KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang47/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 6016/BQP-CT ngày 29/7/2014

Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định: Thanh niên xung phong đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (12/2005) thì một trong những người gồm: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được hưởng chế độ trợ cấp một lần; không quy định hồi tố về việc hưởng chế độ mai táng phí.

Nội dung đề xuất này thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ Quốc phòng xin ghi nhận ý kiến kiến nghị của cử tri để phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đề xuất trong mối quan hệ cân đối chung.

12. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Luật Nghĩa vụ quân sự hiện nay áp dụng thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự là 18 tháng, cử tri đề nghị nâng thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự lên 24 tháng để việc rèn luyện quân nhân được tốt hơn.

Trả lời: Tại công văn số 6031/BQP-QL ngày 29/7/2014

Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990, năm 1994, năm 2005 đã quy định thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ (HSQ-BS) là 18 tháng; hạ sĩ quan chỉ huy, HSQ-BS chuyên môn kỹ thuật do Quân đội đào tạo, chiến sĩ trên tàu Hải quân là 24 tháng. Những năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành đoàn thể các cấp và nhân dân cả nước trong việc triển khai thực hiện Luật NVQS đã góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, tùng bước hiện đại. Tuy nhiên, do Luật NVQS ban hành đã lâu, có nội dung không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới. Vì vậy, Bộ Quôc phòng đã triển khai Đề án xây dựng Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) theo lộ trình từ năm 2013 - 2015. Đến nay, Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) đã cơ bản hoàn thành và nhận được nhiều ý kiến tham gia của các Bộ, ban, ngành, địa phương, nhân dân trong cả nước; Bộ Quốc phòng xin tiếp thu kiến nghị nêu trên của cử tri và sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu hoàn chỉnh dự thảo để trình Quốc hội Khóa XIII tại Kỳ họp thứ 8 và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2015). Mong các Đoàn ĐBQH và cử tri cả nước tiếp tục quan tâm, tham gia góp ý kiến xây dựng trong các kỳ họp tới để Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.



13. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/22/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến đã phục viên xuất ngũ về địa phương quy định cho hưởng trợ cấp hàng tháng với người có từ 15 năm đến dưới 20 năm công tác. Cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục quan tâm, xem xét hỗ trợ các đổi tượng có dưới 15 năm công tác vì các đối tượng này hầu hết sức khỏe yếu, đời sống khó khăn.

Trả lời: Tại công văn số 6053/BQP-CT ngày 29/7/2014

Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg đã được các Bộ, ngành nghiên cứu kỹ, xin ý kiến Ban Cán sự đảng Chính phủ và Bộ Chính trị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; phù hợp và cân đối chung đối với các đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và Pháp lệnh Ưu đãi người có công.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri, để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đề xuất.

14. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị xem xét cho thiếu niên nhỏ tuổi đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được hưởng ché độ chính sách.

Trả lời: Tại công văn số 6015/BQP-CT ngày 29/7/2014

Theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế (không quy định về tuổi đời) nếu có đủ điều kiện theo quy định, được hưởng chế độ trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế và khi từ trần, người tổ chức mai táng được hưởng chế độ mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Do vậy thiếu niên tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, có đủ điều kiện theo quy định được hưởng chế độ ưu đãi theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, vấn đề này thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.



15. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị xem xét, bổ sung quy định điều chỉnh trường hợp: Vợ liệt sĩ tái giá có con với chồng sau và người con này cũng là liệt sĩ nhưng không được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Trả lời: Tại công văn số 6011/BQP-CS ngày 29/7/2014

Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị đối với những bà mẹ đã cống hiến, hy sinh bản thân, người chồng, những người con cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc; thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đen ơn, đáp nghĩa”, nét văn hóa của dân tộc Việt Nam là tôn vinh vai trò người mẹ. Việc xét phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với vợ liệt sĩ, tái giá có 01 con là liệt sĩ của chồng sau liệt sĩ chưa được quy định nhằm bảo đảm ý nghĩa thiêng liêng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”



16. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng sớm sửa chữa, nâng cấp tuyến lộ Quốc phòng 416 thuộc thị xã Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng.

Trả lời: Tại công văn số 6568/BQP-KHĐT ngày 13/8/2014

Đề nghị của cử tri tỉnh Long An về việc sớm sửa chữa, nâng cấp tuyến lộ Quốc phòng 416 thuộc thị xã Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An là chính đáng ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, còn góp phần phát triển sản xuất, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, tuyến đường trên không thuộc hệ thống đường tuân tra biên giới được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng triển khai xây dựng, vì vậy UBND tỉnh Long An cần sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư sửa chữa, nâng cấp tuyến đường trên theo chương trình đầu tư dự án của địa phương.



17. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Về Trường Sa, cử tri đề nghị mở hòm thư để nhân dân đóng góp xây dựng; đồng thời giám sát chặt chẽ nguồn tiền nhân dân đóng góp.

Trả lời: Tại công văn số 6033/BQP-CT ngày 29/7/2014

Trong thời gian qua, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã tự nguyện đóng góp, hỗ trợ vật chất, tài chính để nâng cao đời sống vật chất, tinh, thần của quân và dân huyện Trường Sa; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội tham gia vào xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung, quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-1 nói riêng. Tình cảm, trách nhiệm và những việc làm của nhân dân đối với Trường Sa-DKl là vô cùng quý giá và trân trọng. Việc “mở hòm thư để nhân dân đóng góp xây dựng; đồng thời giám sát chặt chẽ nguồn tiền nhân dân đóng góp ” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.

1. Về nội dung đóng góp xây dựng: Trong thời gian tới Ban chỉ đạo “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” sẽ mở trang thông tin điện tử (Website) để tiếp nhận ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Trước mắt, việc đóng góp xây dựng của các tổ chức và cá nhân được thực hiện theo Điều 9, Thông tư 148/2012/TT-BQP ngày 28/12/2012 của Bộ Quốc phòng “ Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng Quỹ vì Trường Sa thân yêu”:

- Đối với các tổ chức, cá nhân ủng hộ, quyên góp bằng tiền mặt: Đề nghị chuyển tiền ủng hộ vào tài khoản của “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” tại Kho bạc nhà nước. Tên đơn vị: Quỹ vì Trường Sa thân yêu; địa chỉ: số 38 Điện Biện Phủ, thành phố Hải Phòng; mã số đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước: 9060332; số tài khoản: 3761.9060332 tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng.

- Đối với các tổ chức, cá nhân ủng hộ, quyên góp bằng tài sản, vật tư, hàng hóa: Đe nghị liên hệ với Bộ phận chuyên trách “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”, số điện thoại: 069815121, 0316252056 để đóng góp ủng hộ trực tiếp tại 3 khu vực: Miền Bắc: số 38 Điện Biên Phủ, thành phố Hải Phòng; miền Trung: Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Hải quân, Cam Ranh, Khánh'Hòa; miền Nam: số 1A Tôn Đức Thắng, phường Ben Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Vnội dung giám sát: Mọi vấn đề về quản lý, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” được thực hiện theo đúng pháp luật và các quy định hiện hành.

Khoản 2, điều 9, chương II của “Quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng Quỹ vì Trường Sa thân yêu” quy định: hằng năm, Ban chỉ đạo “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” báo cáo Bộ trưởng BQP, Thủ tướng Chính phủ danh sách tập thế, cá nhân đóng góp xây dựng; số tiền, hàng nhận được; số tiền, hàng đã phân phối; hiệu quả sử dụng “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy nhân dân các địa phương có thể theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nắm được thông tin đầy đủ về kết quả đóng góp xây dựng quỹ.



18. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị tiếp tục bố trí kinh phí đẩy nhanh tiến độ rà phá bom mìn tại khu vực biên giới nhằm thực hiện hiệu quả chương trình di dân ra biên giới, tạo điêu kiện cho nhân dân phát triển kinh tế.

Trả lời: Tại công văn số 6576/BQP-KHĐT ngày 13/8/2014

Thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 504/QĐ-TTg ngàỵ 21/4/2010 (gọi tắt là Chương trình 504), Bộ Quốc phòng đã phê duyệt Dự án đầu tư rà phá bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn (Quyết định số 4067/QĐ-BQP ngày 26/10/2012) với tổng mức đầu tư 74 tỷ đồng; quy mô 1.497,72 ha (trong đó Lạng Sơn = 657,72 ha tại các huyện Tràng Định và Lộc Bình); tiến độ thực hiện từ 2013 - 2015. Năm 2013, Dự án đã được bố trí 13,8 tỷ đồng và đã triển khai rà phá được 102 ha (trong đó Lạng Sơn 56 ha); kế hoạch năm 2014, dự kiến bố trí 14 tỷ đồng để tiếp tục triển khai khoảng 130 ha (trong đó Lạng Sơn 54 ha). Như vậy, nếu tiến độ bố trí vốn như hiện nay (khoảng 14 tỷ/năm) thì phải mất 05 năm nữa mới thực hiện xong dự án đã được duyệt.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri nêu trên, trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương đề nghị Chính phủ cân đối, bố trí tăng mức đầu tư để thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chương trình 504. Đồng thời, đề nghị tỉnh Lạng Sơn chủ động khai thác, thu hút các nguồn vốn tài trợ khác từ khối các doanh nghiệp tư nhân, vốn tài trợ nước ngoài... và tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh hơn quá trình rà phá, khắc phục bom mìn, vật nổ sau chiến tranh để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

19. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các Đồn Biên phòng phục vụ cho công tác và đối ngoại quân sự như: Đầu tư các phương tiện phục vụ cho công tác tuần tra (ô tô, xuồng máy cao tốc, phòng họp…) để thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh biên giới và đối ngoại.

Cử tri tiếp tục đề nghị đầu tư, nâng cấp tuyến đường tuần tra Biên giới từ tỉnh lộ 156 đến địa điểm tiếp giáp với xã A Lù, huyện Bát Xát với tổng chiều dài trên 20km để thuận lợi cho việc tuần tra bảo vệ biên giới.

Cử tri huyện biên giới SIMACAI đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét đầu tư đường ra biên giới từ SIMACAI ra đến Bến Mảng (đến trạm biên phòng Hóa Chư Phùng) để thuận lợi cho công tác kiểm tra, quản lý khu vực biên giới.

Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ kinh phí qua Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, để thực hiện chương trình kinh tế kết hợp với quốc phòng tại các xã biên giới trọng điểm, đầu tư nâng cấp hồ Cán Cấu thuộc huyện SIMACAI, tỉnh Lào Cai để phục vụ nước sinh hoạt và tưới tiêu cho hơn 300ha đất canh tác của nhân dân xã Cán Cấu, trong khu vực biên giới của huyện SIMACAI.

Cử tri phản ánh, hiện nay một số đoạn sông, suối trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị xói lở, ảnh hưởng đến các cột mốc biên gới ven sông, suối, đề nghị Bộ Quốc phòng bố trí nguồn kinh phí xây dựng các công trình kè bảo vệ bờ sông, suối biên giới, kè bảo vệ cột móc biên giới,…. thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.

Trả lời: Tại công văn số 6569/BQP-KHĐT ngày 13/8/2014

- Về việc đầu tư cơ sở vật chất cho các đồn Biên phòng, nâng cấp tuyến đường tuần tra Biên giới, đầu tư đường ra Biên giới, xây dựng các công trình kè bảo vệ bờ sông, suối biên giới; thực hiện chương trình kinh tế kết hợp với quốc phòng tại các xã biên giới trọng điểm và đầu tư nâng cấp hồ Cán Cấu huyện SIMACAI để phục vụ nước sinh hoạt và tưới tiêu cho hơn 300 ha đất canh tác của nhân dân xã Cán cấu là chính đáng, nhằm mục đích ngoài việc nâng cao đời sống cho bộ đội, phục vụ công tác tuần tra, kiếm soát bảo vệ biên giới, còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các xã biên giới phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất cho các đồn Biên phòng: Tuyến biên giới tỉnh Lào Cai được biên chế 11 Đồn Biên phòng; đến nay, doanh trại 11 đồn đã được đầu tư xây dựng bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội. Hiện nay, toàn tuyến biên giới còn 185 Đồn Biên phòng doanh trại chưa được đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Quốc phòng đang tập trung vốn để đầu tư xây dựng doanh trại cho các đồn này, việc đầu tư cơ sở vật chất từng bước đang được đầu tư cho các đồn trọng điểm theo thứ tự ưu tiên trước.

- Vnâng cấp tuyến đường tuần tra biên giới, đầu tư đường ra biên giới: Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang tập trung xây dựng đường TTBG theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, việc nâng cấp tuyến đường tuần tra biên giới và đầu tư đường ra biên giới sẽ được đầu tư vào thời điểm thích họp.

- Việc xây dựng các công trình kè bảo vệ bờ sông, suối biên giới và đầu tư nâng cấp hồ Cán Cấu huyện SIMACAI để phục vụ nước sinh hoạt và tưới tiêu cho hơn 300 ha đất canh tác của nhân dân xã Cán Cấu: Nguồn vốn hai Chương trình này hàng năm Nhà nước đầu tư trực tiếp cho các địa phương không qua Bộ Quốc phòng; vì vậy, đề nghị Ban Dân nguyện/UBTV Quốc hội có ý kiến với UBND tỉnh Lào Cai đề nghị Chính phủ đầu tư trực tiếp qua tỉnh.



20. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Việc thực hiện chế độ đối với nhũng người là quân nhân chuyên nghiệp, cử tri đề nghị cần có sửa đổi giảm bớt ngạch, bậc, tăng mức lương cho quân nhân chuyên nghiệp để bảo đảm quyền lợi cho đối tượng này.

Trả lời: Tại công văn số 6029/BQP-QL ngày 29/7/2014

Quân nhân chuyên nghiệp là một thành phần trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được hưởng lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Hiện nay, chế độ tiền lương bảo đảm cho một số đối tượng công tác trong Quân đội (trong đó có đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp) còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống của hậu phương gia đình quân nhân; vì vậy, Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo cơ quan chức năng, tiến hành nghiên cứu xây dựng Đe án hệ thống bảng lương và các chế độ phụ cấp cho phù hợp các đối tượng, nhằm cải cách chế độ tiền lương đối với quân nhân và công nhân viên quốc phòng đang phục vụ tại ngũ trong Quân đội báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.



21. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Cử tri đề nghị tiếp tục đầu tư đường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Trả lời: Tại công văn số 6574/BQP-KHĐT ngày 13/8/2014

- Đề nghị của cử tri Lai Châu về việc tiếp tục đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh Lai Châu là chính đáng, nhằm mục đích ngoài việc phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới, còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân các xã biên giới, góp phần phát triển sản xuất, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ở khu vực biên giới.

- Theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quỵ hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo; tổng chiều dài đường TTBG được quy hoạch đầu tư xây dựng thuộc tỉnh Lai Châu khoảng 952km (đưòng dọc biên) trên tổng số khoảng 10.196km của toàn Đề án.

- Trong giai đoạn 1, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Bộ Quốc phòng đã triển khai thực hiện 01 dự án xây dựng đường TTBG, với tổng chiều dài là 53,26 km, quy mô dự án được đầu tư trên cơ sở vận dụng Tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại B, bề rộng nền đường 4 m (chưa có mặt đường bê tông xi măng) tại địa bàn các xã biên giới: Thu Lũm, Ka Lăng; với tổng vốn đầu tư trên 150 tỷ đồng;.

- Ngày 16/6/2011 Bộ Quốc phòng đã có Tờ trình sô 1458/TT-BQ.P báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Qui hoạch chi tiết xây dựng đường TTBG giai đoạn 2; trong đó, trên địa bàn tỉnh Lai Châu dự kiến đầu tư xây dựng mới khoảng 50km (hiện nay chưa được phê duyệt). Sau khi Đề án qui hoạch chi tiết được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo các đơn vị phối họp chặt chẽ với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức triển khai thực hiện.

22. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng cho phép tách Đồn Biên phòng xã Ka Lăng, huyện Mường Tè để thành lập Đồn Biên phòng xã Tá Bạ. Hiện nay, trên địa bàn xã có 3 mốc biên giới với Trung Quốc (số 34,35,36), địa hình chia cắt, chủ yếu là đồi núi cao, rất khó khăn cho việc tuần tra, quản lý biên giới; Nâng mức hưởng phụ cấp cho cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng xã Thu Lũm, Mường Tè (tách ra từ Đồn Biên phòng xã Ka Lăng) từ 50% lên 100% bằng với mức cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ka Lăng đang hưởng.

Trả lời: Tại công văn số 6028/BQP-QL ngày 29/7/2014

Về việc tách Đồn Biên phòng xã Ka Lăng, huyện Mường Tèn để thành lập Đồn Biên phòng Tá Bạ: Năm 2006, Đồn Biên phòng xã Ka Lăng thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu đã được tách thành 2 đồn là Đồn Ka Lăng và Đồn Thu Lũm (Đồn Ka Lăng hiện đang quản lý 4 mốc biên giới Việt - Trung là 182, 34, 35, 36 với chiều dài là 28,642 km). Hiện nay, việc tách, nâng câp và thành lập mới các đồn Biên phòng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo các cơ quan chức năng và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với địa phương nghiên cứu, đề xuất cho phù họp; trong đó có Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống các đồn Biên phòng thuộc tỉnh Lai Châu.

Về nâng mức hưởng phụ cấp cho cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng xã Thu Lũm, Mường Tè (tách ra từ Đồn Biên phòng xã Ka Lăng) từ 50% lên 100% bằng với mức cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ka Lăng đang hưởng; về vấn đề này, Bộ Quốc phòng tiếp thu và sẽ chỉ đạo các cơ quan chức, năng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ xem xét, quyết định.

23. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương. Vì hiện nay cán bộ, chiến sĩ nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến phải về cơ sở y tế tại Quân khu II, điều kiện đi lại rất khó khăn, trong khi đó việc thanh toán chi phí KCB không kịp thời, nếu khám, điều trị tại cơ sở KCB địa phương phải tự thanh toán 100% chi phí.

Trả lời: Tại công văn số 6035/BQP-VP ngày 29/7/2014

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân và Khoản 1, Điều 53 Luật Nghĩa vụ quân sự "quân nhân được chăm sóc sức khỏe, khi bị thương, ốm đau ở xa cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám, chữa bệnh tại cơ sở dân y, được Quân đội thanh toán viện phí". Việc khám, chữa bệnh cho quân nhân do ngành Quân y tổ chức thực hiện, theo hệ thống từ quân y đơn vị cơ sở đến bệnh viện tuyến cuối toàn quân, về cơ bản việc chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh hoàn toàn do ngân sách quốc phòng bảo đảm.

Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, quân nhân không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc; như vậy, việc khám, chữa bệnh của quân nhân vẫn được thực hiện theo qui định hiện hành. Tuy nhiên, ngày 13/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, theo đó quân nhân là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, từ ngày 01/01/2015 Luật có hiệu lực thi hành việc đi khám, chữa bệnh của quân nhân đóng quân trên địa bàn các địa phương sẽ được thực hiện thuận lợi theo chế độ BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT quân y, dân y.

Xuất phát từ thực tiễn của công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh của quân nhân, Bộ Quốc phòng đã chủ động triển khai Đe án thí điểm chăm sóc sức khỏe đối với quân nhân tại ngũ theo hình thức BHYT để làm cơ sở cho xây dựng lộ trình quân nhân tham gia BHYT, góp phần tiến tới BHYT toàn dân theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, lần thứ XI.



24. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm phong quân hàm Thượng tướng cho đồng chí Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội vì những cống hiến của đồng chí với Quân đội và đất nước.

Trả lời: Tại công văn số 6009/BQP-CT ngày 29/7/2014

Ngày 06 tháng 9 năm 2011 Quân uỷ Trung ương đã có Tờ trình số 606- CV/QU đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét thăng quân hàm từ cấp Trung tướng lên cấp Thượng tướng đối với đồng chí Huỳnh Ngọc Sơn, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 5, được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội. Ngày 10 tháng 11 năm 2011 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có Thông báo số 61-TB/TW, thông báo kết luận của Bộ Chính trị chưa làm quy trình thăng quân hàm Thượng tướng đối với đồng chí Huỳnh Ngọc Sơn.



25. Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị: Cử tri kiến nghị về việc lực lượng thanh niên xung phong giai đoạn chiến tranh biên giới phía Bắc (1978) hiện chưa được hưởng chế độ, đề nghị có những quy định, hướng dẫn cụ thể về chế độ chính sách đối với nhóm đối tượng này.

Trả lời: Tại công văn số 6014/BQP-CT ngày 29/7/2014

Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định: Đối tượng được xét hưởng chế độ, chính sách là những người trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại địa bàn các huyện biên giới Dhía Bắc và các địa bàn lân cận có xảy ra chiến sự từ tháng 02/1979 đến ngày 31/12/1988 (bao gồm cả lực lượng thanh niên xung phong).

Quy định như vậy là phù hợp với thực tế chiến tranh diễn ra và cân đối với các quy định về thời gian diễn ra chiến tranh để thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng theo quy định tại Nghị định số 236-HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16/01/2001, Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 21/02/2009 của Chính phủ,

Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đề xuất trong mối quan hệ cân đối với các đối tượng khác cùng làm nhiệm vụ trong thời gian trên ở địa bàn biên giới.



26. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh đối với người tham gia cách mạng được tổ chức phân công làm biệt động nội thành, làm công tác binh vận tại một số thành phố lớn trước 30/4/1975, nhưng hiện nay chưa được hưởng các chế độ, chính sách đối với người có công cách mạng. Cử tri kiến nghị có chính sách giải quyết chế độ người có công với cách mạng và các chính sách đãi ngộ khác theo quy định đối với các đối tượng trên.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương