KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang45/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 3046/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Ngày 17/6/2010, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thi hành án hình sự, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2011. Luật Thi hành án hình sự được ban hành đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, tạo khung pháp lý mới bảo đảm cho bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật được thi hành, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính thống nhất của chính sách hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính và thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Để thi hành Luật Thi hành án hình sự, ngày 05/01/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 15/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch triển khai Luật Thi hành án hình sự. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành 10 nghị định hướng dẫn thực hiện, 08 đề án, 16 thông tư của Bộ Công an và 18 thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Luật Thi hành án hình sự.

Thực tiễn thi hành án hình sự thời gian qua cho thấy, về cơ bản các quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý phục vụ có hiệu quả công tác thi hành án hình sự. Mặt khác, hiện nay Nhà nước ta đang tiến hành sửa đổi, bổ sung một số đạo luật có liên quan đến thi hành án hình sự, như: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự. Do vậy, Bộ Công an cho rằng việc nghiên cứu, sửa đổi Luật Thi hành án hình sự nên được tiến hành sau khi các đạo luật có liên quan được sửa đổi, bổ sung Khi đó, Bộ Công an sẽ đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, tổng kết việc thi hành Luật Thi hành án hình sự để có cơ sở đề nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp.

54. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Liên quan đến những sai phạm của Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) mà Báo người cao tuổi đã phản ảnh: cử tri đề nghị Bộ Công an trả lời rõ việc Báo người cao tuổi nêu có đúng không, nếu đúng thì sao chưa thấy xử lý, còn nếu như Báo người cao tuổi nêu không đúng thì phải kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với Báo người cao tuổi.

Trả lời: Tại công văn số 3045/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Ngày 09/08/2010, Bộ Công an nhận được đơn mang danh Nguyễn Trọng Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Hội văn học nghệ thuật Thái Bình, trú tại số 7, tổ 18, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (đề ngày 28/7/2010) tố cáo đồng chí Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội trong thời gian làm Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình có nhiều sai phạm. Cùng ngày Báo người cao tuổi đã đăng bài của tác giả Nguyễn Trọng Thắng tại số báo 82 ra ngày 09/8/2010 với tiêu đề “Ma thuật của một Đại tá Công an” phản ánh nội dung đơn tố cáo của ông Thắng nêu.

Căn cứ nội dung đơn, ngày 08/9/2010, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 3697/QĐ-BCA-V24 về việc xác minh nội dung tố cáo trên. Quá trình xác minh đến ngày 22/10/2010, Bộ Công an đã có Kết luận số 17/KLTTr-V24 kết luận 13 sự việc ông Thắng nêu trong đơn tố cáo là những sự việc có thật, nhưng trong đó có 11 sự việc đơn tố cáo nêu không đúng bản chất sự việc, mang tính suy diễn cá nhân và gán ghép trách nhiệm không đúng cho đồng chí Trần Văn Vệ. Có 2 sự việc đơn tố cáo nêu đúng một phần và đồng chí Trần Văn Vệ có thiếu sót, sai phạm nhưng không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của đồng chí Trần Văn Vệ đó là:

+ Đồng chí Trần Văn Vệ không làm giả Chứng minh nhân dân, hộ khẩu cho vợ là bà Bùi Thị Kim Liên để được hưởng chế độ hưu trí, bị phát hiện nhưng lại tiếp tục làm giả hồ sơ để được hưu trí như đơn tố cáo nêu. Tuy nhiên, đồng chí Trần Văn Vệ có biết việc vợ là bà Bùi Thị Kim Liên nghỉ hưu năm 1993 là không đủ điều kiện, nhưng vẫn để vợ lĩnh lương hưu nhiều năm rồi mới đề nghị truy nộp cho Nhà nước là có thiếu sót, khuyết điểm.

+ Việc Công an tỉnh Thái Bình cho thuê khoán đấu thầu 10 ha mặt biển (không phải là 30 ha như đơn tố cáo nêu) của nhà khách Đồng Châu không đúng với mục đích xây dựng bãi tắm phục vụ nhà nghỉ theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình như đơn nêu là đúng. Nhưng vụ việc này có sự họp bàn thống nhất trong Ban Thường vụ, lãnh đạo Công an tỉnh, được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đồng ý và giao cho đồng chí Trần Xuân Tuyết, Phó Giám đốc thực hiện. Đồng chí Trần Văn Vệ là Giám đốc có phần trách nhiệm trong vụ việc này.

Căn cứ Kết luận số 17/KLTTr-V24, ngày 22/10/2010 của Bộ Công an, Ban Thường vụ Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội đã tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với thiếu sót của đồng chí Trần Văn Vệ; Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình đã tổ chức kiểm điểm các cá nhân có liên quan về những thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, quyết định của cấp có thẩm quyền trong việc tổ chức bán đấu giá nhà công vụ, quản lý đất mặt nước biển.

Sau khi có Kết luận thanh tra, Bộ Công an đã có văn bản số 1056/V24(P2) ngày 29/10/2010 thông báo đến ông Nguyễn Trọng Thắng kết quả giải quyết đơn ông tố cáo đồng chí Trần Văn Vệ. Tuy nhiên ông Thắng vẫn tiếp tục có bài gửi đăng trên báo Người cao tuổi số 823, ngày 03/11/2010 với tiêu đề “Lại trò ma thuật của Đại tá Công an”, số 824, ngày 05/11/2010 với tiêu đề “Khi quyền năng ma thuật của một Đại tá Công an chi phối”, số báo 825 ngày 06/11/2010 với tiêu đề “Còn đó những ẩn khuất ma thuật của một Đại tá công an”. Nội dung các bài báo đều phản ánh các nội dung nêu trong đơn tố cáo ông Thắng đã gửi Bộ Công an ngày 28/7/2010 trên đây.

Ngày 05/11/2010, Bộ Công an có văn bản số 3088/BCA-V24 gửi Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi về kết quả giải quyết đơn của ông Thắng tố cáo đồng chí Trần Văn Vệ.

Ngày 22/11/2010, Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông có Công văn số 1177/CBC-PLCS gửi Tổng Biên tập báo Người cao tuổi yêu cầu kiểm tra thông tin đã đăng, đối chiếu với các kết luận của Bộ Công an và thực hiện việc cải chính, xử lý sai phạm nếu phát hiện có thông tin sai sự thật trong bài viết “Ma thuật của một Đại tá Công an” theo quy định của pháp luật.

55. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Hiện nay, tình hình an ninh, trật tự ở các địa phương trong cả nước diễn ra rất phức tạp, các tổ chức tội phạm hoạt động tinh vi bằng nhiều thủ đoạn, các hành vi xem thường pháp luật, chống người thi hành công vụ thường xuyên xảy ra; nhiều vụ án cực kỳ nghiêm trọng như cướp của, giết người; đối tượng gây án càng trẻ và rất manh động. Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước có biện pháp xử lý thật nghiêm minh, mạnh tay để có tác dụng răn đe, giáo dục các đối tượng khác và cần có biện pháp để hạn chế các vụ trọng án ở tuổi vị thành niên.

Trả lời: Tại công văn số 3045/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Những năm qua, lực lượng Công an nhân dân đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị liên tục triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng các loại tội phạm. Năm 2013, lực lượng Công an đã điều tra, khám phá 44.033 vụ phạm tội về trật tự xã hội, với 88.259 đối tượng, đạt tỷ lệ 74,49% cao hơn 1,09% so với năm 2012; triệt phá 2.640 băng, nhóm tội phạm; 6 tháng đầu năm 2014, đã điều tra, khám phá 22.002 vụ phạm tội về trật tự xã hội với 45.261 đối tượng, đạt tỷ lệ 75,58%, cao hơn 0,1% so với cùng kỳ năm 2013; triệt phá 1.469 băng, nhóm tội phạm, trong đó có nhiều băng, nhóm tội phạm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Sáu tháng đầu năm 2014, phát hiện 29.111 vụ phạm tội về trật tự xã hội, tăng 2,21% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, các loại tội phạm nghiêm trọng đều giảm như: giết người, cướp tài sản giảm 28,89%; giết người giảm 8,37%; cướp tài sản giảm 21,71%; chống người thi hành công vụ giảm 24,22%... Nhưng tính chất tội phạm rất nghiêm trọng, đáng lo ngại là tội phạm do người ở lứa tuổi vị thành niên gây ra khá phức tạp; 06 tháng đầu năm 2014 đã phát hiện 4.029 vụ, 6.018 đối tượng chưa thành niên phạm tội, chiếm 13,8% số vụ, 13,3% số đối tượng phạm tội về trật tự xã hội. Đáng chú ý một số vụ án do thanh, thiếu niên tụ tập thành băng, nhóm sử dụng dao, lê, mã tấu, kiếm đâm chém, giết người, cướp tài sản hoặc giải quyết mâu thuẫn bột phát, nhất thời, có vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Nguyên nhân chủ yếu là: (1) Tình hình kinh tế còn khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tiếp tục gia tăng kéo theo nhiều người lao động mất việc làm tạo áp lực lớn đến các vấn đề xã hội. (2) Tâm sinh lý lứa tuổi thanh, thiếu niên phát triển chưa hoàn thiện, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, kích động tham gia vào những việc làm sai trái, dễ nảy sinh tội phạm và vi phạm pháp luật. (3) Nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mực vào việc quản lý, giáo dục hoặc áp đặt cách giáo dục không phù hợp, thậm trí còn dung túng, bao che, giấu giếm hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật của con em. (4) Việc tổ chức quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh, sinh viên của một số nhà trường chưa được chú trọng. (5) Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý, giáo dục con em chưa thực sự chặt chẽ, thường xuyên, còn mang tính hình thức. (8) Tác động tiêu cực của các ấn phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực trên Internet (game online) đối với thanh, thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển về nhận thức. (7) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý thanh, thiếu niên vi phạm còn bất cập, mức hình phạt với tội phạm do người chưa thành niên gây ra còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe.

Trước tình hình trên, Bộ Công an đã đề xuất Chính phủ xem xét, duyệt bổ sung Dự án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” vào Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; tập trung rà soát, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm do người ở tuổi vị thành niên gây ra. Đồng thời, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện một số công tác trọng tâm sau:

- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; gắn với thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13, ngày 23/11/2012, Nghị quyết số 63/2013/QH13, ngày 27/11/2013 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012-2015; Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01-12-2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.

- Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nghị quyết liên tịch về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm do người ở tuổi vị thành niên gây ra, như: Thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong trường học; Nghị quyết Liên tịch giữa Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Công an về quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội; Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh, thiếu niên... Chú trọng thực hiện các biện pháp giải quyết tình trạng thanh, thiếu niên lang thang, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật và phạm tội.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, tầm quan trọng của công tác phòng ngừa tội phạm do người ở tuổi vị thành niên gây ra. Nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, vùng, miền, dân cư, giúp các tầng lớp nhân dân hiểu được tâm lý thanh, thiếu niên để chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm do người ở tuổi vị thành niên gây ra.

- Tăng cường các biện pháp nâng cao hiểu quả giáo dục, quản lý đối với thanh, thiếu niên tại gia đình, nhà trường, địa phương để chủ động giáo dục, ngăn ngừa tội phạm từ cơ sở. Triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình về phòng, chống tội phạm trong thanh, thiếu niên, như “Khu nội trú sinh viên an toàn, văn minh, không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Thắp sáng ước mơ hoàn lương”...

- Triển khai các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình tổ công tác phối hợp 03 lực lượng (Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự) ở Công an đơn vị, địa phương nhằm trấn áp quyết liệt các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm hoạt động đâm thuê, chém mướn, giết người, cướp, cướp giật tài sản... do người ở tuổi vị thành niên gây ra; triệt xóa các tụ điểm phức tạp về tội phạm và tệ nạn xã hội; phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án đưa ra xét xử kịp thời các vụ án điểm nhằm răn đe tội phạm.



56. Cử tri các tỉnh Phú Thọ, Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri lo lắng trước tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội xảy ra phức tạp và tiếp tục đề nghị Nhà nước tăng cường các biện pháp phòng chống, trấn áp tội phạm, tăng cường tính răn đe trong các quy định về phòng, chống tội phạm.

Trả lời: Tại công văn số 3046/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lực lượng Công an nhân dân đã tập trung tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm, liên tục triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế gia tăng tội phạm, vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh, trật tự của đất nước. Năm 2013, lực lượng Công an đã điều tra, khám phá 44.033 vụ phạm tội về trật tự xã hội, bắt xử lý 88.259 đối tượng, đạt tỷ lệ 74,49% cao hơn 1,09% so với năm 2012; bắt 7.980 vụ cờ bạc, 721 vụ mại dâm, 18.384 vụ phạm tội về ma túy; triệt phá 2.640 băng, nhóm tội phạm. Trong 6 tháng đầu năm 2014, đã điều tra, khám phá 22.002 vụ phạm tội về trật tự xã hội, bắt xử lý 45.261 đối tượng, đạt tỷ lệ 75,58%, cao hơn 0,1% so với cùng kỳ năm 2013; bắt 4.569 vụ cờ bạc, 351 vụ mại dâm, 9.347 vụ phạm tội về ma túy; triệt phá 1.469 băng, nhóm tội phạm, trong đó có nhiều băng, nhóm tội phạm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Tuy nhiên, tình hình tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp, là nguồn phát sinh, phát triển tội phạm; tệ nạn cờ bạc dưới hình thức chơi “lô đề” diễn ra phổ biến ở các địa phương; tệ nạn mại dâm có xu hướng mở rộng về phạm vi, quy mô hoạt động và diện đối tượng tham gia; tình trạng thanh, thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp trong các nhà hàng, vũ trường, bar, karaoke diễn ra phức tạp.

Nguyên nhân của tình trạng trên, chủ yếu là do: (1) Tình hình kinh tế còn khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tiếp tục gia tăng kéo theo nhiều người lao động mất việc làm tạo áp lực lớn đến các vấn đề xã hội. (2) Đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội, lối sống thực dụng, hưởng thụ, chạy theo lợi ích vật chất, nhất là trong thanh, thiếu niên rất đáng lo ngại. (3) Tác động tiêu cực của ấn phẩm đồi trụy, trò chơi trực tuyến trên mạng Internet (game online) đối với thanh, thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển về nhận thức, tâm, sinh lý chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả. (4) Số người nghiện ma túy chưa giảm, số người nghiện ma túy tổng hợp có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp, nhất là ở địa bàn các thành phố lớn, tiềm ẩn nhiều yếu tố làm nảy sinh tội phạm (cả nước hiện có trên 180.000 người nghiện ma túy). (5) Công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn nhiều sơ hở. (6) Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa được duy trì thường xuyên. (7) Ý thức cảnh giác, tự bảo vệ tài sản của nhiều người còn hạn chế, chủ quan, sơ hở bị tội phạm lợi dụng, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông còn chưa cao.

Trước tình hình trên, Bộ Công an đã và đang tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các công tác trọng tâm sau:

- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới” gắn với thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13, ngày 23/11/2012, Nghị quyết số 63/2013/QH13, ngày 27/11/2013 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012-2015; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân; triển khai thực hiện các chương trình, nghị quyết, thông tư liên tịch nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội, giáo dục các đối tượng có nguy cơ cao về tội phạm, vi phạm pháp luật hoặc bị tội phạm xâm hại; đẩy mạnh xây dựng các phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc như mô hình “Tuần tra nhân dân”, “Tổ an ninh xã hội”, “Khu dân cư an toàn về an ninh, trật tự”.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm an ninh, trật tự. Tiếp tục duy trì và xây dựng các đội săn bắt cướp, nhân rộng mô hình tổ công tác phối hợp 03 lực lượng (Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự) ở Công an các đơn vị, địa phương trong phòng, chống tội phạm, nhất là phòng, chống cướp, cướp giật tài sản, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các vụ gây rối trật tự công cộng.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Chỉ thị số 08/CT-BCA, ngày 19/9/2013 của Bộ Công an về tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, dịch vụ đòi nợ.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; tiếp tục thiết lập, tổ chức hoạt động của các “đường dây nóng” (điện thoại, email), hòm thư tố giác tội phạm để tiếp nhận, xử lý kịp thời mọi thông tin, tài liệu liên quan đến tội phạm.

- Triển khai liên tục các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung trấn áp các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động đâm thuê, chém mướn, tội phạm sử dụng vũ khí gây án, giết người, cướp, cướp giật tài sản; các băng, nhóm đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, các đường dây môi giới mại dâm, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy... Phối hợp chặt chẽ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, bảo đảm khách quan, nghiêm minh, không để tội phạm hoạt động lộng hành. Điều tra khám phá nhanh các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội; phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án đưa ra xét xử kịp thời các vụ án điểm nhằm răn đe tội phạm.

- Tập trung rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.



57. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị Nhà nước quan tâm đến các đối tượng là Phó Công an xã và Công an viên, vì hiện nay chế độ chính sách và phụ cấp còn thấp so với tính chất đặc thù là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Mặt khác, hiện nay vẫn chưa có quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý, trợ cấp ngày công lao động thêm giờ, trợ cấp ngày công lao động vào ban đêm với Công an viên và lực lượng bảo vệ dân phố.

Trả lời: Tại công văn số 3046/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các cấp rất quan tâm đến việc kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của lực lượng Công an xã, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự ở khu vực nông thôn. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với Phó trưởng Công an xã và Công an viên thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, được quy định tại Khoản 3, Điều 23 Pháp lệnh Công an xã; Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 73/NĐ-CP, ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP, ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, Công an viên được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế; Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng… Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương, việc thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp đối với Công an xã, lực lượng bảo vệ dân phố có sự khác nhau, nhưng nhìn chung còn thấp so với yêu cầu thực tế; thậm chí có nơi chưa bảo đảm phụ cấp theo quy định, chưa thực hiện việc đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bồi dưỡng làm thêm giờ, trợ cấp ốm đau, tai nạn... cho Phó trưởng Công an xã, Công an viên và lực lượng bảo vệ dân phố.

Bộ Công an xin tiếp thu kiến nghị của cử tri và sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ: Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách đối với Công an xã nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới. Trước mắt, đề nghị cử tri kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ có kế hoạch bảo đảm kinh phí hoạt động cho Công an xã, lực lượng bảo vệ dân phố nhất là việc thực hiện chế độ lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

58. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Để tạo thuận lợi khởi tố vụ án, xử lý người phạm tội, đề nghị có hướng dẫn việc trích xuất đối với bị can là phạt tù phạm tội mới tại các trại giam (vì thời gian trích xuất hiện nay còn kéo dài).

Trả lời: Tại công văn số 3046/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Hiện nay, việc trích xuất phạm nhân phục vụ điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, ngày 30/5/2013 hướng dẫn thực hiện trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử. Tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, hướng dẫn thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất quy định: “Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng căn cứ vào yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử để đề nghị thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất. Thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất không được quá thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân. Thời hạn trích xuất, thời hạn gia hạn trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành án phạt tù, trừ trường hợp phạm nhân đó bỏ trốn khỏi nơi giam trong thời hạn được trích xuất”.

Các cơ quan tố tụng, cơ quan thi hành án hình sự đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục trích xuất, quản lý phạm nhân để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo kịp thời, đúng nguyên tắc, thủ tục quy định. Các quy định của pháp luật hiện hành đã đáp ứng cơ bản yêu cầu của công tác trích xuất phạm nhân phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.

Trên thực tế, thời hạn trích xuất phạm nhân còn tùy thuộc vào công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án). Căn cứ vào yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử của từng vụ án để xem xét, quyết định thời hạn trích xuất. Cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất chịu trách nhiệm quản lý phạm nhân được trích xuất theo quy định của Luật Thi hành án hình sự; thực hiện các chính sách, chế độ ăn, ở, mặc, sinh hoạt cho phạm nhân được trích xuất theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, thời hạn trích xuất dài hay ngắn không ảnh hưởng đến công tác thi hành án, đồng thời vẫn đảm bảo thuận lợi cho việc khởi tố vụ án, xử lý người phạm tội.



59. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Pháp lệnh Công an xã được ban hành ngày 21/11/2008 và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã có quy định: Trưởng Công an xã có thời gian phục vụ liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên mỗi năm bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng; đối với Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế. Nhưng đến nay chưa được hưởng chế độ này, đề nghị hướng dẫn để tổ chức thực hiện tránh thiệt thòi cho cán bộ.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương