KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang57/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 1938/BXD-QLN ngày 21/8/2014

Năm 2012, tỉnh Quảng Bình báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội, tỉnh có 3.282 hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.297 hộ cần xây dựng mới và 985 hộ cần sửa chữa, cải tạo nhà ở. Tổng số vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 106 tỷ đồng. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Đề án với số hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở đã tăng lên 8.651 hộ, trong đó có 3.672 hộ cần xây dựng mới và 4.979 hộ cần sửa chữa, cải tạo nhà ở. Tổng số vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 234 tỷ 137 triệu đồng.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 1 sẽ cấp kinh phí để tỉnh Quảng Bình hỗ trợ cho 3.282 hộ (2.297 hộ cần xây dựng mới và 985 hộ cần sửa chữa, cải tạo). Cuối năm 2013, Bộ Tài chính đã cấp tạm ứng 50% kinh phí cho tỉnh là 53 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ cấp tiếp 50% trong tổng số 106 tỷ đồng từ nay đến cuối năm để tỉnh hoàn thành hỗ trợ cho 3.282 hộ người có công, đúng số lượng mà tỉnh đã báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội năm 2012. Số đối tượng còn lại theo số lượng Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt năm 2013 sẽ được triển khai hỗ trợ sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

23. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị sửa đổi Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo hướng bổ sung những đối tượng tham gia kháng chiến năm 1974 - 1975 chưa đủ thời gian hưởng huy chương vào những đối tượng được hỗ trợ sửa chữa nhà ở để giảm bớt khó khăn, yên tâm cuộc sống.

Trả lời: Tại công văn số 1934/BXD-QLN ngày 21/8/2014

Thực hiện Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban Thường vụ Quộc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng, ngày 26/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về việc: “hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở”, trong đó có quy định hỗ trợ về nhà ở cho 12 nhóm đối tượng được quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quộc hội “sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng”.

Những người tham gia kháng chiến năm 1974 - 1975, chưa đủ thời gian hưởng huy chương, chưa thuộc 12 nhóm đối tượng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công nên không thuộc diện được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg. Tuy nhiên, từ trước đến nay, Nhà nước luôn quan tâm đến việc tạo lập, cải thiện nhà ở cho mọi người dân thông qua các chính sách như: chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, chính sách ưu đãi về đất đai hoặc tạo điều kiện thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia về nhà ở, được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi thông qua ngân hàng chính sách xã hội, tặng nhà tình nghĩa, tình thương, nhà ở cho người nghèo, nhà ở cho người dân vùng thường xuyên ngập lũ....

Về kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị hỗ trợ về nhà ở cho những người tham gia kháng chiến năm 1974 - 1975 giảm bớt khó khăn, yên tâm cuộc sống, Bộ Xây dựng nhận thấy nếu những đối tượng này thực sự có khó khăn về nhà ở thì tùy theo điều kiện thực tế của địa phương, chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện để các đối tượng này có chỗ ở đảm bảo an toàn, không phải ở nhà tạm, nhà ở đã bị hư hỏng nặng.



24. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Đề nghị xem xét, chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng làm nghĩa vụ quốc tế ở chiến trường Lào, Campuchia hiện gặp khó khăn về nhà ở.

Trả lời: Tại công văn số 1935/BXD-QLN ngày 21/8/2014

Hỗ trợ mọi người dân để có nhà ở ổn định, đảm bảo an toàn là chủ trương của Đảng và nhà nước, được thực hiện thường xuyên, liên tục theo nguyên tắc: nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ và tham gia đóng góp của bản thân hộ gia đình, trong đó nhà nước thực hiện hỗ trợ thông qua các chính sách như: chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, chính sách ưu đãi về đất đai hoặc tạo điều kiện thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia về nhà ở, được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi thông qua ngân hàng chính sách xã hội, tặng nhà tình nghĩa, tình thương, nhà ở cho người nghèo, nhà ở cho người dân vùng thường xuyên ngập lũ....Ngoài ra, tùy theo điều kiện thực tế của địa phương nơi người dân sinh sống chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân có chỗ ở đảm bảo an toàn, không phải ở nhà tạm, nhà ở đã bị hư hỏng nặng, đặc biệt là các đối tượng thực sự có khó khăn về nhà ở.

Khi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và khả năng ngân sách cho phép, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng làm nghĩa vụ quốc tế ở chiến trường Lào, Campuchia.

25. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Nhà ở hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số (theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ) hiện tại đã xuống cấp hoặc hư hỏng hoàn toàn nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Bộ Xây dựng có sự phối hợp ban hành quy định hỗ trợ sửa chữa, xây mới để đời sống nhân dân bớt khó khăn hơn.

Trả lời: Tại công văn số 1775/BXD-QLN ngày 04/8/2014

Ngày 20/7/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Theo số liệu báo cáo của Ủy ban Dân tộc, tính đến cuối năm 2008, đã có trên 370.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ nhà ở theo chính sách trên. Nhờ đó, các hộ nghèo đã có chỗ ở an toàn, ổn định, tạo điều kiện để họ yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, do mức hỗ trợ còn thấp, nên nhà ở của một số hộ dân có chất lượng chưa cao, sau một thời gian sử dụng nhà ở bị xuống cấp hoặc hư hỏng hoàn toàn, ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân.



Trước thực trạng đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho những hộ có nhà ở bị xuống cấp hoặc hư hỏng hoàn toàn để sửa chữa hoặc xây dựng mới. Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, xây dựng đề án và dự thảo cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 – 2015 (Chương trình 167 giai đoạn 2), trong đó, Bộ Xây dựng đề xuất hỗ trợ cho những hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg nhưng đến nay nhà ở bị xuống cấp hoặc hư hỏng hoàn toàn. Hiện nay, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án và dự thảo cơ chế, chính sách hỗ trợ và đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện dự thảo cơ chế, chính sách để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong thời gian sớm nhất. Khi chính sách được ban hành, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có hướng dẫn cụ thể để các địa phương thực hiện.

26. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Góp ý về một số nội dung của dự thảo Luật Nhà ở :

- Tại khoản 3 Điều 12 quy định về thời hạn sở hữu nhà ở chung cư; chọn phương án 01 (không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư). Bởi hiện nay, tâm lý của người dân khi bỏ tiền ra tạo lập bất động sản đều muốn sở hữu bất động sản lâu dài, để thực hiện có hiệu quả chiến lược giảm hàng tồn kho bất động sản (nhất là đối với chung cư);

- Tại Điều 106 quy định về Ban quản trị nhà chung cư, chọn phương án 01, Ban quản trị nhà chung cư có nhiệm vụ quản lý, vận hành nhà chung cư theo đúng hoạt động, thu – chi phí bảo trì nhà chung cư, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng, kiểm tra đôn đốc người sử dụng nhà chung cư thực hiện đúng nội quy quản lý sử dụng; thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng liên quan đến việc quản lý sử dụng để phản ánh với doanh nghiệp quản lý vận hành, các cơ quan chức năng. Do đó, việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư là cần thiết;

- Tại khoản 2 Điều 111 quy định phương án quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu; chọn phương án 01. Kinh phí bảo trì nhà chung cư là tiền do người sử dụng đóng góp để duy trì chất lượng chung cư luôn ở trạng thái hoạt động tốt, như bảo trì định kỳ hoặc sửa chữa đột xuất,...vì vậy, nguồn kinh phí này nên để Ban quản trị và doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư quản lý để thuận tiện, nhanh chóng trong việc sử dụng khi cần thiết;

- Tại khoản 2 Điều 122 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng về nhà ở; chọn phương án 02, bởi vì, đối với các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho nhà ở cần phải có công chứng hoặc chứng thực của UBND các cấp để xác nhận về tình trạng nhà ở của các đối tượng giao dịch trên địa bàn đang quản lý (tránh tình trạng nhà ở đang tranh chấp, là tài sản đang phải chấp hành án, đang thế chấp tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng...); đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự.

Trả lời: Tại công văn số 1897/BXD-QLN ngày 19/8/2014

Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/3/2014 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký thừa ủy quyền Tờ trình số 65/TTr-CP của Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi tại kỳ họp thứ 7. Ngày 24/5/2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Về các vấn đề mà cử tri tỉnh An Giang quan tâm góp ý kiến, cơ quan chủ trì soạn thảo đang nghiên cứu để tiếp thu chỉnh sửa lại dự thảo trước khi báo cáo Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, cụ thể như sau:

- Về thời hạn sở hữu nhà chung cư: Tiếp thu ý kiến góp ý của cử tri và các đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật không quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư mà chỉ quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản cho các hộ dân sinh sống trong nhà chung cư; đồng thời làm cơ sở pháp lý để các địa phương thực hiện phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại khi các nhà chung cư này bị xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, góp phần chỉnh trang đô thị.

- Về thành lập Ban quản trị nhà chung cư: Việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư là cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ nhà chung cư. Do đó, dự thảo Luật đã quy định nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc có nhiều chủ sở hữu nhưng dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Riêng đối với nhà chung cư nhiều chủ sở hữu và có từ 20 căn hộ trở lên thì phải thành lập Ban quản trị;.

- Về kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư: Dự thảo Luật đã quy định rõ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư phải được chuyển giao cho Ban quản trị quản lý ngay sau khi Ban quản trị nhà chung cư được thành lập; trường hợp không bàn giao kinh phí này cho Ban quản trị nhà chung cư thì Ban quản trị có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao kinh phí này.

- Về vấn đề công chứng, chứng thực hợp đồng về nhà ở: Để thống nhất với Luật Đất đai năm 2013, dự thảo Luật Nhà ở đã quy định: đối với các trường hợp giao dịch về nhà ở mà liên quan đến chuyển nhượng quyền sở hữu, mang tính chất rủi ro cho các bên như mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp…thì bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực; đối với các trường hợp giao dịch về nhà ở khác có tính chất đơn giản như cho mượn, cho ở nhờ, cho thuê nhà ở….thì không cần bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu để giảm bớt thủ tục hành chính cho người dân.

27. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Về dự thảo Luật kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

- Theo nội dung dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) các cá nhân, tổ chức muốn hành nghề môi giới bất động sản, định giá bất động sản phải có “thẻ hành nghề”. Tuy nhiên, theo Luật Kinh doanh bất động sản 2006 thì khi hành nghề môi giới, định giá bất động sản phải có “chứng chỉ hành nghề”. Vậy khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) ban hành có hiệu lực, thì những cá nhân, tổ chức hành nghề môi giới, định giá có nhất thiết phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp đổi từ “chứng chỉ hành nghề” sang “thẻ hành nghề” không? Nếu có dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định cụ thể quy trình cấp đổi và mẫu “thẻ hành nghề” để địa phương hướng dẫn các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.



- Tại khoản 2 Điều 61 thì điều kiện để được cấp thẻ hành nghề môi giới bất động sản là phải có trình độ từ đại học trở lên. Thực tế hiện nay, đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản có trình độ từ đại học trở lên chiếm rất ít so với chứng chỉ đã được cấp (theo số liệu thu thập từ việc cấp chứng chỉ môi giới bất động sản tại Sở Xây dựng); mặt khác, tính chất công việc môi giới bất động sản không quá phức tạp; đề nghị quy định trình độ được cấp thẻ hành nghề môi giới bất động sản có trình độ từ trung cấp trở lên.

Trả lời: Tại công văn số 1855/BXD-QLN ngày 14/8/2014

- Theo nội dung dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang trình Quốc hội thì thẻ hành nghề môi giới bất động sản đã được sửa đổi thành “chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản”, chứng chỉ này có thời hạn sử dụng là 05 năm. Cũng theo dự án Luật (sửa đổi) thì chứng chỉ môi giới bất động sản và chứng chỉ định giá bất động sản đã được cấp trước ngày Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (không yêu cầu phải cấp đổi), khi hết thời hạn 5 năm nếu cá nhân có nhu cầu tiếp tục kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản thì phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này; trường hợp có nhu cầu tiếp tục kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản thì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về giá.

- Về trình độ của người được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản: Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang trình Quốc hội cũng đang quy định cá nhân phải có trình độ từ trung cấp trở lên như ý kiến của cử tri tỉnh An Giang.

28. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: Đề nghị đẩy mạnh đầu tư xây dựng các nhà máy công nghệ hiện đại, xử lý chất thải đảm bảo môi trường an toàn bền vững tại các khu công nghiệp lớn.

Trả lời: Tại công văn số 2034/BXD-HTKT ngày 28/8/2014

- Hiện nay, phần lớn các khu công nghiệp trên cả nước đều chưa có các cơ sở xử lý chất thải rắn (CTR) đặc biệt là CTR nguy hại, các loại CTR nguy hại được tập trung xử lý tại các khu liên hợp/khu xử lý CTR của địa phương. Vì vậy việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng các nhà máy công nghệ hiện đại để xử lý CTR công nghiệp tại các khu công nghiệp lớn để đảm bảo môi trường là rất cần thiết.

- Trong Quy hoạch quản lý CTR vùng kinh tế trọng điểm/vùng liên tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các Quy hoạch quản lý CTR vùng tỉnh được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt đã xác định vị trí, quy mô các cơ sở xử lý CTR. Đây là cơ sở quan trọng để lập dự án và thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTR trên địa bàn cả nước.

- Bộ Xây dựng với chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ phối hợp với các Bộ ngành và địa phương tăng cường công tác nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường nguồn lực đầu tư để kêu gọi xã hội hóa đối với việc bảo vệ môi trường nói chung và đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTR nói riêng.



29. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước đầu tư kinh phí, kỹ thuật giúp cho các địa phương xây dựng các lò đốt rác thải tập trung để xử lý rác thải, đảm bảo cuộc sống trong lành cho người dân.

Trả lời: Tại công văn số 2035/BXD-HTKT ngày 28/8/2014

- Công nghệ đốt rác là một trong các công nghệ xử lý chất thải rắn (CTR) hiện nay đã được áp dụng phổ biến. Để lựa chọn công nghệ phù hợp với CTR tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đang chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp, đánh giá các công nghệ xử lý chất thải rắn (CTR) đang áp dụng tại Việt Nam, trong đó xác định rõ những công nghệ phù hợp để từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ, khuyến khích áp dụng và nhân rộng.

- Ngày 25/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 798/QĐ-TTg). Thực hiện Quyết định trên, Bộ Xây dựng đang phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTR, trong đó có các lò đốt CTR tập trung tại các địa phương.

30. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, tăng cường nguồn lực đầu tư trực tiếp cho các dự án xử lý chất thải rắn theo công nghệ cao.

Trả lời: Tại công văn số 2033/BXD-HTKT ngày 28/8/2014

- Trong những năm vừa qua, Đảng và Chính phủ đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn (CTR). Các cơ chế, chính sách ưu đãi đã được nghiên cứu ban hành như Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực xử lý CTR, Chính phủ đã giao cho các Bộ ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình tiếp tục triển khai nghiên cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với công tác quản lý CTR để phù hợp với thực tiễn.

- Ngày 23/7/2014, tại Quyết định số 1196/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt”. Thực hiện Quyết định trên, Bộ Xây dựng đang phối hợp với các Bộ ngành và các địa phương triển khai nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nói chung và xử lý CTR nói riêng.

31. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Đề nghị sớm triển khai rà soát các đối tượng chưa được hưởng chính sách và hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Đề nghị sớm giải quyết cấp đủ tiền cho các hộ gia đình người có công với cách mạng làm mới và sửa chữa nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg. Đến nay, các hộ đã sửa chữa nhà ở hoặc làm xong nhà ở nhưng mới được Chính phủ cấp khoảng 50% kinh phí, số tiền còn lại chưa được cấp, nhiều hộ phải đi vay để trả nợ tiền mua vật liệu và trả nợ thuê nhân công làm nhà ở nên gặp khó khăn.

Trả lời: Tại công văn số 1939/BXD-QLN ngày 21/8/2014

1. Về việc triển khai, rà soát các đối tượng và hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.

Sau khi Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2013, các địa phương đã lập, phê duyệt và gửi Đề án về Bộ Xây dựng, số lượng người có công với cách mạng trên thực tế theo Đề án mà các địa phương báo cáo gửi về Bộ Xây dựng là rất lớn, khoảng 335.253 hộ (trong khi đó số lượng người có công với cách mạng cần hỗ trợ về nhà ở mà các địa phương đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012 là 72.153 hộ). Vì vậy, Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này và Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1346/VPCP-KTN ngày 03/3/2014 yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát chặt chẽ, đối chiếu với số liệu đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012 đồng thời giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, thẩm tra để đảm bảo việc hỗ trợ đúng đối tượng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, khi các địa phương rà soát sẽ bổ sung những trường hợp đủ điều kiện được hỗ trợ nhưng chưa có danh sách trong Đề án của địa phương.

Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 cũng như ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn và trả lời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, trực tiếp hướng dẫn tại hội nghị tập huấn của một số địa phương như: Quảng Nam, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Thái Nguyên...

2. Về việc cấp kinh phí hỗ trợ

Theo quy định của Quyết định 22/2013/QĐ-TTg thì trong năm 2013, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng theo danh sách mà các địa phương đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012 (72.153 hộ).

Tỉnh Bắc Giang không có báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012 nên không được cấp kinh phí để thực hiện việc hỗ trợ. Để tạo điều kiện cho người có công với cách mạng của tỉnh Bắc Giang được hỗ trợ về nhà ở, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí bổ sung kinh phí để hỗ trợ về nhà ở cho một phần số hộ người có công với cách mạng trong Đề án mà Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt.



32. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị nên có quy định cụ thể biện pháp xử lý trách nhiệm của người sử dụng nhà ở công vụ trong trường hợp người này không còn thuộc đối tượng sử dụng nhưng không trả lại nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

Trả lời: Tại công văn số 2017/BXD-QLN ngày 28/8/2014

Ngày 22/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2013/NĐ-CP về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, trong đó có nội dung quản lý sử dụng nhà ở công vụ; ngày 07/5/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg về việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ.

Ngày 16/01/2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 01/2014/TT-BXD hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ, trong đó có quy định một trong những nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ là:

“Trả lại nhà ở công vụ cùng trang bị nội thất kèm theo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ trong thời hạn ba (03) tháng kể từ khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ hoặc không còn nhu cầu thuê nhà ở công vụ và trả tiền thuê nhà ở công vụ, các khoản phí dịch vụ kể từ ngày quyết định thu hồi nhà ở công vụ có hiệu lực thi hành cho đến ngày hoàn thành việc thu hồi nhà ở công vụ” (Điểm g Khoản 2 Điều 13 của Thông tư số 01/2014/TT-BXD).

Trường hợp người thuê không còn thuộc đối tượng sử dụng nhà ở công vụ nhưng không trả lại nhà ở này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ, cơ quan quản lý nhà ở công vụ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương để cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ đó theo trình tự, thủ tục thu hồi và cưỡng chế thu hồi quy định tại Điều 15 của Thông tư số 01/2014/TT-BXD.

Tại Điểm c Khoản 3 Điều 11 của Quyết định số 695/QĐ-TTg quy định đối với việc thu hồi bắt buộc nhà ở công vụ của Chính phủ thì chi phí tổ chức thu hồi bắt buộc nhà ở công vụ do Bên thuê nhà chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp Bên thuê không chi trả thì cơ quan quản lý người thuê có trách nhiệm khấu trừ lương để chi trả.



33. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Hiện nay số lượng sinh viên vào học các trường phân hiệu đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh khá lớn; cơ sở vật chất ký túc xá của các trường không đáp ứng đủ chỗ ở cho sinh viên, phần lớn sinh viên phải tự lo chỗ ở nên gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt. Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư để đến năm 2015 cơ bản các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo chỗ ở cho sinh viên.

Trả lời: Tại công văn số 2026/BXD-HTKT ngày 28/8/2014

Ngày 20/4/2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Ngày 24/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015 sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu về chỗ ở cho học sinh, sinh viên.

Thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, thống nhất các tiêu chí để lựa chọn các dự án nhà ở cho học sinh, sinh viên được đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2009-2015. Do nguồn vốn bị hạn chế, trước mắt tập trung bố trí vốn cho các dự án tại các địa phương trọng điểm, tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng; dự án đã có đất được bồi thường và giải phóng mặt bằng; dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã xác định được Chủ đầu tư, có thể khởi công trong tháng 6 và quý III, IV năm 2009; các địa phương có số lượng sinh viên có nhu cầu về chỗ ở từ 10.000 sinh viên trở lên; ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng tập trung theo cụm trường.

Căn cứ vào đề xuất của liên ngành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục và phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho 95 dự án nhà ở sinh viên tại 29 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 02 Bộ (Quốc phòng và Công an).

Trong danh mục các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2009 - 2015 chưa có dự án nhà ở sinh viên của tỉnh Gia Lai vì theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai thì số lượng sinh viên có nhu cầu về chỗ ở trên địa bàn tỉnh không đạt theo các tiêu chí đã nêu.

Do việc huy động vốn trái phiếu Chính phủ từ nay đến hết năm 2015 bị hạn chế. Để đảm bảo cân đối và sử dụng có hiệu quả vốn trái phiếu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc chủ trương chưa bổ sung thêm dự án mới, cần tập trung hoàn thành các hạng mục đã khởi công (Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 09/02/2012 của Văn phòng Chính phủ).

Trong thời gian tới, khi Quốc hội, Chính phủ cho phép tiếp tục đầu tư các dự án nhà ở cho sinh viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Bộ Xây dựng sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên cụ thể các năm tiếp theo đối với các địa phương còn lại chưa được bố trí vốn giai đoạn 2009 - 2015, đảm bảo phù hợp với kế hoạch chung, cũng như điều chỉnh bổ sung thêm khi điều kiện tài chính ngân sách thuận lợi.

34. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đến nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh mới có một doanh nghiệp đăng ký sản xuất gạch không nung và đang trong giai đoạn xin chủ trương đầu tư, trong khi số ỉượng cơ sở sản xuất gạch nung hiện tại còn đang hoạt động là rất lớn (79 lò gạch nung trong đỏ 76 lò hoffman và 3 lò tuynen). Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Tây Ninh, tất cả các cơ sở sản xuất gạch nung đã đầu tư chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang công nghệ hoffman và tuynen, chưa đủ thời gian để hoàn vốn, nay nếu tiếp tục chuyển sang công nghệ gạch không nung sẽ gây khó khăn cho họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì giá thành cao hơn so với với vật liệu nung và lực lượng lao động ngành xây dựng chưa tiếp cận thành thạo.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương