KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang66/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   62   63   64   65   66   67   68   69   ...   86

ỦY BAN DÂN TỘC
1. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Mức hỗ trợ phát triển sản xuất dưới 3.000.000 đồng/hộ cho hộ nghèo và cận nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới ... theo Quyết định sổ 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ là quá thấp, để có thể xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả. Đề nghị xem xét, nâng mức hỗ trợ này lên 5.000.000 triệu đồng/hộ mới có thể đảm bảo thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 899/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Mức hỗ trợ đầu tư của Quyết định 551/QĐ-TTg được xây dựng trên cơ sở khảo sát, tổng hợp nhu cầu thực tế của các địa phương đồng thời cân đối nguồn ngân sách Trung ương. Do vậy, trong giai đoạn 2012 - 2015, mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định 551/QĐ-TTg sẽ thực hiện với mức 3 triệu đồng/hộ. Trong thời gian tới, trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tình hình thực tế, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu mức hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất cho phù hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.



2. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Đề nghị nâng mức vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khổ khăn lên 20 triệu đồng.

Trả lời: Tại công văn số 899/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Ngày 1/2/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg về Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với định mức vay 8 triệu đồng/hộ với mức lãi suất 1,1%/tháng (1,2%/năm). Ngoài ra, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khókhăn còn được vay vốn theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác với mức tối đa là 50 triệu đồng, lãi suất 0,6%/tháng. Vì vậy, một hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được hỗ trợ cho vay với mức tối đa là 58 triệu đồng khi có nhu cầu phát triển sản xuất.Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg sẽ hết hiệu lực vào năm 2015, sau năm 2015 ủy ban Dân tộc sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành Chính sách mới với định mức cho vay phù hợp với nhu cầu của người dân, đáp ứng giá cả tại thời điểm ban hành và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.



3. Cử tri tỉnh Đăk Nông kiến nghị: Hai xã Nghĩa Thẳng và Hưng Bình thuộc huyện Đắk R' Lấp do mới được chia tách ra từ xã vùng cao, vì vậy không có trong danh sách được hưởng ưu đãi của Nhà nước. Vì vậy, cử tri đề nghị sớm xem xét, bổ sung hai xã này vào danh sách xã vùng cao để người dân được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Trả lời: Tại công văn số 898/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Giai đoạn trước đây, thực hiện nhiệm vụ phân công của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã tiến hành xác định tiêu chí và xác định địa bàn thuộc miền núi và vùng cao. Việc xác định địa bàn miền núi và vùng cao là cơ sở để xác định cho việc phân định 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển. Giai đoạn này, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 286/TB-VPCP ngày 24/7/2014 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc: “Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thống nhất các chính sách đối với thôn, bản, xã thuộc vùng dân tộc, miền núi theo tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015, được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 và Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014”. Vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các xã khi điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách, sáp nhập, Ủy ban Dân tộc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi các Bộ, ngành liên quan để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.



4. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Ngày 3/11/2010, UBND tỉnh Bình Phước có công văn số 3666/UBND-VX gửi Ủy ban Dân tộc về đề nghị điều chỉnh, bổ sung danh sách các xã khó khăn tỉnh Bình Phước, trong đó có xã Nghĩa Bình, Bình Minh và Đường 10 thuộc huyện Bù Đăng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa điều chỉnh danh sách các xã khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 nên đồng bào dân tộc thiểu sổ ở 3 xã nói trên vẫn không được cấp thẻ BHYT theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế về hỗ trợ 100% thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu sổ sinh sổng ở vùng kinh tế khó khăn. Đề nghị xem xét, sớm điều chỉnh.

Trả lời: Tại công văn số 897/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 đã hết hiệu lực được thay thế bằng Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. Theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg thì huyện Bù Đăng chỉ có 3 xã thuộc vùng khó khăn là: Phú Sơn, Đăk Nhau và Đường 10. Còn lại 2 xã Nghĩa Bình và Bình Minh thuộc khu vực I (theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015). Vậy, Ủy ban Dân tộc xin thông báo để cử tri nắm được thông tin.



5. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu, sớm trình Quốc hội ban hành Luật Dần tộc để thể chế hóa các chủ trương, chỉnh sách của Đàng, Nhà nước, tạo điều kiện cho 54 dân tộc anh em chung sống bình đẳng, tôn trọng và cùng phát triển.

Trả lời: Tại công văn số 896/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Công tác dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và đã được thể chế hóa bằng văn bản pháp luật để điều chỉnh. Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật cao nhất để điều chỉnh về lĩnh vực công tác dân tộc là Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ban hành ngày 14/01/2011 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/3/2011. Căn cứ vào đó, nhiều chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được ban hành và đạt được những kết quả đáng kể. Theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, để đánh giá toàn diện 05 năm thực hiện Nghị định 05/2011/NĐ-CP, dự kiến đến năm 2015 sẽ tổng kết, đánh giá, kiến nghị những nội dung cơ bản để xây dựng văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn để hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dân tộc.

Dự án Luật Dân tộc đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất trong giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ (theo Thông báo số 286/TB-VPCP ngày 24/7/2014 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc).

6. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu cho hộ dân tộc thiểu sổ ở các xã khu vực 1 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

Trả lời: Tại công văn số 899/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Ngày 13/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật số: 46/2014/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

Theo điểm h, khoản 3, Điều 12 của Luật sửa đổi, đối tượng tham gia bảo hiểm y tể, nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm: người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

Như vậy theo Luật mới được ban hành, nếu các hộ dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo sinh sống ở khu vực I thì được nhà nước hỗ trợ bảo hiểm y tế 100%, hộ dân tộc thiểu số thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 95%; còn hộ dân tộc thiểu số không thuộc hộ nghèo và cận nghèo thì thực hiện đóng bảo hiểm y tế theo quy định, Ủy ban Dân tộc xin thông báo để cử tri nắm được thông tin.



7. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Thực hiện Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 4/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012- 2015, quy định cho vay thấp (8 triệu đồng/hộ), đề nghị nâng mức cho vay lên 15 triệu đồng/hộ.

Trả lời: Tại công văn số 895/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Hiện tại do điều kiện ngân sách TW còn nhiều khó khăn nên định mức cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vay vốn phát triển sản xuất là 8 triệu đồng/hộ (quy định tại Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) là hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn còn được vay vốn theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác với mức tối đa là 50 triệu đồng, lãi suất 1,6%/tháng. Vì vậy, một hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được hỗ trợ cho vay tối đa là 58 triệu đồng khi có nhu cầu phát triển sản xuất. Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg sẽ hết hiệu lực vào năm 2015, sau năm 2015 ủy ban Dân tộc sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách mới với định mức cho vay phù hợp với nhu cầu của người dân, đáp ứng giá cả tại thời điểm ban hành và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.



8. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định sổ 551/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Trả lời: Tại công văn số 894/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Ngày 04/4/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 551/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 551/QĐ-TTg, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/12/2013 hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 03/01/2014.



9. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chỉnh phủ về chỉnh sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn là chưa phù hợp, vì mức hỗ trợ đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo, vùng khó khăn là 80.000 đồng/người/năm; đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là 100.000 đồng/người/năm là quả thấp. Đề nghị nghiên cứu, nâng mức hỗ trợ, có thể theo hướng: Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo, vùng khó khăn là 200.000 đồng/người/năm; đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II vùng khó khăn là 300.000 đồng/người/năm.

Trả lời: Tại công văn số 893/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Thực hiện Khung kế hoạch triển khai Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) giao Ủy ban Dân tộc “Rà soát, sửa đổi Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn”, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng Quyết định sửa đối, bổ sung một số điều của Quyết định sổ 102/2009/QĐ-TTg trình Thủ tướng Chính phủ theo hướng nâng định mức, mở rộng danh mục mặt hàng hỗ trợ và giao quyền cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh quyết định danh mục các mặt hàng hỗ trợ cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế tại các địa phương. Định mức hỗ trợ đề nghị nâng lên mức 300.000 đồng/người/năm được áp dụng cho người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo và xã khu vực III. Nhưng do ngân sách nhà nước còn khó khăn nên Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo (tại văn bản số 132/VPCP-V.III ngày 08/01/2014 của Văn phòng Chính phủ) về dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg:

- Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn năm 2014 và các năm tiếp theo.

- Việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 102/2009/QĐ-TTg được thực hiện sau khi Quốc hội có Báo cáo kết quả giám sát chương trình giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong đó có Quyết đinh số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



10. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Nhà nước quan tâm hơn nữa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đất sản xuất cho bà con, vì ở Lâm Đồng đối với những người mới lập gia đình đa số đều thiếu đất sản xuất, dễ rơi vào tình trạng đói nghèo.

Trả lời: Tại công văn số 892/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Về vấn đề hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách như: Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 4/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015. Các chính sách này hiện đang triển khai thực hiện trên 52 tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên.



11. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Theo các Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007- 2010; Quyết định 33/2013/QĐ-TTg ngày 4/6/2013 về tiếp tục thực hiện chỉnh sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015 và Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 về kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiêu số du canh, du cư đến năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ thì tổng mức vốn ngân sách TW đầu tư cho định canh định cư tỉnh Gia Lai là 93,302 tỷ đồng cho 15 điểm định canh định cư theo hình thức tập trung. Tuy vậy, từ năm 2008 đến năm 2013, ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư là 28,104 tỷ đồng, đạt 25,95% so với tổng mức đầu tư hỗ trợ theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg, nên tỉnh Gia Lai chỉ mới hoàn thành 6 điểm định canh định cư tập trung. Đề nghị Ủy ban Dân tộc trình Thủ tướng Chỉnh phủ có giải pháp tập trung vốn đầu tư dứt điểm các dự án định canh định cư đã phê duyệt theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg vào năm 2015. Đồng thời, rà soát các chương trình Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt để tập trung nguồn lực hoàn thành công trình, dự án theo tiến độ.

Trả lời: Tại công văn số 890/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Vấn đề Trung ương cấp chưa đủ vốn cho Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư (ĐCĐC) cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg và Quyết định 1342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung đã được Ủy ban Dân tộc báo cáo, kiến nghị với Chính phủ nhiều lần, nhưng do Ngân sách nhà nước những năm gần đây khó khăn nên hiện nay vẫn chưa giải quyết được dứt điểm. Năm 2015 là năm kết thúc Chính sách, do vậy ủy ban Dân tộc đã có buổi làm việc, báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ để giải quyết những khó khăn của các chính sách dân tộc nói chung và vấn đề vốn của Chính sách ĐCĐC nói riêng. Theo đó, năm 2015 Chính phủ sẽ cân đối ngân sách bố trí tối đa cho Chính sách này để có thể hoàn thành dứt điểm những dự án ĐCĐC tập trung đang thực hiện dở dang để đưa hộ đồng bào DTTS về định cư. Ngày 18 tháng 7 năm 2014, Ủy ban Dân tộc đã có công văn số 644/UBDT-CSDT đề nghị các tỉnh rà soát xây dựng kế hoạch vốn năm 2015 theo hướng ưu tiên những dự án ĐCĐC tập trung đang thực hiện dở dang và các dự án ĐCĐC thực sự cấp thiết để bố trí vốn năm 2015. Đối với những dự án đã phê duyệt tại Quyết định 1342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa được bố trí vốn thực hiện, Ủy ban Dân tộc sẽ kiến nghị Chính phủ cho tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo hoặc lồng ghép, bố trí sắp xếp vào chương trình, chính sách khác để có thể hoàn thành ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số.



12. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Để các đơn vị hành chính cấp xã (đặc biệt là cảc xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) sau khi điều chỉnh địa giới, chia tách để thành lập thêm đơn vị hành chính cấp xã mới vẫn đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bình thường và trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững. Đề nghị cho phép các đơn vị hành chính cấp xã sau khi tách vẫn được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành của nhà nước (Chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia ...) như trước khi điều chỉnh, chia tách.

Trả lời: Tại công văn số 889/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Để đảm bảo quyền lợi cho các xã khi điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách, sáp nhập, Ủy ban Dân tộc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi các Bộ, ngành liên quan để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, công nhận các xã theo trình độ phát triển trên cơ sở các tiêu chí quy định hiện hành.



13. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012- 2015, xã Tân Việt, huyện Văn Lãng là xã khu vực I. Tuy nhiên về cơ sở hạ tầng còn thiểu rất nhiều, chưa đáp ứng tiêu chỉ quy định đổi với khu vực I, đề nghị quan tâm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho xã Tân Việt.

Trả lời: Tại công văn số 888/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Việc công nhận các xã thuộc khu vực I, II và III trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015. Do vậy, để nâng cấp hệ thống giao thông tại xã Tân Việt, đề nghị cử tri kiến nghị với cấp có thẩm quyền tại địa phương xem xét, lồng ghép các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng của xã.



14. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri xã Hiệp Hạ, huyện Lộc Bình kiến nghị các tiêu chỉ đánh giá xã Hiệp Hạ là xã vùng II, nhưng Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012- 2015, lại công nhận xã Hiệp Hạ là xã khu vực I, đề nghị xem xét lại.

Trả lời: Tại công văn số 888/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Căn vào Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015 và Thông tư số 01/2012/TT-UBDT ngày24/10/2012 của Uỷ ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg. Sau khi rà soát các số liệu báo cáo tại Tờ trình số 31/TTr- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, đối chiếu với các tiêu chí quy định tại Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg, xã Hiệp Hạ, huyện Lộc Bình không đạt tiêu chí xã khu vực II (không có thôn đặc biệt khó khăn). Đồng thời tại buổi làm việc giữa Thường trực Hội đồng tư vấn Trung ương với lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn ngày 05/9/2013 về xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012-2015, hai bên đã thống nhất đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc công nhận xã Hiệp Hạ, huyện Lộc Bình là xã khu vực I.



15. Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Cử tri đề nghị có chính sách thiết thực, hiệu quả hơn nhằm nâng cao đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

Trả lời: Tại công văn số 887/UBDT-CSDT ngày 05/9/2014

Chính sách dân tộc hiện nay khá đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn vùng dân tộc và miền núi. Thông qua hệ thống chính sách hiện hành, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và sự nỗ lực của người dân đã triến khai thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc và thu được những thành quả quan trọng. Tuy nhiên quá trình triển khai và thực hiện các chính sách đã thể hiện không ít những hạn chế, tồn tại. Đó là chính sách còn mang tính nhiệm kỳ, thời gian thực hiện ngắn, thiếu tính chiến lược lâu dài. Một số chính sách còn chồng chéo về đối tượng, địa bàn thụ hưởng. Hầu hết các chính sách đều mang tính hỗ trợ, chính sách đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản, do vậy hiệu quả của chính sách chưa thực sự bền vững. Nhiều chính sách khi hết hiệu lực, các mục tiêu không đạt do nguồn vốn Trung ương cấp không đủ. Để khắc phục hạn chế này và có chính sách thiết thực, hiệu quả hơn nhằm nâng cao đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, Thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành việc rà soát, đánh giá các chính sách thực hiện tại vùng dân tộc và miền núi và đề xuất các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang tiến hành rà soát các chính sách hiện hành để chuẩn bị xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Chính sách mới này sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ thống nhất cơ chế điều hành, thống nhất đầu mối thực hiện các chương trình, chính sách trên các lĩnh vực ở cùng địa bàn vùng dân tộc và miền núi. Dự kiến Ủy ban Dân tộc sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào quý II/2015.



THANH TRA CHÍNH PHỦ
1. Cử tri các tỉnh Điện Biên, Phú Thọ, Trà Vinh, TP Đà Nẵng kiến nghị: Trong thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng có nhiều tiến bộ, nhiều vụ án tham nhũng đã được phát hiện và thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, cử tri cho rằng việc xử lý các vụ án tham nhũng còn chậm, kéo dài, các hình thức xử lý còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân. Đề nghị trong thời gian tới Đảng và Nhà nước đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt cần xử lý nghiêm khắc, triệt để các hành vi tham nhũng để tạo niềm tin trong nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 2120/TTCP-KHTCTH ngày 10/9/2014

Công tác PCTN trong thời gian qua đạt được kết quả nhất định, trong đó việc phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng được đẩy mạnh, tạo chuyển biến tương đối rõ nét, tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được đẩy nhanh hơn, nhiều vụ án lớn được đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là việc công khai đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp (các vụ án: Vũ Quốc Hảo và đồng phạm, Vũ Việt Hùng và đồng phạm, vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm, Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm...) đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo của cán bộ, đảng viên và nhân dân, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe đối với hành vi tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, việc xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng vẫn còn chậm, kéo dài do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Trong một số vụ việc, vụ án tham nhũng, việc phối hợp trong đánh giá chứng cứ, định tội danh giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật chặt chẽ nên hiệu quả xử lý chưa cao.

- Công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập như thời gian giám định dài, kinh phí chi trả giám định lớn, kết luận giám định không rõ ràng, phải quyết định trưng cầu giám định nhiều lần, năng lực chuyên môn của giám định viên còn hạn chế...

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại một số cơ quan, một số cấp ủy, người đứng đầu trong công tác phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng có lúc, có nơi chưa theo kịp yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

- Đối tượng tham nhũng là những cán bộ có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết, có nhiều mối quan hệ, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực công tác nên thủ đoạn che dấu tinh vi, khó phát hiện.

Bên cạnh đó, việc xử lý hành vi tham nhũng ở một số vụ, việc có biểu hiện nương nhẹ; vẫn còn tình trạng xử lý kỷ luật hành chính thay cho việc xử lý hình sự. Do vậy, trong thời gian tới cần phải khắc phục những tồn tại, yếu kém nói trên để tạo niềm tin trong nhân dân đối với công tác PCTN của Đảng và Nhà nước.

2. Cử tri các tỉnh Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Hải Dương, Đồng Nai kiến nghị: Cử tri ghi nhận và đánh giá tích cực về một số kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, tuy nhiên cũng cho rằng công tác này vẫn còn hạn chế, chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng tham nhũng. Một số vụ án tham nhũng xử lý chậm, gây tâm lý hoài nghi, ảnh hưởng lòng tin nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật. Cử tri kiến nghị các ngành chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát và xử lý kịp thời, nghiêm túc các vụ việc tham nhũng, lãng phí, nhất là những vụ việc nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm; giải quyết dứt điểm những vụ việc tồn đọng.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   62   63   64   65   66   67   68   69   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương