KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang23/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 8126/BCT-KH ngày 21/8/2014

- Về cơ sở pháp lý và thẩm quyền quyết định đầu tư: Các khu nhà quản lý vận hành là các hạng mục thuộc dự án đầu tư đã được các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư, do đó, các dự án đầu tư như cử tri nêu trên đã thực hiện theo trình tự quy định của Nghị định về đầu tư xây dựng tương ứng tại thời điểm có hiệu lực (Nghị định 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng,... ).

- Về đầu tư, quản lý, khai thác các Khu quản lý vận hành tại các dự án:

+ Đặc thù của các dự án nhiệt điện là do yêu cầu về môi trường và điều kiện vận chuyển, cung cấp các loại nhiên liệu (than, khí) cần phải có cảng lớn chuyên dùng nên phần lớn các dự án đều được khảo sát, quyết định đầu tư tại các địa bàn khó khăn, xa khu dân cư, đô thị. Vì vậy, để đảm bảo cho việc quản lý vận hành, sửa chữa các nhà máy kịp thời và hiệu quả thì việc có khu nhà ở, sinh hoạt tập trung cho lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân viên ở gần khu vực nhà máy là bắt buộc, đặc biệt là trong trường hợp xảy ra những sự cố cần ứng cứu kịp thời. Ngoài ra, việc vận hành các nhà máy điện đều có yếu tố độc hại và căng thẳng nên việc xây dựng các hạ tầng thể thao, giải trí kèm theo tại khu quản lý vận hành nhằm thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao tới làm việc và giúp người người lao động đảm bảo có đủ sức khỏe và tinh thần để yên tâm duy trì khả năng làm việc cũng là điều cần thiết. Hơn nữa, tại một số dự án, trong giai đoạn xây dựng và đưa vào vận hành có nhiều chuyên gia, cán bộ nước ngoài tham gia, nên các công trình này trước tiên là để phục vụ cho người nước ngoài làm việc tại công trình, sau đó mới được chuyển giao cho chủ đầu tư phía Việt Nam sử dụng.

- Về nguyên tắc, việc các hạng mục công trình được phê duyệt trong tổng mức đầu tư của các dự án (trong nội dung Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền) là nhằm đảm bảo yêu cầu xác định được đầy đủ các khoản mục chi phí đầu tư cần thiết để có thể hoàn thành việc xây dựng một dự án nguồn điện khi lập dự án đầu tư. Giá trị tổng chi phí cho đầu tư cũng được đưa vào phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính đối với từng dự án để có thể chứng minh được đây là phương án có chi phí thấp và hợp lý so với phương án phải chi trả cho lực lượng lao động ở xa nhà máy và phải di chuyển để làm việc hàng ngày trong suốt vòng đời dự án. Sau đó, khi chuyển sang giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, từng khoản chi phí sẽ được phê duyệt hạch toán theo đúng quy định về nguồn vốn và mục đích đầu tư.

Theo kiểm tra thực tế ban đầu tại một số dự án của Bộ Công Thương và báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tình hình hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện các chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân quản lý vận hành và sửa chữa năm 2011 đối với các dự án như sau:

- Đối với Dự án Nghi Sơn 1 (có hạng mục sân tennis, không có bể bơi), trong năm 2011, dự án chưa đưa vào vận hành nên chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân quản lý vận hành và sửa chữa chưa có trong giá thành sản xuất kinh doanh điện.

- Đối với Dự án Phú Mỹ 1 (không có hạng mục bể bơi, sân tennis), chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân viên đã đưa vào giá thành sản xuất kinh doanh điện từ năm 2006 (khoảng 1,3 – 3,7 tỷ đồng/năm) do nhu cầu thực tế của dự án cần có khu nhà ở cho cán bộ, công nhân quản lý vận hành và sửa chữa để đáp ứng việc xử lý sự cố kịp thời, đảm bảo quá trình vận hành thường xuyên của nhà máy điện. Ngoài ra, tại thời điểm xây dựng, Dự án ở xa khu dân cư nên cần phải có khu nhà ở tại khu vực Dự án cho chuyên gia nước ngoài xây dựng nhà máy điện. Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thực tế đối với dự án này.

- Đối với Dự án nhiệt điện Quảng Ninh 1 (không có hạng mục bể bơi, sân tennis, biệt thự), khu nhà ở cán bộ công nhân quản lý vận hành và sửa chữa chưa đưa vào sử dụng trong năm 2011 nên chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân viên không đưa vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011.

- Đối với Dự án nhiệt điện Hải Phòng 1 (không có hạng mục bể bơi, sân tennis, biệt thự), không có khoản chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân viên trong giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011.

- Đối với Dự án nhiệt điện Phú Mỹ 4 (không có hạng mục bể bơi, sân tennis), khu nhà ở cán bộ công nhân quản lý vận hành và sửa chữa chưa đưa vào sử dụng trong năm 2011 nên chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân viên không đưa vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011.

- Đối với Dự án nhiệt điện Ô Môn 1 (có bể bơi và sân tennis), khu nhà ở cán bộ công nhân quản lý vận hành và sửa chữa chưa đưa vào sử dụng trong năm 2011 nên chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân viên không đưa vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011.

Như vậy, trong 6 Dự án mà Thanh tra Chính phủ đã nêu, chỉ có 1 Dự án là Ô Môn 1 trong hạng mục khu nhà ở có xây dựng bể bơi, sân tennis, nhưng đây là Dự án do Chính phủ Nhật cho vay ưu đãi, có chuyên gia nước ngoài nên ở giai đoạn đầu, việc xây dựng cơ sở thể thao phục vụ cho người nước ngoài là cần thiết, nhất là trong điều kiện địa điểm Dự án ở xa nội thành thành phố Cần Thơ. Đồng thời, trong 6 Dự án, đến nay mới duy nhất có Dự án Phú Mỹ 1 là đưa chi phí khu nhà ở vào giá thành sản xuất (nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu, chỉ 1,3 - 3,7 tỷ đồng một năm).

Tại Công văn số 442/TB-VPCP ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng rà soát chi phí xây dựng khu nhà ở, quản lý vận hành của ngành điện (trong đó có 6 dự án nguồn điện nêu trên) cũng như đối với các Nhà máy, khu công nghiệp khác; có hướng dẫn cụ thể và phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Ngày 22 tháng 5 năm 2014, Bộ Tài chính đã có Công văn số 6692/BTC-TCDN báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý khoản chi phí xây dựng khu nhà ở, nhà quản lý vận hành tại các nhà máy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Ngày 13 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến tại văn bản 4369/VPCP-KTTH, theo đó, đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về phương án xử lý khoản chi phí xây dựng khu nhà ở, nhà quản lý vận hành tại các dự án nguồn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Công văn số 6692/BTC-TCDN nêu trên; giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện cụ thể.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với Bộ Tài chính trong việc chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện hạch toán khoản chi phí xây dựng khu nhà ở, nhà quản lý vận hành tại các nhà máy điện theo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước nên hoạt động của Tập đoàn có sự kiểm tra, giám sát của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác theo thẩm quyền. Với vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động điện lực nói chung và quản lý Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng, Bộ Công Thương sẽ kiên quyết chỉ đạo xử lý những sai sót (nếu có), của Tập đoàn Điện lực Việt Nam do nguyên nhân chủ quan. Đối với những bất cập do nguyên nhân khách quan hoặc do cơ chế, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có các giải pháp khắc phục phù hợp.

18. Cử tri các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Bình Định, Bình Phước, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Hà Giang, Hưng Yên, Nam Định, Lâm Đồng, Long An, Phú Yên, Sóc Trăng, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Nhà nước đang đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhưng tình trạng hàng không an toàn chưa được quản lý và xử lý nghiêm, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người tiêu dùng. Đề nghị tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu và có cơ chế công khai những doanh nghiệp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết.

Trả lời: Tại công văn số 8050/BCT-KH ngày 20/8/2014

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, cấp ủy và chính quyền địa phương, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấu tranh ngăn chặn nạn hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, lực lượng Quản lý thị trường đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đã có những kết quả khả quan, tác động tích cực đối với thị trường, góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Cụ thể:

7 tháng năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành trên 160 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường đối với các mặt hàng: thuốc lá ngoại nhập lậu, gia cầm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, mũ bảo hiểm, xe đạp điện và trong các lĩnh vực: kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, lực lượng Quản lý thị trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường xây dựng và triển khai nhiều phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn tỉnh. Lực lượng Quản lý thị trường các cấp đã xây dựng và triển khai trên 600 phương án, kế hoạch, đợt cao điểm; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào một số lĩnh vực, mặt hàng theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, cấp ủy, chính quyền địa phương và Cục Quản lý thị trường. 7 tháng năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 106.800 vụ, xử lý trên 56.500 vụ vi phạm, với tổng số thu trên 234 tỷ đồng.

- Về đấu tranh phòng ngừa vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp (thực hiện đề án 2088)

7 tháng đầu năm 2014, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 621 vụ, phạt hành chính 937,7 triệu đồng, tịch thu 21.697 kg gà lông, 2.882 kg gà thịt, 979.261 quả trứng... trị giá hàng tịch thu tiêu hủy trên 1,54 tỷ đồng.

Đến nay, tình hình vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp đã cơ bản được kiểm soát. Qua đó góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm, sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước có điều kiện phát triển, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng, các hộ chăn nuôi cũng như của doanh nghiệp.

- Về kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

7 tháng đầu năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra 1.086 vụ, xử lý 92 vụ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 2,02 tỷ đồng.

Nhìn chung tình hình kinh doanh xăng dầu đã đi vào nề nếp, giảm đáng kể các vi phạm về chất lượng xăng dầu cũng như các hành vi đầu cơ, găm hàng, chờ tăng giá. Các thương nhân chấp hành đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu, niêm yết giá rõ ràng tại địa điểm bán, trước mỗi lần tăng giá không còn hiện tượng các cửa hàng kinh doanh bán hàng cầm chừng hoặc ngừng bán hàng. Việc mua bán xăng dầu ngoài hệ thống phân phối đã giảm so với trước, các thương nhân chấp hành tốt các quy định về chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường.

- Về khí dầu mỏ hoá lỏng

7 tháng đầu năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra 905 vụ, xử lý 182 vụ, thu giữ và xử lý 668 bình gas các loại, 12.279 bình gas mini, 33 dụng cụ để san chiết, 35 cân đồng hồ, 17.903 niêm màng co.



- Về buôn bán, vận chuyển thuốc lá lậu

Tình hình buôn lậu, vận chuyển, buôn bán thuốc lá nhập lậu trong thời gian gần đây diễn biến phức tạp nhất là tại khu vực biên giới Tây Nam, trọng điểm là các tỉnh biên giới Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và một số tỉnh, thành phố lớn như: Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh... Tình trạng buôn lậu, buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất thuốc lá trong nước, trật tự an toàn xã hội mà còn ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động và gây thất thu thuế cho nhà nước. 7 tháng đầu năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 7.916 vụ, xử lý 4.704 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 13,92 tỷ đồng. Thu giữ 990.431 bao thuốc lá và 19.710 kg nguyên liệu, 8 ô tô, 432 xe máy, 7 xuồng máy và chuyển cơ quan công an khởi tố 20 vụ.



- Về kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh mũ bảo hiểm

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 69/KH-UBATGTQG ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia về tổ chức chiến dịch tuyên truyền và triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, lực lượng Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy. Kết quả đã thu giữ 14.789 chiếc mũ bảo hiểm nhập lậu, kém chất lượng, vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá.



- Về kiểm tra, xử lý các vi phạm trong kinh doanh phân bón

7 tháng đầu năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường xử lý 132 vụ, thu phạt 1,35 tỷ đồng, thu giữ 124.567 kg và 10.017 gói, chai phân bón các loại; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ 6 cơ sở kinh doanh vi phạm; chuyển cơ quan công an khởi tố một vụ sản xuất phân bón giả với số lượng 11.350 kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; một vụ sản xuất phân bón giả trị giá 82,9 triệu đồng tại tỉnh Bình Dương…

Đến nay, việc đăng ký kinh doanh, chấp hành các điều kiện kinh doanh, niêm yết giá và bán đúng giá đã niêm yết, chế độ hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, được thực hiện đầy đủ, rõ ràng; tại các điểm kinh doanh kho hàng không còn hiện tượng công khai bày bán, tàng trữ các loại phân bón nhập lậu, phân bón giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc các loại phân bón không nằm trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng lén lút kinh doanh phân bón kém chất lượng gây thiệt hại cho người sử dụng phân bón.

Để công tác quản lý, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả hơn nữa đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, Bộ Công Thương đã và sẽ triển khai các giải pháp như sau:



- Công tác xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định; tiếp tục tăng cường chất lượng công tác tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiệp vụ của đơn vị Quản lý thị trường các cấp với việc rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý hoạt động thương mại và quản lý thị trường, kịp thời nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Tập hợp, kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung để đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Bộ Công Thương.



- Công tác kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi vi phạm pháp luật thương mại

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước chủ động nắm diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, dự báo tình hình thị trường, nhất là đối với những hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng hàng ngày của người dân như xăng dầu, gas, lương thực, thực phẩm; nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng đường dây nóng và các biện pháp thu thập, xử lý thông tin đảm bảo nắm bắt diễn biến thị trường chính xác, kịp thời phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát; kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh trên thị trường; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại đã được phê duyệt; tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện các kế hoạch kiểm tra chuyên đề; tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và trên diện rộng hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đánh giá hiệu quả công tác phối hợp của lực lượng quản lý thị trường giữa các tuyến, địa bàn với nhau; công tác phối hợp với các lực lượng chức năng; công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

- Công tác phổ biến, tuyên truyền

+ Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật thương mại tới người dân, thương nhân thông qua các chương trình phát thanh - truyền hình, hội thảo, tập huấn, các hội chợ triển lãm “hàng thật- hàng giả”, các đợt tiêu hủy hàng hóa vi phạm nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân; tuyên truyền thông qua các hình thức như xuất bản ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, phương tiện thông tin đại chúng...;

+ Phối hợp các cơ quan chức năng tuyên truyền, cảnh báo sớm cho người dân các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng từ các hàng hóa không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng rau, củ, quả tiềm ẩn chất bảo quản và thực phẩm chứa chất phụ gia cấm sử dụng;

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thực hiện cam kết không kinh doanh hàng giả, phân bón giả, phân bón không bảo đảm chất lượng; mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng; hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm; thuốc lá ngoại nhập lậu.



- Công tác xây dựng lực lượng

+ Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương số 14/CT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2012 về một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường và số 23/CT-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2013 về thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý thị trường; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để chấn chỉnh kịp thời những sai sót nghiệp vụ trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của tổ chức, cá nhân trong lực lượng Quản lý thị trường; có kế hoạch tiến hành tổ chức sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện các Chỉ thị nói trên để kịp thời biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích;

+ Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng đối với công chức Quản lý thị trường cả nước; tổ chức phổ biến các Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thị trường nhằm nâng cao năng lực, trình độ và hiệu quả công tác của công chức Quản lý thị trường.

- Công tác phối hợp

Xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389).



- Về việc công khai những doanh nghiệp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết

Trong các chương trình họp báo, các phóng sự chuyên đề (bao gồm cả báo giấy và báo hình), Bộ Công Thương đã công khai các doanh nghiệp có hành vi phạm vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước triển khai việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc xử phạt các hành vi vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để góp phần nâng cao ý thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội trong việc phòng tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.



19. Cử tri các tỉnh An Giang, Bình Định, Long An, Phú Yên, Sóc Trăng, Thái Bình, Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả việc phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc,… giả, không đảm bảo chất lượng, đang tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và lợi ích người tiêu dùng.

Trả lời: Tại công văn số 8054/BCT-KH ngày 20/8/2014

Hiện nay, các quy định pháp luật về công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng về cơ bản đã đầy đủ và thống nhất. Theo quy định tại Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hàng giả đã được nâng lên (trung bình gấp từ 2 đến 4 lần trị giá hàng hóa vi phạm); tại Điều 7 của Nghị định 08/2013/NĐ-CP và Điều 156 của Bộ Luật hình sự đã quy định cụ thể: đối với hàng hóa vi phạm có trị giá trên 30 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tệ nạn hàng giả được đánh giá là một trong những thách thức lớn đối với các quốc gia, kể cả những nước phát triển. Hiện nay, nguồn lực nhà nước và xã hội còn hạn chế nên công tác đấu tranh chống hàng giả gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, việc áp dụng chế tài hình sự cũng gặp rất nhiều khó khăn do các vi phạm chủ yếu diễn ra trên khâu lưu thông, các đối tượng vi phạm luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn để trốn tránh kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng.

Để ngăn chặn có hiệu quả hàng giả, hàng kém chất lượng thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:

- Với vai trò là thành viên của Ban chỉ đạo 389, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát và đề xuất, kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện thể chế thực thi, cơ chế phối hợp, nâng cao chế tài xử phạt, từ đó, huy động tối đa nguồn lực của các lực lượng thực thi trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn hàng giả, hàng kém chất lượng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các cấp, ngành cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân để chủ động phòng tránh hàng giả.

- Hướng dẫn lực lượng Quản lý thị trường cả nước triển khai thực hiện Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại trong đó có các vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả; tiếp tục rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn.

- Tiếp tục chỉ đạo các Chi cục quản lý thị trường địa phương tăng cường công tác quản lý địa bàn, quan tâm chỉ đạo công tác phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn; chú trọng các mặt hàng trọng điểm như: phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc.... Chỉ đạo triển khai công tác thực thi thống nhất nhằm tạo được hiệu ứng tốt trên thị trường.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hàng giả để phục vụ công tác chuyên môn đồng thời hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp, người tiêu dùng trong việc phòng chống hàng giả;

- Tăng cường hợp tác với các Hiệp hội ngành nghề/các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong công tác thực thi.

- Tổ chức phối hợp chặt chẽ hơn giữa các Bộ, ngành, các lực lượng chức năng để tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước triển khai việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc xử phạt các hành vi vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để góp phần nâng cao ý thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội trong việc phòng tránh hàng giả.

20. Cử tri các tỉnh Bạc Liêu, Bắc Ninh kiến nghị: Đề nghị kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người dân.


Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương