KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang55/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2070/BXD-HĐXD ngày 29/8/2014

Ngày 10/7/2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký ban hành Thông tư số 09/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình (Thông tư số 09/2014/TT-BXD), trong đó tại khoản 4 Điều 3 quy định bổ sung khoản 9 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, nội dung như sau:

Căn cứ điều kiện thực tế của các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền thực hiện thẩm tra thiết kế đối với một số công trình cấp III, IV thuộc trách nhiệm thẩm tra của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện.

Thông tư số 09/2014/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2014, đề nghị cử tri cần căn cứ vào quy định nêu trên để yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm tra những công trình sửa chữa, khắc phục, có nguồn vốn ít, kết cấu đơn giản như trạm bơm, kênh mương, cống tưới tiêu, đê nội đồng theo đúng quy định.



7. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tuy đã được phản ánh nhiều nhưng đến nay vẫn chưa được cải thiện nhiều, tình trạng các công trình giao thông, thủy lợi, … không đảm bảo chất lượng vẫn còn nhiều, gây bất bình trong dư luận xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, cử tri kiến nghị cần quản lý chất lượng các công trình xây dựng theo hướng : Quy định rõ thời hạn sử dụng của từng loại công trình và nhà thầu thi công phải có trách nhiệm bảo hành đến hết thời hạn sử dụng công trình, không giới hạn thời hạn bảo hành từ 01 đến 02 năm như hiện nay.

Trả lời: Tại công văn số 2071/BXD-GĐ ngày 29/8/2014

1. Chất lượng công trình xây dựng luôn là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm vì ảnh hưởng tới an toàn cộng đồng và môi trường. Chất lượng công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ năng lực và ý thức trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng công trình, cơ chế chính sách quản lý chất lượng công trình xây dựng, chất lượng vật tư, vật liệu đưa vào thi công xây dựng công trình, các yếu tố khí tượng thủy văn, .... Theo pháp luật hiện hành, công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình xây dựng được thực hiện bởi các chủ thể như: giám sát của nhà thầu thi công, giám sát của chủ đầu tư (hoặc của nhà thầu giám sát trong trường hợp chủ đầu tư thuê giám sát), giám sát của nhân dân, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Đối với các công trình quan trọng, Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng để kiểm tra, giám sát chất lượng công trình.

- Về chất lượng công trình thủy lợi, thủy điện có quy mô lớn (các công trình có chiều cao đập trên 50m hoặc có công suất phát điện trên 30MW) cơ bản đã được kiểm soát tốt. Một số sự cố công trình như Thủy điện Sông Tranh 2 có thấm lớn qua thân đập, hiện đã tổ chức khắc phục đạt yêu cầu thiết kế. Các công trình khác như thủy điện Bản Vẽ, thủy điện Đồng Nai 3, thủy điện Đồng Nai 4, thủy điện An Khê – Kanak, … tuy có hiện tượng thấm nhưng đã được xử lý đạt hiệu quả, nằm trong giới hạn thấm cho phép của thiết kế. Tuy nhiên, đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ do tư nhân quản lý còn có một số công trình không đảm bảo chất lượng, để xảy ra sự cố gây hậu quả nghiêm trọng, do một số nguyên nhân sau:

+ Ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, nhiều Chủ đầu tư các dự án do thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ chuyên môn nên việc quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng chưa tuân thủ đầy đủ quy định hiện hành. Vẫn còn hiện tượng Chủ đầu tư tự thay đổi thiết kế, không tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình gây hậu quả nghiêm trọng như ở công trình thủy điện Đăm Bol – Đạ Tẻl (Lâm Đồng), Thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum), Thủy điện Đăk Rông 3 (Quảng Trị), Thủy điện Iakrel 2 (Gia Lai).

+ Công tác an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng chưa được quan tâm đúng mức, nhất là các công trình sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách đã gây ra một số sự cố mất an toàn nghiêm trọng, điển hình như sự cố tại công trình thủy điện Suối Sập 1 (ở Sơn La) gây thiệt hại lớn về người.

- Về chất lượng các công trình giao thông, mỗi năm ngành giao thông đưa vào khai thác hàng ngàn km đường bộ, hàng trăm chiếc cầu đường bộ, đường sắt, cùng các cảng biển, cảng hàng không và những tuyến đường thủy. Sau khi đưa vào sử dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Nhìn chung chất lượng công trình tại các dự án đầu tư khi đưa vào khai thác đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên cũng có một số công trình đã xuất hiện những hư hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận công trình, gây bức xúc cho xã hội như: Mặt đường bị hằn lún vệt bánh xe, lún nền đường, sạt lở ta luy nền đường, … Nguyên nhân là do các chủ thể tham gia xây dựng công trình chưa làm hết trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; việc kiểm tra xử lý trách nhiệm của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ và kịp thời.

2. Để tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng (thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP). Ngoài việc làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia giám sát chất lượng công trình xây dựng nêu trên, Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã quy định cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tăng cường quản lý chất lượng thông qua việc thực hiện một số nội dung như thẩm tra thiết kế sau thiết kế cơ sở và kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; công khai thông tin năng lực nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng. Đối tượng kiểm tra, kiểm soát tập trung vào các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng và các công trình phúc lợi xã hội.

Để đảm bảo việc thực thi pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng (Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013). Trong đó bổ sung chế tài xử lý vi phạm về quản lý hoạt động xây dựng nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng. Đặc biệt, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc Hội được thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực từ 1/1/2015 đã quy định cụ thể về công tác quản lý chất lượng công trình từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng đến bảo hành và bảo trì công trình xây dựng.

3. Về công tác bảo hành đối với công trình xây dựng, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP đã quy định rõ thời hạn bảo hành đối với công trình cấp I và cấp đặc biệt không ít hơn 24 tháng và công trình các cấp còn lại không ít hơn 12 tháng. Thời hạn bảo hành công trình có thể dài hơn quy định tùy thuộc vào hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng.

Thời hạn bảo hành công trình cần phải được xác định cụ thể vì theo thời gian, đến một thời điểm nhất định, công trình bị xuống cấp không phải do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng mà do vật tư, vật liệu, thiết bị sử dụng cho công trình đã đến chu kỳ lão hóa, cần phải được bảo trì, bảo dưỡng. Quy trình bảo trì công trình xây dựng đã được quy định cụ thể tại Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu ý kiến của cử tri để xem xét, sửa đổi các quy định theo hướng tăng thời hạn bảo hành công trình xây dựng.



8. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,vì Nghị định này hiện nay đã không theo kịp với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước, bộc lộ nhiều bất cập cần phải thay đổi.

Trong thời gian qua, mặc dù Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2013, nhưng nhiều văn bản liên quan đến Nghị định số 15/2013/NĐ-CP vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn. Đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành một cách đồng bộ và kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai tổ chức thực hiện. Cụ thể: Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn các nội dung được quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 48 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, chưa công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình được quy định tại Điều 8; tổ chức và hoạt động của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng.

Trả lời: Tại công văn số 2069/BXD-QLN ngày 29/8/2014

1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015; Chính phủ giao Bộ Xây dựng soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung của Luật Xây dựng, do vậy Nghị định mới thay thế Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đang được Bộ Xây dựng biên soạn và trình Chính phủ theo đúng tiến độ được giao.

2. Về hướng dẫn nội dung quy định tại Điều 8 và Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 quy định công khai thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình.

3. Về hướng dẫn nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 48 Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.

4. Tại Khoản 4 Điều 48 Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định: “Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng quy định về danh mục công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.” Vì vậy, trong quá trình xây dựng danh mục này Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với đơn vị chủ trì theo quy định.

9. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành Thông tư thay thế cho Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/03/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị, vì hiện nay một số quy định tại Thông tư này không còn phù hợp khi các đơn vị sự nghiệp nhà nước, công ty nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa.

Trả lời: Tại công văn số 1683/BXD-KTXD ngày 25/7/2014

Sau thời gian thực hiện Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/03/2008 hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị, qua kiểm tra và rà soát việc thực hiện, Bộ Xây dựng nhận thấy một số quy định tại Thông tư không còn phù hợp với thực tiễn quản lý và thực tế thực hiện.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó có việc công bố, hướng dẫn lập và quản lý định mức dự toán, đơn giá các công tác dịch vụ đô thị, ngày 25/01/2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 131/QĐ-BXD ban hành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các đề án năm 2014 của Bộ Xây dựng. Theo đó, Bộ Xây dựng đã đăng dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 06/2008/TT-BXD trên Cổng thông tin điện tử của Bộ; và đang tiến hành khảo sát, đánh giá, tổng hợp, lấy ý kiến các địa phương để hoàn thiện dự thảo Thông tư theo đúng trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Xây dựng dự kiến sẽ ban hành Thông tư mới trong Quí III/2014.

10. Cử tri trỉnh Tiền Giang kiến nghị: Tình trạng quy hoạch “treo” hiện nay vẫn đang gây ra rất nhiều khó khăn, vất vả cho đời sống và sản xuất của rất nhiều người dân. Xóa bỏ quy hoạch “treo” vừa là nguyện vọng chính đáng của người dân, vừa giúp chính quyền các cấp thuận lợi và chặt chẽ hơn trong công tác quản lý nhà nước của mình ở những lĩnh vực có liên quan (như đất đai, nhà ở, hộ tịch, hộ khẩu,...). Do đó, cử tri đề nghị Chính phủ có giải pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo tốt công tác quy hoạch để phát triển đất nước, vừa đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân vùng quy hoạch, hạn chế và dần khắc phục tình trạng quy hoạch “treo” quá nhiều như hiện nay ở khắp các địa phương.

Trả lời: Tại công văn số 2095/BXD-QHKT ngày 29/8/2014

Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị nhằm xác định và dự kiến các nội dung sẽ phát triển trong tương lai (theo các giai đoạn 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm), đồng thời quy hoạch còn là công cụ để chính quyền các cấp thực thi công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn. Việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt phải dựa trên nguồn lực và khả năng huy động nguồn lực đối với từng dự án cụ thể.

Để xảy ra tình trạng quy hoạch “treo” chủ yếu là do nội dung các đồ án quy hoạch chưa thực sự làm rõ kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt. Ngoài ra, kế hoạch thực hiện trong các đồ án quy hoạch chi tiết chưa xác định được nguồn vốn và lộ trình cụ thể để thực hiện các dự án. Như vậy, thực tế là không có quy hoạch “treo” mà chỉ có dự án “treo”.

Bộ Xây dựng đã tổ chức đánh giá toàn diện thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trong thời gian qua; tập trung nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục thông qua việc soạn thảo các quy định mới trong Luật Xây dựng 2014 (sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2015). Nội dung của Luật Xây dựng 2014 đã tập trung đổi mới các quy định về quy hoạch xây dựng; theo đó, xác định rõ hơn các loại, các cấp độ quy hoạch xây dựng và quy định cụ thể về kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng trong nội dung từng đồ án quy hoạch xây dựng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn chủ đầu tư đủ năng lực để thực hiện các dự án theo quy hoạch được duyệt cũng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ hơn, đảm bảo tính khả thi trong triển khai, thực hiện theo quy hoạch.

Đặc biệt, trong lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị, để tránh tình trạng dự án “treo”, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị nhằm kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh một cách toàn diện các hoạt động đầu tư phát triển đô thị (từ cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn, tôn tạo, tái thiết đô thị cho đến phát triển đô thị mới) với quan điểm đổi mới một cách căn bản là phát triển đô thị phải theo quy hoạch và có kế hoạch, được kiểm soát từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, phải có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được phê duyệt, từ đó xác định khu vực phát triển đô thị với kế hoạch thực hiện cụ thể để làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị. Nghị định số 11/2013/NĐ-CP cũng quy định việc thành lập các Ban quản lý khu vực phát triển đô thị để quản lý, giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch nhằm khắc phục tình trạng phát triển đô thị không theo kế hoạch, manh mún, tự phát dẫn đến đầu tư dàn trải, dự án “treo” gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

11. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Có ý kiến cử tri cho rằng Điều 21, Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở thì diện tích sàn căn hộ được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thủy của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ; với quy định như vậy đã gây thiệt thòi cho người dân khi mua căn hộ. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan có chính sách bù đắp quyền lợi cho người mua nhà trước khi Thông tư số: 03/2014/TT-BXD ngày 20/02/2014, sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 của Bộ Xây dựng có hiệu lực thi hành.

Trả lời: Tại công văn số 2022/BXD-QLN ngày 28/8/2014

1. Về vấn đề tính diện tích căn hộ, trước khi có Luật Nhà ở năm 2005, Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ, Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng thì trên thực tế, Nhà nước chỉ có hướng dẫn cụ thể khi bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP; còn việc mua bán nhà ở thương mại vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể và các chủ đầu tư đều thực hiện bán căn hộ chung cư theo cách tính diện tích từ tim tường. Sau khi có Luật Nhà ở, Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư 16/2010/TT-BXD thì trong các văn bản này đã có quy định rõ về phần diện tích thuộc sở hữu chung, diện tích thuộc sở hữu riêng, đồng thời hướng dẫn 2 cách tính diện tích sàn căn hộ trong Hợp đồng mua bán, theo tim tường và theo thông thủy để bên bán và bên mua tự thỏa thuận, nhưng yêu cầu phải ghi rõ trong Hợp đồng mua bán là 2 bên đã thỏa thuận tính theo cách nào để tránh việc tranh chấp có thể xảy ra.

Việc xác định diện tích sàn căn hộ mua bán theo một trong hai cách nêu trên đều không gây thiệt hại về quyền lợi cho người mua căn hộ, cũng như không mang thêm lợi nhuận cho Bên bán, đặc biệt là không xảy ra việc khi tính giá theo kích thước thông thủy thì căn hộ mua sẽ rẻ tiền hơn so với giá mua căn hộ được tính theo kích thước từ tim tường. Bởi vì, về nguyên tắc thì toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư (bao gồm phần móng, khung, cột, tường chịu lực, phần căn hộ, hành lang, cầu thang, thang máy, mái, thiết bị,…), cả phần sở hữu riêng của căn hộ và phần sở hữu chung đều được tính vào giá bán các căn hộ và các phần sở hữu riêng khác (nếu có).

Sau khi có ý kiến khác nhau về việc áp dụng Thông tư số 16/2010/TT-BXD với 2 cách tính diện tích căn hộ, theo tim tường hoặc theo thông thủy, dễ dẫn đến việc chủ đầu tư áp đặt khách hàng theo chủ ý của mình mà không thực hiện dân chủ thỏa thuận theo quy định của Thông tư số 16/2010/TT-BXD và có thể gây thiệt thòi cho người mua nhà, Bộ Xây dựng đã tiếp thu, nghiên cứu chỉ hướng dẫn 1 cách tính diện tích sàn căn hộ, nhằm tạo thuận lợi cho việc thỏa thuận giữa người mua và người bán, tránh tình trạng chủ đầu tư lợi dụng để áp đặt gây thiệt hại cho người mua. Ngày 20/02/2014, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD trong đó quy định áp dụng cách tính diện tích căn hộ thống nhất là tính theo kích thước thông thủy. Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp cũng đã có các văn bản đồng thuận với báo cáo giải trình, cũng như nội dung sửa đổi của Thông tư số 03/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

2. Về việc giải quyết quyền lợi của người mua nhà trước khi Thông tư số 03/2014/TT-BXD có hiệu lực thi hành:

Bộ Xây dựng nhận thấy việc tính diện tích sàn căn hộ mua bán theo tim tường như hướng dẫn tại Thông tư số 16/2010/TT-BXD như đã báo cáo ở phần trên sẽ không gây ra thiệt hại cho người mua căn hộ vì giá bán căn hộ được tính từ giá thành đầu tư xây dựng căn hộ cộng với lãi kinh doanh của chủ đầu tư và chia cho diện tích được bán. Mặt khác, theo nguyên tắc áp dụng pháp luật thì không thực hiện việc hồi tố và theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư 03/2014/TT-BXD, các hợp đồng mua bán căn hộ đã ký trước ngày Thông tư 03/2014/TT-BXD có hiệu lực thi hành thì việc xác định diện tích căn hộ để tính tiền mua bán được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ mà các bên đã ký kết (nếu thỏa thuận theo tim tường thì áp dụng tim tường, nếu thỏa thuận theo thông thủy thì áp dụng thông thủy).

Đối với phí dịch vụ nhà chung cư thì trước ngày Thông tư số 03/2014/TT-BXD có hiệu lực thi hành, theo quy định tại Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ Xây dựng, mức đóng góp kinh phí quản lý vận hành được phân bổ theo diện tích phần sở hữu riêng của từng chủ sở hữu. Như vậy, sau ngày 08/4/2014 (ngày Thông tư số 03/2014/TT-BXD có hiệu lực thi hành) thì việc tính phí dịch vụ quản lý vận hành giữa người mua căn hộ theo cách tính tim tường và người mua căn hộ theo cách tính thông thủy có sự chênh lệch. Để đảm bảo công bằng cho các chủ sở hữu căn hộ cũng như tránh các khiếu kiện, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, ngày 09/5/2014 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 17 của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Theo đó, thống nhất mức đóng góp kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính theo tháng và phân bổ theo diện tích thông thủy (diện tích sử dụng). Như vậy, người dân cũng không bị thiệt thòi trong việc đóng góp kinh phí quản lý vận hành ngay cả khi người dân mua căn hộ theo cách tính tim tường.

Về việc cấp Giấy chứng nhận: Để đảm bảo quyền lợi cho người mua căn hộ, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xử lý việc cấp Giấy chứng nhận theo hướng, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ ghi cả 2 loại diện tích, bao gồm: diện tích sàn xây dựng căn hộ (diện tích tim tường) và diện tích sử dụng căn hộ (diện tích thông thủy).



12. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Để Nghị định 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đô thị đi vào thực tiễn, tính khả thi cao cần nghiên cứu xử lý chuyển tiếp hoặc kéo dãn thời hạn thực hiện và có hướng dẫn chi tiết về các điều kiện đầu tư các khu vực phát triển đô thị, điều kiện thành lập các ban quản lý phát triển đô thị.

Trả lời: Tại công văn số 1856/BXD-PTĐT ngày 14/8/2014

Thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, công tác phát triển đô thị đã đạt được nhiều kết quả tích cực, diện mạo đô thị thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại; khu vực các đô thị thường xuyên đóng góp khoảng 70% GDP cả nước và ngày càng khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của mỗi địa phương, vùng miền và cả nước. Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác phát triển đô thị còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, phát triển đô thị còn thiếu quy hoạch, không có kế hoạch, manh mún, tự phát.

Để khắc phục tình trạng trên, cùng với việc nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch đô thị, quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đã tập trung nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị (Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013). Bên cạnh những nét mới và toàn diện hơn trong tư duy, nhận thức, phương pháp tiếp cận, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh một cách toàn diện các hoạt động đầu tư phát triển đô thị, từ cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn, tôn tạo, tái thiết cho đến phát triển đô thị mới; từ quy hoạch đô thị, hình thành, công bố kế hoạch triển khai các khu vực phát triển đô thị đến thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị và vận hành, khai thác, chuyển giao sau khi các dự án hoàn thành...

Để Nghị định số 11/2013/NĐ-CP đi vào thực tiễn, tính khả thi cao, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2014.

Về xử lý chuyển tiếp, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể tại Chương V, các Điều từ 47 đến 51, và để hướng dẫn chi tiết nội dung này, Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV đã quy định cụ thể tại Chương IV, các Điều từ 25 đến 28.

Về khu vực phát triển đô thị và ban quản lý khu vực phát triển đô thị, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể tại Chương II, các Điều từ 7 đến 13, và để hướng dẫn chi tiết nội dung này, Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV đã quy định cụ thể tại Chương II, các Điều từ 3 đến 19.

Để hỗ trợ các địa phương thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị theo Nghị định số 11/2013/NĐ-CP và Thông tư số 20/2013/TTLT-BXD-BNV, Bộ Xây dựng đã tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo nhằm hướng dẫn thực hiện các nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP và Thông tư số 20/2013/TTLT-BXD-BNV, đồng thời, trực tiếp hướng dẫn các địa phương thông qua việc trả lời các văn bản cụ thể.

13. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Theo quy định tại Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng thì điều kiện cấp phép phải có quy hoạch chi tiết. Thực tế mức độ phủ kín quy hoạch chi tiết ở các địa phương còn thấp; đề nghị nghiên cứu bổ sung các trường hợp cấp phép ở các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương