KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang62/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   58   59   60   61   62   63   64   65   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

Do đặc tính mở về công nghệ, mạng Internet toàn cầu cho phép mọi người trên toàn thế giới có thể dễ dàng truy cập để khai thác thông tin, nhưng đồng thời cũng có thể cung cấp thông tin lên mạng Internet một cách không hạn chế. Nhờ khả năng dễ dàng khai thác hoặc cung cấp thông tin, theo thời gian, đến nay mạng Internet đã trở thành một môi trường lưu giữ thông tin khổng lồ, tăng cường khả năng giao lưu, trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau, thúc đẩy xã hội phát triển và đang tiếp tục được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, đáp ứng hầu hết các nhu cầu thông tin thiết yếu của nhân loại.

Về bản chất công nghệ, môi trường Internet là môi trường mở, cho phép người sử dụng được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin. Vì vậy, tùy thuộc vào động cơ, mục đích và nhận thức của cá nhân/tổ chức sử dụng mà thông tin đưa lên Internet là tích cực, tiêu cực, hoặc thậm chí đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã hội. Điều đó một mặt tạo điều kiện thuận lợi một cách tối đa cho người muốn cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet loại bỏ tối đa những ràng buộc về pháp lý; mặt khác nó cho phép những tổ chức, cá nhân với động cơ xấu có thể che giấu danh tính để cung cấp thông tin sai trái, độc hại ngày càng nhiều và phức tạp; thậm chí xóa bỏ dấu vết để thực hiện hành vi tội phạm, lừa đảo mà phổ biến nhất là những hành vi tội phạm xuyên quốc gia. Việc xuất hiện những trang thông tin điện tử có nội dung không lành mạnh, mang tính chất kích động, đồi trụy... hầu hết là các website có máy chủ đặt tại nước ngoài, cung cấp thông tin qua biên giới và gần như không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp xác định các website của các tổ chức, cá nhân trong nước cung cấp nội dung thông tin sai phạm, tuỳ theo mức độ vi phạm, Bộ TTTT sẽ áp dụng hình thức xử lý kịp thời. Trường hợp vi phạm mức độ nhẹ thì nhắc nhở, rút kinh nghiệm; trường hợp vi phạm ở mức độ vi phạm có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép (nếu có), thu hồi tên miền, nặng có thể truy tố hình sự. Tuy nhiên, đối với các website nước ngoài, website không rõ nguồn gốc, do không chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam nên trong nhiều trường hợp việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái là rất khó khăn, đòi hỏi sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các bộ, ngành có liên quan.

Để khắc phục tình trạng này, ngày 15/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2013, trong đó đã bổ sung phần nội dung quan trọng quy định điều chỉnh việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới vào Việt Nam. Hiện nay Bộ TTTT đang tiến hành xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về hoạt động cung cấp thông tin công cộng qua biên giới của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam, trong đó sẽ quy định cụ thể trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài vào Việt Nam trong việc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để loại bỏ thông tin sai trái, độc hại vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, để quản lý hiệu quả nội dung thông tin trên Internet, Bộ TTTT cũng đã kết hợp đồng bộ các giải pháp sau:

- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý về hành chính và kỹ thuật để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật.

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam phát triển các dịch vụ nội dung tích cực, lành mạnh phù hợp với đặc trưng lịch sử, văn hóa, tập quán và ngôn ngữ của người Việt Nam nhằm thu hút người dùng Việt Nam. Ưu tiên các dịch vụ thu hút đông đảo người dùng Internet, như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, trò chơi trực tuyến...

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Tăng cường tuyên truyền về tính hai mặt của Internet trên các phương tiện truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông cơ sở, thông tin tuyên truyền cổ động kết hợp với các hoạt động sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể xã hội, nhất là trong hệ thống nhà trường và tổ chức đoàn thanh niên; tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu với các thế hệ học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh nhằm cung cấp, trao đổi thông tin về những mặt tích cực và tiêu cực của Internet.

- Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức, đoàn thể, giữa gia đình và nhà trường, giữa ý thức cá nhân với các phong trào mang tính cộng đồng hướng tới một văn hóa Internet lành mạnh, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của toàn xã hội.



3. Cử tri các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng kiến nghị: Cử tri bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ các chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề Biển Đông. Cử tri đề nghị Nhà nước cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giải quyết tranh chấp trên Biển Đông đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

Về vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhưng phải giữ gìn được môi trường hòa bình, hữu nghị với các nước khác, trong đó có Trung Quốc.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến công tác thông tin, tuyên truyền về biển đảo để người dân kịp thời nắm bắt thông tin, hiểu giá trị, vai trò của biển đảo, những kiến thức pháp luật, lịch sử, truyền thống lâu đời của cha ông đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam. Từ đó giúp nhân dân thêm yêu biển, yêu đảo Việt Nam và nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc một cách khoa học, có căn cứ lịch sử phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời thông tin để nhân dân các nước trên thế giới hiểu rõ thực tế, ủng hộ thiện chí và việc làm chính nghĩa của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển. Hàng tuần, tại cuộc giao ban báo chí với lãnh đạo các cơ quan báo chí trong cả nước, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm cập nhật và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về tình hình biển, đảo và những tranh chấp trên Biển Đông. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TTTT cũng đã chỉ đạo các cơ quan báo chí có kế hoạch thông tin, tuyên truyền thường kỳ về quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta liên quan đến vấn đề biển đảo.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, ngày 23/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 373/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Tiếp đó, ngày 12/3/2012, Bộ TTTT ban hành Quyết định số 398/QĐ-BTTTT phê duyệt dự án “Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, tuyên truyền về biển, đảo ở các cấp”. Bộ TTTT đã tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam và trao đổi, chia sẻ về những kinh nghiệm thực tế trong công tác truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo, đài. Các cơ quan báo chí, xuất bản đã có nhiều chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề tạo ra các diễn đàn thu hút được sự tham gia của cộng đồng người Việt và bạn bè quốc tế trong việc chung tay bảo vệ, phát triển bền vững chủ quyền biển, đảo Việt Nam như chương trình “Biển đảo Việt Nam” của Đài Tiếng Nói Việt Nam; chương trình Đối thoại trẻ với chủ đề “Tôi yêu biển đảo Việt Nam” phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam…

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ động và tích cực phối hợp các bộ, ngành, các tổ chức và cá nhân trong việc sưu tầm, công bố các tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong năm 2013 và 2014, Bộ đã tổ chức nhiều cuộc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại nhiều địa phương trong cả nước và trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tổ chức Triển lãm tại nhiều địa phương, nhất là các địa phương ven biển.

Đặc biệt, tháng 5/2014, Bộ Thông tin-Truyền thông tổ chức lễ tiếp nhận và công bố bộ Atlas thế giới, Bruxelles - 1827. Bộ Atlas này gồm 6 tập khổ lớn do nhà Địa lý học Philippe Vandemaelen (1795-1869), người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ xuất bản năm 1827. Trong đó, tập 2 – châu Á, có bản đồ vẽ đường bờ biển miền Trung Việt Nam thể hiện quần đảo Hoàng Sa một cách rõ ràng, chi tiết và chính xác, kèm theo bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam. Tài liệu này được các nhà sử học Pháp và Bỉ đánh giá là có trị giá trị khoa học và pháp lý cao trong việc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Để nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế hiểu rõ về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Bộ TTTT đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhiều đợt phóng viên trong nước và nước ngoài đến thực địa để chứng kiến, đưa tin, phản ánh thực tế về sự hy sinh, can trường, sự chủ động, bình tĩnh, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, đấu tranh kiên quyết, kiên trì của các lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam với những đối sách phù hợp, sự dũng cảm, mưu trí ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển để vừa kiên quyết giữ vững được chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, vừa giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, Bộ TTTT đã tham mưu cho Chính phủ bổ sung thêm quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng hình ảnh bản đồ, sử dụng bản đồ không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia. Trên cơ sở đó, thời gian qua, Bộ TTTT đã thường xuyên theo dõi sát sao, xử lý nghiêm khắc đối với các sản phẩm thông tin dù vô tình hay hữu ý thể hiện không đầy đủ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Bộ tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời về tình hình biển, đảo.

4. Cử tri các tỉnh Nam Định, Cao Bằng kiến nghị: Một số báo, đặc biệt là báo điện tử đưa tin tức không chính thống, không có tính định hướng, chủ yếu nhằm mục tiêu về doanh số, nhiều khi dư luận không tốt trong nhân dân. Cử tri và nhân dân đề nghị kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin, bài của các báo và xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin, bài không chính xác gây hoang mang trong nhân dân để báo chí thực sự là công cụ đắc lực của sự nghiệp cách mạng.

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

Những năm qua, báo chí nước ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qua đó đã góp phần rất lớn định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giúp người dân tiếp cận được với nhiều thông tin bổ ích như nhận định của Đại biểu.

Tuy vậy, vẫn còn tình trạng một số cơ quan báo chí, đặc biệt là báo điện tử còn đăng tải tin bài thiếu kiểm chứng, không chính xác gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân, làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận xã hội… Dù sau đó, nhiều báo đã đăng tin cải chính, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước chấn chỉnh kịp thời nhưng các doanh nghiệp đã phải chịu ảnh hưởng nhất định đến uy tín, thương hiệu, sụt giảm doanh thu, hay một số cá nhân có liên quan đã bị gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm…

1. Nguyên nhân:

- Internet là môi trường mở tạo điều kiện cho phóng viên có thể dễ dàng khai thác thông tin từ nhiều nguồn như mạng xã hội, blog cá nhân… Đồng thời Internet cũng là phương tiện mà bất cứ ai cũng có thể đưa thông tin lên và trong số đó không ít thông tin sai sự thật, bịa đặt nhằm mục đích trục lợi và mạng xã hội là môi trường thuận lợi để phát tán các tin đồn.

- Sự cạnh tranh giữa các báo điện tử trong việc đưa tin, chạy theo các sự kiện nóng, giật gân để câu view (lượt truy cập độc giả), trong khi lãnh đạo báo hay người được ủy quyền xuất bản còn chủ quan, nể nang, dễ dãi đối với phóng viên khi cho duyệt đăng bài mà không thực hiện kiểm chứng đầy đủ theo quy trình.

- Trình độ nghiệp vụ, ý thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp của một số phóng viên, biên tập viên còn hạn chế, nhiều trường hợp chưa được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Căn cứ pháp lý:

Hoạt động báo chí ở nước ta được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, cụ thể gồm các văn bản: Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Báo chí như: Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí; Quyết định số 03/2007/QĐ-BVHTT ngày 07/02/2007 của Bộ Văn hóa Thông tin về việc ban hành quy chế cải chính trên báo chí; Quyết định số 52/2008/QĐ-BTTTT ngày 01/12/2008 của Bộ TTTT về quy chế xác định nguồn tin trên báo chí…

Theo quy định của Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, Tổng biên tập là người chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về những thông tin đăng, phát trên báo chí.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định cơ quan báo chí thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật thì Tổng biên tập cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm trực tiếp; xử lý, báo cáo giải trình với cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước; chỉ đạo, tổ chức cơ quan báo chí của mình xử lý theo quy định của pháp luật về báo chí: Gỡ bài, đính chính, tổ chức kiểm điểm, xử lý đối với các cá nhân có liên quan.

Ngoài ra, tùy từng mức độ vi phạm trong hoạt động báo chí của các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt khác nhau theo quy định tại Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Đồng thời, các cơ quan báo chí sẽ phải gỡ bài, đăng cải chính, xin lỗi theo đúng quy định. Cơ quan quản lý cũng yêu cầu các báo, trang tin dẫn lại cũng phải gỡ bài theo đúng quy định.

Năm 2013, Bộ TTTT nhận được nhận được 195 đơn thư và 6 tháng đầu năm 2014 nhận được 33 đơn thư kiến nghị, khiếu nại về nội dung thông tin trên báo chí, trong đó đa số là các khiếu nại thông tin sai sự thật, thông tin không chính xác gây ảnh hưởng đến uy tín tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân. Hầu hết các đơn thư đã được các đơn vị chức năng của Bộ xem xét, giải quyết hoặc chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của Luật Báo chí, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Trường hợp có căn cứ, khẳng định thông tin sai, đều đã được chuyển cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định pháp luật về báo chí.

3. Kết quả xử lý:

- Năm 2013: Trong số 30 trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính phạt tiền thì có 16 trường hợp do đăng, phát thông tin sai sự thật.

- 6 tháng đầu năm 2014: Xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền 06 trường hợp, trong đó có 03 trường hợp do đăng, phát thông tin sai sự thật.

4. Giải pháp:

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, trong thời gian vừa qua Bộ TTTT tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của báo chí nói chung và thông tin trên Internet nói riêng bằng các giải pháp sau:

- Xây dựng hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực này.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản thay thế Nghị định số 02/2011/NĐ-CP, trong đó quy định cụ thể hóa những hành vi vi phạm hơn và mức chế tài xử phạt cao.

- Định hướng chỉ đạo thông tin: Hàng tuần, Bộ TTTT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức giao ban báo chí để định hướng, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí; thường xuyên nhắc nhở, định hướng các cơ quan báo chí hoạt động tuân thủ các quy định pháp luật về báo chí; có những vụ việc nóng, gây tác động mạnh đến dư luận xã hội, dù chưa có cơ sở để kết luận đúng, sai, Bộ và Ban luôn nhắc nhở các báo thông tin phải thận trọng, không suy diễn…

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Tùy từng thời điểm, sau khi nhắc nhở, Bộ cũng tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá những báo hay vi phạm về những lỗi này trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, đối với những trường hợp xác định rõ sai phạm, Bộ cũng kiên quyết tiến hành xử lý từ hình thức nhắc nhở, phê bình trên giao ban báo chí, xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi thẻ nhà báo và nghiêm trọng có thể ban hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động của cơ quan báo chí hoặc thu hồi giấy phép.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng: Bộ TTTT cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

5. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Hiện nay, các gương người tốt, việc tốt chưa được quan tâm phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhiều cử tri kiến nghị các cơ quan thông tấn, báo chí cần dành nhiều thời lượng hơn nữa để nêu gương người tốt, việc tốt để biểu dương và nhân rộng.

Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Hiện nay các gương người tốt, việc tốt chưa được quan tâm phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhiều cử tri kiến nghị Đài Truyền hình, Đài Phát thanh Trung ương và các địa phương cần dành nhiều thời lượng hơn nữa để nêu gương người tốt, việc tốt để biểu dương và nhân rộng

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

Thời gian qua, không chỉ bám sát, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, báo chí còn phản ánh một cách kịp thời, sinh động các sự kiện diễn ra trong đời sống xã hội. Đặc biệt, báo chí đã phát hiện, tuyên truyền tốt các gương điển hình, mô hình tiên tiến trong học tập, lao động, sản xuất học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó, góp phần giáo dục, bồi đắp tình cảm, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng những thế hệ người Việt Nam chủ động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến và hy sinh vì nhân dân, vì Tổ quốc.

Bộ TTTT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương thường xuyên chỉ đạo, định hướng thông tin để các cơ quan báo chí dành diện tích và thời lượng nhất định tuyên truyền, vinh danh gương người tốt việc tốt. Việc tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt đã trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan báo chí. Những tấm gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến được phản ánh kịp thời đã trở thành sức mạnh, nguồn cổ vũ, động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hầu hết các tờ báo lớn đều mở các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền về phong trào xây dựng nông thôn mới, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước và trong đời sống xã hội. Điển hình là báo Nhân dân với chuyên mục “Gương sáng, việc hay Hà Nội”,Người tốt việc tốt”; báo Lao động với chuyên mục “Bình dị mà cao quý”; báo Quân đội nhân dân với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Quân đội tham gia xây dựng nông thôn mới”; báo Hà Nội mới mở chuyên mục “Nét đẹp người Thủ đô”; báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) với chuyên mục “Gương sáng noi chung”; tạp chí Thi đua Khen thưởng có chuyên trang Điển hình tiên tiến… Mới đây, tháng 6/2014, báo Gia Lai phát động cuộc thi viết “Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc” tỉnh Gia Lai lần thứ II (năm 2014-2015).

Đa số các đài phát thanh, truyền hình đã có sự đầu tư nâng cao chất lượng các chương trình, mở mới và tăng thời lượng phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình, trong đó có việc tăng cường phát sóng phim tài liệu vào dịp kỷ niệm, các ngày lễ lớn của đất nước; chương trình tuyên truyền mang tính giáo dục truyền thống cách mạng, các phong trào thi đua yêu nước; gương người tốt, việc tốt… Một số chương trình được khán thính giả đón nhận, đánh giá cao như: Gương sáng trong cuộc sống của Đài Truyền hình Việt Nam, Hiệp sỹ giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam, Sống đẹp của Đài Truyền hình Thành phố. Hồ Chí Minh, Gương người tốt việc tốt của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang…

Bộ TTTT sẽ tiếp tục phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, định hướng để các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền gương người tốt việc tốt đạt hiệu quả cao hơn, có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.



6. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu có mô hình chung về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, nhất là các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành; để đảm bảo việc triển khai ứng dụng CNTT và phát huy hiệu quả các ứng dụng, tránh lãng phí đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí cho địa phương trong triển khai ứng dụng CNTT.

Trả lời: Tại công văn số 2487/BTTTT-VP ngày 29/8/2014

1. Về mô hình chung về triển khai ứng dụng CNTT làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, nhất là các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Liên quan đến việc hướng dẫn mô hình ứng dụng CNTT tại các địa phương, ngày 06/02/2012, Bộ TTTT đã ban hành Văn bản số 270/BTTTT-ƯDCNTT về việc hướng dẫn Mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp tỉnh. Văn bản này giúp các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương xác định các nội dung, thành phần chính trong phát triển chính phủ điện tử của mình.

Ngoài ra, để bảo đảm việc kết nối, liên thông của các mô hình ứng dụng CNTT, Bộ TTTT đã ban hành các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, kết nối các hệ thống thông tin, cụ thể như Văn bản số 512/BTTTT-ƯDCNTT ngày 20/02/2013 hướng dẫn kỹ thuật liên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong cơ quan nhà nước, Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước… Hiện nay, Bộ TTTT đang xây dựng Thông tư quy định về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi triển khai từ Trung ương đến địa phương, nhằm xác định trách nhiệm của các địa phương và của các bộ chuyên ngành trong việc triển khai các hệ thống thông tin, góp phần bảo đảm kết nối, chia sẻ thông tin, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh trùng lặp, lãng phí.

Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét ban hành các văn bản liên quan đến hướng dẫn mô hình ứng dụng CNTT của các địa phương.



2. Về việc hỗ trợ kinh phí cho địa phương trong triển khai ứng dụng CNTT.

Ngày 27/8/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1605/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015. Tại Quyết định này, quy định kinh phí thực hiện ứng dụng CNTT theo nguyên tắc sau:

- Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn trên quy mô toàn quốc.

- Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với một số địa phương khó khăn để bảo đảm kinh phí triển khai các nội dung xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các địa phương nhằm bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các cơ quan nhà nước khi triển khai các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn có quy mô quốc gia. Các cơ quan chủ trì triển khai các hệ thống này có trách nhiệm đề xuất hỗ trợ kinh phí cho các địa phương trên cơ sở nhu cầu thực tế, bảo đảm tránh trùng lặp, lãng phí. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ cụ thể hàng năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác bảo đảm thực hiện các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động thuộc phạm vi của địa phương. Trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các địa phương phải bảo đảm kinh phí cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

7. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Năm 2011, Bộ TTTT có chủ trương thực hiện chương trình đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa. Theo đó, các tỉnh, thành phố sẽ lập đề án để tham gia chương trình trên. Đến nay, đã qua 3 năm, được biết có 40/63 tỉnh, thành phố đã được triển khai tham gia chương trình. Kiến nghị Bộ cần quan tâm xem xét sớm đưa Bến Tre vào danh sách được triển khai thực hiện chương trình trong giai đoạn 2014-2015.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   58   59   60   61   62   63   64   65   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương