KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang53/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2862/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khẩn trương tập trung xây dựng Đề án “Xây dựng chính sách, chế độ đặc thù đối với văn nghệ sĩ (bao gồm quy trình xét nâng, chuyển ngạch bậc lương, chế độ phụ cấp nghề, chế độ bồi dưỡng luyện tập biểu diễn, chế độ nghỉ hưu sớm, chế độ bảo hiểm xã hội cho nghệ sĩ, diễn viên)”. Ngày 05 tháng 12 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án trên.

Tuy nhiên, một số đề xuất về chính sách, chế độ đặc thù của Đề án thời điểm hiện tại chưa thể tương thích với hệ thống chính sách chung của toàn xã hội nên chưa thể ban hành ngay. Cụ thể như: Chế độ nghỉ hưu của nghệ sĩ, diễn viên chưa được giải quyết dứt điểm do còn phụ thuộc vào việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định có liên quan; Chế độ tiền lương của nghệ sĩ, diễn viên phải chờ thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương...

Trước mắt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tập trung xây dựng các quy định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa. Bên cạnh đó, Bộ đang chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, làm căn cứ để xếp ngạch bậc lương cho nghệ sĩ, diễn viên; xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn về xét nâng ngạch không qua thi đối với nghệ sĩ, diễn viên đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Ngày 16 tháng 7 năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác (thay thế Nghị định số 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực văn hóa) để Chính phủ xem xét ban hành.

32. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Hiện nay, nhiều chiến lược, đề án, kế hoạch cấp quốc gia liên quan trên lĩnh vực văn hóa do Chính phủ phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn cụ thể hoặc nguồn vốn bố trí rất thấp (như Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020; đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020; quy hoạch tổng thế phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020...). Đề nghị xem xét cân đối bố trí vốn để triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa.

Trả lời: Tại công văn số 2862/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Do ngân sách nhà nước có hạn nên việc bố trí kinh phí triển khai thực hiện các chiến lược, đề án, kế hoạch cấp quốc gia gặp nhiều khó khăn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động đề xuất, lồng ghép các nhiệm vụ để bố trí nguồn vốn hỗ trợ địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra trong chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển ngành thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật cho các hoạt động thể dục thể thao thông qua việc hỗ trợ kinh phí cho địa phương đăng cai tổ chức Đại hội thể dục thể thao toàn quốc hay tham gia các sự kiện thể thao lớn như: SEA Games, ASIAN Indoor Games... Bên cạnh đó, các địa phương cũng chủ động đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác để triển khai thực hiện chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển ngành.

Mặc dù Chính phủ đã bố trí ngân sách chi cho hoạt động văn hóa, gia đình và thể dục thể thao hàng năm có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của Ngành, đặc biệt là ở các địa phương không có khả năng tự cân đối thì ngân sách bố trí cho các hoạt động văn hóa, gia đình và thể dục thể thao rất thấp, không đạt ít nhất bằng 1,8% tổng chi ngân sách thường niên như Kết luận Hội nghị Trung ương 10 khóa IX đã ghi.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng thuận với đề nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam tiếp tục kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế. Đồng thời khuyến khích huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tư cho phát triển văn hóa, xây dựng con người theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.



33. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu ban hành Thông tư quy định cụ thể các điều kiện, tiêu chuẩn về Khu du lịch, Điểm du lịch, Tuyến du lịch được quy định trong Luật Du lịch.

Trả lời: Tại công văn số 2863/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Gần đây, nhiều khu, điểm du lịch mới đang được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Quá trình đầu tư và khai thác đòi hỏi phải có những cơ chế pháp lý phù hợp để thống nhất quản lý có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.

Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dự thảo Thông tư Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về khu du lịch, điểm du lịch. Hiện dự thảo đang hoàn thiện theo đúng trình tự, thủ tục để được ban hành trong thời gian tới.

34. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu ban hành cơ chế tăng cường phân cấp cho địa phương quản lý hoạt động lữ hành, trong đó cho phép các địa phương có tiềm năng du lịch đặc sắc, có cửa khẩu quốc tế được quản lý hoạt động lữ hành theo cơ chế đặc thù.

Trả lời: Tại công văn số 2863/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Việc quản lý hoạt động đón khách Trung Quốc sử dụng giấy thông hành được thực hiện theo Quy chế tổ chức và quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép nhập, xuất cảnh do Trung Quốc cấp vào Việt Nam tham quan, du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 849/2004/QĐ-BCA ngày 27 tháng 8 năm 2004 của Bộ Công an (gọi tắt là Quy chế 849). Vừa qua, Tổng cục Du lịch đã có báo cáo tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Quy chế 849. Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đề nghị Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi một số nội dung của Quy chế 849 theo hướng ủy quyền cho các tỉnh có cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn được kinh doanh đón khách Trung Quốc theo Quy chế 849.

Với tính chất đặc thù của hoạt động du lịch biên giới, để góp phần quản lý hiệu quả hoạt động lữ hành đón khách Trung Quốc sử dụng hộ chiếu vào Việt Nam du lịch qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia tại khu vực cửa khẩu quốc tế Móng Cái, đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có ý kiến về Quy chế tạm thời quản lý hoạt động đón khách du lịch Trung Quốc sử dụng hộ chiếu qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh tại Công văn số 12/BVHTTDL-PC ngày 06 tháng 01 năm 2014. Bộ cũng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về vấn đề này, hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

35. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tạo điều kiện và có cơ chế hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch các khu dịch vụ du lịch: Khu di tích lịch sử kháng chiến ATK liên hoàn.

Trả lời: Tại công văn số 2865/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhiều lần làm việc với tỉnh Thái Nguyên về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; đã ủng hộ tỉnh Thái Nguyên lập quy hoạch du lịch Khu du lịch Hồ Núi Cốc. Mới đây nhất, ngày 17 tháng 6 năm 2014 Bộ tiếp tục có buổi làm việc với tỉnh Thái Nguyên, đã đề nghị Tỉnh sớm lập quy hoạch du lịch Khu du lịch Hồ Núi Cốc thành khu du lịch quốc gia theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc trở thành khu du lịch quốc gia. Bộ đã giao các đơn vị liên quan hướng dẫn địa phương xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận là Khu du lịch quốc gia. Đề nghị tỉnh Thái Nguyên quan tâm hơn nữa và có giải pháp phù hợp gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá, nhất là di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, lưu ý đảm bảo vấn đề sinh thái, môi trường với sự tham gia và mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Tập trung đầu tư phát triển du lịch tại Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, liên kết với các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích.



36. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Trong vùng Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ có hơn 200 hộ dân của các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến (huyện Vĩnh Lộc), trong đó có nhiều nhà ở đã xuống cấp, tăng nhân khẩu cần phải sửa chữa, nâng cấp nhà ở, mới đáp ứng nhu cầu sinh hoạt; bên cạnh đó, nhiều hộ do có điều kiện kinh tế muốn xây dựng nhà ở khang trang hơn nhưng không được xây dựng do các quy định về bảo tồn di sản văn hóa. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của nhân dân và thuận lợi cho quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của địa phương, đề nghị sớm phê duyệt Quy hoạch tổng thể Thành Nhà Hồ.

Trả lời: Tại công văn số 2866/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận, gắn với phát triển du lịch (nhiệm vụ Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1495/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2013).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ sớm tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngay sau khi nhận được hồ sơ quy hoạch từ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

37. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri cho rằng lĩnh vực thể dục thể thao trong thời gian qua có chiều hướng đi xuống, nhất là trong môn bóng đá. Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển có chiều sâu nhằm phát triển nền thể dục thể thao trong nước.

Trả lời: Tại công văn số 2867/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Nhà nước và sự ủng hộ của đông đảo người hâm mộ trong cả nước, bằng những nỗ lực đổi mới cơ chế, phương thức tổ chức quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động, đặc biệt sau SEA Games 22 năm 2003, thể thao thành tích cao đã có sự tiến bộ rõ rệt, khẳng định vị thế trong khu vực Đông Nam Á và bước đầu tiếp cận trình độ của Châu lục và thế giới; đã xác định được các nhóm môn tập trung đầu tư: Điền kinh, bơi, thể dục, bắn súng, cử tạ; nhóm các môn võ thuật, thi đấu đối kháng và các môn có nguồn gốc quân sự (Karatedo, silat, wushu, vật, Taekwondo, kiếm, bắn súng, bắn cung); nhóm các môn thể thao cự ly ngắn, trung bình và hạng cân thấp, trung bình phù hợp (chạy cự ly trung bình, chạy cự ly ngắn, nhảy cao, bơi cự ly ngắn, cử tạ hạng cân thấp, thể hình hạng cân trung bình và thấp...); nhóm các môn bóng (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu mây, đá cầu...); nhóm các môn thể thao trí tuệ (cờ vua, cờ tướng, billiard & snooker...) và các nội dung giành cho nữ.

Về kết quả: Nếu tại SEA Games 15 năm 1989 Đoàn Thể thao Việt Nam chỉ giành được 3HCV, xếp ở vị trí thứ 7/10 nước tham dự thì trong 6 kỳ SEA Games gần đây (từ năm 2003 đến nay), Đoàn Thể thao Việt Nam luôn đứng ở 1 trong 3 vị trí dẫn đầu Đại hội. Tại các Đại hội Thể thao Châu Á và Olympic, mặc dù thành tích chưa ổn định, nhưng ở nhiều môn Olympic đã có sự tiến bộ (tại ASIAD lần thứ 16 năm 2010 Đoàn Thể thao Việt Nam giành được 33 huy chương, trong đó nhiều môn thể thao Olympic lần đầu tiên giành được huy chương như điền kinh, vật, rowing...; tại Olympic London năm 2012, có 18 vận động viên ở 11 môn thể thao vượt qua vòng loại; tại Đại hội Thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2 năm 2013, Đoàn Thể thao Việt Nam đứng thứ 7/45 đoàn của các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á; tại Đại hội Thể thao trong nhà và võ thuật Châu Á lần thứ 3 năm 2013 Đoàn Thể thao Việt Nam đứng thứ 3/45 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á). So với năm 2007, kết quả thi đấu quốc tế năm 2013 tăng 125% (năm 2007 giành 440 huy chương, trong đó 182HCV, 118HCB, 140HCĐ, năm 2013 giành được 992 huy chương, trong đó có 363HCV, 329HCB, 300HCĐ.

Thành tích nổi bật ở các môn: Thể dục dụng cụ (VĐV Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng đã từng vô địch thế giới); môn Bắn súng (VĐV Hoàng Xuân Vinh đã từng vô địch thế giới, Châu Á và Đông Nam Á; VĐV Hà Minh Thành đã từng vô địch SEA Games, HCB ASIAD và xếp thứ 4 thế giới tại Olympic); Môn Cử tạ (VĐV Hoàng Anh Tuấn HCV thế giới và HCB Olympic; VĐV Trần Lê Quốc Toàn HCĐ thế giới và HCV SEA Games; VĐV Thạch Kim Tuấn HCV Olympic trẻ thế giới); môn Cờ (VĐV Lê Quang Liêm HCV thế giới, HCV Châu Á, siêu đại kiện tướng quốc tế; VĐV Nguyễn Anh Khôi HCV trẻ thế giới); môn Điền kinh (VĐV Trương Thanh Hằng và Bùi Thị Nhung HCV Châu Á, HCV SEA Games; VĐV Vũ Thị Hương HCB Châu Á, HCV SEA Games); Môn Bơi lội (VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên HCB Châu Á, HCV Đông Nam Á; VĐV Hoàng Quý Phước HCV SEA Games); môn Karatedo (VĐV Nguyễn Hoàng Ngân HCV thế giới, ASIAD và SEA Games; VĐV Lê Bích Phương HCV ASIAD và HCV SEA Games).

Đối với bóng đá Việt Nam đã có sự tiến bộ khá rõ nét, đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trở thành môn thể thao đi đầu trong xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa thể thao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thành tích bóng đá ở cấp độ đội tuyển còn thiếu tính ổn định, so với mặt bằng trình độ chung của khu vực Châu Á còn ở một khoảng cách khá xa. Ở cấp khu vực, đội tuyển bóng đá Việt Nam mới chỉ một lần vô địch AFF Cup vào năm 2008, chưa có huy chương vàng SEA Games.

Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang thực hiện một số giải pháp nhằm phát triển nền thể dục thể thao nói chung và bóng đá nước nhà nói riêng:

- Đổi mới cơ chế và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý hoạt động bóng đá, trong đó tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Thể dục thể thao Việt Nam và Chiến lược phát triển Bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng, ban hành chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển bóng đá, tập trung vào chính sách thuế, đất đai, tín dụng nhằm thu hút đầu tư và các chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với huấn luyện viên, vận động viên. Triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển Bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tập trung nguồn kinh phí đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm, các vận động viên có khả năng cao về chuyên môn; tăng cường đầu tư cho các đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia nam, nữ; bố trí huấn luyện viên giỏi, có trình độ chuyên môn cao cho các đội tuyển.

- Đẩy mạnh chuyển giao các hoạt động tác nghiệp cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể dục thể thao, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội chủ động tìm kiếm đối tác tài trợ, giảm chi ngân sách nhà nước.

- Đổi mới, hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên bóng đá, trong đó hình thành học viện bóng đá tại các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, tuyển chọn và đào tạo vận động viên bóng đá trẻ ở các lứa tuổi, nghiên cứu triển khai theo mô hình tuyển chọn của câu lạc bộ ASENAL Hoàng Anh Gia Lai.

- Xây dựng, phát triển bóng đá phong trào như bóng đá học đường, bóng đá cơ sở ở phường, xã, làng, bản, thôn, ấp, khu dân cư, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức đoàn thể... nhằm tuyển chọn, phát hiện tài năng cho các câu lạc bộ, đội tuyển quốc gia.

- Phát triển bóng đá chuyên nghiệp; hoàn thiện và nâng cao chất lượng các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý, điều hành tổ chức các hoạt động bóng đá chuyên nghiệp.

- Phát triển mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác huấn luyện, đào tạo, tổ chức thi đấu bóng đá chuyên nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao trong công tác huấn luyện và tổ chức thi đấu bóng đá chuyên nghiệp.

- Kiên quyết chống cá độ trong hoạt động thi đấu bóng đá. Trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Công an tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống nạn cá độ trong hoạt động bóng đá (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) đã tạm giữ để điều tra đối với 6 cầu thủ của CLB Đồng Nai và một số đội tượng khác; đồng thời đang khởi tố vụ án, bị can đối với một số cầu thủ của câu lạc bộ Vissai Ninh Bình tham gia cá độ để điều tra làm rõ về đường dây mua bán độ, dàn xếp tỷ số tại mùa giải V-League 2014 và một số trận đấu liên quan).



38. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị chọn “áo dài, khăn đóng” là quốc phục vì phù hợp với người Việt Nam cũng như với tập quán, phong tục của dân tộc; các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên mặc áo dài khăn đóng trong các buổi lễ quan trọng, hay khi tiếp các đoàn khách quốc tế, bởi nó thể hiện đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam.

Trả lời: Tại công văn số 2867/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Hiện nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang triển khai thực hiện Đề án Lễ phục nhà nước với sự phối hợp của các Bộ, Ngành liên quan và sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, thời trang, nhà quản lý, nhà thiết kế và các hoạ sĩ.

Đối với Lễ phục nữ, Hội đồng Nghệ thuật, các Nhà quản lý và chuyên môn đã thống nhất chọn áo dài làm mẫu Lễ phục Nhà nước.

Đối Lễ phục Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm mời một số nhà thiết kế có khả năng tiếp tục thiết kế mẫu để Hội đồng nghệ thuật lựa chọn đảm bảo đúng tiêu chí, mang đậm bản sắc dân tộc, đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng.



39. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri lo lắng trước tình trạng đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, tình trạng bạo lực trong gia đình, bạo lực trong giải quyết mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Cử tri đề nghị có những giải pháp hiệu quả để ngăn chặn trình trạng này, tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền người dân thực hiện nếp sống văn minh, phát huy các phong trào xây dựng gia đình văn hóa; đồng thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Trả lời: Tại công văn số 2867/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Để góp phần ngăn chặn tình trạng đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng, ban hành Quyết định số 3391/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2009 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020” triển khai trên toàn quốc, lồng ghép với các chương trình phối hợp của Bộ với 15 cơ quan, ban ngành Trung ương. Hiện nay, 100% các địa phương đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án với các hoạt động cụ thể:

- Tuyên truyền nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc... lồng ghép trong các buổi sinh hoạt thôn/ấp/khu dân cư;

- Tuyên truyền theo chuyên mục thường xuyên và trong các dịp trọng điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;

- Xây dựng các tài liệu truyền thông, pano, áp phích, tờ gấp, đĩa CD tiếng, các phóng sự, phim ngắn, phim tài liệu...;

- Phối hợp trong xây dựng và nhân rộng các mô hình “Củng cố gia đình văn hóa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, mô hình “Phòng, chống bạo lực gia đình”;

- Tổ chức các diễn đàn, các cuộc thi gắn với các nhiệm vụ của văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch từ Trung ương đến cơ sở.

Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án, biểu dương khen thưởng 55 tập thể và 56 cá nhân có thành tích nổi bật, rút ra những bài học kinh nghiệm, chỉ đạo địa phương phát huy, nhân rộng các mô hình, hình thức hoạt động hiệu quả.

Để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo triển khai các giải pháp đồng bộ từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đến thực thi các hoạt động can thiệp ở cộng đồng, cụ thể:

- Đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình. Hiện tại, Bộ đang dự thảo cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình để trình Thủ tướng xem xét, ban hành.

- Cùng với các Bộ ngành và địa phương tăng cường truyền thông, giáo dục. Kết quả nhận thức của người dân và các cấp, các ngành về phòng, chống bạo lực gia đình được nâng cao (năm 2013 có khoảng 87% người đại diện gia đình biết đến luật PCBLĐ, cao hơn con số 63% vào năm 2010).

- Đã chỉ đạo các địa phương xử lý nghiêm người gây bạo lực gia đình theo các quy định của pháp luật.

- Đã chỉ đạo các địa phương chú trọng phát triển Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng nhằm tăng cường phát hiện và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Đến nay, có trên 30% xã/phường/thị trấn trên toàn quốc có mô hình PCBLGĐ.

Nhờ đó, tình trạng bạo lực gia đình đã có xu hướng giảm qua các năm. Từ thực tiễn công tác phòng, chống bạo lực gia đình cho thấy, có hai mô hình hiệu quả cần nhân rộng là: Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồngMô hình truyền thông lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trong sinh hoạt định kỳ của khu dân cư.



40. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Đề nghị nên quy định việc treo quốc kỳ vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch).

Trả lời: Tại công văn số 2868/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch) là ngày lễ lớn của đất nước, được quy định tại Điều 4, Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang soạn thảo Thông tư quy định về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xin hoan nghênh, tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ đưa ý kiến này vào nội dung của Thông tư để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.

41. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị nâng thang điểm chấm về chấp hành an toàn giao thông và quy định về quản lý đô thị trong tiêu chí xem xét công nhận gia đình văn hóa, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và quản lý đô thị trong nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 2869/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và quản lý đô thị trong nhân dân, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 10 năm 2013 về Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ban hành tiêu chí mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy” tại Hướng dẫn số 58/HD-UBATGTQG ngày 28 tháng 02 năm 2012.

Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; trong các tiêu chuẩn công nhận các danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” có điều khoản quy định về môi trường cảnh quan sạch đẹp.

Việc nâng thang điểm chấm về chấp hành an toàn giao thông và quy định về quản lý đô thị trong tiêu chí xem xét công nhận gia đình văn hóa, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành căn cứ khoản 1, Điều 9 của Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011, “Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ” và Tiêu chí mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy” để quy định cho phù hợp với tình hình từng địa phương.




Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương