KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang65/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   61   62   63   64   65   66   67   68   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2218/BKHCN-VP ngày 20/6/2014

Ngày 11/4/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường kiêm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020” tại Quyết định số 582/QĐ-TTg và giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì. Trong đó, giao cho Bộ Công Thương chủ trì dự án “Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuât các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy”, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ chì dự án “Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy”, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì dự án “Đầu tư, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm trọng điểm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá các sản phẩm túi xách thay thế và sản phẩm tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy”.

Đối với nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 582/QĐ-TTg, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hướng dẫn và đề nghị các Bộ, ngành tổng hợp, đề xuất dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới, đầu tư chiều sâu cho các phòng thí nghiệm nhằm hỗ trợ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thử nghiệm (tại Công văn số 168/BKHCN-KHTC ngày 17/01/2014). Đối với các nhiệm vụ khác trong Đề án, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai, trước hết ưu tiên tập trung nghiên cứu để hỗ trợ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy theo hướng: sử dụng các chất dẻo truyền thống (PE, PP) có đưa phụ gia phân hủy; sử dụng các polyme tự hủy (như polylactic axit) để chế tạo bao bì và tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.

Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ được Chính phủ giao: Trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối họp với Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ sản xuất các sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường trong một số Chương trình, Đề án cấp Nhà nước đang triển khai như: Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới” thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015; Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020; Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”; Đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”. Một số kết quả bước đầu tạo ra sản phẩm bao bì dễ phân hủy áp dụng vào thực tế như: chế tao vả ứng dung polyme phân hủy sinh hoc trên cơ sở polylactic axit (PLA), polyglvcolic axit (PGA) vả sản phẩm đồng trùng ngưng của chủng, đã sản xuất sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học đến mức độ phân tử thấp trong thời gian khoảng từ 3-5 tháng; công nghệ đồng bộ sản xuất màng bảo quản rau quả, thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản thực phẩm xuất khẩu đã được ứng dụng với thời gian bảo quản kéo dài hơn so với đối chứng 2-3 lần ở điều kiện lạnh; sản xuât chế phẩm Phenyllactic axit từ vi khuẩn lactic phục vụ bảo quản nông sản và thực phẩm, với sản phẩm màng cellulose sinh học đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định và tự huỷ sau 3 tháng; hoàn thiện dây chuyền công nano; hệ thống sản xuất nhựa dễ phân hủy sinh học để thay thế nhựa truyền thống nhằm giảm thiêu ô nhiễm môi trường,...

Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ưu tiên xem xét đề xuất của các viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong việc triển khai những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ sản xuất sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường lồng ghép trong một số chương trình, đề án cấp Nhà nước đang triển khai để phục vụ, hỗ trợ cho sản xuất bao bì tự phân hủy.

3. Cử tri các tỉnh Tây Ninh, Điện Biên kiến nghị: Đề nghị tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm đối với mũ bảo hiểm ngay từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và bán cho người tiêu dùng

Trả lời: Tại công văn số 2217/BKHCN-VP ngày 20/6/2014

Để quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, từ năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 2:2008/BKHCN về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (sau đây gọi tắt là mũ bảo hiểm). Ngay sau đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất đưa mũ bảo hiểm vào danh mục kinh doanh có điều kiện, nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa chấp nhận đề xuất đó. Trước yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe máy và tăng cường quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng, ngày 20/02/2013 liên bộ Khoa học và Công nghệ - Công Thương - Công an - Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT- BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 15/5/2013.

Theo các quy định trên đây, mũ bảo hiểm phải được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 02:2008/BKHCN, doanh nghiệp sản xuất, nhập khấu mũ bảo hiểm phải thực hiện việc công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn đầy đủ theo quy định của pháp luật thì mũ bảo hiểm mới được đưa ra lưu thông trên thị trường.

Hàng năm, các cơ quan chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ đã thường xuyên chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan (Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Cục Quản lý thị trường, Bộ Công an, ...) tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các sản phẩm mũ trong việc sản xuất và lưu thông trên thị trường; đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu chính ngạch, nếu qua kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu mới được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, còn không đạt sẽ bị tái xuất.

Về kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu: trong năm 2013, tổng số lô mũ bảo hiểm nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra là 16 lô với số lượng 36.773 chiếc; qua kiểm tra có 14 lô đạt yêu cầu nhập khẩu với số lượng 35.621 chiếc, chiếm 87,5% số lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu; có 01 lô không đạt yêu cầu nhập khẩu, đã bị xử lý tái xuất.

Về kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm trong sản xuất và lưu thông trên thị trường: năm 2013 Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại các tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra 724 cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, cần Thơ... Qua kiểm tra đã quyết định tạm dừng lưu thông 6.158 chiếc mũ bảo hiểm vi phạm; xử phạt hành chính 130 cơ sở vi phạm với số tiền phạt là 142,4 triệu đồng...

Trong 6 tháng đầu năm 2014, các cơ quan chức năng đã kiểm tra phát hiện và xử lý đối với hành vi sản xuất kinh doanh giả mạo chứng nhận hợp quy và gắn dấu CR lên mũ không phải mũ bảo hiểm của cơ sở sản xuất tại ngõ 86/20 Trại Cá, phường Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội và 02 cơ sở sản xuất tại thôn Quế Ô, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Đoàn kiểm tra đã tiến hành thu giữ các phương tiện sản xuất vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật, xử phạt hành chính, tiêu hủy hàng ngàn chiếc mũ bảo hiểm giả và nhiều tem nhãn vi phạm...

Ngày 13/5/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 1665/BKHCN-TĐC về việc tăng cường quản lý chất lượng mũ bảo hiểm gửi UBND các tỉnh thành phố, ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh thành phố đề nghị tăng cường các biện pháp tuyên truyên, giáo dục nâng cao nhận thức trong việc sử dụng mũ bảo hiểm phù hợp Quy chuấn quốc gia và kiểm tra xử lý nghiêm khắc các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các loại mũ bảo hiểm giả, mũ không phải mũ bảo hiểm để người tiêu dùng nhận biết không mua sử dụng khi tham gia giao thông trên mô tô xe máy. Hiện nay, các địa phương đang triển khai thực hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ báo cáo khi có số liệu của các địa phương gửi về.

4. Cử tri TP Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ảnh, thời gian qua Việt Nam thực hiện nhập khẩu các trang thiết bị, linh kiện, máy móc công nghệ cao để phục vụ hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, trong số đó nhiều loại đã qua sử dụng, lạc hậu, chất lượng kém. Cử tri đề nghị cần rà soát, đánh giá toàn diện và có biện pháp kiểm soát cụ thể, vì nếu cứ duy trì tình trạng trên thì không bao lâu nữa Việt Nam sẽ trở thành bãi rác công nghiệp của thế giới.

Trả lời: Tại công văn số 2216/BKHCN-VP ngày 20/6/2014

Vấn đề kiểm soát việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đã được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo nhằm ngăn chặn nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu, kém chất lượng và gây ô nhiễm môi trường đã được quy định cụ thể tại các văn bản sau: Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đe án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” trong đó quy định phải xây dựng cơ chế quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp nhà nước; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp; Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP) quy định về quản lý việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.

Khi nhận được thông tin năm 2011 Trung Quốc loại bỏ 2.255 doanh nghiệp sản xuất lạc hậu thuộc 18 lĩnh vực ngành nghề do công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường Bộ Khoa học và Công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ phân công quản lý đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông báo số 2527/TB- BKHCN ngày 06/9/2012 về việc tạm ngừng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng để ngăn chặn máy móc, thiết bị cũ bị loại bỏ có khả năng tràn sang nước ta. Từ năm 2012 đến nay máy móc, thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu từ Trung Quốc đã được tăng cường kiểm soát.

Theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thương mại, Bộ Khoa học và Công nghệ đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Thông tư hướng dẫn việc nhập khấu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Dự kiên Thông tư này sẽ được hoàn thiện và ban hành trong tháng 6 năm 2014. Thông tư quy định các điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, do đó, khi có hiệu lực thi hành, Thông tư sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhưng lạc hậu, chất lượng kém, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên vật liệu và không đảm bảo an toàn về môi trường.



BỘ NGOẠI GIAO
1. Cử tri TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng và các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Phú Thọ kiến nghị: Về đề nghị Nhà nước tăng cường các mối quan hệ quốc tế; tập trung nguồn lực và có thái độ cứng rắn, kiên quyết đấu tranh, kịp thời thực hiện các biện uháp xử lý thích hợp để bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ; thường xuyên duy trì các lực lượng thực thi pháp luật trên biển Đông, nhằm khẳng định chủ quyền, bảo vệ tài sản và tính mạng cho ngư dân bám biển.

Trả lời: Tại công văn số 2887/BNG-TTra ngày 21/8/2014

Trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cử một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, máy bay vào hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của ta, có những hành động khiêu khích, phun nước với áp suất lớn, cho tàu đâm, va vào các tàu đánh bắt cá của ngư dân, lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư của Việt Nam, đâm chìm tàu cá, đe dọa nghiêm trọng tính mạng của ngư dân Việt Nam, thế hiện sự vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, luật pháp quốc tế, công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, ta đã có những biện pháp đấu tranh quyết liệt, đồng bộ, liên tục và thường xuyên trên tất cả phương diện từ thực địa, ngoại giao, pháp lý, thông tin tuyên truyền, dư luận trong và ngoài nước với sự phối hợp chặt chẽ của nhiều Bộ, ngành liên quan để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam. Cụ thể như sau:



- V đấu tranh trên thực địa, các cơ quan chức năng của ta đã tổ chức trực chỉ huy chặt chẽ, tăng cường và huy động nhiều tàu kiểm ngư, cảnh sát biến thực thi pháp luật, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta với tinh thần quyết tâm cao nhưng luôn bình tĩnh và kiềm chế.

- Về đấu tranh chính trị, ngoại giao, ta đã tiến hành hơn 30 cuộc giao thiệp phản đối ngoại giao với Trung Quốc ở các cấp, đã trao 03 Công hàm phản đối Trung Quốc, đồng thời cho lưu chiếu các Công hàm này tại Liên Hợp Quốc. Ta cũng đã tranh thủ tối đa các kênh tiếp xúc khác nhau như: Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gặp Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị CICA tại Trung Quốc ngày 21/5; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với úy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 06/5 và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 15/5; Thứ trưởng Ngoại giao ta đi Bắc Kinh trao đối trực tiếp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc; ngoài ra, còn có 03 cuộc trao đối, điện đàm của Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Công Thương với những người đồng cấp của phía Trung Quốc....

- Về công tác thông tin, tuyên truyền và vận động quổc tế, ta đã chủ động giải thích, tăng cường vận động các nước, các tổ chức quốc tế hiểu bản chất sự việc để ủng hộ lập trường của Việt Nam trong khuôn khổ các chuyến thăm chính thức nước ngoài của Lãnh đạo cấp cao nước ta và các Hội nghị quốc tế như: Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị cấp cao ASEAN 24, Hội nghị quốc tế Tương lai Châu Á lần thứ 20, Cuộc họp các quan chức cấp cao của ASEAN, ASEAN+3 và các Hội nghị liên quan EAS, ARF, Đối thoại Sangrila. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao ta còn chủ động điện đàm với Ngoại trưởng các nước Nga, Mỹ, In-đô-nê-xi-a, Xing-ga-po, gặp gỡ đại diện Đại Sứ quán các nước ASEAN, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, úc, Ấn Độ, tại Hà Nội cũng như chỉ đạo các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài thông báo tình hình và vận động các nước, các tổ chức quốc tế và nhân dân thế giới lên tiếng ủng hộ lập trường của ta, phê phán hành động của Trung Quốc.

Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đã tích cực thông tin, vận động chính giới, dư luận sở tại, các tổ chức hữu nghị, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có các hình thức ủng hộ lập trường của Việt Nam, phản đối hành vi của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế; tổ chức nói chuyện, họp báo, tham dự các hội thảo về Biển Đông tại sở tại; trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn, báo chí quốc tế có lượng khán, thính giả cao như CNN, AP, Bloomberg...; vận động các học giả, các trung tâm nghiên cứu viết bài phân tích hành động của Trung Quốc là mối đe dọa đối với hòa bình, ốn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển; theo dõi dư luận báo chí sở tại đế kịp thời phối hợp và có các biện pháp đấu tranh dư luận.

Sau khi vụ việc xảy ra, ta đã triển khai tích cực các hoạt động thông tin, đấu tranh dư luận cả ở trong nước và quốc tế về diễn biến tình hình. Đen nay, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các Bộ, Ban, ngành tổ chức 05 buổi họp báo quốc tế (trong các ngày 7/5, 17/5, 29/5, 4/6 và 16/6) thông báo toàn bộ diễn biến vụ việc với những bằng chứng, bản đồ, hình ảnh, băng hình về các hành vi vi phạm của Trung Quốc. Đồng thời, ta đã tổ chức đưa phóng viên nước ngoài ra thực địa để tác nghiệp. Nhìn chung, các cơ quan báo chí của ta đã kịp thời đưa tin về diễn biến tình hình trên thực địa, các biện pháp đấu tranh của ta, các hoạt động chính trị, ngoại giao, các phát biểu của Lãnh đạo thể hiện quan điểm, lập trường và chủ trương nhât quán của ta là sử dụng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, kiên trì các kênh đối thoại nhằm phản đối những hoạt động vi phạm chủ quyền, phản bác những luận điệu sai trái của phía Trung Quốc.

Trước sự đấu tranh không khoan nhượng của ta, sau 75 ngày hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đồng thời, ngay trưa cùng ngày Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã có phát biểu yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982

Có thể thấy, các biện pháp đấu tranh của ta trong thời gian vừa qua đã rất kiên quyết, kịp thời và đồng bộ, thế hiện rõ ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế, sự đồng lòng, nhất trí của các tầng lớp nhân dân... Bên cạnh đó, ta luôn thể hiện sự coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đang, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển. Với tinh thần, Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các bên liên quan đàm phán hòa bình, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế.



2. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị xem xét, làm việc vói Chính phủ Trung Quốc để sớm công bố cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) và Động Trung (Trung Quốc) và chỉ đạo chính quyền địa phương hai bên tiến hành xây dưng cầu Hoành Mô - Động Trung thay thế đập tràn, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động giao thưong và đi lại giữa hai bên.

Trả lời: Tại công văn số 2887/BNG-TTra ngày 21/8/2014

Về đề nghị sớm công bố cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung:

Để cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung sớm được công bố là cặp cửa khẩu song phương, tạo cơ hội phát triển giao thương hàng hóa, xuất nhập khẩu, du lịch... giữa hai nước cũng như phát huy được tiềm năng và lợi thế của tỉnh Quảng Ninh, Bộ Ngoại giao đã tích cực, chủ động làm việc, trao đổi với các các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam và phía Trung Quốc để thúc đẩy việc này. Cụ thể như sau:

- Ngày 22/02/2012, sau khi nhận được đề nghị của Tỉnh Quảng Ninh về việc phối hợp triển khai nâng cấp cửa khẩu Hoành Mô, Bộ Ngoại giao đã khẩn trương nghiên cứu, tiến hành nhiều bước đi cần thiết để có cơ sở pháp lý trình Thủ tướng Chính phủ;

- Tháng 3/2012, Bộ Ngoại giao đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị nâng cấp cửa khẩu Hoành Mô;

- Ngày 11/04/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 417/QĐ- TTg chính thức cho phép nâng cấp cửa khẩu này;

- Ngày 15/06/2012, Bộ Ngoại giao đã có Công hàm số 413/NG-UBBG gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo phía Việt Nam đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ và đề nghị Trung Quốc phối hợp khai trương cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung;

- Ngày 24-26/12/2012, tại cuộc họp vòng 3 Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, ta thông báo cho phía Trung Quốc là phía Việt Nam đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ và các công việc liên quan;

- Ngày 4-5/5/2013, tại cuộc họp vòng 4 Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tổ chức tại Hà Nội, ta tiếp tục nêu vấn đề này với phía Trung Quốc. Phía Trung Quốc cho biết hiện cũng đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất, khi nào chuẩn bị xong sẽ thông báo cho phía Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục thúc đẩy phía Trung Quốc trong vấn đề này.

Về đề nghị chỉ đạo chính quyền địa phương tiến hành xây dựng cầu Hoành Mô - Động Trung thay thế đập tràn:

Hiện nay, địa phương hai bên đã trao đổi sơ bộ về việc xây dựng cầu nhưng không thống nhất được vị trí xây dựng (Bộ Ngoại giao chưa nhận được báo cáo của Tỉnh Quảng Ninh về nội dung cuộc trao đối làm việc).

Để thúc đẩy giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới Bộ Ngoại giao sẽ đề nghị Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục trao đổi với chính quyền địa phương phía Trung Quốc thống nhất vị trí xây dựng cầu thay thế cho ngầm tràn Hoành Mô. Sau khi địa phương hai bên đạt được sự nhất trí về việc này, đề nghị báo cáo lên Chính phủ hai nước việc triển khai xây dựng cầu. Trên cơ sở biên bản thỏa thuận của chính quyền địa phương hai nước, Bộ Ngoại giao sẽ thông qua cơ chế Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc trao đổi cụ thể với phía Trung Quốc.

3. Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị tiếp tục miễn thị thực đối vói khách du lịch ở các thị trường du lịch trọng điểm để duy trì mức độ tăng trưởng của ngành du lịch.

Trả lời: Tại công văn số 2887/BNG-TTra ngày 21/8/2014

Hiện nay Việt Nam đang đơn phương miễn thị thực nhập cảnh có thời hạn cho công dân 07 nước là: Nhật Bản, Hàn Quốc từ 01/7/2004; Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển từ 01/5/2005; Liên bang Nga từ 01/01/2009.

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện việc miễn thị thực đơn phương với 07 nước nêu trên, một số Bộ, ngành liên quan đã kiến nghị Chính phủ bãi bỏ chính sách đơn phương miễn thị thực này. Ngày 23/05/2013, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chưa đơn phương chấm dứt miễn thị thực cho công dân 7 nước nói trên đồng thời đề nghị các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động một cách toàn diện về mặt kinh tế của việc chấm dứt miễn thị thực này để có giải pháp phù hợp.

Ngoài ra, Việt Nam đã ký 78 Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực song phương với 78 nước nhưng chủ yếu dành cho người mang Hộ chiếu Ngoại giao và Công vụ xuất nhập cảnh với mục đích làm việc trong thời gian ngắn. Riêng đối với các nước nằm trong khối ASEAN, ngoài việc miễn thị thực cho những đối tượng nêu trên, ta đã miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông, xuất nhập cảnh với mục đích cá nhân, lưu trú ngắn ngày trên nguyên tắc có đi có lại.

Ngày 16/6 vừa qua, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015). Tại Điều 13 có quy định rõ việc đơn phương miễn thị thực phải đáp ứng được một số yêu cầu sau: “Có quan hệ Ngoại giao với Việt Nam; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ; không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam; Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 5 năm và được xem xét gia hạn, Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện theo quy định. Căn cứ vào các điều này, Chính phủ có quyền đơn phương miễn thị thực có thời hạn với từng nước.”.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục nghiên cứu để có kiến nghị phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc này vừa đảm bảo lợi ích tăng trưởng của ngành du lịch của ta vừa đảm bảo các mặt lợi ích khác của quốc gia.



Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   61   62   63   64   65   66   67   68   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương