngữa vi phạm; tăng cường năng lực, hiệu quả thực thi công vụ của các lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cấp chính quyền cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng, thực hiện các biện pháp chống tiêu cực để nâng cao trách nhiệm khi thi hành công vụ của các lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Trong thời gian tới Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục nghiên cứu để xác định cụ thể hơn những nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là nguồn lực tài chính để triển khai thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

73. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa, nâng cao ý thức của chủ phương tiện và hành khách trong quá trình tham gia giao thông nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương