KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang6/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 10638/BGTVT-KHĐT ngày 27/8/2014

1. Về đầu tư cơ sở hạ tầng CHKQT Phú Bài:

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc nói chung, của Thừa Thiên Huế nói riêng, Bộ GTVT đã xây dựng Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009. Trong đó, CHKQT Phú Bài tỉnh Thừa Thiên Huế có vai trò là một trong 10 cảng hàng không quốc tế thuộc mạng cảng hàng không quốc gia.

Quy hoạch CHKQT Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1029/QĐ-TTg ngày 17/7/2009. Theo đó, giai đoạn đến 2020 kéo dài đường hạ cất cánh số 1 hiện có đạt kích thước 3.048m x 45m và sau năm 2030 xây dựng thêm đường hạ cất cánh số 2 với kích thước 3.800m x 45m. Trong thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã quan tâm chỉ đạo triển khai, hoàn thành các dự án sửa chữa, nâng cấp đường hạ cất cánh, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, hệ thống đèn đêm, hệ thống dẫn đường ILS, sân đỗ ôtô… của CHKQT Phú Bài đáp ứng nhu cầu vận tải.

2. Về việc huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng CHKQT Phú Bài:

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn khó khăn như hiện nay, Bộ GTVT ủng hộ việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư hạ tầng CHKQT Phú Bài. Bộ GTVT đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động đề xuất cơ chế phù hợp trong việc huy động nguồn lực hợp pháp ngoài ngân sách để đầu tư CHKQT Phú Bài. Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ.

59. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Cảng Chân Mây là cửa ngõ hướng ra biển Đông của hành lang Kinh tế Đông Tây, là cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn và tàu du lịch cỡ lớn. Hiện nay, lượng hàng hóa qua cảng đã gần gấp đôi so với công suất thiết kế, vì vậy, cử tri đề nghị sớm đầu tư bến cảng số 2, để đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa, khách du lịch qua cảng. Đồng thời quan tâm đầu tư hệ thống đê chắn sóng cho Cảng Chân Mây (do đặc thù điều kiện tự nhiên của khu vực miền Trung, Cảng Chân Mây không thể hoạt động được vào mùa mưa bão nếu không có đê chắn sóng).

Trả lời: Tại công văn số 10880/BGTVT-KHĐT ngày 29/8/2014

Cảng Chân Mây hiện do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Chân Mây (sau đây gọi tắt là Công ty Cảng Chân Mây), đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy quản lý khai thác. Công ty Cảng Chân Mây hiện đang trong quá trình thực hiện cổ phần hóa theo đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1224/QĐ-TTg ngày 26/7/2013. Ngày 03/6/2014, Bộ GTVT đã có Công văn số 6424/BGTVT-QLDN chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy khẩn trương thực hiện cổ phần hóa Công ty Cảng Chân Mây, hướng dẫn việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược với mục tiêu huy động vốn để mở rộng, phát triển Cảng Chân Mây.

Sau khi cổ phần hóa, Công ty Cảng Chân Mây sẽ có được nguồn lực từ các nhà đầu tư để triển khai mở rộng cảng theo quy hoạch đã phê duyệt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Để đảm bảo điều kiện khai thác ổn định, liên tục của cảng Chân Mây, việc đầu tư xây dựng đê chắn sóng cảng Chân Mây là cần thiết. Tuy nhiên do chi phí đầu tư đê chắn sóng tương đối lớn trong điều kiện nguồn vốn ngân sách rất hạn chế, nên hiện chưa triển khai thực hiện đầu tư. Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ giao nhiệm vụ cho Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các Sở, Ban, ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế để nghiên cứu giải pháp triển khai thực hiện đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng cảng Chân Mây đảm bảo điều kiện khai thác ổn định, lâu dài và hiệu quả.



60. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị tiếp tục tập trung đầu tư, sớm hoàn thành Dự án QL50, cầu Mỹ Lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 9008/BGTVT-QLXD ngày 25/7/2014

1. Dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 50 đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang gồm 2 dự án thành phần (Dự án thành phần 2, đoạn Km36+543÷Km47+334 thuộc Dự án đầu tư nâng cấp QL50, đoạn từ ngã tư giao giữa Dự án cầu đường Bình Tiên với đường Nguyễn Văn Linh đến Gò Công; Dự án đầu tư nâng cấp QL50 đoạn từ Thị xã Gò Công đến Thành phố Mỹ Tho đoạn Km47+334 ÷ Km88+665).

Bộ GTVT đã đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng toàn bộ các dự án Quốc lộ 50 qua địa phận tỉnh Tiền Giang từ tháng 5/2013, với quy mô Bn=12m, Bm=11m, mặt đường láng nhựa. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2, thảm mặt đường bê tông nhựa.

2. Đối với dự án cầu Mỹ Lợi:

Dự án đã được khởi công theo hình thức hợp đồng BOT từ ngày 25/01/2014, dự kiến hoàn thành dự án vào 30/8/2015 để đảm bảo khai thác đồng bộ toàn tuyến Quốc lộ 50. Bộ GTVT sẽ thường xuyên đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện để đáp ứng tiến độ yêu cầu.

61. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị sớm thi công cống thoát nước cặp 2 bên QL.1 đặc biệt tại khu vực cầu Bình Phú đến chợ Bình Phú, để đảm bảo vệ sinh môi trường và chống ngập khi mưa lớn, góp phần đảm bảo an toàn giao thông.

Trả lời: Tại công văn số 10554/BGTVT-KCHT ngày 25/8/2014

Đoạn QL.1 qua khu vực cầu Bình Phú và chợ Bình Phú nằm trong Dự án đầu tư xây dựng công trình QL.1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km1987+560 - Km2014+000, tỉnh Tiền Giang theo hình thức Hợp đồng BOT. Trong hồ sơ thiết kế cơ sở đã bố trí rãnh thoát nước khu vực này, cụ thể như sau:

- Bên trái tuyến: Đoạn từ cầu Bình Phú Km1996+720 đến Km1997+270 đã có rãnh thoát nước dọc hiện hữu (rãnh B=0.8m và cống ngầm D=0.8m). Dự án không xây dựng mới rãnh thoát nước;

- Bên phải tuyến: Đoạn Km1996+720 - Km1997+000 đã có rãnh thoát nước B=0.8m, không xây dựng mới rãnh thoát nước. Xây dựng bổ sung rãnh thoát nước dọc đoạn còn lại từ Km1997+000 - Km1997+274;

- Đối với đoạn trước cầu Bình Phú từ Km1996+400 đến Km1996+680 là đoạn tuyến có đông dân cư, chưa có rãnh thoát nước dọc; Bộ GTVT chỉ đạo Nhà đầu tư khảo sát và thiết kế bổ sung rãnh thoát nước dọc trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công.

62. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm triển khai dự án mở rộng kênh Nguyễn Văn Tiếp và thực hiện kịp thời công tác bồi thường, hỗ trợ để người dân ổn định nơi ở và sản xuất.

Trả lời: Tại công văn số 10652/BGTVT-KHĐT ngày 26/8/2014

Đầu tư nâng cấp, mở rộng kênh Nguyễn Văn Tiếp đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa là một hạng mục trong dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (dự án WB5) đang được Bộ GTVT thực hiện đầu tư. Đoạn kênh Nguyễn Văn Tiếp thuộc dự án WB5 qua tỉnh Tiền Giang có chiều dài 63km, từ km50+000÷km113+000, cụ thể:

- Đoạn kênh từ km80+000÷km113+000 thuộc giai đoạn 1 của Dự án hiện đã thi công đạt khoảng 45% khối lượng, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2015;

- Đoạn kênh từ km50+000÷km80+000 hiện đã thi công nạo vét đạt khoảng 20% khối lượng. Trên đoạn tuyến hiện còn 04 xã, thị trấn thuộc huyện Tân Phước đang hoàn chỉnh hồ phương án đền bù GPMB, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2014 và sẽ được chi trả ngay cho các hộ dân bằng nguồn vốn đối ứng của Dự án đã được cân đối. Công tác nạo vét nâng cấp dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2015.

Bộ GTVT đang tiếp tục chỉ đạo quyết liệt Cục ĐTNĐ Việt Nam (chủ đầu tư) thực hiện khẩn trương các hạng mục, đảm bảo tiến độ, chất lượng Dự án; đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân vùng Dự án.

63. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị nên dừng dự án xây dựng sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, không sử dụng hơn 157ha đất trong sân bay làm sân golf và chuỗi khách sạn, nhà hàng, nhà trẻ, siêu thị, mà đồng tình mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất; đồng thời, cử tri đề nghị chưa thông qua dự án sân bay Long Thành vì việc xây dựng tốn hàng ngàn tỷ đồng, trong khi Việt Nam còn nghèo, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Trả lời: Tại công văn số 10686/BGTVT-KHĐT ngày 27/8/2014

1. Về việc xây dựng sân golf và dịch vụ trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất:

Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất đã được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở đề nghị của Bộ Xây dựng tại công văn số 408/BXD-XL ngày 06/3/2007 và Bộ Quốc phòng tại công văn số 591/BQP-ĐT ngày 01/02/2007. Quá trình triển khai dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm định dự án trên cơ sở lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, phù hợp với Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.

Các công trình trong khu vực sân golf đã được Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng cấp phép theo Nghị định 20/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ về Quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.

Như vậy, Dự án đầu tư xây dựng sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất đã được triển khai theo quy định.

2. Về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất:

Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… là trung tâm kinh tế phát triển mạnh và hiện là thị trường vận tải hàng không lớn nhất cả nước. Thêm nữa, thành phố Hồ Chí Minh nằm tại vị trí địa lý rất thuận tiện cho hoạt động hàng không dân dụng vì nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông - Tây và Nam - Bắc của khu vực Đông Nam Á mà theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, đây là một trong những vùng có tiềm năng phát triển giao lưu hàng không nhất trong khu vực, rất thuận lợi cho các hãng hàng không trên thế giới bay đến, bay đi hoặc bay quá cảnh qua Việt Nam. Tất cả các quốc gia trong khu vực quanh Việt Nam đều đã có cảng hàng không trung chuyển đạt trên 30 triệu hàng khách/năm: Cảng hàng không quốc tế Chek Lap Kok - Hong Kong, Suvarnabhumi - Thái Lan, Kuala Lumpur - Malaysia, Changi - Singapore. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu phát triển của khu vực kinh tế đầu tàu của cả nước và tạo các cơ hội thu hút các hãng hàng không quốc tế thì đòi hỏi phải có một hạ tầng hàng không, một cảng hàng không trung chuyển quốc tế lớn.

Để xây dựng một cảng hàng không trung chuyển quốc tế lớn thì đòi hỏi sân bay phải có quy mô, diện tích lớn, giao thông mặt đất tiếp cận với khu vực trung tâm thuận lợi… Các cảng hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ, Phú Quốc, Liên Khương và Cam Ranh lại khó có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong khi xây dựng Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) lớn tại Long Thành có lợi thế hơn.

Với lý do trên, theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009, Cảng hàng không Long Thành đến năm 2020 sẽ là một trong 10 CHKQT của mạng cảng hàng không - sân bay toàn quốc; định hướng đến năm 2030 CHKQT Long Thành được tiếp tục đầu tư, mở rộng các giai đoạn tiếp theo để đảm bảo vai trò thay thế CHKQT Tân Sơn Nhất, trở thành CHKQT quan trọng nhất của khu vực phía Nam, là CHKQT lớn nhất toàn quốc và là trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế, với tổng công suất từ 80 đến 100 triệu hành khách/năm.

Theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì sân bay Tân Sơn Nhất cũng được xác định khai thác ở mức khoảng 20 triệu hành khách/năm. Đồng thời, công suất đường băng, sân đỗ, nhà ga hành khách, hệ thống giao thông ra vào thành phố từ sân bay Tân Sơn Nhất chỉ đáp ứng tối đa 25 triệu hành khách/năm (theo số liệu thống kê tới 31/12/2013, năm 2013 đã đạt 20.035.000 lượt hành khách thông qua cảng). Theo dự báo đến năm 2015, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt khoảng 24 triệu lượt hành khách. Do đó, Bộ Giao thông vận tải đã có phương án mở rộng Nhà ga hành khách Quốc tế Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng đến năm 2015. Tuy nhiên, việc mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để đạt công suất 40-50 triệu hành khách vào khoảng năm 2025-2030 là không thể vì những lý do sau:

- Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nằm trọn trong khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2013, khai thác đạt 140.000 lượt tàu bay cất hạ cánh (trung bình 383 lần chuyến/ngày), chưa kể các hoạt động bay quân sự; việc tiếp tục nâng cao công suất khai thác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường dân sinh của khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh như gây ô nhiễm tiếng ồn, khí thải vượt xa tiêu chuẩn cho phép, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của ICAO về phát triển bền vững, an toàn hàng không.

- Khu vực vùng trời tiếp cận dành cho tàu bay cất hạ cánh của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị chồng lấn với vùng trời tiếp cận của căn cứ không quân Biên Hòa ở phía Bắc. Mặt khác, khu vực cấm bay của thành phố Hồ Chí Minh nằm ngay phía Nam của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hạn chế rất nhiều không gian sử dụng cho tàu bay cất hạ cất cánh. Mặc dù các cơ quan liên quan của hàng không dân dụng và quân sự đã có nhiều nỗ lực để giải tỏa ách tắc song vẫn bị hạn chế nhiều khi có hoạt động bay quân sự tại khu vực Tân Sơn Nhất và Biên Hòa.

- Theo tính toán, trường hợp chuyển giao đất quốc phòng (bao gồm tất cả các diện tích còn lại của khu vực sân bay Tân Sơn Nhất) cho hàng không dân dụng để mở rộng, chi phí cho việc xây dựng thêm 01 đường hạ cất cánh, 1 nhà ga hành khách công suất 20 triệu hành khách ước khoảng 9,1 tỷ USD, phải giải phóng 140.000 hộ dân (khoảng 500.000 nhân khẩu); chưa kể chi phí và số lượng dân cư phải giải toả để làm thêm các tuyến đường giao thông tiếp cận, cơ sở hạ tầng đồng bộ với Cảng hàng không và sẽ phá vỡ quy hoạch chung của thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, việc mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng không đáp ứng được chiến lược phát triển một Cảng hàng không quốc tế có vai trò trung chuyển với công suất 100 triệu hành khách/năm.

- Bên cạnh đó, hệ thống giao thông tiếp cận Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng rất khó khăn, nhất là khi lượng hàng khách thông qua đạt trên 25 triệu hành khách. Thực tế vừa qua, để giải tỏa áp lực cho giao thông tiếp cận quanh sân bay với sản lượng khách thông qua cảng hàng không như hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã chi hơn 300 triệu USD để xây dựng tuyến Bình Lợi – Tân Sơn Nhất và mở rộng đường Trường Chinh, Cộng Hòa.

Trong khi đó, Cảng hàng không quốc tế Long Thành có lợi thế hơn do có thể triển khai các luồng đi, đến độc lập, khai thác đồng thời, đảm bảo năng lực vùng trời. CHKQT Long Thành được xây mới sẽ khắc phục những hạn chế mà sân bay Tân Sơn Nhất không thể đáp ứng trong điều kiện lưu lượng hành khách ngày càng tăng trong tương lai. Việc đưa vào khai thác CHKQT Long Thành sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, tạo thuận lợi hơn cho hành khách đi máy bay và giúp thành phố Hồ Chí Minh phát triển bền vững, góp phần giảm ùn tắc giao thông nội đô.

Triển khai các Quy hoạch phát triển được phê duyệt, Bộ GTVT đã cho lập Báo cáo đầu tư dự án CHKQT Long Thành, dự án đã được Bộ GTVT và UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo rộng rãi tại Hà Nội và hiện đang trình Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định. Theo đó, vốn đầu tư thực hiện sẽ được gắn với các dự án đầu tư cụ thể, theo nguyên tắc Nhà nước chỉ đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư phần kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn đầu tư hoặc các công trình liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng, khuyến khích đầu tư vào các hạng mục thành phần dịch vụ khai thác, có khả năng thu hồi vốn đầu tư. Sau khi có kết quả thẩm định Báo cáo đầu tư dự án của Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các Bộ ngành liên quan tham mưu trình Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án. Như vậy, CHKQT Long Thành thời điểm hiện nay mới đang triển khai các thủ tục ban đầu của Dự án. Chỉ sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư mới triển khai các thủ tục kêu gọi vốn đầu tư để thực hiện.



64. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào sử dụng nút giao thông Văn Quán, huyện lập Thạch trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trả lời: Tại công văn số 10715/BGTVT-QLXD ngày 27/8/2014

Trong quá trình thi công Nút giao IC.06 (Nút giao Văn Quán) Chủ đầu tư (VEC) đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc Nhà thầu tạp trung huy động máy móc, thiết bị, vật liệu, nhân lực, tài chính để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đưa vào khi thác đồng bộ cùng tuyến chính của gói thầu A2, tuy nhiên trên công trường đã gặp những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công như: Người dân địa phương ssax dựng hàng rào cản trở thi công do khiếu nại vướng mắc trong công tác GPMB, đề nghị điều chỉnh thiết kế đấu nối với đường tỉnh 305C từ Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc. Về việc này, Chủ đầu tư đã làm việc với chính quyền địa phương và Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết các tồn tại vướng mắc và chỉ đạo Nhà thầu khẩn trương huy động thi công.

Đến nay phần khối lượng móng đường nút giao IC.06 đã cơ bản hoàn thành, Nhà thầu đã và đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục mặt đường (bê tông nhựa và hạng mục an toàn giao thông). Tuy nhiên vẫn còn 01 hộ dân thuộc thôn Bắc Sơn, xã Đình Chu, huyện Lập Thạch cản trở thi công tại km1+400-km1+500 nhánh B, Chủ đầu tư đã làm việc với chính quyền địa phương và chỉ đạo Nhà thầu hoàn thành đưa vào khai thác nút giao trước 30/9/2014.

65. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri phản ánh tuyến Quốc lộ 53 đoạn từ tỉnh Vĩnh Long đến tỉnh Trà Vinh quá hẹp không đáp ứng cho các phương tiện tham gia giao thông, nhất là xe có trọng tải lớn, thường xuyên xảy ra tai nạn, đề nghị đầu tư mở rộng tuyến Quốc lộ này..

Trả lời: Tại công văn số 10188/BGTVT-KHĐT ngày 18/8/2014

Quốc lộ 53 qua địa phận tỉnh Vĩnh Long có chiều dài 43km từ thành phố Vĩnh Long đến huyện Càng Long (Km0-Km43), trong đó:

- Đoạn từ Km0-Km15+617 đã được đầu tư mở rộng theo quy mô đường cấp III đồng bằng, riêng đoạn qua thành phố Vĩnh Long (Km4+121-Km8+081) và đoạn qua thị trấn Long Hồ mở rộng theo quy mô đường đô thị (Bn=26m). Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đã hoàn thành các đoạn Km0-Km10+193 và Km13+424-Km15+617, đoạn còn lại từ Km10+193-Km13+424 do thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP nên phải giãn tiến độ triển khai. Đến nay, sau khi cân đối được nguồn vốn cho dự án, Bộ GTVT đã có văn bản số 7401/BGTVT-CQLXD ngày 23/6/2014 cho phép tiếp tục triển khai dự án trong phạm vi nguồn vốn đã được bố trí để cải tạo nâng cấp đoạn tuyến còn lại của dự án, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015.

- Đoạn từ Km15+617-Km43 nằm trong dự án đầu tư nâng cấp QL53 đoạn Long Hồ - Ba Si (Km11+Km56) qua 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Bộ GTVT đã cho phép lập dự án đầu tư, tuy nhiên do thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ nên dự án chưa được bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện. Bộ GTVT đã chỉ đạo nghiên cứu chuyển đổi đầu tư dự án sang hình thức BOT, hiện đang hoàn thiện các thủ tục để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, dự kiến khởi công xây dựng đầu năm 2015.

Như vậy đối với Quốc lộ 53 đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Long, Bộ GTVT đã và đang triển khai các dự án và theo kế hoạch trong năm 2016 sẽ hoàn thành đầu tư theo quy mô đường cấp III đồng bằng, đáp ứng được nhu cầu vận tải giữa 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh nói riêng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

66. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri phản ánh, các cây cầu dọc theo tuyến Quốc lộ 54 thuộc địa phận huyện Bình Tân và cầu Cây Điệp thuộc địa phận huyện Trà Ôn hiện đang xuống cấp gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân, đề nghị sớm đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới các cây cầu trên.

Trả lời: Tại công văn số 10190/BGTVT-KHĐT ngày 18/8/2014

Hiện nay, trên Quốc lộ 54 đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Long còn 4 cầu chưa được đầu tư nâng cấp gồm các cầu: Rạch Chanh, Cái Dầu, Thông Lưu, Cây Điệp. Bộ GTVT đã bổ sung 04 cầu nêu trên vào dự án Tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia lần thứ 2 được đầu tư bằng nguồn vốn vay của JICA, hiện đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp, dự kiến sẽ khởi công trong Quý IV năm 2014, hoàn thành trong năm 2015.



67. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, khẩn trương đầu tư xây dựng các đường gom dân sinh đối với các địa bàn có tuyến đường đi qua, để giải quyết nhu cầu đi lại, sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa của nhân dân

Trả lời: Tại công văn số 10714/BGTVT-QLXD ngày 27/8/2014

Trong quá trình thi công, dưới sự chỉ đạo của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Nhà thầu Keangnam (Gói thầu A5) và Doosan (Gói thầu A6) đã rất cố gắng thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường như: hạn chế khói bụi, sạt lở đất, ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu nông nghiệp… Mặc dù vậy, trên toàn bộ gói thầu vẫn có một số đường gom dân sinh và những vị trí cống chui dân sinh trên địa bàn đang được tiếp tục hoàn thiện

Trước tình hình đó, Bộ GTVT đã có văn bản số 9879/BGTVT-QLXD ngày 12/8/2014 chỉ đạo VEC, Ban QLDA, TVGS và các Nhà thầu phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý các tồn tại hệ thống hầm chui dân sinh, đồng thời sửa chữa, khắc phục các đường công vụ, công trình thủy lợi, đường gom dân sinh bị ảnh hưởng trong quá trình thi công. Cụ thể:

Đối với gói thầu A6 qua địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã được đưa vào khai thác 92/101 đường gom dân sinh về cơ bản đã hoàn thành đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, còn 09 đường gom theo kiến nghị của người dân địa phương phục vụ cho công tác khai thác nông lâm sản không có trong dự án. Do đặc điểm tình hình của khu vực phức tạp, việc bổ sung các đường gom nêu trên dẫn đến diện tích giải phóng mặt bằng bổ sung rất lớn, nên rất khó khăn phức tạp và mất thời gian. Hiện nay, Chủ đầu tư đã chấp thuận chủ trương sử dụng một phần nền đường trong giai đoạn II để sử dụng tạm thời làm các đường gom này, Nhà thầu đã và đang triển khai thi công đồng loạt.

Đối với gói thầu A5 qua địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đang thi công những công đoạn cuối cùng để phấn đấu hoàn thành trong tháng 8/2014; đồng thời Nhà thầu đang triển khai thi công đường gom dân sinh để hoàn thành cơ bản cùng với tuyến chính.

68. Cử tri các tỉnh Bình Dương, Bình Định, Phú Thọ, Sóc Trăng, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn không giảm, số người chết, người bị thương ngày càng tăng; trung bình mỗi ngày có gần 30 người chết, hàng chục người bị thương, khiến cho người dân rất lo ngại, tạo gánh nặng cho xã hội. Cử tri kiến nghị ngành chức năng cần sớm nghiên cứu, có các biện pháp hữu hiệu, đồng bộ và quyết liệt hơn để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông, nhằm giảm tai nạn giao thông về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Trả lời: Tại công văn số 10481/BGTVT-ATGT ngày 22/8/2014

Trong những năm vừa qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp lâu dài và trọng tâm trên phạm vi toàn quốc trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chính phủ ban hành các Nghị quyết: số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 03/10/2013 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông trong hoạt động vận tải, Công điện số 95/CĐ-TTg về chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và chở quá số khách cho phép. Các Bộ, ngành và địa phương đã chủ động xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực liên tiếp trong các năm 2011, 2012, 2013 tai nạn giao thông (TNGT) đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí, cụ thể: năm 2013, cả nước đã xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người. So với năm 2012, tai nạn giao thông giảm 1.610 vụ (-5.19%); giảm 55 người chết (-0,58%); giảm 3.045 người bị thương (- 20,02%), đây là năm thứ 02 số người chết vì TNGT giảm xuống dưới 10.000 người.

Trong 7 tháng đầu năm 2014 TNGT tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm cả ba tiêu chí: cả nước xảy ra 14.737 vụ TNGT, làm chết 5.388 người, bị thương 13.760 người. So với cùng kỳ năm 2013, giảm 2.452 vụ (-14.26%), giảm 247 người chết (-4,38 %), giảm 3.393 người bị thương (-19.78%).

Tuy nhiên, đúng như phản ánh của cử tri tình hình TNGT trên toàn quốc vẫn còn diễn biến phức tạp, số người chết vì TNGT vẫn ở mức cao, kết quả kiềm chế, giảm TNGT chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng; vẫn còn xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng trên đường bộ. Đây thực sự là thách thức và là nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn đối với an sinh, trật tự, an toàn xã hội, đòi hỏi Chính phủ, các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân cần phải tiếp tục có những hành động quyết liệt, cụ thể để triển khai đồng bộ những giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu tối đa TNGT.

Bộ Giao thông vận tải sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông được nêu tại Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tập trung vào một số nội dung sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TT ATGT, tập trung tham mưu cho Chính phủ ban hành một số Nghị định như: Nghị định thay thế Nghị định 91/2009/NĐ-CP và Nghị định 93/2012/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về TT ATGT, trong đó tập trung triển khai đề án đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016 đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.



- Nâng cao điều kiện an toàn giao thông đối với kết cấu hạ tầng giao thông:

+ Tích cực phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương phát hiện và xử lý kịp thời các điểm đen, các vị trí mất an toàn giao thông trên đường bộ; rà soát bổ sung, điều chỉnh, thay thế báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông; tăng cường giám sát việc thực hiện quy định bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí thi công trên đường bộ đang khai thác; thực hiện công tác thẩm định an toàn giao thông đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;

+ Tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các cầu chung giữa đường sắt và đường bộ, đường ngang không có người gác, tầm nhìn bị hạn chế; tăng cường phối hợp với địa phương trong công tác quản lý hoạt động chở khách ngang sông, cương quyết đình chỉ hoạt động của các bến đò ngang trái phép.

- Nâng cao chất lượng trong công tácđào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe; đăng kiểm phương tiện giao thông; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ, tập trung vào các lĩnh vực: đăng kiểm phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông như: vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, chở quá tải, chở quá số người cho phép, phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn, vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình trên đường đang khai thác.

69. Cử tri tỉnh An Giang và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông, về đạo đức văn hóa ứng xử cho người dân khi tham gia giao thông; đồng thời có biện pháp xử lý mạnh hơn đối với những người không chấp hành đúng Luật.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương