KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang36/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   86

51. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ánh, Công ty Hào Dương nhiều lần vi phạm xả thải ra môi trường nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Đề nghị xử lý triệt để, nghiêm minh hành vi gây ô nhiễm môi trường


Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Năm 2009, 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần Thuộc da Hào Dương và đã 2 lần tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Công ty, chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành các thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Bộ cũng đã đưa Công ty vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý. Ngày 11/7/2014, Bộ tiếp tục gửi Công văn số 2935/BTNMT-TCMT về việc xử lý thông tin do Báo Lao động đăng tải về các sai phạm của Công ty cổ phần Thuộc da Hào Dương, trong đó đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xử lý nghiêm và dứt điểm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty. Hiện tại, Công ty vẫn đang tạm bị đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường theo Quyết định số 6090/QĐ-TĐCHĐ ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

52. Cử tri các tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình kiến nghị: Đề nghị có biện pháp quản lý có hiệu quả việc khai thác tài nguyên, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để khắc phục tình trạng khai thác ồ ạt, không có quy hoạch, kế hoạch dẫn đến lãng phí, cạn kiệt nguồn tài nguyên

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Trong thời gian qua Thủ tướng Chính phủ ký ban hành một số văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản qua đó thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp, biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động khoáng sản, khắc phục những lỏng lẻo trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Theo đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số giải pháp trọng tâm như sau:

- Dừng cấp phép một số loại khoáng sản (vàng sa khoáng, titan, đá vôi trắng..v.v); dừng xuất khẩu một số loại khoáng sản kể cả tinh quặng và kiên quyết dừng các dự án khai thác khoáng sản chưa gắn với dự án chế biến hoặc chế biến với công nghệ lạc hậu, không bảo đảm hiệu quả và ảnh hưởng đến môi trường;

- Yêu cầu các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập quy hoạch khoáng sản theo thẩm quyền; tăng cường kiểm tra, kiên quyết đình chỉ, thu hồi giấy phép cấp không đúng quy hoạch; thu hồi giấy phép của các dự án hoạt động không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường…v.v.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành tổng kiểm tra, rà soát việc cấp phép hoạt động khoáng sản tại các địa phương. Kết quả rà soát đã phát hiện một số tồn tại, sai phạm trong công tác thẩm định hồ sơ, cấp phép tại các địa phương. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản (Công văn số 3459/BTNMT-ĐCKS ngày 09 tháng 9 năm 2013) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý các sai phạm đối với từng giấy phép cụ thể, báo cáo kết quả xử lý với Thủ tướng Chính Phủ. Đồng thời yêu cầu các địa phương để xảy ra sai phạm thực hiện kiểm điểm và có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong cấp phép hoạt động khoáng sản; có trách nhiệm giải quyết các thiệt hại cho các chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật tại các địa phương; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản; tổng hợp kết quả theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản và đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản như phản ánh, kiến nghị của cử tri.



53. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đã gây nhiều thiệt hại cho con người, mà nguyên nhân một phần là do khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức. Cử tri đề nghị cho khai thác tài nguyên hài hòa với bảo vệ môi trường, nhất là khâu cấp phép khai thác và quản lý công tác bảo vệ môi trường sau khai thác, đặc biệt là các dự án khai thác titan

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Theo quy định của pháp luật về khoáng sản thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đề án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước thẩm định, phê duyệt theo quy định. Như vậy, trước khi dự án đầu tư khai thác khoáng sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xét thì tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đề án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan nhà nước thẩm định, phê duyệt theo quy định. Ngay sau khi được cấp phép, tổ chức, cá nhân phải ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản tại Quỹ bảo vệ môi trường với số tiền ký quỹ đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt theo nội dung đề án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án khai thác khoáng sản được cấp phép.

Trong trường hợp cụ thể đối với hoạt động khai thác quặng titan sa khoáng, hàm lượng khoáng vật quặng chiếm <1% khối lượng cát nguyên khai và được thu hồi sau quá trình tuyển rửa. Các vật chất không chứa quặng (chiếm khoảng 99%) được trả lại để thực hiện việc hoàn thổ, phục hồi môi trường theo hình thức “cuốn chiếu”. Vì vậy, việc hoàn thổ, phục hồi phồi môi trường có thể thực hiện theo phương thức khai thác đến đâu, hoàn thổ, phục hồi môi trường đến đó. Nhằm bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật về bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản; tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác gắn với công tác bảo vệ môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác. Đồng thời, đề nghị các địa phương, nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, khi phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản phải kịp thời kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

54. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành thông tư hướng dẫn đấu giá khai thác mỏ các loại vật liệu xây dựng thông thường cho địa phương thực hiện

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản và có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị ký dự thảo Thông tư; dự kiến, Thông tư này sẽ được ban hành trong tháng 9 năm 2014.



55. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Việc giải quyết cho địa phương khai thác khoáng sản thông thường quá chậm, không đáp ứng được yêu cầu của đời sống người dân và khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền các cấp. Đề nghị sớm giải quyết cho địa phương khai thác khoáng sản thông thường (cát, đá xây dựng, đất cấp phối, đất sét,…), để đáp ứng nhu cầu về xây dựng của người dân

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Tại Điều 82 Luật khoáng sản năm 2010 quy định khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các căn cứ pháp lý, trình tự, thủ tục để cấp phép hoạt động khoáng sản cũng đã được Luật khoáng sản quy định cụ thể. Việc tổ chức thẩm định, cấp phép và quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật trong hoạt động khai thác sau cấp phép là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.



56. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh, núi Chẹ nằm trên ranh giới xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình và xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, hiện nay việc khai thác đá núi Chẹ diễn ra tại địa phận xã Hợp Thịnh gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường. Đề nghị cho ngừng ngay khai thác đá tại núi này

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Ngày 04 tháng 3 năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 1609/UBND-TNMT yêu cầu đình chỉ hoạt động khai thác đá vôi tại khu vực núi Chẹ của Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà do vi phạm quy định của Luật khoáng sản. Hiện nay, Công ty đang khắc phục các tồn tại vi phạm và đang hoàn thiện lập lại hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Đối với Giấy phép số 22/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cấp cho Hợp tác xã Khai thác vật liệu xây dựng Tiến Phong khai thác đá vôi tại xóm Tôm, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các Sở, ban ngành thanh tra, kiểm tra để làm rõ phản ánh, kiến nghị của cử tri và có giải pháp khắc phục.

57. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên, vì nạn cát tặc, vàng tặc,… vẫn tiếp diễn ở khắp các vùng trong cả nước chưa được ngăn chặn

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Hoạt động khai thác khoáng sản thời gian qua, nhất là hoạt động khai thác cát, vàng trái phép vẫn còn diễn ra ở một số nơi trong cả nước chưa được ngăn chặn kịp thời như ý kiến của cử tri đã phản ánh.

Ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp như: không cấp phép mới khai thác vàng sa khoáng; thăm dò, khai thác đối với mỏ vàng gốc theo hướng gắn với chế biến sâu, sử dụng công nghệ hiện đại, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Địa phương có trách nhiệm bảo vệ các mỏ vàng chưa khai thác; đối với các mỏ đang khai thác, nếu không bảo đảm hiệu quả và yêu cầu về môi trường thì phải có phương án kiên quyết đóng cửa mỏ. Mặt khác, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; bao gồm cả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp khai thác khoáng sản và thanh tra, kiểm tra trách nhiệm các cơ quan hành chính trong việc thực thi pháp luật về khoáng sản. Khi phát hiện các sai phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tại các địa phương có vụ việc nổi cộm, gây bức xúc sẽ được tập trung thanh tra. Trường hợp phát hiện sai phạm nghiêm trọng có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự (điển hình là Ủy ban nhân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an thành phố điều tra, bắt tạm giam và truy cứu trách nhiệm hình sự một số tổ chức, cá nhân khai thác cát trái phép trên sông Hồng), tại các địa phương này sẽ chỉ đạo xem xét luân chuyển cán bộ ở các điểm mấu chốt trong quản lý nhà nước về khoáng sản, lựa chọn các cán bộ có năng lực chuyên môn và phẩm chất đảm nhiệm các vị trí trọng yếu này.



58. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Tại khoản 1 Điều 5 Luật Khoáng sản quy định: “Địa phương nơi có khoáng sản khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước”. Tuy nhiên, Luật Khoáng sản không quy định rõ địa phương ở đây là cấp nào (tỉnh, huyện hay xã nơi có điểm trực tiếp khai thác khoáng sản). Đề nghị có hướng dẫn quy định cụ thể tỷ lệ % điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản cho các địa phượng như cấp xã, cấp huyện (nơi trực tiếp có doanh nghiệp đóng trên địa bàn) để địa phương có nguồn thu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo đó tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện nộp 70% cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương, đối với giấy phép do trung ương cấp; 100% cho ngân sách địa phương, đối với giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp (Khoản 1 Điều 12). Mặt khác tại Khoản 2 Điều 9 của Nghị định này quy định “Trường hợp khu vực khoáng sản được cấp phép khai thác nằm trên địa bàn liên tỉnh, liên huyện; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được phân chia số tiền phải nộp theo tỷ lệ diện tích khu vực khoáng sản. Khu vực này được căn cứ từ Giấy phép khai thác khoáng sản theo địa bàn từng tỉnh, từng huyện”.



59. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Để thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản. Đề nghị phê duyệt quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai và đưa các mỏ tại huyện Bát Xát (khu vực biên giới) vào danh mục không đấu giá quyền khai thác khoáng sản và cấp phép cho các đơn vị đủ điều kiện để thăm dò đánh giá trữ lượng và đầu tư khai thác

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Theo quy định tại Điều 10 Luật khoáng sản và Điều 9 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản, việc lập quy hoạch khoáng sản địa phương gồm các đối tượng: khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; khoáng sản tại bãi thải của mỏ đã đóng cửa. Vì vậy, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai là phải lập quy hoạch khoáng sản của tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai thông qua.

Đối với các khu vực khoáng sản phân bố khu vực biên giới đáp ứng tiêu chí khoanh định không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khoanh định đối với các khu vực khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với các khu vực thuộc thẩm quyền cấp phép của địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai thực hiện. Việc cấp phép hoạt động khoáng sản tại khu vực thuộc đối tượng không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP. Theo đó, tổ chức, cá nhân được lựa chọn chủ đầu tư dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải đáp ứng tiêu chí và có năng lực về tài chính, quản lý, kinh nghiệm và công nghệ.

60. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Một số công ty khai thác khoáng sản (đặc biệt là khai thác khoáng sản vàng) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép trước đây, hiện nay đã hết hạn thăm dò, khai thác (chưa được gia hạn hoặc cấp phép lại) nhưng vẫn tiếp tục thăm dò, khai thác khoáng sản, gây thất thoát tài nguyên và tiền thuế của Nhà nước. Đề nghị kiểm tra, xử lý và trả lời cử tri

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 02 giấy phép thăm dò và 02 giấy phép khai thác, trong đó, 02 giấy phép thăm dò cấp năm 2008 đã hết hiệu lực. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam để thống nhất việc phân chia ranh giới khu vực khoáng sản vàng và giao cho các đơn vị liên quan thăm dò, khai thác; diện tích còn lại giao cho địa phương quản lý, bảo vệ. Đối với các khu vực khoáng sản đã được địa phương cấp phép nay đã hết thời hạn hoặc sắp hết hạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra và đề xuất, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, khoanh định, công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ để địa phương tiếp tục cấp phép cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Trường hợp các khu vực đang hoạt động khai thác khoáng sản không đáp ứng tiêu chí hoặc trong quá trình khai thác có vi phạm, khi giấy phép hết hạn sẽ yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục đóng cửa mỏ; kiên quyết xử lý đối với dự án khai thác không tuân thủ quy định pháp luật về khoáng sản và pháp luật về bảo vệ môi trường.



61. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị sớm cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho các đơn vị thuộc ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo đúng quy định

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012, đến năm 2020 sẽ cấp phép thăm dò cho 39 dự án thăm dò và 122 dự án khai thác than cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam giải quyết việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác cho Vinacomin. Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết (như một tổ chức được cấp nhiều hơn 05 giấy phép thăm dò, cho nợ tiền Nhà nước đã đầu tư thăm dò,…). Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức nhiều buổi làm việc với Vinacomin để thống nhất các giải pháp triển khai để đẩy nhanh tiến độ xử lý các hồ sơ hoạt động khoáng sản. Trong năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 05 giấy phép thăm dò than (gồm khu vực Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên và các khu vực Tràng Bạch, Khe Chàm, Núi Béo và Vàng Danh, tỉnh Quảng Ninh) và 14 giấy phép khai thác than cho Vinacomin và các đơn vị trực thuộc Vinacomin.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục chỉ đạo giải quyết các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác than của Vinacomin theo đúng quy định, phù hợp với nội dung Quy hoạch đã phê duyệt. Trong quá trình giải quyết việc cấp phép, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong kiểm tra, thẩm định hồ sơ.

62. Cử tri các tỉnh Sơn La, Thái Nguyên kiến nghị: Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2011, sau hơn 2 năm Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 về quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mới ban hành và có hiệu lực từ ngày 20/01/2014. Tuy nhiên, doanh nghiệp khai thác khoáng sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP phải nộp truy thu số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ những năm trước đó (doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản từ năm 2012 thì truy thu nộp tiền từ năm 2012, 2013), gây khó khăn cho doanh nghiệp; trong trường hợp doanh nghiệp được cấp quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa giải phóng được mặt bằng để khai thác thì vẫn phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản,… đề nghị xem xét, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ 01/7/2011 đến 31/12/2014. Theo đó, tại Văn bản số 723/TTg-KTN ngày 21/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì dự thảo báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong thời gian từ ngày 01/7/2011 đến ngày 31/12/2013.

Trong khi chờ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ chưa thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng mà doanh nghiệp đã khai thác từ ngày 01/7/2011 đến ngày 31/12/2013.

63. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị quan tâm, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất để ngành tài nguyên và môi trường có đủ nguồn lực, đủ điều kiện thực hiện việc kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng (kiểm tra về việc xả thải ở các công ty, các doanh nghiệp mới thành lập), đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và có biện pháp chế tài các vi phạm về môi trường tại địa phương

Trả lời: Tại công văn số 3662/BTNMT-PC ngày 28/8/2014

Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy định cụ thể tại Điều 111 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và mới đây là Điều 147 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.

Về việc ưu tiên kinh phí cho địa phương để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quy định như:

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nội dung “tăng chi để đảm bảo đến năm 2006 đạt mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế”.

- Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011. Trên cơ sở tổng dự toán chi sự nghiệp môi trường của ngân sách nhà nước hàng năm, trong đó ngân sách Trung ương 15% trong tổng chi 1%, ngân sách địa phương 85% trong tổng chi 1%.

Ngoài ra, đã có nhiều văn bản về các chính sách để huy động, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường như:

- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ quy định về ưu đãi, hỗ trợ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, lĩnh vực bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ sử dụng nguồn vốn ODA.

- Nghị định số 78/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục và ưu đãi đối với các Dự án đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng thực hiện theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng – Xây dựng – Chuyển giao (BT) xác định nhà máy cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải thuộc lĩnh vực Chính phủ khuyến khích thực hiện.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP và Thông tư số 13/2007/TT-BXD ban hành chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

- Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích.

- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường (thay thế Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/12/2006).

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó đã nêu cụ thể ưu tiên tăng phân bổ ngân sách từ nguồn vốn đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường; tăng dần tỷ lệ phân bổ cho hoạt động sự nghiệp môi trường theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; nghiên cứu bổ sung mục chi riêng về đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường thuộc khu vực công ích trong Luật ngân sách nhà nước, trình Chính phủ xem xét;

- Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 2/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015, theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan đầu mối của Chương trình mục tiêu quốc gia, chủ trì, phối họp vói các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương tổ chức triển khai thục hiện có hiệu quả Chương trình này.

Đây là các văn bản quan trọng làm cơ sở cho việc đề xuất các nhiệm vụ chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường; phân công cụ thể trách nhiệm của cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tài chính trong quá trình lập và phân bổ dự toán; quy định các định mức chi cho các nội dung thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí này mà ở các văn bản tài chính khác không quy định. Tại các địa phương, giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn cho bảo vệ môi trường đã được đề cập đến trong các chương trình, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố.

Trong thời gian tới, trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan sẽ đề xuất, xây dựng, ban hành các chính sách kịp thời để thực hiện công tác bảo vệ môi trường ngày một hiệu quả hơn.

64. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri bày tỏ bức xúc trước tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt nghiêm trọng, trong mùa khô tại thành phố Đà Nẵng, nguyên nhân chính là do hệ thống thủy điện ở đầu nguồn sông Vu Gia, đặc biệt là thủy điện Đăk Mi 4 ngăn dòng, chuyển nước về sông Thu Bồn, không thực hiện xả nước theo cam kết. Đề nghị xử lý dứt điểm tình trạng này


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương