KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang28/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 8028/BCT-KH ngày 20/8/2014

Ngày 07 tháng 8 năm 2012, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 23/2012/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép. Tại Điểm c, Khoản 2 Điều 1 của Thông tư quy định sản phẩm thép nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công (kể cả hàng nhập khẩu để lắp ráp, sửa chữa, bảo hành) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và được thực hiện theo quy định hiện hành.

Để tạo điều kiện cho các thương nhân nhập khẩu các sản phẩm thép thuộc đối tượng nêu trên, ngày 23 tháng 10 năm 2012 Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 10108/BCT-XNK hướng dẫn một số nội dung về Thông tư 23/2012/TT-BCT áp dụng Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh/thành phố xác nhận Bản cam kết của các thương nhân. Thực hiện Công văn số 10108/BCT-XNK nêu trên, trong thời gian qua Sở Công Thương Hà Tĩnh đã thực hiện cấp 120 Giấy xác nhận cam kết nhập khẩu thép chỉ sử dụng cho mục đích sản xuất, gia công không nhằm mục đích kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 17/2014/TT-BCT ngày 16 tháng 6 năm 2014 bãi bỏ Thông tư số 23/2012/TT-BCT ngày 07 tháng 8 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép. Việc nhập khẩu thép được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2013 về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn liên quan. Tại Thông tư này không đưa ra quy định về việc các tỉnh, thành phố cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thép nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh, chỉ quy định các điều kiện bảo đảm chất lượng thép nhập khẩu (tại Điều 4, Chương II) và kiểm tra đánh giá sự phù hợp chất lượng thép (tại Chương III). Vì vậy, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố không còn phải thực hiện cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thép nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh.



45. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản, qua các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt – Trung, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và người sản xuất.

Trả lời: Tại công văn số 7965/BCT-KH ngày 19/8/2014

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại biên giới như: Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, trong đó có nhiều nội dung mới phù hợp với cơ chế chính sách đặc thù của hoạt động thương mại biên giới, quản lý điều hành linh hoạt như: phân cấp cho địa phương quản lý hoạt động thương mại biên giới, quy định hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân phù hợp với đặc thù của hoạt động biên mậu về điều kiện thương nhân, hình thức thỏa thuận mua bán qua bảng kê, thanh toán…; Thông tư số 22/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền ban hành kèm theo Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; Bổ sung danh mục hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được nhập khẩu vào nước Việt Nam qua cửa khẩu biên giới tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn dưới hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các cư dân khu vực biên giới tại các Quyết định số 4950/QĐ-BCT và số 4851/QĐ-BCT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Công Thương; Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; Dự thảo Hiệp định thay thế Hiệp định mua bán hàng hóa ở vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1998… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại qua biên giới, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, buôn bán qua biên giới.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế chính sách làm rõ đặc thù của hoạt động thương mại biên giới với hoạt động xuất nhập khẩu chính thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng qua các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Trung.

46. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thu mua và xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp theo chủ trương chính sách thu mua lúa gạo tạm trữ của Chính phủ.

Trả lời: Tại công văn số 8108/BCT-KH ngày 21/8/2014

Theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì thực hiện cơ chế điều tiết cụ thể để duy trì giá thóc, gạo hàng hóa và việc thu mua tạm trữ thóc gạo.

Mặc dù không phải là đầu mối chủ trì vấn đề tạm trữ lúa gạo nhưng với trách nhiệm liên quan được giao, Bộ Công Thương xin cung cấp thông tin như sau:

Căn cứ tình hình sản xuất, mùa vụ và nhu cầu tiêu thụ lúa gạo cho người sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, cùng các Bộ, ngành, địa phương liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc mua tạm trữ từng vụ và được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu mua tạm trữ thóc, gạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Thực hiện trách nhiệm được giao tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và các Quyết định về thu mua tạm trữ thóc, gạo từng mùa vụ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo. Cụ thể trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014, thực hiện Quyết định số 373a/QĐ-TTg về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2013 - 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 561/QĐ-BNN-CB ngày 26 tháng 3 năm 2014 về Quy chế kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2013 - 2014.

Từ ngày 21-25 tháng 4 năm 2014, Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan đã tiến hành kiểm tra, giám sát việc thu mua tạm trữ thóc, gạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn kiểm tra đã kiểm tra 10 doanh nghiệp được phân giao chỉ tiêu thu mua tạm trữ tại 5 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ.

Thực hiện trách nhiệm được giao tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan trong việc kiểm tra, giám sát việc thu mua tạm trữ để góp phần bảo đảm hiệu quả tạm trữ và lợi ích của người nông dân.

Triển khai thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật hàng năm, trong tháng 7 năm 2014, Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra và làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tại một số tỉnh/thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang và Bến Tre về việc thi hành pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo trong năm 2014, bao gồm việc thực hiện quy định về: i) đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo ii) thực hiện hợp đồng tập trung; iii) thu mua thóc, gạo cho nông dân và thu mua tạm trữ thóc, gạo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.



47. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị có giải pháp giảm nhanh tình trạng bán rẻ nguồn tài nguyên, nguyên liệu thô; tập trung đầu tư công nghiệp chế biến để có thể sớm xuất khẩu được nguồn nguyên liệu, tài nguyên đã được tinh chế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời: Tại công văn số 8019/BCT-KH ngày 20/8/2014

Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và triển khai Luật Khoáng sản 2010, Bộ Công Thương đã báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản. Theo đó, coi khoáng sản là một nguồn tiềm năng rất quý cho phát triển kinh tế, công nghiệp của đất nước; phải sử dụng tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả, không được để xảy ra tình trạng khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô mà buộc phải qua chế biến sâu. Quá trình khai thác khoáng sản phải đi đôi với các dự án chế biến sâu, nếu không có dự án chế biến thì không cho khai thác khoáng sản. Chỉ thị nêu rõ “Chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản chỉ được xem xét cấp phép khi đã có dự án đầu tư và được Hội đồng thẩm định của các Bộ Công Thương, Xây dựng và Ủy ban nhân dân các địa phương thẩm định theo thẩm quyền, dự án phải áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Đối với những khoáng sản chưa có công nghệ chế biến hiện đại, bảo đảm hiệu quả thì kiên quyết dừng lại chưa khai thác”.

Để thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, trong đó Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát để điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch khoáng sản có các quy định cụ thể về sản phẩm sau chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến; tập trung khai thác, chế biến sâu theo quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội việc sử dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; điều chỉnh, bổ sung chính sách, tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản theo hướng quản lý chặt việc xuất khẩu khoáng sản, không xuất khẩu quặng thô, tinh quặng; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện việc xuất khẩu khoáng sản.

Thực hiện chủ trương trên của Đảng và Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nhanh tình trang xuất khẩu nguồn tài nguyên, nguyên liệu thô như:

- Đối với hoạt động quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản: nhằm tập trung nguồn nguyên liệu, đẩy mạnh việc đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản, hạn chế và không xuất khẩu quặng và tinh quặng, Bộ Công Thương đã và đang tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch khoáng sản như: quy hoạch titan, quy hoạch bôxít, quy hoạch apatit, quy hoạch quặng sắt, quy hoạch quặng chì kẽm... Các Quy hoạch khoáng sản được lập và phê duyệt là văn bản pháp lý quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, giúp định hướng phát triển công nghiệp chế biến, khai khoáng cho các địa phương.

Thực tế hiện nay một số loại khoáng sản chủ yếu đã được quy hoạch và đã thực hiện đầu tư chế biến sâu theo mức độ như sau:

+ Quặng sắt: đã chế biến sâu đến sản phẩm gang, thép;

+ Quặng titan: đã chế biến sâu đến các sản phẩm xỉ titan, bột zircon siêu mịn, ilmenit hoàn nguyên; chưa chế biến đến pigment và tian xốp/titan kim loại (hiện đang triển khai dự án).

+ Quặng mangan, cromit: đã chế biến sâu đến sản phẩm hợp kim ferocrom, feromangan theo Quy hoạch;

+ Quặng thiếc, chì, kẽm, đồng: đã chế biến sâu đến sản phẩm kim loại thiếc, chì, kẽm và đồng;

+ Quặng antimon: đã chế biến sâu đến sản phẩm antimon thỏi;

+ Quặng bôxit: đã chế biến sâu đến sản phẩm alumin (bột ôxit nhôm);

+ Quặng đất hiếm: chưa chế biến sâu đến sản phẩm bột ôxit đất hiếm riêng rẽ theo Quy hoạch do chưa triển khai việc khai thác.

- Trong hoạt động thẩm định các dự án khai thác và chế biến khoáng sản: Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, thành lập các Hội đồng để thẩm định một số dự án khai thác, chế biến khoáng sản như: Dự án khai thác và chế biến Niken Bản Phúc; Dự án khai thác và chế biến xỉ titan tại các tỉnh Thái Nguyên, Bình Thuận, Bình Định; Dự án khai thác và chế biến bột đá hoa trắng tại các tỉnh Nghệ An, Yên Bái; dự án khai thác và chế biến quặng cromit Thanh Hóa, … bám sát các yêu cầu về công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao và có hiệu quả kinh tế-xã hội. Trên cơ sở kết quả thẩm định của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp phép thăm dò, khai thác theo quy định.

- Trong hoạt động tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu khoáng sản: Bộ Công Thương cũng đã xây dựng và ban hành Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 thay thế Thông tư số 08/2008/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2008 quy định về xuất khẩu khoáng sản theo hướng xiết chặt việc quản lý xuất khẩu khoáng sản, không xuất khẩu khoáng sản thô, khoáng sản sơ chế, nhằm giành nguyên liệu cho việc chế biến sâu khoáng sản.

Tại Thông tư số 41/2012/TT-BCT, Bộ Công Thương đã quy định các yêu cầu về mức độ chế biến sâu đối với khoáng sản được phép xuất khẩu, đồng thời, giảm số lượng chủng loại khoáng sản xuất khẩu từ 22 loại khoáng sản được phép xuất khẩu quy định tại Thông tư số 08/2008/TT-BCT xuống còn 10 loại, trong đó có 5 loại là sản phẩm khoáng sản chế biến sâu, 5 loại là tinh quặng thuộc các trường hợp là sản phẩm cuối cùng (tinh quặng fluorit); có trữ lượng lớn, trong nước không tiêu thụ hết, hoặc không có nhu cầu (tinh quặng bismut), hoặc chế biến sâu không khả thi (tinh quặng Niken). Một số sản phẩm tinh quặng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo như tinh quặng đồng, vonfram đề nghị cho xuất khẩu đến hết năm 2015 để doanh nghiệp có thời gian lập và đầu tư dự án chế biến sâu và đảm bảo phù hợp với Giấy chứng nhận đầu tư. Đối tượng được xuất khẩu đều là sản phẩm chế biến từ khoáng sản, hoặc tinh quặng, không phải khoáng sản thô hay ít thô.

Như vậy, công nghệ chế biến khoáng sản hiện nay đã và đang được đầu tư và thực hiện theo định hướng của Quy hoạch là công nghệ chế biến sâu, không phải là công nghệ sơ chế. Theo quy định hiện hành về xuất khẩu khoáng sản, không cho phép xuất khẩu khoáng sản thô, sơ chế. Đây cũng là chủ trương nhất quán của Chính phủ được Bộ Công Thương đã và sẽ thực hiện nghiêm túc. Với các biện pháp quản lý nhà nước về công nghệ chế biến khoáng sản trên, hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản đã được kiểm soát tốt hơn.

48. Cử tri tỉnh Đăk Nông kiến nghị: Cử tri kiến nghị đối với các công trình lớn của Nhà nước như dự án Alumin Nhân Cơ, các thủy điện Đồng Nai 3, 4, 5,.. khi thi công xong phải khôi phục, hoàn trả lại các tuyến đường để người dân thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất.

Trả lời: Tại công văn số 8021/BCT-KH ngày 20/8/2014

Việc hoàn trả, khôi phục mặt bằng, môi trường và các tuyến đường giao thông bị ảnh hưởng trong quá trình thi công hoặc bị ngập nước sau khi công trình hoàn thành để người dân thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất là nghĩa vụ, trách nhiệm bắt buộc của Chủ đầu tư các dự án nói chung cũng như Chủ đầu tư dự án thuỷ điện nói riêng và luôn được các cơ quan chức năng quản lý và giám sát chặt chẽ, thường xuyên.

Đối với Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, các tuyển đường phục vụ cho dự án từ đường tạm, đường dân sinh nối Quốc lộ 14 vào mặt bằng Nhà máy đã được Chủ đầu tư thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và cải tạo mở rộng, nâng cấp thành đường kiên cố phục vụ lâu dài cho Dự án và dân sinh, không phải hoàn trả.

Đối với các Dự án thuỷ điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 (do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm Chủ đầu tư) đã hòa lưới điện quốc gia từ năm 2011 (Đồng Nai 3) và năm 2012 (Đồng Nai 4). Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và di dân tái định cư của 2 Dự án nói trên Bộ Công Thương đã có các văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Quản lý dự án thuỷ điện 6 giải quyết dứt điểm trong năm 2014.



Riêng về tiểu Dự án xây dựng đường tránh ngập Quốc lộ 28, đoạn tránh do ngập lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 thuộc địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông do Bộ Giao thông vận tải làm Chủ đầu tư bị chậm so với tiến độ quy định do khó khăn về huy động vốn thực hiện Dự án. Đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chuyển phần vốn đền bù cho 2 tỉnh và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị thi công khẩn trương xây dựng công trình, hoàn thành dự án theo tiến độ, đảm bảo lưu thông thuận lợi giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông. Dự kiến tiểu Dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014.

Đối với Dự án thuỷ điện Đồng Nai 5 do Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm Chủ đầu tư đang bước vào giai đoạn thi công gấp rút. Cùng với sự quyết tâm cao của Chủ đầu tư, tư vấn và các đơn vị thi công, Dự án phấn đấu sẽ đảm bảo phát điện vào cuối năm 2015 như tổng tiến độ điều chỉnh trong Tổng sơ đồ VII (Quy hoạch phát triển điện VII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các nội dung liên quan đến công tác hoàn trả mặt bằng, môi trường, khôi phục các tuyến đường giao thông,… sẽ được Chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc với sự giám sát, quản lý thường xuyên của Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng liên quan có thẩm quyền.



49. Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội) bàn giao toàn bộ diện tích đất của Nhà trẻ Hoa Sen, phường Thượng Đình cho Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân quản lý để phục vụ con, em nhân dân quận Thanh Xuân.

Trả lời: Tại công văn số 8022/BCT-KH ngày 20/8/2014

Nhà trẻ Hoa Sen thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội (Công ty) được thành lập từ năm 1958 với chức năng chủ yếu là trông nom, chăm sóc con em cán bộ công nhân viên của Công ty. Những năm gần đây, thực hiện công tác xã hội hóa, ngoài con em cán bộ công nhân viên Công ty, Nhà trẻ đã nhận nuôi dạy thêm các cháu trong khu tập thể Cơ khí Hà Nội và vùng lân cận.

Ngày 15 tháng 7 năm 2014, Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội đã có Công văn số 208A/CV-VP gửi Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE) báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Nhà trẻ Hoa Sen, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội từ năm 1958 đến nay. Hiện Công ty đang quản lý Nhà trẻ có hiệu quả, cơ sở vật chất tại Nhà trẻ được Công ty quan tâm đầu tư khang trang, sạch đẹp. Với mục đích xã hội hóa không mang tính chất kinh doanh thu lợi ích nên mức thu học phí của Nhà trẻ thấp hơn ở các nhà trẻ khác và không có sự phân biệt con em cán bộ công nhân viên trong hay ngoài Công ty. Các cháu được giáo dục, chăm sóc chu đáo, tận tình theo đúng chỉ đạo quản lý nghiệp vụ của Phòng Giáo dục quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Ngày 30 tháng 5 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4873/QĐ-BCT về việc cổ phần hóa Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp. Theo đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội được cổ phần hóa đồng thời với Công ty mẹ và thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 0 giờ ngày 01 tháng 10 năm 2014. Nhà trẻ Hoa Sen (bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản trên đất) thuộc phần tài sản của Công ty khi xác định giá trị doanh nghiệp. Khi cổ phần hóa, Công ty phải giải quyết chế độ, chính sách cho 10 người lao động là giáo viên, người phục vụ trong nhà trẻ hiện do Công ty trả lương.

Thời gian hoàn thành chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp cùng các đơn vị thành viên 100% vốn nhà nước của Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trong năm 2015. Do vậy, đề nghị bàn giao Nhà trẻ Hoa Sen cho Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân quản lý phải được thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Công ty phải cùng làm việc với Phòng Giáo dục, Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân đề xuất các phương án quản lý, sử dụng Nhà trẻ Hoa Sen có hiệu quả nhất, trình Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, quyết định. Việc bàn giao Nhà trẻ phải đảm bảo quyền lợi của cán bộ công nhân viên của Nhà trẻ và không ảnh hưởng đến kế hoạch cổ phần hóa.

50. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp cho phù hợp với nội dung của Pháp lệnh số 07/2013/PL-UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Trả lời: Tại công văn số 8027/BCT-KH ngày 20/8/2014

Căn cứ Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 6 năm 2011; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 07/2013/UBTVQH13 ngày 12 tháng 7 năm 2013, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2014 và thay thế các quy định tại khoản 3 Điều 3 về giải thích từ ngữ “tiền chất thuốc nổ” và các quy định về kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ tại Điều 16 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

51. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Thông tư số 39/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Nghị định số 94/2012/NĐ-CP chưa quy định rõ trách nhiệm cấp phép, quản lý việc sản xuất rượu của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thực hiện thu mua rượu để chế biến lại. Đề nghị Bộ Công Thương sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện.

Trả lời: Tại công văn số 8026/BCT-KH ngày 20/8/2014

Những năm gần đây do nhu cầu tăng mạnh, việc sản xuất và kinh doanh rượu phát triển tràn lan, từ nông thôn đến thành thị. Trên thị trường xuất hiện nhiều loại rượu kém chất lượng, rượu giả, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Để hạn chế tình trạng này, tăng cường công tác quản lý và đưa hoạt động sản xuất kinh doanh rượu đi vào nề nếp, ngày 12 tháng 11 năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu thay thế Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008. Những quy định tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP là giải pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát sản xuất và kinh doanh rượu trên thị trường một cách tốt hơn, chống thất thu thuế cho Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Theo quy định của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP, rượu thuộc nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh nên tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép và đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu.

Tại Điều 12 của Nghị định đã quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, phải đăng ký với chính quyền địa phương tại nơi sản xuất, phải được chính quyền địa phương xác nhận và chỉ được bán rượu do mình sản xuất ra cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu.

Nhà nước quản lý các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu thông qua Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu và Hợp đồng mua bán giữa tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký sản xuất rượu thủ công và doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu. Trong trường hợp không bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu thì tổ chức, cá nhân này phải xin cấp Giấy phép sản xuất rượu theo quy định và bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, đăng ký nhãn hàng hóa và phải dán tem.

Do đó, các doanh nghiệp thực hiện thu mua rượu để chế biến lại thực chất là các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu (bao gồm Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp và Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh).

Về trách nhiệm cấp phép, quản lý việc sản xuất rượu đối với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thực hiện thu mua rượu để chế biến lại được ghi rõ tại Điều 16, Điều 17 của Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu. Theo đó:

Trước ngày 31 tháng 02 hàng năm, Phòng Công Thương có trách nhiệm báo cáo tình hình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, tổng sản lượng đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại trên địa bàn cho Sở Công Thương cấp trên trực tiếp.

Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo tình hình đầu tư, sản xuất, cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tình hình sản xuất rượu thủ công, tình hình kinh doanh sản phẩm rượu (bán lẻ và bán buôn) trên địa bàn cho Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương (cụ thể là Vụ Công nghiệp nhẹ, Vụ Thị trường trong nước) chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt về chủ trương đầu tư sản xuất rượu, cấp Giấy phép sản xuất, Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu;

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra tổ chức, cá nhân thực hiện quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan về sản xuất, kinh doanh rượu.

Sở Công Thương các địa phương công bố quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thẩm định, cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu theo hướng dẫn của Thông tư này.

Phòng Công Thương cấp huyện tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức tiếp nhận Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép chế biến lại.

52. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Hiện nay Bộ Công Thương chưa ban hành các văn bản quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động đánh giá nhanh, đánh giá chi tiết về sản xuất sạch hơn; quy định về nội dung, tiêu chí và định mức hỗ trợ kỹ thuật đối với các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp kèm theo hồ sơ thanh quyết toán. Đề nghị sớm hướng dẫn để có căn cứ thực hiện.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương