KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang25/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 8047/BCT-KH ngày 20/8/2014

Tại Khoản 2, Điều 107 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Chính phủ đã quy định: “Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định chi tiết về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính buộc phải nộp lại theo quy định tại Điều 37 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và điểm đ khoản 5 Điều 4 của Nghị định này”.

Như vậy, việc ban hành văn bản hướng dẫn khoản 2 Điều 107 đã được Chính phủ giao Bộ Tài chính thực hiện. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ Công Thương sẽ tiếp thu và có ý kiến với Bộ Tài chính trong quá trình phối hợp thực hiện.

29. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri lo lắng trước tình trạng dùng axít để giải quyết mâu thuẫn ngày càng phổ biến và thường để lại những hậu quả nặng nề về thể xác lẫn tinh thần cho người bị hại. Đề nghị có quy định chặt chẽ để quản lý việc mua bán chất axít, nên quy định chỉ bán tại những điểm nhất định, không bán cho cá nhân nhỏ lẻ, những điểm bán axít phải có giấy phép của cơ quan chức năng và quản lý việc bày bán hóa chất độc hại này theo địa bàn. Đồng thời, ngành chức năng cần thường xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động buôn bán axít, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trả lời: Tại công văn số 8045/BCT-KH ngày 20/8/2014

Các axít như H2SO4, HNO3, HCl… đều được xếp vào Danh mục hóa chất độc quy định tại Phụ lục VI của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Theo quy định tại Điều 23 của Luật Hóa chất và Điều 39 của Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, việc mua, bán các loại axít này phải có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc, trên đó ghi rõ tên hóa chất, số lượng hóa chất, mục đích sử dụng; tên, chữ ký của người mua, người bán; địa chỉ, số giấy chứng minh nhân dân của người đại diện bên mua và bên bán; ngày giao hàng. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua ít nhất 5 năm và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Axít H2SO4, HNO3… là hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp theo Danh mục quy định tại Phụ lục 01 của Thông tư số 28/2010/TT-BCT. Vì vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại axít nói trên phải đáp ứng các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật, an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường đã được quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 8 và Điều 46 của Thông tư số 28/2010/TT-BCT, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh và có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm đã được quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, axít H2SO4 và HCl thuộc Danh mục tiền chất ma túy được quy định tại Phụ lục số IV của Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh trong nước phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước; Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ Quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp.

Thực hiện quy định về chế độ kiểm tra tiền chất công nghiệp, định kỳ hàng năm, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan (Tổng cục Hải quan, Bộ Công an…) kiểm tra liên ngành tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng và tồn trữ tiền chất trên địa bàn cả nước. Tại Thông tư số 42/2013/TT-BCT, Bộ Công Thương đã phân cấp cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động kinh doanh tiền chất trên địa bàn quản lý.

30. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Các quy định về xử phạt các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng theo Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01/3/2010 và Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ còn quá nhẹ, mức lợi nhuận quá thấp so với lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, vì vậy không đủ sức răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm. Đề nghị xem xét, áp dụng các biện pháp mạnh hơn đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và lợi ích người nông dân.

Trả lời: Tại công văn số 8046/BCT-KH ngày 20/8/2014

Nghị định định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã thay thế 2 Nghị định nêu trên. Theo đó, chế tài xử phạt đã được tăng nặng để bảo đảm tính răn đe nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm, cụ thể:



- Tại Khoản 2 Điều 4 quy định: “....Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân”;

- Tại Khoản 2 Điều 11 quy định: phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp:

+ Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

- Tại Khoản 2 Điều 12 quy định: Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:

+ Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

31. Cử tri các tỉnh An Giang, Long An kiến nghị: Cử tri đề nghị đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản hàng hóa, nhằm giải quyết đầu ra cho nông sản.

Trả lời: Tại công văn số 8105/BCT-KH ngày 21/8/2014

Nông sản là một trong những ngành hàng đã và đang được ưu tiên hỗ trợ trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại khác của Bộ Công Thương. Các hoạt động này đã góp phần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo cơ hội tìm kiếm đối tác, bạn hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Năm 2014, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, đã phê duyệt 16 đề án Xúc tiến thương mại đối với ngành nông, lâm, thủy sản với kinh phí là 20,4 tỷ đồng, chiếm 25,39% kinh phí dành cho Chương trình. Trong đó, hoạt động xúc tiến thương mại đối với nhóm ngành nông sản bao gồm cả gạo được triển khai thông qua các hoạt động tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành quốc tế có uy tín tại các thị trường quan trọng như: Hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống Nhật Bản 2014; Triển lãm thực phẩm SEOUL 2014 tại Hàn Quốc, Hội chợ Quốc tế Chè 2014 tại Dubai - Global Dubai Tea Forum 2014… Ngoài ra, các hội chợ chuyên ngành nông nghiệp quốc tế được triển khai hàng năm tại Cần Thơ và Thái Bình với quy mô hơn 300 doanh nghiệp, 600 gian hàng đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm nông sản đến các bạn hàng quốc tế cũng như người tiêu dùng trong nước nhằm phát triển thị trường xuất khẩu, tạo lập kênh phân phối phát triển thị trường nội địa.

Để đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, hàng hóa, Bộ Công Thương đã thực hiện các giải pháp:

- Đàm phán và ký kết các Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác thương mại và công nghiệp. Tìm hiểu cơ chế và đê xuất ký kết các MOU về thương mại nông sản với các nước có nhu cầu nhập khẩu nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản trực tiếp, ổn định, tránh được sự cạnh tranh của các nhà cung cấp khác trên thế giới.

- Chủ trì tổ chức và tham gia các đoàn giao thương, đoàn xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước để từng bước xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường này.

- Chỉ đạo và phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại các thị trường ngoài nước bám sát tình hình thị trường nông sản, giới thiệu khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp xác minh đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh...

- Các Thương vụ đã tổ chức cho doanh nghiệp trong nước tham gia nhiều hội chợ, triển lãm quốc tế về nông sản như Hội chợ Sial, Gulf Food, Triển lãm thực phẩm hữu cơ và thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO), Hội chợ xuất nhập khẩu hàng hoá Côn Minh, Hội chợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ Quảng Châu, Canton Fair... Vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tham dự các hội chợ quốc tế lớn như Viet Nam Expo, các triển lãm chuyên ngành nông nghiệp...

- Tổ chức các tuần hàng Việt Nam tại các thị trường ngoài nước nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa hàng “made in Viet Nam”, trong đó có nông sản, thâm nhập các thị trường này.

- Ngoài các Chương trình Xúc tiến thương mại, với vai trò là cơ quan đầu mối của các Ủy ban liên Chính phủ/Ủy ban Hỗn hợp, Bộ Công Thương luôn cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trong đó có hàng nông sản thông qua các cơ chế hợp tác này. Nhờ có các Ủy ban trên, hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

- Cung cấp kịp thời thông tin cảnh báo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm.

- Thường xuyên tổ chức nghiên cứu, phát hiện và tìm giải pháp nhằm tháo gỡ các rào cản thương mại của các thị trường trọng điểm đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hàng nông sản.

- Đưa thông tin lên trang mạng thị trường nước ngoài của Bộ Công Thương và các trang mạng khác để giúp cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu có thông tin chính xác cập nhật về từng thị trường. Đẩy mạnh cung cấp thông tin tiếp cận thị trường, các quy định mới của các nước; giới thiệu các hội chợ, triển lãm chuyên ngành có uy tín tại các thị trường lớn... cho doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:

- Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc và phối hợp với Thương vụ tại các khu vực thị trường theo dõi thông tin, diễn biến tình hình sản xuất, sản lượng, tồn kho, nhu cầu nhập khẩu, chính sách nhập khẩu hàng nông sản cũng như các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sở tại kịp thời báo cáo về Bộ để thông tin đến các doanh nghiệp.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác thương mại nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động; đàm phán mở cửa thị trường đối với hàng nông sản của Việt Nam để gỡ bỏ các rào cản, biện pháp phi thuế quan; tăng cường tìm kiếm cơ hội ký kết các thỏa thuận (MOU) về thương mại gạo với các thị trường mới, thị trường tiềm năng để thúc đẩy quan hệ thương mại gạo phát triển theo hướng ổn định lâu dài.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá hàng nông sản của Việt Nam cũng như năng lực xuất khẩu của thương nhân Việt Nam; tìm kiếm, giới thiệu khách hàng, đối tác uy tín, thị trường có nhu cầu nhập khẩu nông sản của Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giao dịch; ưu tiên các Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia cho các thị trường trọng điểm có nhiều tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam.

- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối thực hiện các MOU về thương mại gạo đã ký kết; hỗ trợ doanh nghiệp triển khai những phương thức kinh doanh mới như hàng đổi hàng (chẳng hạn đổi gạo Việt Nam lấy điều Châu Phi), mở văn phòng đại diện, thành lập công ty, mở kho ngoại quan, đầu tư bán hàng trực tiếp tại các thị trường mới.



32. Cử tri các tỉnh Hậu Giang, Khánh Hòa, Phú Yên kiến nghị: Trước tình trạng thương lái nước ngoài (nhất là thương lái Trung Quốc) xuống tận cơ sở để thu mua nông, lâm, thủy hải sản trái phép, nhằm mục đích phá hoại kinh tế, an ninh của Việt Nam, cử tri đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đề cao cảnh giác, kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng những biểu hiện bất thường trong việc thu mua hàng hóa của thương lái nước ngoài.

Trả lời: Tại công văn số 7963/BCT-KH ngày 19/8/2014

Trong năm 2012, hiện tượng người nước ngoài vào Việt Nam tiến hành hoạt động thu mua nông sản, thủy sản diễn ra trên diện rộng và diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Trước thực trạng đó, Bộ Công Thương đã khẩn trương triển khai các biện pháp kịp thời ngăn chặn hoạt động thu mua nông sản, thủy sản trái với quy định pháp luật của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Bước đầu các hoạt động đã được ngăn chặn không còn diễn ra công khai, phổ biến trên phạm vi rộng.

Trong năm 2013, tại một số thời điểm, ở một số địa phương đã xuất hiện hiện tượng người nước ngoài vào Việt Nam thu mua nông sản, thủy sản, kể cả một số nông sản lạ (Khoai lang tím tại Vĩnh Long; Vải thiều tại tỉnh Bắc Giang; Dừa tại tỉnh Bến Tre; Thịt lợn hơi tại tỉnh Đồng Nai và Bình Phước; Thân cây sắn tại tỉnh Phú Yên; Lá điều khô tại tỉnh Đồng Nai và Bình Phước...). Trong tháng 8, tháng 9 năm 2013, theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, xuất hiện hiện tượng người nước ngoài thu mua các loại mặt hàng nông sản, thủy sản khác (Tôm sú, Tôm chân trắng tại các tỉnh, thành phố như Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang; Đỉa, Ốc bươu vàng tại một số tỉnh Miền Tây Nam Bộ, Hà Nội, Nghệ An; Lá cò ke, Hạt bo bo tại Nghệ An...).

Trong những tháng đầu năm 2014, tiếp tục xuất hiện hiện tượng người nước ngoài vào thu mua nông sản nhỏ lẻ tại 5 tỉnh thành (thu mua cây huyết đằng tại tỉnh Kon Tum; thu mua lá khoai lang tại tỉnh Vĩnh Long; thu mua hải sản, cây trắc dây tại tỉnh Khánh Hòa; cá sấu sống tại Thành phố Hồ Chí Minh; con banh lông ở Cà Mau).

Ngay khi có thông tin phản ánh, Bộ Công Thương đã khẩn trương triển khai một số nội dung công việc cụ thể như sau:


  • Ngày 27 tháng 01 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

  • Tổ chức 3 Hội nghị tại 3 vùng trọng điểm (Đồng bằng sông Cửu Long; Đồng bằng Trung du Bắc Bộ; Tây Nguyên và Nam Trung Bộ) để tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cho các sở, ban, ngành, lực lượng kiểm soát của các địa phương trong vùng.

  • Ngày 12 tháng 3 năm 2014, Bộ Công Thương có Công văn số 1910/BCT-TTTN gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị có liên quan trong Bộ về việc tuyên truyền, phổ biến, giám sát, kiểm tra hoạt động thu mua hàng hóa của người nước ngoài tại Việt Nam.

  • Bộ Công Thương cũng đã ban hành các văn bản (Công văn số 3174/BCT-TTTN ngày 17 tháng 4 năm 2014; Công văn số 3392/BCT-TTTN ngày 23 tháng 4 năm 2014, Công văn số 4013/BCT-TTTN ngày 13 tháng 5 năm 2014; Công văn số 4503/BCT-TTTN ngày 26 tháng 5 năm 2014) chỉ đạo các Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa, Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu rà soát, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi mua bán trái với quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ đã chủ động cung cấp các thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng (Thông tấn Xã Việt Nam; Website Dự thảo online; Báo Điện tử Đại biểu nhân dân; Báo Điện tử Chính phủ; Báo Dân Việt, Radio Việt Nam; VTC news, ...) để kịp thời ngăn chặn hoạt động thu mua nông sản, lâm sản, hải sản của người nước ngoài tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ Công Thương, các cá nhân người nước ngoài thông qua các thương lái người Việt Nam tổ chức thu mua nông sản, thủy sản trái phép, không đúng với quy định của pháp luật Việt Nam đã bị chính quyền địa phương trục xuất theo quy định của pháp luật. Đồng thời các cấp chính quyền tại địa phương đã chỉ đạo các lực lượng chức năng, các cơ quan, ban, ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản trên địa bàn, trên cơ sở đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo bình đẳng, hợp pháp trong sản xuất, kinh doanh và đảm bảo lợi ích cho người nuôi trồng. Đến nay, tình hình hoạt động thu mua nông sản, thủy sản về cơ bản đã trở lại bình thường.

Tuy nhiên, hiện tượng lợi dụng mở cửa, theo đường du lịch thâm nhập lén lút hoạt động thu mua nông sản, thủy sản vẫn có thể diễn ra tại Việt Nam. Để giải quyết những vấn đề nêu trên có hiệu quả và căn cơ hơn trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục triển khai một số công việc cụ thể như sau:

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động của thương nhân, người nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam;

- Chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường tại các địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm hoạt động thu mua nông sản, thủy sản của thương nhân nước ngoài tại các địa phương và báo cáo Bộ kết quả xử lý;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật quy định về hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và hộ nông dân;

- Triển khai Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; xúc tiến thành lập các văn phòng đại diện, văn phòng xúc tiến thương mại ở các thị trường trọng điểm để chủ động, kịp thời cung cấp thông tin, đề xuất những chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thuỷ sản;

- Nhân rộng mô hình tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp theo Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020” để hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản;

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường mới, xây dựng thương hiệu rau quả; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng (theo Bản Ghi nhớ phối hợp công tác được ký kết giữa 2 Bộ vào ngày 03 tháng 6 năm 2014). Phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; xử lý các vấn đề liên quan tới chống bán phá giá và các rào cản thương mại, trong đó đặc biệt sẽ tập trung đẩy nhanh đàm phán TPP để mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời chú trọng hơn nữa vào thị trường tiêu thụ nông sản nội địa thông qua Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;

- Nghiên cứu đổi mới phương thức kinh doanh nông sản, đề xuất các biện pháp, chính sách nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của các thương lái;

- Khuyến cáo người dân nên sản xuất, nuôi trồng theo quy hoạch của địa phương và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không chạy theo lợi ích trước mắt, tuân thủ các quy định về mua bán hàng hóa, cung cấp thông tin, phản ánh những khó khăn, vướng mắc đến các cơ quan quản lý để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho người dân một cách tốt nhất.

Với những nỗ lực trên của Bộ Công Thương và sự quan tâm phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp, hy vọng rằng thời gian tới, tình trạng thương lái nước ngoài vào Việt Nam mua nông sản, thuỷ sản sẽ được kiểm soát tốt hơn, góp phần bảo vệ sản xuất trong nước.



33. Cử tri tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị tổng kết việc thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 01/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP để đánh giá những tồn tại, vướng mắc hiện nay. Trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung các nghị định trên, trong đó cần nghiên cứu mô hình đầu tư, điều kiện, tiêu chuẩn chợ phù hợp với tình hình thực tiễn để tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện có hiệu quả về chuyển đổi mô hình chợ, tạo sự đồng thuận của nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 7924/BCT-KH ngày 19/8/2014

Ngày 20 tháng 5 năm 2013 tại Hà Nội và ngày 23 tháng 5 năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và sơ kết thực hiện Nghị định số 114/2009/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ trên phạm vi cả nước với sự tham dự của đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, ban quản lý chợ của 63 tỉnh, thành trên cả nước. Hội nghị đã đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Nghị định 02 và Nghị định 114, cả nước đã xây mới 2.006 chợ, cải tạo nâng cấp 2.984 chợ các loại, nâng tổng số chợ cả nước đến cuối năm 2012 lên 8.547 chợ, với tổng số người buôn bán tại các chợ khoảng 2 triệu người. Trong tổng số chợ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, số chợ đạt hiệu quả chiếm 97%.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Hội nghị cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện như: việc phát triển và quản lý chợ còn nhiều hạn chế, số lượng chợ tăng nhanh nhưng phân bố không đồng đều, ở vùng nông thôn nơi cần thiết có chợ thì chủ yếu là chợ có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn sơ sài, lạc hậu.

Qua tổng kết tình hình thực hiện Nghị định 02 và Nghị định 114, Bộ Công Thương cũng đã đưa ra những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện không thuộc nội dung quản lý của Bộ Công Thương mà thuộc chức năng nhiệm vụ các Bộ, ngành khác. Do vậy, để tháo gỡ cho các địa phương, Bộ Công Thương đã đề nghị một số Bộ cần ban hành các văn bản hướng dẫn mang tính chuyên ngành, trước mắt cần khẩn trương ban hành những văn bản sau đây:

- Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách nhà nước và chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ (được quy định tại điểm b, khoản 8, điều 1 Nghị định số 114/2009/NĐ-CP).

- Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý chợ, doanh nghiệp và HTX kinh doanh quản lý chợ; cơ chế tài chính áp dụng cho việc chuyển đổi các Ban Quản lý chợ (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư) sang doanh nghiệp hoặc HTX chợ (được quy định tại  điểm a, b, khoản 9, điều 1 Nghị định số 114/2009/NĐ-CP).

- Thông tư của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý chợ trong biên chế nhà nước tại các Ban Quản lý chuyển sang doanh nghiệp hoặc HTX chợ (được quy định tại khoản 10, điều 1 Nghị định số 114/2009/NĐ-CP).

Nếu những đề nghị nêu trên của Bộ Công Thương đối với các Bộ, ngành được giải quyết thì sẽ đáp ứng được kiến nghị của cử tri đó là: “nghiên cứu mô hình đầu tư, điều kiện, tiêu chuẩn chợ phù hợp với tình hình thực tiễn để tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện có hiệu quả về chuyển đổi mô hình chợ, tạo sự đồng thuận của nhân dân”.



34. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị xử lý nghiêm các doanh nghiệp cạnh tranh, kinh doanh không lành mạnh, không theo đúng quy định của pháp luật.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương