KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang51/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 2854/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

a) Đối với các hiện tượng tiêu cực trong bóng đá và hoạt động thể thao:

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, đặc biệt là Bộ Công an, các hành vi tiêu cực trong hoạt động thể thao thành tích cao đã được ngăn chặn và hạn chế tương đối hiệu quả cả về số lượng vụ vi phạm lẫn tính chất, mức độ vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại một số hiện tượng tiêu cực trong hoạt động thể thao, chủ yếu xảy ra trong môn bóng đá nam, như tham gia cá độ, dàn xếp, làm sai lệch kết quả thi đấu...

Để khắc phục có hiệu quả những hạn chế, tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao nói chung và đặc biệt trong bóng đá, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang triển khai nhiều biện pháp:

- Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên qua đế việc xử lý vi phạm đối với các hành vi tiêu chức trong lĩnh vực thể dục thể thao: Đã sửa đổi và trình Chính phủ ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo theo hướng tăng mức độ xử phạt nhằm răn đe, ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong thể thao6; ban hành các thông tư quy định quản lý hội cổ động viên; quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài (Quyết định số 262/QĐ-LĐBĐVN ngày 13 tháng 7 năm 2012 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam).

- Chỉ đạo các liên đoàn thể thao quốc gia, đặc biệt là Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thường xuyên nghiên cứu, sửa đổi quy chế bóng đá chuyên nghiệp, Điều lệ thi đấu giải bóng đá chuyên nghiệp theo từng năm để phù hợp với tình hình phát triển của nền bóng đá nước nhà và ban hành quy định về kỷ luật đối với vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài (Quyết định số 33/QĐ-LĐBĐVN ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam).

- Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao. Bình quân mỗi năm, Bộ VHTTDL đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 25 giải thi đấu thể thao và hoạt động dịch vụ TDTT trên cả nước. Từ đầu năm 2014 đến nay, đã tổ chức 10 cuộc thanh tra, kiểm tra các giải thể thao và hoạt động dịch vụ TDTT. Qua kiểm tra, các giải thể thao đã được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp, công tác tổ chức, điều hành giải thể thao được thực hiện theo đúng quy định của Luật và Điều lệ thi đấu của từng môn thể thao; các cơ sở dịch vụ thể thao đã tổ chức thực hiện đúng các văn bản quy định điều kiện hoạt động của từng môn thể thao.

- Chủ động phối hợp với cơ quan công an trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống tiêu cực trong bóng đá như: Chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan công an, phối hợp, điều tra, xác minh theo yêu cầu của cơ quan công an đối với các biểu hiện cá độ, dàn xếp tỷ số của các đội tượng liên quan.

- Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, giáo dục văn hóa cho cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài thể thaonhằm nâng cao nhận thức và kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động thể dục thể thao.

- Củng cố, tổ chức và nâng cao hiệu quả điều hành của các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, tổ chức, điều hành các giải thể thao.

Bên cạnh đó, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương:

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật, biết tự phòng tránh những tệ nạn, trong đó có cá độ bất hợp pháp cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.

- Các cơ quan chức năng cần tập trung sớm phát hiện, triệt phá những đường dây cá độ bóng đá bất hợp pháp liên quan đến nhiều người, với số tiền lớn và nhanh chóng đưa ra xét xử công khai để tăng cường tính giáo dục kết hợp với răn đe.

- Cho phép triển khai thí điểm thực hiện cá độ hợp pháp, có sự quản lý của nhà nước trong hoạt động bóng đá để giảm bớt hoạt động cá độ bất hợp pháp.

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực trong thể dục thể thao cho thấy, đây là quá trình đấu tranh lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền các cấp, của gia đình và cả xã hội.



b) Về ý kiến tổ chức Festival nhiều nhưng hiệu quả không cao:

Festival là một loại hình hoạt động văn hóa mới xuất hiện, được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh, thế mạnh của địa phương, xúc tiến thương mại, du lịch, kêu gọi và thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, tăng ngân sách, tạo việc làm cho người lao động.

Một số Festival đã được tổ chức thời gian qua như: Festival Lúa gạo (Hậu Giang); Festival Trái cây (Tiền Giang); Festival Hoa-Đà Lạt (Lâm Đồng); Festival Chè (Thái Nguyên); Festival Cà phê (Đắk Lắk); Festival Thủy sản Việt Nam (Phú Yên); Festival Dừa (Bến Tre); Festival Huế (Thừa Thiên Huế); Festival Pháo hoa quốc tế (Đà Nẵng); Festival Biển Nha Trang (Khánh Hòa)… Qua việc tổ chức các Festival, người dân đã được thưởng thức nhiều chương trình văn hóa, thể thao đặc sắc, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham dự.

Việc tổ chức các Festival được thực hiện theo chỉ đạo tại các văn bản của Đảng: Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tư tưởng chỉ đạo chung đối với việc tổ chức Festival là: tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, không sử dụng ngân sách nhà nước. Với tinh thần đó, việc tổ chức Festival thời gian qua đã làm tốt công tác xã hội hóa, kinh phí tổ chức cơ bản không dùng ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp tốt giữa các đơn vị, địa phương, một số Festival được tổ chức hoặc quá gần nhau về thời điểm, hoặc chưa được đầu tư nghệ thuật chu đáo, dẫn đến trùng lặp, chất lượng nghệ thuật chưa cao, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Để việc tổ chức Festival ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thiện dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quy chế tổ chức lễ hội (Festival) ngành nghề với nội dung chính như: Tiến hành phân loại các loại hình Festival; trên cơ sở đó, quy định về quy mô tổ chức Festival ngành nghề (cấp quốc gia và ở cấp tỉnh/thành); quy định về tần suất, thời gian tổ chức (cấp quốc gia không quá 7 ngày/sự kiện; cấp tỉnh, thành phố không quá 5 ngày/sự kiện); quy định về quy trình, thủ tục đăng ký tổ chức Festival; quy định về thẩm quyền cho phép tổ chức Festival; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần cho việc tổ chức Festival; nghiêm cấm các hình thức lợi dụng tổ chức Festival để huy động sai mục đích kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân… Hiện dự thảo Quy chế đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.



c) Về nội dung có nhiều tai tiếng trong quản lý, sinh hoạt của đội ngũ ca sĩ, nghệ sĩ, người mẫu... tạo dư luận không tốt trong nhân dân:

Các ca sĩ, nghệ sĩ, người mẫu khi biểu diễn trên sân khấu, hành vi của họ được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật. Trong cuộc sống đời thường, họ là những công dân bình thường và chịu sự điều chỉnh của pháp luật như mọi công dân khác.

Tuy nhiên, do tính chất đặc thù nghề nghiệp, ca sĩ, diễn viên, người mẫu là người được công chúng, nhất là giới trẻ quan tâm, chú ý, dễ tác động đến nhận thức và thẩm mỹ của nhiều đối tượng xã hội, nhất là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Nhằm khắc phục những hệ quả không mong muốn từ những thông tin về đời tư và hành vi xã hội của ca sĩ, diễn viên, người mẫu, cùng với việc làm tốt công tác thẩm định nghệ thuật trước khi cấp phép biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã yêu cầu cơ quan quản lý Ngành tại các địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, giúp các ca sĩ, diễn viên, người mẫu tự nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm xã hội của bản thân, từ đó có hành vi ứng xử phù hợp, tránh tình trạng tạo ra hiệu ứng ngược, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức thẩm mỹ của lứa tuổi thanh, thiếu niên.

13. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Nhiều cử tri cho rằng tình trạng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam bị một số đối tượng lừa gạt, “chặt chém”, chèo kéo tại các điểm du lịch gây phản cảm, đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Sự phối hợp liên doanh, liên kết trong hoạt động du lịch còn yếu, “mạnh ai nấy làm” đã ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch. Đề nghị Nhà nước quan tâm có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng nêu trên trong thời gian tới.

Trả lời: Tại công văn số 2854/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

a) Về giải pháp chấn chỉnh tình trạng khách du lịch nước ngoài bị lừa gạt, chặt chém, chèo kéo tại các điểm du lịch:

Để giải quyết hiệu quả, tiến tới hạn chế, loại bỏ các hiện tượng chèn ép, chèo kéo khách du lịch... thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác đảm môi trường, an ninh, an toàn du lịch trên toàn quốc; đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2013 về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và tổ chức triển khai thực hiện trên toàn quốc. Đến nay, môi trường du lịch đã được cải thiện một cách đáng kể. Ở nhiều điểm du lịch, nhiều tỉnh/thành đã duy trì và phát huy vai trò của Trung tâm hỗ trợ khách du lịch, đường dây nóng.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu, đôn đốc các địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg; củng cố, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo về phát triển du lịch địa phương; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan: Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành và các cơ quan chức năng ở địa phương tăng cường quản lý môi trường du lịch.

b) Về vấn đề liên doanh, liên kết trong phát triển du lịch:

Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã khẳng định tầm quan trọng của việc liên kết phát triển du lịch theo vùng. Nhiều sản phẩm du lịch liên vùng, liên địa phương đã dần hình thành như vòng cung Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Chất lượng công tác phát triển sản phẩm du lịch, liên kết phát triển du lịch được đầu tư và nâng cao một bước. Nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, khai thác được lợi thế của từng địa phương đã được đầu tư. Trong quá trình liên kết, phát triển du lịch, các địa phương đã tập trung đi sâu khai thác các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng, miền. Nhiều sản phẩm du lịch mang tính liên vùng đã phát huy hiệu quả, khẳng định thế mạnh của Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, việc liên kết phát triển giữa các địa phương còn hạn chế trong vấn đề điều hành kinh phí tổ chức các sự kiện...

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chỉ đạo các cơ quan liên quan, phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các địa phương xây dựng mô hình “Ban Điều phối phát triển du lịch Vùng” để phát huy vai trò, lợi thế liên kết vùng, huy động sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp trong xây dựng sản phẩm du lịch, quảng bá, xúc tiến, nguồn nhân lực.

14. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm phê duyệt quy hoạch Khu di tích Cổ Loa để làm cơ sở giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân cũng như các cơ quan quản lý về bảo tồn và đầu tư xây dựng.

Trả lời: Tại công văn số 2855/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì lập quy hoạch bảo tồn Khu di tích Cổ Loa. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các Bộ, Ngành thẩm định dự thảo Quy hoạch này để sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong quý III năm 2014.



15. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho Đại lễ kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại Thi hào Nguyễn Du, đề nghị ưu tiên bố trí nguồn kinh phí để tu bổ, tôn tạo Khu di tích cấp quốc gia Đại Thi hào Nguyễn Du theo quy hoạch đã được duyệt.

Trả lời: Tại công văn số 2856/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thỏa thuận chủ trương để Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh triển khai lập quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu Lưu niệm Nguyễn Du theo nội dung nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nguồn kinh phí để thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xem xét, đề xuất cụ thể trong nội dung của quy hoạch. Trên cơ sở đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các Bộ, Ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ kinh phí theo nội dung quy hoạch được phê duyệt.



16. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Nghị quyết số 37C ngày 25 tháng 10 năm 2013 phiên họp Đại hội đồng của UNESCO đã quyết định Kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại Thi hào Nguyễn Du và vinh danh danh nhân văn hóa thế giới vào năm 2015 là một trong những hoạt động được UNESCO lựa chọn sẽ phối hợp với nước sở tại cùng tổ chức lễ kỷ niệm. Đề nghị Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn quan tâm phối hợp UNESCO tổ chức Lễ kỷ niệm cấp Nhà nước để đảm bảo quy mô, tính chất và ý nghĩa của lễ Kỷ niệm 250 Ngày Sinh Đại Thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới.

Trả lời: Tại công văn số 2856/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

Ngày 25 tháng 12 năm 2013, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015. Nội dung Chỉ thị không nêu sự kiện này. Tuy nhiên, tại Mục 2.5 của Chỉ thị có ghi: “Việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện không nêu trong Chỉ thị này do Ban Bí thư quyết định”.

Ngày 15 tháng 8 năm 2014, Ban Bí thư đã có ý kiến “Đồng ý chủ trương tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân văn hóa thế giới trong năm 2015” (trích Công văn số 8467-CV/VPTW ngày 15/8/2014 của Văn phòng BCH Trung ương Đảng).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ Kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015) theo đúng quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị và Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài.



17. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tiếp tục quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và hỗ trợ khôi phục, phát triển các làng nghề, loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống (Ca Trù, Chèo, Múa Rối nước…) thành sản phẩm du lịch; tạo điều kiện (hỗ trợ về kinh phí) để du lịch tỉnh Hải Dương được tham gia các chương trình hội chợ tại một số nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới trong chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch.

Trả lời: Tại công văn số 2857/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

a) Về đề nghị quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và hỗ trợ khôi phục, phát triển các làng nghề, loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống:

Hiện nay, du lịch văn hóa vẫn là xu hướng được lựa chọn để phát triển của nhiều nước trên thế giới, đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội. Việt Nam với bản sắc văn hóa độc đáo và đa dạng, du lịch văn hóa vẫn là loại hình du lịch truyền thống và tạo được sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự tác động của bối cảnh toàn cầu hóa, một số loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như nghệ thuật Chèo, Tuồng, Cải lương, Ca Trù, Múa Rối nước... bị mai một và không còn sức hấp dẫn đối với người dân và khách du lịch. Bên cạnh đó, việc phát triển các làng nghề truyền thống cũng chưa được đầu tư, quản lý hợp lý, đồng bộ, dẫn tới tình trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

Trước thực trạng đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các Nhà hát và Bảo tàng tổ chức giới thiệu tới công chúng và khách du lịch những sản phẩm mới nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng và khách du lịch, góp phần khôi phục và phát huy những giá trị độc đáo của các loại hình nghệ thuật dân gian này. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều chương trình hội nghị, hội thảo nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp để đưa những loại hình nghệ thuật truyền thống và các làng nghề vào khai thác phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục có cơ chế, chính sách và các giải pháp hữu hiệu để huy động sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà hát, bảo tàng, doanh nghiệp du lịch để quảng bá, giới thiệu nghệ thuật truyền thống đến khách du lịch là một yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch văn hóa.



b) Về đề nghị hỗ trợ về kinh phí để du lịch tỉnh Hải Dương được tham gia các chương trình hội chợ trong chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch:

Tại Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Xúc tiến Du lịch Quốc gia giai đoạn 2013-2020, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ “không quá 70% kinh phí đối với các hoạt động do các cơ quan Trung ương chủ trì, có sự tham gia của địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và các đơn vị khác”.

Như vậy, với các chương trình hội chợ du lịch ở khu vực và các nước trên thế giới, phần kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (70%) chỉ dành cho đoàn ra và các hoạt động trực tiếp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai; các chi phí khác liên quan của địa phương, doanh nghiệp... do địa phương, doanh nghiệp tự chi trả. Trong khuôn khổ của các quy định hiện hành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ có thể hỗ trợ trong việc xin vé máy bay giảm giá, giảm hoặc miễn cước vận chuyển tài liệu, trao đổi thông tin, hỗ trợ các thủ tục tham gia hoạt động chung, nhưng không thể hỗ trợ trực tiếp về kinh phí.

18. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho Chính phủ ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về văn hóa, thể thao và du lịch, bao gồm:

- Quy định về cơ chế, chính sách để các địa phương áp dụng ban hành Quy định về chế độ đối với nghệ sĩ, diễn viên tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên;

- Các văn bản quản lý Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh hoạt động dịch vụ về lĩnh vực thể dục thể thao;

- Chế tài xử lý vi phạm trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ thể thao.

Trả lời: Tại công văn số 2857/BVHTTDL-VP ngày 25/8/2014

a) Về cơ chế, chính sách để các địa phương áp dụng ban hành quy định về chế độ đối với nghệ sĩ, diễn viên tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên:

Ngày 01 tháng 3 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với các hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật; chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học, nghệ thuật” thực hiện Nghị Quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Để triển khai Quyết định trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng “Đề án xây dựng cơ chế chính sách đặc thù đối với nghệ sĩ, diễn viên” trình Thủ tướng Chính phủ tháng 12 năm 2013. Ngày 28 tháng 5 năm 2014, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 3848/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cụ thể như sau:

- Đồng ý với đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của các Bộ có liên quan về việc giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc dự thảo Quyết định mới thay thế Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa - Thông tin.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thành việc xây dựng bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, làm căn cứ để xếp ngạch bậc lương cho nghệ sĩ, diễn viên; xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn về xét nâng ngạch không qua thi đối với nghệ sĩ, diễn viên đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước để sớm triển khai thực hiện.

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với các cơ quan chức năng soạn thảo Quyết định quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật Ngành văn hóa, thể thao, du lịch (thay thế Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg); phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn để xếp ngạch bậc lương; tiêu chí, tiêu chuẩn để xếp ngạch bậc lương không qua thi; đã giao Cục Bản quyền tác giả chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng dự thảo Nghị định về nhuận bút, thay thế Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút.



b) Về việc ban hành các văn bản quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh hoạt động dịch vụ về lĩnh vực thể dục thể thao:

Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, trong đó, từ Điều 54 đến Điều 63 quy định việc quản lý cơ sở thể thao. Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động của các loại hình cơ sở thể thao, đặc biệt là việc thành lập mới các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực thể dục thể thao.

Để cụ thể hóa Luật Thể dục, thể thao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao, trong đó hướng dẫn các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao (Điều 13) và hộ kinh doanh hoạt động thể thao (Điều 14).

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 21 Thông tư quy định và hướng dẫn về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động đối với từng môn thể thao: Billiards & snooker, Thể dục thể hình, Mô tô nước trên biển, Vũ đạo giải trí, Bơi, Lặn, Khiêu vũ thể thao, Võ thuật cổ truyền và Vovinam, Quần vợt, Thể dục thẩm mỹ, Dù lượn và Diều bay có động cơ, Quyền anh, Taekwondo, Lân Sư Rồng, Judo, Bóng đá, Bóng bàn, Cầu lông, Patin, Karatedo, Bắn súng thể thao.

Năm 2014, theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ ban hành Thông tư quy định và hướng dẫn về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động đối với môn Canoeing, Rowing, Đua thuyền truyền thống và sẽ tiếp tục soạn thảo và ban hành các Thông tư quy định và hướng dẫn về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động đối với các môn thể thao còn lại nhằm tạo hành lang pháp lý, quản lý các cơ sở thể thao hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

c) Về việc ban hành chế tài xử lý vi phạm trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ thể thao:

c.1) Chế tài xử lý vi phạm trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch:

Trong năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Chính phủ ban hành:

- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Mục 3 chương II của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực du lịch.

- Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 180/2013/NĐ-CP đã bổ sung Điều 12b, trong đó quy định cụ thể các trường hợp doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế nếu vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Du lịch hoặc có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép.



c.2) Chế tài xử lý vi phạm trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao:

Trong những năm qua, Uỷ ban Thể dục thể thao trước đây, nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số văn bản quy định chế tài xử phạt vi phạm trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao:

- Nghị định số 141/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thể dục, thể thao.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao, trong đó quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động Thể dục thể thao.

- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (thay thế Nghị định số 141/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục thể thao).

Theo đó, chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao được quy định cụ thể từ Điều 34 đến Điều 40 tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.

Hiện nay, các cơ sở thể thao tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao đang phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm, đòi hỏi phải được quản lý nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ và trật tự an toàn xã hội. Căn cứ các quy định tại các văn bản nêu trên, đề nghị địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dịch vụ thể dục thể thao trên địa bàn. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện những bất cập, khó khăn, vướng mắc, đề nghị địa phương phản ánh tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, nghiên cứu, tham mưu cho cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản về xử phạt vi phạm hành chính phù hợp với tình hình thực tế.

19. Cử tri tỉnh Hải Phòng kiến nghị: Hiện nay, các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thủy Nguyên gắn liền với 3 cuộc xâm lược của phương Bắc trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, chưa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích. Cử tri tiếp tục đề nghị xem xét xếp hạng di tích chiến thắng Bạch Đằng.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương