KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang21/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 8039/BCT-KH ngày 20/8/2014

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tích cực thực hiện các chương trình đầu tư đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đến hết năm 2013, đã có 100% số huyện, 99,23% số xã và 97,62% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện.

Ngày 08 tháng 11 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020” tại Quyết định số 2081/QĐ-TTg, với mục tiêu đến năm 2015 cơ bản các xã cả nước có điện đến trung tâm xã bản và đến năm 2020 hầu hết các hộ dân nông thôn có điện bằng nguồn điện lưới quốc gia và nguồn năng lượng tái tạo góp phần tạo động lực cho các chương trình mục tiêu về xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho đồng bào, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc. Chương trình cấp điện nông thôn sẽ được triển khai trên địa bàn 48 tỉnh/thành phố, cấp điện cho khoảng 1.288.900 hộ tại 12.140 thôn, bản trên cả nước với tổng số vốn đầu tư hơn 28.000 tỷ đồng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 100% số xã được phủ điện lưới quốc gia. Tổng số hộ dân nông thôn toàn tỉnh có khoảng 109.463 hộ có điện (sau khi dự án cấp điện nông thôn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Kh’mer kết thúc trong năm 2013), còn lại khoảng 10% hộ dân nông thôn chưa có điện. Nhu cầu đầu tư cấp điện cho các thôn, ấp chưa có điện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2014-2020 khoảng 550 tỷ đồng. Để nhanh chóng triển khai Quyết định số 2081/QĐ-TTg, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chỉ đạo các sở, ban ngành lập Dự án đầu tư trình Bộ Công Thương thỏa thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài Chính thẩm định nguồn vốn đầu tư để triển khai các bước tiếp theo.



6. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý, quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, nhất là việc trồng rừng thay thế trong năm 2015 đối với các công trình thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác. Đồng thời kiên quyết ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng xây dựng hạ tầng kỹ thuật công trình thủy điện để chặt, phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép.

Trả lời: Tại công văn số 8063/BCT-KH này 20/8/2014

Thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, các Bộ, ngành và địa phương đang triển khai tích cực trên các lĩnh vực rà soát quy hoạch, vận hành hồ chứa, quản lý an toàn đập, trồng rừng thay thế… Ngày 10 tháng 3 năm 2014 Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động số 2046/QĐ-BCT thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện. Theo kế hoạch hành động này, Bộ Công Thương triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thực hiện rà soát: Quy hoạch thuỷ điện; năng lực của các cơ quan tư vấn lập quy hoạch và thiết kế công trình thuỷ điện; đảm bảo chất lượng, an toàn công trình, tuân thủ các yêu cầu về môi trường; tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư đối với các công trình thuỷ điện đang triển khai xây dựng; thực hiện quy trình vận hành hồ chứa; cấp hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực thuỷ điện;

- Chủ trì thẩm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư, khởi công các Dự án thuỷ điện; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kiểm định, xử lý vi phạm về phòng chống lụt bão, an toàn đập, hồ chứa thuỷ điện; chỉ đạo xây dựng phương án phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du các hồ chứa thuỷ điện trên các lưu vực sông lớn trong trường hợp xả lũ khẩn cấp hoặc vỡ đập (trước mắt là khu vực miền Trung, Tây Nguyên);

- Tổ chức các Đoàn kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ tại các địa phương;

- Ban hành các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương và các đơn vị quản lý các nhà máy thủy điện tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy điện trong mùa lũ; công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; công tác cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thủy điện để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du các nhà máy thủy điện; công tác quản lý vận hành hồ chứa thủy điện;

- Rà soát hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các công trình thủy điện, đề xuất việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thủy điện;

- Xây dựng cơ chế tài chính đối với các nhà máy thủy điện vận hành cấp nước cho hạ du vào mùa khô theo yêu cầu sản xuất, sinh hoạt;

- Xây dựng tài liệu, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vai trò của các công trình thủy điện, phổ biến quy hoạch thủy điện và công tác phòng chống bão lụt;

- Hàng năm tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP và chuẩn bị báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 của Quốc hội.

Bộ Công Thương cũng đã ban hành 4 Chỉ thị liên quan thủy điện: Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2014 về tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy điện trong mùa lũ 2014; Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2014 về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014; Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2014 về việc thực hiện công tác cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thủy điện để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du các nhà máy thủy điện; Chỉ thị số 23/CT-BCT ngày 11 tháng 7 năm 2014 về tăng cường công tác quản lý vận hành hồ chứa thủy điện.

Về phía các Bộ, ngành và địa phương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, và 28/38 tỉnh đã ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP. Trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ chủ yếu được nêu ra tại Nghị quyết của Chính phủ, với mục tiêu nhằm tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đầu tư, xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện.

Nhìn chung, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động với những nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với thẩm quyền và đặc thù riêng của từng địa phương thông qua việc phân công trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ rõ ràng cho từng đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, nhằm phối hợp triển khai kế hoạch một cách đồng bộ, đảm bảo quản lý tốt công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các dự án thủy điện tại địa phương, tiếp tục khai thác có hiệu quả các lợi thế tiềm năng về thủy điện, đặc biệt là các dự án thủy điện có lợi ích tổng hợp như chống lũ, cấp nước, sản xuất điện, phát triển du lịch sinh thái, phát triển thủy sản...

Kết quả kiểm tra tại một số tỉnh cho thấy, về cơ bản các địa phương đã và đang chỉ đạo tích cực các đơn vị trực thuộc và chủ đầu tư các nhà máy thủy điện thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 11/NQ-CP, đặc biệt là công tác vận hành hồ chứa, trồng bù rừng, công tác quản lý chất lượng công trình, công tác quản lý an toàn đập và và phòng chống lụt bão. Bên cạnh đó, các tỉnh đã và đang tích cực tổ chức triển khai thực hiện các quyết định phê duyệt Quy trình vận hành liên hồ chứa của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục triển khai Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và sẽ có Báo cáo tổng thể báo cáo trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII.

7. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Hiện nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau là 7.600ha, ước tính đến năm 2015 sẽ tăng lên 10.000ha, sản lượng điện cung cấp cho việc nuôi tôm công nghiệp là không đủ. Trước những khó khăn về nguồn điện cung cấp, người nuôi tôm công nghiệp của tỉnh Cà Mau muốn được cho ngành điện ứng vốn trước để hạ thế, lắp đặt biến áp, sau đó trả dần. Cử tri đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghiên cứu, có giải pháp thỏa đáng và trả lời cho cử tri biế

Trả lời: Tại công văn số 8064/BCT-KH ngày 20/8/2014

Trước hết, Bộ Công Thương xin khẳng định, hiện nay không thiếu điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt nói chung, trong đó cho nông dân nuôi tôm nói riêng. Vấn đề đại biểu nêu xin được giải trình như sau: Trong thời gian qua, số hộ dân sản xuất nuôi tôm phát triển nhanh tại không ít địa phương, trong đó có tỉnh Cà Mau; nhiều hộ phát triển tự phát không nằm trong quy hoạch nuôi tôm của Tỉnh. Để phục vụ hoạt động sản xuất nuôi tôm, các hộ dân dùng điện ánh sáng sinh hoạt để nuôi tôm dẫn đến quá tải hệ thống điện khu vực (đường dây và trạm biến áp). Việc phát triển nuôi tôm ngoài quy hoạch dẫn đến phụ tải điện nông - lâm - thủy sản tăng đột biến (Điện thương phẩm năm 2013 toàn tỉnh Cà Mau là 847 triệu kWh tăng 10,8% so với năm 2012, riêng điện của thành phần nông - lâm - thủy sản là 9,3 triệu kWh tăng 53,22% so với năm 2012. Điện thương phẩm 5 tháng đầu năm 2014 là 385 triệu kWh, trong đó điện nông - lâm - thủy sản là 6,27 triệu kWh). Với tốc độ tăng lớn như trên, trong khi vốn đầu tư của ngành Điện cho phát triển hệ thống không đáp ứng được, không lường trước được vì thiếu quy hoạch, thì hiện tượng như Đại biểu nêu là không tránh khỏi.

Tuy nhiên, thời gian qua, ngành Điện cũng đã nỗ lực phối hợp với tỉnh Cà Mau xử lý từng bước. Để chống quá tải lưới điện hiện trạng phục vụ cấp điện nuôi tôm tăng đột biến giai đoạn 2011-2014, tỉnh Cà Mau đã thống nhất ứng vốn 147,8 tỷ đồng cho Tổng công ty Điện lực miền Nam. Trong giai đoạn 2011-2013, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã thực hiện khối lượng các công trình với giá trị 74,921 tỷ đồng. Năm 2014, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã bắt đầu hoàn trả vốn đã ứng trước của Tỉnh đồng thời sẽ tiếp tục sử dụng khoảng 72,8 tỷ đồng còn lại để đầu tư phát triển lưới điện.

Trước khó khăn về công tác huy động vốn đầu tư phát triển lưới điện của ngành điện, Bộ Công Thương ủng hộ việc địa phương ứng vốn để xây dựng các công trình điện đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, để thực hiện việc này, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau làm đầu mối, phối hợp với Tổng công ty Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Cà Mau lập kế hoạch tổ chức triển khai, thống nhất phương thức ứng vốn và hoàn trả vốn.

Đồng thời, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chỉ đạo lập quy hoạch vùng nuôi tôm của Tỉnh và quản lý thực hiện việc phát triển nuôi tôm theo quy hoạch được phê duyệt. Bên cạnh đó, đề nghị Tỉnh chỉ đạo phối hợp quy hoạch này với quy hoạch phát triển điện lực Tỉnh để có kế hoạch đầu tư xây dựng. Trên cơ sở đó, các hộ nuôi tôm đăng ký nhu cầu sử dụng điện theo quy định tại Thông tư 32/2010/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2010 quy định hệ thống điện phân phối để ngành điện có kế hoạch triển khai xây dựng các công trình điện đảm bảo cung ứng điện.

Trên cơ sở quy hoạch các trạm bơm điện và quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp của tỉnh Cà Mau, Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực miền Nam rà soát, tổng hợp nhu cầu cấp điện 3 pha cho những vùng nuôi tôm công nghiệp của tỉnh Cà Mau và đưa vào Đề án “Phát triển lưới điện cung cấp điện cho các trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” theo nội dung kết luận tại Hội nghị lấy ý kiến xây dựng đề án tại thành phố Cần Thơ ngày 07 tháng 01 năm 2014. Sau khi hoàn thành, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng Chính xem xét, quyết định và bố trí vốn thực hiện Đề án trong giai đoạn 2014-2020.



8. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh, tình trạng xây dựng các công trình thủy điện chưa thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc xây dựng, vận hành các công trình thủy điện trên dòng sông SêRêPốk và cho ngừng chủ trương xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, vì hiện nay có quá nhiều.

Trả lời: Tại công văn số 8040/BCT-KH ngày 20/8/2014

Đánh giá chung, việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đã và đang góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Theo số liệu thống kê, năm 2012 và 2013, các nhà máy thủy điện đã đóng góp tới 49% công suất và 44% điện lượng cho hệ thống điện. Đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, giá thành rẻ hơn so với các nguồn điện khác. Các hồ thủy điện với tổng dung tích hàng chục tỷ m3 đã đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động tích trữ để bổ sung lưu lượng, cấp nước về mùa kiệt phục vụ sinh hoạt, sản xuất, cắt giảm lũ,... cho hạ du. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các hồ thủy điện sẽ chiếm khoảng 86% tổng dung tích của các hồ chứa trong cả nước (56 tỷ m3 trong tổng số 65 tỷ m3). Đây là nguồn dung tích trữ nước cực kỳ quan trọng, bảo đảm an ninh nguồn nước, đóng vai trò chủ chốt, đảm bảo chủ động điều tiết nước cấp cho hạ du đặc biệt trong những năm hạn hán và trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Tại Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã ghi nhận: các công trình thủy điện đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các hồ thủy điện lớn đa mục tiêu đã góp phần cắt, giảm lũ, điều tiết lưu lượng, cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và bảo vệ môi trường. Quá trình đầu tư xây dựng, vận hành khai thác các công trình thủy điện đã tạo nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện còn nhiều hạn chế; chất lượng quy hoạch và quyết định đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy điện, nhất là các công trình vừa và nhỏ chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu, yêu cầu về bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên nước và hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội. Tại một số công trình thủy điện, việc quản lý chất lượng xây dựng, bảo đảm an toàn vận hành khai thác, thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, điều tiết nước chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, gây tác động tiêu cực....

Thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện. Hiện tại, các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án thuỷ điện trên địa bàn đã và đang triển khai tích cực Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tăng cường hơn nữa về quản lý quy hoạch, chất lượng xây dựng công trình, đảm bảo an toàn hồ đập, vận hành công trình và các nội dung liên quan khác đối với lĩnh vực thuỷ điện nhằm hạn chế tối đa những những ảnh hưởng chưa tốt của thuỷ điện đến môi trường - xã hội, dân sinh kinh tế.

Ngày 10 tháng 3 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động số 2046/QĐ-BCT thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện. Theo kế hoạch hành động này, Bộ Công Thương triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thực hiện rà soát: Quy hoạch thuỷ điện; năng lực của các cơ quan tư vấn lập quy hoạch và thiết kế công trình thuỷ điện; đảm bảo chất lượng, an toàn công trình, tuân thủ các yêu cầu về môi trường; tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư đối với các công trình thuỷ điện đang triển khai xây dựng; thực hiện quy trình vận hành hồ chứa; cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực thuỷ điện;

- Chủ trì thẩm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư, khởi công các Dự án thuỷ điện; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kiểm định, xử lý vi phạm về phòng chống lụt bão, an toàn đập, hồ chứa thuỷ điện; chỉ đạo xây dựng phương án phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du các hồ chứa thuỷ điện trên các lưu vực sông lớn trong trường hợp xả lũ khẩn cấp hoặc vỡ đập (trước mắt là khu vực miền Trung, Tây Nguyên);

- Tổ chức các Đoàn kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ tại các địa phương;

- Ban hành các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương và các đơn vị quản lý các nhà máy thủy điện tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy điện trong mùa lũ; công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; công tác cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thủy điện để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du các nhà máy thủy điện; công tác quản lý vận hành hồ chứa thủy điện;

- Rà soát hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các công trình thủy điện, đề xuất việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thủy điện;

- Xây dựng cơ chế tài chính đối với các nhà máy thủy điện vận hành cấp nước cho hạ du vào mùa khô theo yêu cầu sản xuất, sinh hoạt;

- Xây dựng tài liệu, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vai trò của các công trình thủy điện, phổ biến quy hoạch thủy điện và công tác phòng chống bão lụt;

- Hàng năm tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP và chuẩn bị báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 của Quốc hội.

Bộ Công Thương cũng đã ban hành 4 Chỉ thị liên quan thủy điện: Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2014 về tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy điện trong mùa lũ 2014; Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2014 về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014; Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2014 về việc thực hiện công tác cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thủy điện để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du các nhà máy thủy điện; Chỉ thị số 23/CT-BCT ngày 11 tháng 7 năm 2014 về tăng cường công tác quản lý vận hành hồ chứa thủy điện.

Ngoài việc ban hành Kế hoạch hành động và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc nêu trên, Bộ Công Thương cũng đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Nghị quyết số 11/NQ-CP, cụ thể như sau:

- Chủ trì (phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam) tổ chức Lễ phát động trồng rừng tại Nhà máy Thuỷ điện Sơn La ngày 22 tháng 3 năm 2014;

- Thực hiện thẩm định, phê duyệt phương án Phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập năm 2014 đối với các dự án thủy điện trên địa bàn cả nước;

- Tổ chức 4 Đoàn công tác đi làm việc và kiểm tra về quy hoạch, chất lượng xây dựng công trình, quy trình vận hành hồ chứa và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuỷ điện trên địa bàn các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Nam, Phú Yên. Đoàn công tác đã đi kiểm tra tại hiện trường một số Dự án thuỷ điện, khu tái định cư của các Dự án thủy điện và đã tổ chức các cuộc họp với Ủy ban nhân dân các tỉnh và các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Chủ đập thủy điện trên địa bàn tỉnh;

- Đã phối hợp với sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện và Quy định về ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện;

- Phối hợp với sự chủ trì của Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, góp ý Quy trình vận hành liên hồ chứa mùa lũ các lưu vực Sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Hương, sông Kôn - Hà Thanh, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Trà Khúc và sông Đồng Nai, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;

- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ về Quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và Sông Ba.

Ngày 06 tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chủ trì cuộc họp với sự tham dự của đại diện các Bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, cùng lãnh đạo 38 tỉnh, thành phố có hồ đập thủy điện trong cả nước để đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội. Tại cuộc họp, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành và địa phương đã đánh giá hiệu quả và những tồn tại trong quá trình thực hiện, đưa ra các phương hướng để triển khai mạnh mẽ hơn nữa Nghị quyết số 11/NQ-CP trong thời gian tới và có Báo cáo tổng thể báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII.

Về đầu tư xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk: Bộ Công Thương đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk rà soát quy hoạch và đầu tư thủy điện trên địa bàn, loại 17 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất 28,2 MW, 69 vị trí thủy điện nhỏ tiềm năng với tổng công suất 117,5 MW. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Tỉnh kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn theo các quy định của pháp luật.

9. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Hiện nay, 40% số hộ gia đình tại 189 thôn, buôn ở vùng sâu, vùng xa thuộc các xã nghèo chưa được mắc điện thắp sáng, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đề nghị quan tâm đầu tư cho tỉnh Đắk Lắk để triển khai Đề án cấp điện cho các thôn, buôn chưa có điện giai đoạn 2011 – 2020.

Trả lời: Tại công văn số 8040/BCT-KH ngày 20/8/2014

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tích cực thực hiện các chương trình đầu tư đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đến hết năm 2013, đã có 100% số huyện, 99,23% số xã và 97,62% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện.

Ngày 08 tháng 11 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020” tại Quyết định số 2081/QĐ-TTg, với mục tiêu đến năm 2015 cơ bản các xã cả nước có điện đến trung tâm xã bản và đến năm 2020 hầu hết các hộ dân nông thôn có điện bằng nguồn điện lưới quốc gia và nguồn năng lượng tái tạo góp phần tạo động lực cho các chương trình mục tiêu về xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho đồng bào, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc. Chương trình cấp điện nông thôn sẽ được triển khai trên địa bàn 48 tỉnh/thành phố (trong đó có tỉnh Đắk Lắk), cấp điện cho khoảng 1.288.900 hộ tại 12.140 thôn, bản trên cả nước với tổng số vốn đầu tư hơn 28.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2014-2020, nhu cầu đầu tư cấp điện cho các thôn, ấp chưa có điện trên địa bàn tỉnh địa bàn tỉnh Đắk Lắc khoảng 600 tỷ đồng. Để nhanh chóng triển khai Quyết định số 2081/QĐ-TTg, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắc phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chỉ đạo các sở, ban ngành lập Dự án đầu tư trình Bộ Công Thương thỏa thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn đầu tư để triển khai các bước tiếp theo.



10. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban quản lý thủy điện 6 tập trung xử lý dứt điểm việc thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, chi trả tiền bồi thường cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến Dự án thủy điện Đồng Nai 3; đồng thời khắc phục các công trình nước sinh hoạt tập trung, không phát huy hiệu quả cho các hộ dân thuộc Dự án thủy điện Đồng Nai 3.

Trả lời: Tại công văn số 8066/BCT-KH ngày 20/8/2014

1. Về tình hình thực hiện công tác bồi thường, tái định cư, tái định canh

a) Về việc giải quyết đất sản xuất

Theo Quy hoạch tổng thể công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 240/QĐ-EVN-HĐQT ngày 27 tháng 3 năm 2007, Chủ đầu tư tiến hành khai hoang khu 650 ha (gồm 250 ha trồng cà phê; 37,42 ha cây ăn quả; 321,9 ha cây bắp, khoai, mì; 40 ha lúa nước) để chia cho cho 432 hộ dân. Ban Quản lý dự án thủy điện 6 đã hoàn thành công tác khai hoang từ tháng 3 năm 2009, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông chỉ có 164 ha đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glong, trong năm 2010, Ban Quản lý dự án thủy điện 6 đã chia 122 ha/164 ha đất cho 122 hộ dân. Tuy nhiên toàn bộ số diện tích còn lại 528 ha đã bị các hộ dân xâm canh (từ năm 2010) để trồng cà phê, khoai mì, bo bo, bắp, đến nay các hộ dân đã canh tác được trên 6 vụ (qua kiểm tra thực tế đến thời điểm hiện nay diện tích lấn chiếm trên đang được người dân sản xuất gồm khoảng 148 ha trồng cây cà phê, tiêu, keo; 372 ha trồng cây sắn, ngô và 9 ha trồng lúa nước). Trước tình hình người dân xâm canh, lấn chiếm đất sản xuất, theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, năm 2010 chủ đầu tư tiếp tục khai hoang thêm 206 ha đất (bao gồm 116,7 ha đất sản xuất và 99,3 ha đất xây nhà tái định cư, đường giao thông). Tuy nhiên, sau khi khai hoang thì trong số 116,7 ha đất để dành sản xuất mới chia được cho 23 hộ (trên tổng số 141 hộ) đã nhận đất và canh tác với diện tích 9,2 ha và toàn bộ số diện tích còn lại 107,5 ha đã bị các hộ dân chiếm, xâm canh từ năm 2011 để trồng cà phê, khoai mì, bo bo, bắp...

Ngày 11 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Văn bản số 1613/TTg-KTN gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam: “Thu hồi diện tích đất Ban Quản lý dự án thủy điện 6 đã khai hoang để giao đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư; đối với các khu vực đất xấu, xem xét tăng hạn mức giao đất cùng với việc hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, hỗ trợ sản xuất cho phù hợp với điều kiện đất đai. ...”. Tuy nhiên, đến nay công tác thu hồi diện tích đất dân đã lấn chiếm để tiến hành giao đất cho các hộ dân tái định cư như nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa thực hiện được.

Do chưa thu hồi được diện tích đất đã khai hoang bị các hộ dân lấn chiếm, ngày 09 tháng 4 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã yêu cầu Chủ đầu tư khai hoang thêm 300 ha đất sản xuất để giao cho các hộ dân tái định cư. Thực hiện yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thống nhất cấp kinh phí và giao cho Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glong làm Chủ đầu tư để lập dự án khai hoang 300 ha đất sản xuất để cấp cho các hộ tái định cư. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã có văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glong hoàn thành việc xác định vị trí, diện tích, đo vẽ bản đồ và lập báo cáo đầu tư để gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước ngày 30 tháng 6 năm 2014. Tại cuộc họp ngày 20 tháng 5 năm 2014 với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glong đã báo cáo khó có thể hoàn thành mốc tiến độ này. Ngày 02 tháng 7 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông đã có Văn bản số 2606/UBND-NN gửi Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glong và Ban Quản lý dự án thủy điện 6 để phối hợp thực hiện.

b) Về việc chi trả tiền bồi thường

- Tổng số tiền phải chi trả là 381,829 tỷ đồng, Ban Quản lý dự án thủy điện 6 đã chi trả 381,331 tỷ đồng, còn 498 triệu đồng là do thiếu các thủ tục hồ sơ pháp lý. Hiện nay, Trung tâm quỹ đất huyện Đăk Glong đang tiếp hoàn thiện hồ sơ để Ban Quản lý dự án thủy điện 6 chi trả tiền bồi thường theo đúng quy định.

- Chi trả tiền đền bù trên cốt ngập: Đến nay, Chủ đầu tư đã hoàn thành việc chi trả tiền đền bù được 250/421 ha, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2014. Tuy nhiên có một số vướng mắc có thể làm chậm đến tiến độ và phụ thuộc vào việc giải quyết của địa phương: như việc tranh chấp 40 ha đất đền bù giữa các hộ gia đình đồng bào dân tộc ít người; xác định diện tích trồng cây mai, cây dứa bất hợp pháp,…

2. Việc khắc phục các công trình nước sinh hoạt tập trung, không phát huy hiệu quả cho các hộ dân thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện Đồng Nai 3

Thực hiện Quyết định số 240/QĐ-EVN-HĐQT ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Quản lý dự án thủy điện 6 đã hoàn thành xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho khu tái định cư Đắk Plao có công suất là 265m3/ngày đêm, cung cấp cho 432 hộ (ứng với khoảng 2500 nhân khẩu với định mức 80 lít/người/ngày đêm). Hệ thống này đã được đưa vào sử dụng từ tháng 8 năm 2010, bàn giao cho địa phương vào tháng 01 năm 2011 và đã hết thời hạn bảo hành vào tháng 01 năm 2012. Theo yêu cầu của địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án thủy điện 6 khai hoang thêm 206 ha để làm nhà cho 83 hộ dân; xây dựng thêm 2 giếng khoan có công suất 80m3/ngày đêm và 1 giếng khoan cho Thôn 5 có công suất 40m3/ngày đêm. Hệ thống này cũng đã hoàn thành và bàn giao cho địa phương đưa vào sử dụng từ tháng 3 năm 2011 và đã hết thời hạn bảo hành vào tháng 3 năm 2012.

Do việc quản lý và điều hành hệ thống nước của đội ngũ vận hành do địa phương bố trí còn yếu và thiếu kinh phí vận hành nên hệ thống nước không phát huy được hiệu quả của việc cấp nước sạch đến các hộ dân. Ban Quản lý dự án thủy điện 6 đã chủ động cử 5 kỹ sư, công nhân kỹ thuật phối hợp với địa phương sửa chữa các hư hỏng, mất mát. Đến nay, hệ thống nước đã hoạt động hiệu quả cung cấp nước sạch cho các hộ dân. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Văn bản số 2158/EVN-QLXD ngày 30 tháng 6 năm 2014 đồng ý hỗ trợ chi phí để vận hành hệ thống nước trong năm 2014.

- Về hỗ trợ kinh phí cho người dân tự khoan hoặc đào giếng: ngày 15 tháng 5 năm 2014, Ban Quản lý dự án thủy điện 6 đã chuyển 2,665 tỷ đồng để hỗ trợ cho các hộ dân tự khoan giếng (do Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glong làm chủ đầu tư).

- Đối với công trình đập dâng: Ban Quản lý dự án thủy điện 6 đã hoàn thành thi công và bắt đầu tích nước đập dâng có dung tích hồ chứa 21.000m3 nước từ ngày 15 tháng 5 năm 2014 để phục vụ tập quán sinh hoạt cho người dân.



11. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải quyết dứt điểm việc đền bù, tái định cư cho nhân dân trong vùng Dự án thủy điện An Khê – KaNak; đồng thời xem xét việc duy trì lượng nước xả sau đập An Khê tối thiểu 20 m3/s vào mùa nắng, để đảm bảo đời sống, sản xuất của nhân dân vùng hạ du sông Ba.

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương