KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang41/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 3026/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Thực hiện Luật Thi hành án hình sự năm 2010, hiện nay các trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân theo 02 khu: Khu I giam giữ phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, chung thân, tái phạm nguy hiểm và khu II giam giữ số phạm nhân có mức án từ 15 năm trở xuống, phạm nhân có mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm.

Những năm gần đây, số lượng phạm nhân vào trại có xu hướng tăng nhanh. Tính đến ngày 22/7/2014, số phạm nhân chấp hành án ở các trại giam là 137.098 phạm nhân, dẫn đến tình trạng quá tải, gây khó khăn cho việc phân loại và bố trí giam giữ, quản lý phạm nhân theo loại. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Công an đã xây dựng Đề án quy hoạch trại giam đến năm 2020. Theo đó, ngoài việc giữ nguyên các trại giam như hiện nay, Bộ Công an đã quyết định thành lập thêm 07 phân trại ở các trại giam, tách, thành lập thêm 02 trại giam và chuyển 01 Cơ sở giáo dục thành một trại giam, xác định quy mô giam giữ đến năm 2020 là 148.900 phạm nhân. Việc thực hiện Đề án quy hoạch trại giam sẽ giải quyết cơ bản tình hình quá tải, tuy nhiên cần được Nhà nước quan tâm, đầu tư về kinh phí. Trước mắt, Bộ Công an sẽ nghiên cứu, sử dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, mở thêm những khu giam giữ thuộc các trại giam theo đúng quy định của Luật Thi hành án hình sự.

- Đối với vấn đề quy hoạch lại mạng lưới các trại giam hợp lý, có giải pháp giảm bớt tình trạng giam phạm nhân quá tải, đầu tư xây dựng các buồng giam riêng đối với các phạm nhân mắc bệnh dễ lây nhiễm (lao, viên gan B...), tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phục vụ công tác thi hành án phạt tù: Bộ Công an thấy rằng quy hoạch mạng lưới trại giam hiện nay đã tương đối hợp lý; riêng các tỉnh vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng có 11 tỉnh không có trại giam đã được tính toán nâng quy mô của các trại giam khu vực lân cận. Để giải quyết cơ bản tình trạng này, Bộ Công an đang khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới để tham mưu, đề xuất ban hành quy định tạm tha có điều kiện; tiếp tục báo cáo đề xuất Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét tăng thêm ngân sách đầu tư xây dựng trại giam và bảo đảm nguồn kinh phí phục vụ công tác thi hành án hình sự.



25. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Công an xem xét việc giam giữ người bị kết án tử hình theo hướng tập trung nhằm khắc phục tình trạng giam giữ phân tán như hiện nay gây khó khăn cho cơ quan thực thi nhiệm vụ.

Trả lời: Tại công văn số 3026/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Thực hiện Luật Thi hành án hình sự năm 2010, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước về việc giao Bộ Công an xây dựng “Đề án chi tiết về tổ chức giam giữ người bị kết án tử hình để trình Chính phủ quyết định” và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Công an nghiên cứu xây dựng “Đề án tổng thể về tổ chức giam giữ người bị kết án tử hình và thi hành án”, ngày 04/6/2014, Bộ Công an đã có Kế hoạch số 187/KH-BCA về xây dựng Đề án và Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng thể về tổ chức giam giữ người bị kết án tử hình và thi hành án. Tháng 5/2014, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị với Công an các địa phương về quản lý giam giữ và tổ chức thi hành án tử hình, trong đó đã bàn về chủ trương này. Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tập trung xây dựng Đề án, lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến tham gia của các bộ, ngành có liên quan để sớm hoàn thành Đề án, báo cáo Chính phủ phê duyệt.



26. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Công an xem xét, sửa đổi quy định “... mỗi ngày được mở cùm chân 01 lần, mỗi lần không quá 15 phút để người bị kết án tử hình làm vệ sinh cá nhân...” tại Thông tư số 39/2012/TT-BCA, ngày 04/7/2012 của Bộ Công an quy định việc quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình để bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn.

Trả lời: Tại công văn số 3026/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Tại Điều 23, Nghị định số 89/1998/NĐ-CP, ngày 07/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam quy định: “Trong trường hợp cần thiết người có án tử hình có thể bị cùm chân cả ngày, đêm (24/24 giờ)”. Tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 39/2012/TT-BCA, ngày 04/7/2012 của Bộ Công an quy định: “Trường hợp người bị kết án tử hình có biểu hiện tự sát, chống phá, trốn khỏi nơi giam hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì có thể bị cùm một chân cả ngày, đêm (24/24 giờ); mỗi tuần được đổi chân cùm ít nhất 01 lần; mỗi ngày được mở cùm chân 01 lần, mỗi lần không quá 15 phút để người bị kết án tử hình làm vệ sinh cá nhân; khi cán bộ quản giáo mở cùm chân phải có cán bộ hoặc chiến sĩ vũ trang bảo vệ giám sát chặt chẽ”. Như vậy, theo các quy định trên, người bị kết án tử hình chỉ bị cùm chân trong trường hợp cần thiết, không phải tất cả trong mọi trường hợp đều bị cùm chân.

Bộ Công an xin tiếp thu kiến nghị nêu trên của cử tri và sẽ nghiên cứu, xem xét trong quá trình xây dựng Luật Tạm giữ, tạm giam.

27. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Hiện nay có nhiều trường hợp bị mất hoặc hết thời hạn cần cấp lại giấy Chứng minh nhân dân mới nhưng theo quy định tại điểm c mục II Thông tư 04/1999/TT-BCA, ngày 29/4/1999 quy định thủ tục xin cấp lại Chứng minh nhân dân cần “xuất trình hộ khẩu thường trú”, tuy nhiên nhiều trường hợp ngày sinh trong Chứng minh nhân dân và ngày sinh trong sổ hộ khẩu thường trú không khớp nhau thì phải xuất trình giấy khai sinh bản chính. Do nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là đối với những người cao tuổi vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì việc có giấy khai sinh bản chính để đăng ký làm lại giấy Chứng minh nhân dân là khó thực hiện; đề nghị Bộ Công an nghiên cứu, xem xét sửa đổi Thông tư 04/1999/TT-BCA, ngày 29/4/1999 để các đối tượng trên được cấp lại Chứng minh nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 3028/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCA, ngày 23/9/2013 của Bộ Công an về hợp nhất Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, ngày 03/02/1999 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 170/2007/NĐ-CP, ngày 19/11/2007 và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP, ngày 17/9/2013 của Chính phủ về công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân thì việc điều chỉnh thông tin trên Chứng minh nhân dân cần căn cứ theo thông tin trên sổ hộ khẩu; nếu có sự chênh lệch thông tin về ngày sinh trong hồ sơ cấp Chứng minh nhân dân với ngày sinh ghi trên sổ hộ khẩu thì công dân cần xuất trình giấy khai sinh, hoặc bản sao khai sinh tại thời điểm sinh, hoặc giấy khai sinh đăng ký lại, cấp lại hoặc quyết định thay đổi ngày tháng năm sinh của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi đã điều chỉnh thông tin về ngày sinh trong sổ hộ khẩu thống nhất với thông tin về ngày sinh trên giấy khai sinh, bản sao khai sinh tại thời điểm sinh, giấy khai sinh đăng ký lại, cấp lại hoặc quyết định thay đổi ngày tháng năm sinh của cơ quan có thẩm quyền thì tiến hành điều chỉnh thông tin về ngày sinh trên Chứng minh nhân dân cho công dân.

Như vậy, trường hợp ngày sinh trong Chứng minh nhân dân nhân và ngày sinh trong sổ hộ khẩu thường trú không khớp nhau thì không nhất thiết phải xuất trình giấy khai sinh bản chính mà công dân có thể xuất trình bản sao giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh đăng ký lại, cấp lại, hoặc quyết định thay đổi ngày tháng năm sinh của cơ quan có thẩm quyền để làm căn cứ điều chỉnh thông tin về ngày sinh trong sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân cho công dân.

Thời gian tới, sau khi Luật Căn cước công dân được ban hành, Bộ Công an sẽ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn, trong đó sẽ có quy định cụ thể về vấn đề này và các vấn đề khác có liên quan đến công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất cao trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân.

28. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn thi hành Luật Xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam giữa quy định và chế tài xử lý các hành vi vi phạm phải chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về người nước ngoài, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Trả lời: Tại công văn số 3029/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2014 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Hiện nay, Bộ Công an đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cùng thời điểm khi Luật này có hiệu lực thi hành.

Việc xử lý vi phạm hành chính về xuất, nhập cảnh đối với người nước ngoài đang thực hiện theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Các quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngoài hiện vẫn đang phù hợp với Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

29. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Về đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra đa số cán bộ chưa qua đào tạo chuyên ngành điều tra nên tính chuyên sâu nghiệp vụ điều tra hạn chế, đề nghị quan tâm công tác bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra tạo nguồn bổ nhiệm điều tra viên.

Trả lời: Tại công văn số 3029/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Trong những năm qua, Bộ Công an luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác điều tra, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm nói riêng và đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung. Thực hiện chủ trương của Bộ, từ năm 2002 đến 2013, các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ, Công an các địa phương đã phối hợp với Trường bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân mở 59 lớp đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian 38 ngày mỗi lớp cho 6.501 cán bộ điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an nhân dân.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, Bộ Công an đã giao cho Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng cho điều tra viên và cán bộ thuộc các đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân đã ban hành Chương trình bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ điều tra cho cán bộ tốt nghiệp Đại học Cảnh sát không thuộc chuyên ngành Cảnh sát điều tra (thời hạn 45 ngày). Ngoài ra, Công an các đơn vị, địa phương căn cứ nhu cầu thực tế để đăng ký mở lớp đào tạo cho số cán bộ này ngoài Chương trình đã đề ra. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ giao cho các Học viện, Trường Công an nhân dân mở lớp đào tạo và cấp kinh phí thực hiện.

30. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Xem xét có giải pháp nâng cao năng lực, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ cho các lực lượng điều tra không chuyên trách, nhằm nâng cao hơn nữa trong việc phát hiện, điều tra các vụ việc có dấu hiệu hình sự trong lĩnh vực quản lý của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Trả lời: Tại công văn số 3029/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Bộ Công an đã chỉ đạo các Cơ quan điều tra, Cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phối hợp với các trường Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác điều tra không chuyên trách. Từ năm 2004, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ điều tra theo Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, từ đó đến nay, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ, Công an các địa phương đã phối hợp, tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ là lãnh đạo cấp cục và lãnh đạo cấp phòng thuộc các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân. Cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng đã cơ bản phát huy được năng lực, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ.

Để tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ cho các lực lượng điều tra không chuyên trách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân đã ban hành Chương trình bồi dưỡng kiến thức điều tra hình sự cho lãnh đạo các cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nội dung bao gồm 18 chuyên đề có liên quan. Trên cơ sở Chương trình được phê duyệt, các Học viện, Trường Công an nhân dân đã tổ chức bồi dưỡng cho Công an các đơn vị, địa phương theo chỉ tiêu và kế hoạch hằng năm của Bộ.

31. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri phản ánh cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay còn hạn chế, đề nghị trang bị cho địa phương trang thiết bị mới đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu cơ động phục vụ chiến đấu địa bàn miền núi; sớm thiết kế chung về mẫu kho vật chứng, đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống kho vật chứng đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Trả lời: Tại công văn số 3029/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Để tăng cường đầu tư trang bị phương tiện cho lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, trong đó có lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm Công an tỉnh Lạng Sơn, Bộ Công an đã tập trung nguồn lực, đầu tư trang bị mới, củng cố nâng cao chất lượng các trang thiết bị, phương tiện hiện có. Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai thực hiện các dự án sau:

+ Dự án trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị nghiệp vụ phục vụ công tác chiến đấu của lực lượng Cảnh sát điều tra các cấp trong điều tra khám phá các loại án hình sự về kinh tế và trật tự xã hội.

+ Dự án trang bị phương tiện kỹ thuật phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm công nghệ cao.

+ Dự án mua sắm, trang bị phương tiện, nâng cao năng lực giám định chất ma túy cho Viện Khoa học hình sự và các Phòng Kỹ thuật hình sự các địa phương trọng điểm phức tạp về ma túy.

+ Dự án mua sắm trang bị phương tiện chuyên dùng phòng, chống tội phạm ma túy cho lực lượng Công an.

+ Dự án xây dựng tàng thư gen tội phạm quốc gia.

Thời gian thực hiện các dự án từ 2012 đến 2015, căn cứ vào nhu cầu thực tế, Bộ Công an sẽ xem xét cấp cho lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm Công an các địa phương, trong đó có xem xét đề nghị của Công an tỉnh Lạng Sơn.

- Về đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống kho vật chứng: Ngày 11/10/2011, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 7026/QĐ-H41-H45, phê duyệt dự án thành phần thuộc dự án tổng thể kho vật chứng đối với Công an tỉnh Lạng Sơn, tổng mức đầu tư là 10.140 triệu đồng, gồm 07 kho thuộc Công an các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Đình Lập, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan. Dự án phê duyệt vào giai đoạn thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và Chỉ thị 1792/CT-TTg, ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, trong đó hạn chế khởi công mới. Mặt khác, do nguồn vốn đầu tư Nhà nước cấp cho Bộ Công an hằng năm còn rất hạn hẹp, mới chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu đăng ký, trong đó phải tính toán cân đối theo nguyên tắc tập trung vốn cho các công trình quyết toán thiếu vốn, công trình trọng điểm, trực tiếp phục vụ chiến đấu, các dự án chuyển tiếp để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, số còn lại mới bố trí cho các dự án khởi công mới. Vì vậy, một số dự án tuy đã được phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn để triển khai hoặc triển khai chậm. Thời gian tới, Bộ Công an sẽ nghiên cứu, cân đối bố trí vốn để tiếp tục thực hiện các dự án này, trong đó có hệ thống kho vật chứng Công an tỉnh Lạng Sơn.

- Về thiết kế mẫu kho vật chứng: Năm 2007, Bộ Công an đã ban hành mẫu Kho vật chứng Công an cấp tỉnh, cấp huyện gồm 10 loại mẫu kho để sử dụng trong công tác đầu tư xây dựng kho vật chứng. Hệ thống kho vật chứng trên toàn quốc được Bộ Công an đầu tư xây dựng trong dự án tổng thể đầu tư xây dựng công trình hệ thống kho vật chứng trong lực lượng Công an nhân dân gồm 731 kho với tổng mức đầu tư 999.692,453 triệu đồng, đến nay đã có 372 kho hoàn thành với tổng giá trị là 475.093 triệu đồng.



32. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác chống tham nhũng, nhất là những vụ việc nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận, vì thời gian qua số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý còn ít so với thực tế, mức độ xử lý còn nhẹ, một số vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài. Đề nghị nâng mức xử phạt để giáo dục, răn đe và công bố kết quả xử lý tham nhũng cho cử tri.

Trả lời: Tại công văn số 3030/BCA-V11 ngày 11/9/2014

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt, nhận thức sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm chính trị và phát huy vai trò nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Bộ Công an đã chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng; đồng thời, tập trung chỉ đạo đấu tranh quyết liệt với tội phạm tham nhũng và đạt được những kết quả tích cực. Năm 2013, lực lượng Công an đã phát hiện, khởi tố 272 vụ, 648 bị can, tăng 29 vụ, 128 bị can so với năm 2012; tài sản thu hồi ước tính trên 2.000 tỉ đồng, tăng 7 lần so với năm 2012; 6 tháng đầu năm 2014, phát hiện, khởi tố 131 vụ, 306 bị can, tăng 28 vụ (27,18%) so với cùng kỳ 2013, tài sản thu hồi ước tính trên 500 tỷ đồng. Nhiều vụ án lớn đã được phát hiện, điều tra, đưa ra xét xử như: vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines; vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty cho thuê tài chính II... với các mức án rất nghiêm khắc. Quá trình xét xử các vụ án diễn ra công khai và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân theo dõi, giám sát.

Tuy nhiên, tình hình tham nhũng ở nước ta vẫn còn diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài có chiều hướng gia tăng; phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi; hậu quả gây ra của tội phạm tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lượng lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng, Nhà nước và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện còn ít, quá trình điều tra, xử lý một số vụ án tham nhũng còn kéo dài, chủ yếu là do:

- Tội phạm tham nhũng là loại tội phạm có chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ chuyên môn, quan hệ rộng và có nhiều thủ đoạn tinh vi để che dấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra của các cơ quan chức năng.

- Các vụ án tham nhũng thường do nhiều đối tượng thực hiện có tổ chức, thời gian xảy ra khá lâu mới bị phát hiện, hành vi tham nhũng được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau. Các vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng, có nhiều đối tượng tham gia, có quan hệ chặt chẽ với nhau, thông tin khép kín trong phạm vi nhất định, nên rất khó phát hiện. Trong quá trình phạm tội, các đối tượng thường cất giấu tài sản, hợp lý hóa hoặc tiêu hủy tài liệu, chứng cứ dẫn đến việc điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ gặp nhiều khó khăn, thời gian điều tra phải kéo dài.

- Việc điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp hoặc đã ký hiệp định nhưng chưa có hiệu lực hoặc có hiệu lực nhưng phía nước ngoài không hợp tác; việc thu thập thông tin, tài liệu ở nước ngoài qua hoạt động tương trợ tư pháp hình sự liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, dẫn đến thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến thời hạn điều tra vụ án.

- Công tác giám định tư pháp, nhất là giám định tài chính, kế toán, xây dựng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thời gian giám định dài, kinh phí chi trả giám định lớn. Một số cơ quan, cá nhân được trưng cầu giám định với nhiều lý do khác nhau đã từ chối giám định hoặc kéo dài thời gian giám định. Trình độ chuyên môn của một số giám định viên chưa đáp ứng yêu cầu, kết luận giám định không chính xác, phải quyết định trưng cầu giám định nhiều lần, dẫn đến thời hạn điều tra một số vụ án bị kéo dài.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn thiếu, chưa chặt chẽ, nhất là các văn bản hướng dẫn, dẫn đến khó khăn trong việc thống nhất đánh giá chứng cứ và đường lối xử lý giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, như: chưa quy định cụ thể thế nào là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng... dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần.

- Một số biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng chưa mang lại hiệu quả cao, nhất là việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; chưa công khai kết quả kê khai, chưa có cơ chế kiểm soát thu nhập, tài sản; việc kiểm tra, xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai chưa hiệu quả dẫn đến khó khăn trong việc xác định tài sản tham nhũng và chứng minh hành vi tham nhũng.

Trước tình hình trên, Bộ Công an đã và đang tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng như sau:

(1) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 37/2012/NQ13, ngày 23/11/2012; Nghị quyết số 63/2013/QH13, ngày 27/11/2013 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và Chương trình hành động của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tội phạm tham nhũng, ngăn chặn tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu nhân dân khi thi hành nhiệm vụ để tham nhũng.

(2) Tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình, phát hiện, điều tra các vụ án tham nhũng; tập trung lực lượng, biện pháp đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án đã khởi tố, nhất là các vụ án tham nhũng lớn được nhân dân quan tâm.

(3) Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát và các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra các vụ án tham nhũng, tạo sự thống nhất trong việc đánh giá chứng cứ để đưa ra truy tố các đối tượng trước pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

(4) Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm tham nhũng và tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng. Trước mắt, tập trung đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, trong đó sửa đổi các điều luật quy định về tội tham nhũng theo hướng bổ sung một số hành vi tham nhũng được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng vào Bộ luật hình sự nhằm nâng cao tính răn đe, phòng ngừa tội phạm; xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh tài chính, kế toán, ngân hàng, xây dựng...; ban hành hướng dẫn áp dụng thống nhất các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “đất có diện tích lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” trong các quy định về tội phạm kinh tế, chức vụ, tham nhũng của Bộ luật hình sự; hướng dẫn áp dụng các tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm, lợi ích vật chất khác, số lượng lớn, giá trị lớn, tư lợi hoặc động cơ cá nhân khác; xác định hành vi phạm tội của các tội phạm xâm phạm tài sản trong các doanh nghiệp có cổ phần của Nhà nước.

(5) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng, nâng cao hiệu quả tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm tham nhũng; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm tham nhũng.

(6) Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, tạo cơ chế phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng có yếu tố nước ngoài.



33. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Bộ Công an nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để thẩm định, đầu tư kinh phí hỗ trợ Công an tỉnh Nghệ An nâng cấp trại tạm giam và nhà tạm giữ cấp huyện.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương