KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang27/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 8100/BCT-KH ngày 21/8/2014

Nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng là một trong những ngành hàng đã và đang được ưu tiên hỗ trợ trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại khác của Bộ Công Thương. Các hoạt động này đã góp phần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo cơ hội tìm kiếm đối tác, bạn hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Năm 2014, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đã phê duyệt 16 Đề án Xúc tiến thương mại đối với ngành nông, lâm, thủy sản với kinh phí là 20,4 tỷ đồng, chiếm 25,39% kinh phí dành cho Chương trình. Trong đó, hoạt động xúc tiến thương mại đối với nhóm ngành nông sản bao gồm cả gạo được triển khai thông qua các hoạt động tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành quốc tế có uy tín tại các thị trường quan trọng như: Hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống Nhật Bản 2014, Triển lãm thực phẩm quốc tế SEOUL 2014 tại Hàn Quốc… Ngoài ra, các hội chợ chuyên ngành nông nghiệp quốc tế được triển khai hàng năm tại Cần Thơ và Thái Bình với quy mô hơn 300 doanh nghiệp, 600 gian hàng đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng đến các bạn hàng quốc tế cũng như người tiêu dùng trong nước nhằm phát triển thị trường xuất khẩu, tạo lập kênh phân phối phát triển thị trường nội địa. Những tháng đầu năm 2014, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia cũng đã hỗ trợ trực tiếp cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam 2 Đề án Xúc tiến thương mại mặt hàng gạo với kinh phí nhà nước hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng.

Để tăng cường công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo, góp phần tiêu thụ lúa gạo cho người nông dân, Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể sau đây:

a) Theo dõi, bám sát diễn biến tình hình thị trường gạo thế giới, nhất là tình hình xuất nhập khẩu gạo của các thị trường lớn để kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý; chủ động có biện pháp ứng phó khi có diễn biến bất thường, thúc đẩy xuất khẩu gạo. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 01 tháng 4 năm 2014 về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ thóc gạo trong thời gian tới. Chỉ thị đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ tại các quốc gia, vùng lãnh thổ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân xuất khẩu gạo trong việc tăng cường trách nhiệm nắm bắt thông tin thị trường, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.

b) Phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu gạo; tăng cường các hoạt động vận động ngoại giao với các cơ quan có thẩm quyền của các nước dành sự quan tâm đến nguồn cung cấp gạo từ Việt Nam và tăng cường quan hệ thương mại gạo với Việt Nam; đưa nội dung hợp tác về thương mại gạo vào chương trình làm việc của Ủy ban liên Chính phủ với các nước nhập khẩu gạo lớn, tiềm năng.

c) Xác định các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống là thị trường trọng điểm để đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Bộ Công Thương đã tổ chức các Đoàn công tác phát triển thị trường sang Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po và các thị trường truyền thống quan trọng khác để trao đổi, làm việc với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan của phía Bạn nhằm tăng cường thắt chặt quan hệ thương mại gạo. Thời gian tới, sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và năng lực sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam ở cấp Bộ, cấp Hiệp hội và các doanh nghiệp có lợi thế trong giao dịch gạo với các thị trường này để củng cố, tăng cường sự ủng hộ từ các cơ quan liên quan đối với gạo nhập khẩu từ Việt Nam.

d) Tiếp tục rà soát thực hiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo vào các thị trường có hợp đồng tập trung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại mục 3 Công văn số 1375/VPCP-KTTH ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về công tác điều hành xuất khẩu gạo. Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục theo dõi, rà soát cơ chế điều hành xuất khẩu gạo vào từng thị trường có hợp đồng tập trung để có điều chỉnh phù hợp bảo đảm khai thác tối đa cơ hội xuất khẩu và phù hợp với đặc thù của từng thị trường có hợp đồng tập trung.

đ) Đề xuất các kế hoạch, biện pháp cụ thể triển khai các giải pháp phát triển thị trường đối với từng thị trường; xây dựng kế hoạch tổ chức các Đoàn công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường gạo tại các thị trường trọng điểm và thị trường mới để triển khai thực hiện trong những tháng cuối năm 2014 và trong năm 2015. Ưu tiên bổ sung các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường gạo và ưu tiên bố trí, bổ sung kinh phí cho các hoạt động này trong các tháng cuối năm 2014 và năm 2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Từ nay đến cuối năm 2014, cũng như các năm tiếp theo, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, các địa phương có thế mạnh về nông sản, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp, xây dựng các đề án Xúc tiến thương mại quốc gia thiết thực, hiệu quả nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giải quyết đầu ra cho nông sản, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

e) Về xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc, để tranh thủ cơ hội thị trường, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan Hải quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp liên quan, một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo qua biên giới, mặt khác, rà soát tình hình, bàn biện pháp quản lý hoạt động xuất khẩu gạo qua biên giới.



40. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh người Việt ăn gạo Việt Nam với giá 14.000/kg, trong khi đó xuất khẩu ra nước ngoài giá khoảng 9.800đ/kg; ngoài ra còn các loại nông sản khác như cà chua, dưa hấu… cũng tương tự như vậy. Đề nghị Bộ Công Thương đẩy mạnh việc khai thác thị trường trong nước để nông dân tiêu thụ được sản phẩm có lãi.

Trả lời: Tại công văn số 7884/BCT-KH ngày 18/8/2014

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của nước ta chủ yếu là sản xuất nông hộ, quy mô nhỏ, manh mún, hầu hết các hoạt động kinh doanh nông sản chủ yếu do các thương nhân kinh doanh nhỏ lẻ (thương lái) thực hiện. Bên cạnh đó, do thói quen tiêu dùng của người dân chủ yếu mua bán thực phẩm tươi sống (trong đó có trái cây) qua các chợ truyền thống, người bán rong nên đã gây khó khăn cho việc phát triển hệ thống phân phối của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản lớn. Tính mùa vụ cộng với hình thức kinh doanh nêu trên chính là nguyên nhân khiến giá nông sản không ổn định, gia tăng chi phí trung gian, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá bán từ người nông dân đến tay người tiêu dùng.

Trước thực trạng đó, nhằm giải quyết từng bước những bất cập, khó khăn trong tiêu thụ nông sản nói chung, Bộ Công Thương đã triển khai những giải pháp sau:

- Trong các năm từ 2011- 2013, nhằm triển khai thực hiện Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”, Bộ Công Thương đã tiến hành thí điểm trên 12 tỉnh mô hình tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp, Hợp tác xã (cung ứng vật tư, cây, con giống; chế biến, phân phối, xuất khẩu) với người nông dân. Cùng với mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho thấy việc gắn kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ là hết sức cần thiết, đem lại hiệu quả rõ rệt cho các “nhà” tham gia.

- Phối hợp với một số địa phương triển khai Chương trình kết nối cung - cầu giữa nhà sản xuất, chế biến với nhà phân phối trong khu vực để xây dựng chuỗi cung ứng ổn định, gắn kết lâu dài trong việc tạo nguồn hàng (chủ yếu là nông sản, đặc sản của từng địa phương) phục vụ cho Chương trình Bình ổn thị trường, giá cả. Thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Bắc Giang và Hải Dương tổ chức Hội thảo đẩy mạnh tiêu thụ quả vải thiều tại khu vực phía Nam. Đại diện các Sở, ban ngành, các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, phân phối, chế biến nông sản, Ban quản lý chợ, công ty kinh doanh chợ đầu mối tiêu thụ nông sản tại các tỉnh vùng Đông - Tây Nam Bộ đã đưa ra những biện pháp hỗ trợ cho hoạt động mua bán vải thiều trên địa bàn, kết nối cung cầu giữa đầu mối thu mua với các đầu mối tiêu thụ. Kết quả bước đầu cho thấy doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều, số hợp đồng ký kết ngày càng tăng, lượng nông sản được tiêu thụ ngày càng mở rộng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã chắp nối được với các kênh phân phối truyền thống và hiện đại để đưa các sản phẩm công nghiệp nông thôn do doanh nghiệp sản xuất vào hệ thống phân phối.

- Phối hợp với Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và hệ thống siêu thị Saigon Co.op thực hiện dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong siêu thị” nhằm hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đặc sản các tỉnh, thành phố, các làng nghề (chọn sản phẩm thích hợp), các doanh nghiệp kinh doanh nông sản sạch.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, trong đó có nhiều ưu đãi, hỗ trợ cho người nông dân, cho doanh nghiệp cung ứng vật tư, sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

Nhằm tăng cường năng lực trong việc tiêu thụ nông sản trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai những giải pháp, cụ thể như sau:

- Triển khai chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản, thủy sản của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, hộ nuôi trồng trong nước đến các nhà phân phối (hệ thống siêu thị, chuỗi các cửa hàng cung cấp sản phẩm nông sản, thủy sản và các chợ đầu mối, các chợ dân sinh kinh doanh nông sản, thủy sản).

- Thường xuyên tổ chức với quy mô rộng hơn Chương trình kết nối cung - cầu để kết nối giữa vùng sản xuất nông sản, thủy sản với hệ thống phân phối, gắn với việc tạo nguồn hàng ổn định thông qua Chương trình Bình ổn thị trường và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với đề án “Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển theo quy mô lớn nhằm đem lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng.

- Tiếp tục nhân rộng mô hình tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp theo Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”.

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan, trước hết là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn thay thế Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ để vừa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, vừa phát triển các hoạt động hỗ trợ và phát triển thị trường.

- Nghiên cứu đổi mới phương thức kinh doanh nông sản.

- Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng nâng cao công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của thương nhân, kể cả thương nhân nước ngoài mua bán hàng hóa tại Việt Nam gây những bất ổn cho tiêu thụ nông sản, thủy sản của nông dân.



41. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri phản ánh, rào cản thương mại như thuế chống phá giá, chống trợ cấp, rào cản kháng sinh, vi sinh ngày càng nhiều, các nước nhập khẩu quy định cho hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam rất cao, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đề nghị có giải pháp để giúp cho doanh nghiệp và nông dân nuôi tôm, thủy sản hạn chế tối đa các quy định bất hợp lý từ các nước nhập khẩu.

Trả lời: Tại công văn số 8099/BCT-KH ngày 21/8/2014

Trong những năm gần đây, trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nước trên thế giới thường gia tăng các rào cản thương mại như áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) cũng như các chương trình giám sát, quản lý hàng nhập khẩu nghiêm ngặt nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Điều này được thể hiện qua việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường xuyên gặp phải các vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp (không chỉ giới hạn ở các nước/nền kinh tế thường xuyên sử dụng các biện pháp này như Hoa Kỳ, EU). Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cá tra-basa, tôm, giày da…là mục tiêu của các vụ điều tra chống bán phá giá, đặc biệt từ một số nước thường xuyên sử dụng công cụ phòng vệ thương mại như Hoa Kỳ, EU, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ... Đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam, cho đến nay tôm và cá tra-basa đã và đang chịu thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ và hàng năm Hoa Kỳ đều tiến hành các đợt rà soát thuế chống bán phá giá các mặt hàng này.

Việc đưa ra các quy định, chính sách nhằm thắt chặt hàng nhập khẩu thuộc quyền tự quyết của các quốc gia, trên cơ sở tuân thủ các quy định của WTO, tránh việc lạm dụng gây ảnh hưởng đến tự do hóa thương mại.

Bộ Công Thương luôn đánh giá xu hướng các nước nhập khẩu trên thế giới ngày càng dựng lên nhiều rào cản kỹ thuật trong thương mại là một trong các khó khăn lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thời gian qua, Bộ Công Thương luôn tập trung chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, cập nhật thông tin về tình hình rào cản thị trường, phối hợp với các cơ quan liên quan để đấu tranh yêu cầu dỡ bỏ những rào cản bất hợp lý của các nước nhập khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng. Thực tế, thời gian qua, Việt Nam đã có những thành công trong việc đấu tranh này như vụ kiện chống phá giá và vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, việc U-crai-na dỡ bỏ việc tạm ngừng nhập khẩu cá tra Việt Nam...

Ngày 28 tháng 4 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu trong đó đặt công tác tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong thương mại là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân nuôi tôm, thủy sản hạn chế tối đa các quy định bất hợp lý từ các nước nhập khẩu như sau:

a) Đối với các cơ quan quản lý:

- Đưa ra quan điểm bình luận, phản đối các quy định/biện pháp phòng vệ thương mại hoặc các rào cản thương mại bất hợp lý của các nước. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra những quan điểm phản đối các quy định gây ảnh hưởng tới việc xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam (như Chương trình Giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ) và những quyết định bất lợi của cơ quan điều tra Hoa Kỳ đối với sản phẩm cá tra-basa. Trong trường hợp các quy định/biện pháp phòng vệ thương mại của các nước vi phạm quy định của WTO, Chính phủ Việt Nam có thể khởi kiện các quy định/biện pháp này ra WTO (như 2 vụ việc giải quyết tranh chấp tôm của Việt Nam với Hoa Kỳ tại WTO – DS404 và DS429).

- Cơ quan quản lý trung ương và địa phương cần nâng cao kiến thức về các vụ điều tra phòng vệ thương mại cũng như quy định, thủ tục điều tra của một số nước thường xuyên tiến hành điều tra (như Hoa Kỳ, EU…) để phổ biến, hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh một số nước như Hoa Kỳ liên tục có những thay đổi trong chính sách và thủ tục điều tra khiến các thủ tục này ngày càng chặt chẽ, khó định đoán hơn.

- Tiếp tục chủ động và thường xuyên phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng, các dự án tài trợ của nước ngoài, VCCI… tổ chức các chương trình đào tạo, tuyên truyền và phổ biến pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ của WTO, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc… cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu.

- Cung cấp các thông tin, tài liệu nghiên cứu, ấn phẩm hướng dẫn, tham vấn kỹ thuật, chia sẻ những kinh nghiệm, bài học rút ra được trong quá trình giải quyết các vụ điều tra phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp có thể phòng tránh, cũng như xử lý hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại, giảm thiểu những thiệt hại, tiếp tục giữ được thị trường xuất khẩu.

- Thường xuyên bàn và trao đổi với doanh nghiệp, Hiệp hội các giải pháp duy trì và tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

- Tiếp tục hợp tác với các cơ quan có liên quan, cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài đề ra các chiến lược vận động, hợp tác, hỗ trợ đối với cơ quan điều tra của các nước để đạt được những kết luận tích cực đối với doanh nghiệp Việt Nam.

- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển hệ thống cảnh báo sớm các vụ việc chống bán phá giá để phát hiện và phòng tránh khả năng bị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam (thủy sản là một trong những lĩnh vực được quan tâm, thuộc diện phân tích của hệ thống).

- Tích cực đàm phán mở rộng thị trường cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cụ thể là đưa các nội dung về giảm thuế, mở cửa thị trường, dỡ bỏ các rào cản về thương mại, kỹ thuật không phù hợp đối với thủy sản Việt Nam trong quá trình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do.

b) Đối với doanh nghiệp



- Để phòng tránh các vụ điều tra phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần tính đến khả năng bị điều tra ngay từ khi xây dựng chiến lược xuất khẩu để có kế hoạch chủ động phòng ngừa (đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh phát triển quá nóng một thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và giảm dần việc cạnh tranh bằng giá rẻ…) vì phần lớn các sản phẩm bị điều tra thường rơi vào những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng loạt, giá trị gia tăng không cao...

- Tích cực phối hợp, hợp tác với cơ quan điều tra để có thể đạt được kết quả tích cực nhất. Có thể yêu cầu được tham gia, hợp tác với cơ quan điều tra và chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quá trình điều tra.

- Không gian lận trong và sau cuộc điều tra để tránh bị trừng phạt bởi những mức thuế chống bán phá giá rất cao cũng như tạo nên những dữ kiện bất lợi của vụ điều tra.

- Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội ngành hàng cũng như các doanh nghiệp thành viên để xây dựng và triển khai chiến lược ứng phó với vụ điều tra như trao đổi thông tin, hỗ trợ nhân lực.

- Phối hợp với liên minh có cùng lợi ích với Việt Nam tại nước sở tại, triển khai công tác vận động hành lang, quan hệ công chúng để có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cả ngành hàng xuất khẩu Việt Nam trong quá trình ứng phó.

- Liên kết với các nhà nhập khẩu để cập nhật thông tin tại thị trường xuất khẩu cũng như giúp tăng thêm tiếng nói bảo vệ lợi ích của các nhà xuất khẩu. Đối với một số nước/nền kinh tế, đặc biệt là EU, việc xem xét cả lợi ích của người tiêu dùng và nhà nhập khẩu là một yếu tố để họ đưa ra quyết định có áp thuế chống bán phá giá hay không.

- Sử dụng chuyên gia tư vấn và luật sư trong những tình huống cần thiết ở mức độ thích hợp và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để được hướng dẫn và có thông tin cần thiết. Sự hỗ trợ của luật sư tư vấn, đặc biệt là luật sư của nước điều tra có tác dụng đáng kể trong việc kháng kiện do họ nắm rõ các quy định, thủ tục điều tra của nước này để có những chiến lược phù hợp.

42. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Cử tri đề nghị có giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống cửa hàng thương nghiệp của Nhà nước để góp phần bình ổn giá thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, góp phần hạn chế sự lũng đoạn, cấu kết để nâng giá bất hợp lý của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, gây khó khăn cho đời sống của nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 7923/BCT-KH ngày 19/8/2014

Trong những năm gần đây, do hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước không có cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ phát triển hệ thống cửa hàng thương nghiệp của Nhà nước. Việc đầu tư xây dựng, phát triển cửa hàng thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân một số tỉnh đã vận dụng cơ chế chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng thương mại, trong đó, có cửa hàng thương nghiệp. Đồng thời, để hỗ trợ phát triển hệ thống cửa hàng thương nghiệp của Nhà nước (doanh nghiệp nhà nước), Chính phủ đang đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp này, giúp doanh nghiệp có hỗ trợ tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tình hình mới.

Ngày 29 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 634/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, trong đó, tại nhóm Chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững có Chương trình xây dựng mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, tiểu thương xây dựng mới điểm bán hàng Việt Nam uy tín (ưu tiên triển khai tại chợ) và tại các huyện vùng sâu, vùng xa, khu vực liên xã, biên giới.

43. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Chương trình Bình ổn giá của Chính phủ chưa thật sự đến với người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá chỉ triển khai ở các trung tâm thương mại và các đô thị lớn, mà chưa triển khai nhiều, rộng khắp đến khu vực nông thôn, miền núi. Cử tri đề nghị cần làm tốt hơn nữa công tác này.

Trả lời: Tại công văn số 7885/BCT-KH ngày 18/8/2014

Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa chịu tác động lớn của quy luật cung cầu nên trong một số thời điểm (nhất là dịp Tết cổ truyền) nhu cầu thường tăng cao đã đẩy giá hàng hóa tăng đột biến gây bất ổn thị trường. Để hạn chế những biến động về giá, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân một số địa phương thực hiện việc can thiệp vào nguồn cung hàng hóa trên thị trường thông qua việc thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá (gọi tắt là Chương trình).

Với quy mô chương trình ngày càng phát triển, hình thức triển khai ngày càng đa dạng, phương thức thực hiện ngày càng được cải tiến, Chương trình đã có tác động lan tỏa và đóng vai trò định hướng dẫn dắt giá hàng hóa, giảm áp lực tăng giá trên địa bàn các đô thị lớn trong giai đoạn lạm phát cao; góp phần phát triển hệ thống phân phối, chú trọng cho các đối tượng có thu nhập thấp tại các khu công nghiệp và khu vực nông thôn; mức độ xã hội hóa ngày càng mạnh mẽ với nhiều doanh nghiệp tự nguyện tham gia Chương trình mà không cần sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước…

Những năm đầu triển khai Chương trình, các điểm bán hàng chủ yếu được đặt tại các siêu thị, các trung tâm thương mại tại các thành phố lớn. Việc này có tác động tích cực đến mức tăng giá chung của cả khu vực do các thành phố lớn thường là nơi phát luồng của các mặt hàng tiêu dùng (đây là những nơi tổ chức bán buôn lớn cho các địa phương khác). Trong vài năm trở lại đây, các điểm bán hàng đã được phát triển mạnh tại các vùng nông thôn, các khu công nghiệp, các chợ truyền thống... Đối tượng tham gia Chương trình không chỉ có các doanh nghiệp phân phối hàng hóa mà cả người sản xuất và tiêu dùng cũng được hưởng lợi, cụ thể, năm 2013 đã có 42 địa phương triển khai thực hiện Chương trình với sự tham gia của khoảng 300 doanh nghiệp kể cả cơ sở và hộ kinh doanh và trên 10.400 điểm bán hàng cố định; số vốn hỗ trợ của Chương trình ước đạt khoảng 2.373 tỷ đồng. Các điểm bán hàng bình ổn cũng không ngừng được tăng lên, số điểm bán hàng trong các năm gần đây đã được các doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển theo hướng tập trung cho các huyện ngoại thành, các khu công nghiệp và các chợ truyền thống nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn hàng bình ổn cho các đối tượng có thu nhập thấp. Mạng lưới các điểm bán hàng bình ổn được nhân rộng và tập trung cho các vùng nông thôn, khu vực đông dân cư, khu công nghiệp…

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai nhân rộng mô hình bình ổn giá cả, thị trường, đẩy mạnh việc đưa hàng tới tay người tiêu dùng (nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa), giảm thiểu các khâu trung gian để người tiêu dùng trên cả nước được hưởng giá cả có lợi nhất.

44. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện cấp nhiều giấy xác nhận cam kết sản phẩm thép nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh với giá trị lớn. Tuy nhiên, đến nay Bộ Công Thương chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết về hồ sơ thủ tục trong cấp giấy xác nhận cam kết sản phẩm thép nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh, gây khó khăn cho cơ quan cấp giấy xác nhận và doanh nghiệp. Đề nghị có văn bản hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận cam kết sản phẩm thép nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương