KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang15/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 3226/BNV-CQĐP ngày 13/8/2014

- Về quy định chức vụ, chức danh đối với cán bộ, công chức cấp xã và số lượng Phó Chủ tịch UBND xã miền núi

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, Bộ Nội vụ đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Điện Biên hỏi về quy định chức vụ, chức danh đối với cán bộ, công chức cấp xã và đề nghị tăng thêm 01 Phó Chủ tịch UBND đối với các xã miền núi có diện tích tự nhiên rộng. Hai nội dung cử tri kiến nghị nêu trên, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 977/BNV-CQĐP và Văn bản số 987/BNV-CQĐP ngày 16 tháng 3 năm 2012 gửi Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên (kèm theo).

- Về mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng

Ngày 15/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2013/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc. Theo đó, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BNV-BTC ngày 31/7/2013 hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/7/2013 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng. Vì vậy, Bộ Nội vụ đề nghị UBND tỉnh Điện Biên căn cứ vào các quy định nêu trên để triển khai thực hiện.

33. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị sớm xem xét, giải quyết chính sách cho số người tham gia tiền trạm kinh tế các tỉnh phía nam giai đoạn 1976 – 1980. Xem xét giải quyết chế độ cho Chủ nhiệm HTX thời kỳ bao cấp và xét cộng thời gian tham gia quân đội trước khi làm cán bộ HTX để tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho các đối tượng này.

Cử tri cho rằng việc thi tuyển công chức là cần thiết để chọn người có trình độ vào làm việc trong cơ quan nhà nước, nhưng không có chế độ sơ tuyển, nên nhiều ngành, nghề không chọn được cán bộ phù hợp dẫn đến hiệu quả thấp. Đối với công chức cấp xã việc tổ chức thi tuyển như hiện nay dẫn đến tình trạng người của xã này sang làm việc xã khác. Việc này gây khó khăn cho công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, hơn nữa khi công chức cấp xã đi làm việc ở xã khác còn gặp nhiều khó khăn về thời gian đi lại và gây khó khăn cho chính công dân ở địa phương có công việc đột xuất cần gặp

Trả lời: Tại công văn số 3231/BNV-CQĐP ngày 13/8/2014

- Về chính sách cho số người tham gia tiền trạm kinh tế các tỉnh phía nam giai đoạn 1976 – 1980

Ngày 03/5/2013, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 1507/BNV-CTTN về việc giải quyết chế độ cho lực lượng lao động của tỉnh Thái Bình làm nhiệm vụ tiền trạm xây dựng các vùng kinh tế mới ở các tỉnh phía Nam thời kỳ 1976 – 1980 (kèm theo).

- Về giải quyết chế độ cho Chủ nhiệm hợp tác xã thời kỳ bao cấp và xét cộng thời gian tham gia quân đội trước khi làm cán bộ hợp tác xã để tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho các đối tượng này

Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 250/QĐ –TTg ngày 29/01/2013 về giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước. Trong quá trình tổ chức, thực hiện Quyết định số 250/QĐ –TTg, cử tri của một số địa phương (trong đó có cử tri của tỉnh Thái Bình) kiến nghị mở rộng đối tượng Chủ nhiệm hợp tác xã và xét cộng thời gian tham gia quân đội trước khi làm cán bộ hợp tác xã để tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho các đối tượng này được giải quyết chế độ theo Quyết định số 250/QĐ-TTg, Bộ Nội vụ đề nghị như sau:

- Kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Bình đối với Chủ nhiệm hợp tác xã không phải là quy mô toàn xã nên không thuộc phạm vi và đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định số 250/QĐ –TTg, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình thực hiện theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Về việc xét cộng thời gian tham gia quân đội trước khi làm cán bộ hợp tác xã để tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình thực hiện theo đúng quy định tại Điểm a, Khoản 10 Mục II Thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức nhà nước.

- Về thi tuyển công chức cấp xã

Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật không quy định việc sơ tuyển trước khi tuyển dụng công chức và không quy định hộ khẩu địa phương khi đăng ký thi tuyển công chức (trong đó có công chức cấp xã) là để bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc tuyển dụng quy định tại Điều 38 Luật Cán bộ, công chức.

34. Cử tri các tỉnh Long An và Ninh Thuận kiến nghị: Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/6/2013, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Cử tri đề nghị các Bộ, ngành liên quan cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định trên để việc triển khai thực hiện được thống nhất. Sớm triển khai thực hiện đề án cải cách tiền lương, điều chỉnh nâng lương đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường cho phù hợp với thực tế.

Trả lời: Tại công văn số 3315/BNV-CQĐP ngày 18/82014

1. Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 29/2013/NĐ-CP

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 10 năm 2013 hướng dẫn Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP nêu trên (kèm theo).

2. Về việc cải cách tiền lương, phụ cấp

Chế độ tiền lương, phụ cấp hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết, điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Căn cứ Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khoá XI) về “Một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó có vấn đề mà cử tri nêu để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp.

35. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: - Đề nghị có chủ trương điều chỉnh chế độ tiền lương và phụ cấp cán bộ cơ sở cho phù hợp hơn, để họ an tâm phục vụ công tác lâu dài. Đề nghị quan tâm xem lại chế độ tiền lương, phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức nhất là cán bộ phường, xã, khóm, ấp và nếu ở cấp huyện có phụ cấp thế nào thì cán bộ cấp xã cũng cần được như vậy, có điều kiện cũng tăng phụ cấp cho lực lượng Công an, Quân sự cấp xã. Vì lực lượng này làm việc cũng 40 giờ/tuần, thường gần dân, sát với dân và các chủ trương, chính sách đều do lực lực lượng này chuyển tải đến Nhân dân. Với mức như hiện nay chỉ nuôi sống được bản thân.

- Đề nghị xem xét về chế độ chính sách đối với cán bộ cấp xã hiện nay là chưa phù hợp như: biên chế cấp xã giữa các vùng, miền còn khác nhau, cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã đang hưởng mức phụ cấp quá thấp so với mặt bằng sinh hoạt nên không đảm bảo cho cuộc sống. Nên thực hiện công bằng đối với cán bộ, công chức các cấp từ Trung ương đến cấp xã và thống nhất về chế độ trợ cấp, phụ cấp cho cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước.

- Đề nghị quan tâm và có chính sách đối với những cán bộ bán chuyên trách ở cấp xã, thị trấn sau thời gian dài công tác đến khi nghỉ thì không được hưởng chế độ chính sách.

- Đề nghị tăng biên chế và kinh phí hoạt động cho các đoàn thể cấp xã, thị trấn; nhất là đối với Hội khuyến học thì chỉ có kinh phí hoạt động cho hội, còn cán bộ làm công tác hội thì không có phụ cấp.

- Chương trình 116 cho các xã nghèo biên giới chỉ dành cho cán bộ, công chức chuyên trách; cán bộ bán chuyên trách, cán bộ ấp không có, tạo ra không công bằng. Đề nghị Chính phủ xem xét cho cán bộ bán chuyên trách, cán bộ ấp được hưởng.

Trả lời: Tại công văn số 3317/BNV-CQĐP ngày 18/8/2014

- Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

a) Đối với cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng hưởng lương)

Hiện nay, cán bộ, công chức cấp xã đã thực hiện xếp lương, nâng bậc lương và hưởng các chế độ phụ cấp lương (kể cả phụ cấp công vụ), chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên; đồng thời cán bộ cấp xã hưởng thêm phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã (phân loại đơn vị hành chính cấp xã đã có sự phân biệt về quy mô diện tích, dân số, điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù khác nhau giữa các vùng, miền). Riêng đối với chế độ phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội (mức phụ cấp bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) thực hiện theo Thông báo số 13-TB/TW ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Chính trị về sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Ban Tổ chức Trung ương chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện, không áp dụng đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã.

b) Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

- Về chế độ phụ cấp: Tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định cụ thể mức khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách Trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (trong đó có chức danh phó Trưởng Công an xã và Phó Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã) từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

- Về chế độ bảo hiểm xã hội: Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố không thuộc đối tượng hưởng lương nên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 mà thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Về chế độ bảo hiểm y tế: Tại Khoản 4 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã quy định người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

- Về biên chế và kinh phí hoạt động cho các đoàn thể cấp xã

a) Về biên chế: Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng hoạt động chuyên trách được hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp ý kiến của cử tri khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

b) Về kinh phí hoạt động: Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP nêu trên đã quy định "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định những nội dung sau: c) Quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương".

- Về chính sách đối với người hoạt động ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố hưởng phụ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP của Chính phủ (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định), không thuộc đối tượng hưởng lương nên không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chế độ tiền lương, phụ cấp (trong đó có cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố)

Chế độ tiền lương, phụ cấp hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết, điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Căn cứ Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khoá XI) về “Một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó có các vấn đề mà cử tri nêu để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp.

36. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị tiếp tục cải cách tiền lương và xem xét lại chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, không phân biệt việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức trong và ngoài biên chế.

Cử tri kiến nghị Bộ Nội vụ xem xét, sửa đổi Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 về Hướng dẫn tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố theo hướng tăng nhiệm kỳ của Trưởng ấp, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố từ 2,5 năm lên 05 năm. Bởi vì nhiệm kỳ 2,5 năm như hiện nay là quá ngắn, thời gian này chỉ đủ để cán bộ trúng cử nắm bắt và tiếp cận công việc; mặt khác việc kéo dài nhiệm kỳ của các đối tượng nêu trên sẽ giúp Nhà nước tiết kiệm được kinh phí và thời gian tổ chức bầu cử. Bởi, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thời gian qua đã và đang được triển khai tốt và gặt hái được nhiều kết quả, hơn nữa, đã có quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm các đối tượng này, nên việc xem xét, kéo dài nhiệm kỳ của họ cũng là hợp lý, nhất là trong điều kiện tình hình kinh tế của nước ta ngày càng gặp khó khăn như hiện nay.

Trả lời: Tại công văn số 3316/BNV-CQĐP ngày 18/8/2014

1. Về việc tiếp tục cải cách tiền lương

Chế độ tiền lương, phụ cấp hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết, điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Căn cứ Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khoá XI) về “Một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó có vấn đề cử tri nêu để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp.

2. Về chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Như vậy, mức phụ cấp cụ thể đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định.

3. Về việc sửa đổi nhiệm kỳ hoạt động của Trưởng, Phó thôn, Tổ dân phố quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang triển khai kế hoạch sơ kết 02 năm thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Mục đích của việc sơ kết nhằm đánh giá các kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý, tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, bảo đảm phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.

37. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu, có quy định mức phụ cấp cho các chức danh hoạt động kiêm nhiệm của HĐND các cấp như: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) HĐND, Trưởng Ban (hoặc Phó Trưởng Ban) các Ban của HĐND, Tổ trưởng các Tổ HĐND.

Trả lời: Tại công văn số 3234/BNV-CQĐP ngày 12/8/2014

Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác, trong đó có một số trường hợp như ý kiến cử tri nêu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác. Những bất cập trong chế độ phụ cấp hiện hành đối với cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình cải cách chính sách tiền lương theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khoá XI) về “một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” vào thời điểm thích hợp.



38. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Cử tri xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đề nghị xem xét cho tách xã. Vì diện tích quản lý quá rộng, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung, đường xá đi lại khó khăn (Tổng diện tích: 157,8405 km2).

Trả lời: Tại công văn số 3228/BNV-CQĐP ngày 13/8/2014

Tại Thông báo số 299/TB-VPCP ngày 29/4/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: “Trước mắt giữ ổn định đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như hiện nay; chỉ điều chỉnh với từng trường hợp cụ thể khi xét thấy thật sự cần thiết và hợp lý. Tập trung xử lý cho việc điều chỉnh mở rộng, sáp nhập và thành lập mới do yêu cầu đô thị hoá nhưng không làm tăng đơn vị hành chính mới” và “Các trường hợp thụ lý mới, Bộ Nội vụ phải báo cáo xin chủ trương của Thường trực Chính phủ, nếu được chấp thuận thì hướng dẫn địa phương lập Đề án trình Chính phủ”. Theo đó, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái có báo cáo cụ thể về việc chia tách xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải để Bộ Nội vụ có cơ sở báo cáo Thường trực Chính phủ cho chủ trương lập Đề án chia tách xã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của Hiến pháp năm 2013.



39. Cử tri các tỉnh Bạc Liêu, Phú Yên và Cần Thơ kiến nghị: Mặc dù được Chính phủ bổ sung ngân sách để hỗ trợ thêm cho bộ phận cán bộ không chuyên trách hoạt động tại cấp cơ sở, nhưng với mức hỗ trợ như hiện nay, chưa đảm bảo để đội ngũ này an tâm công tác. Vì hiện tại mức lương, phụ cấp của cán bộ cơ sở quá thấp, kinh phí hoạt động không đảm bảo do giá cả hàng hóa thiết yếu tăng cao, nên đời sống của đại bộ phận cán bộ xã, gặp nhiều khó khăn. Nghị định số 29/2013/NĐ-CP có quy định mức khoán phụ cấp từ ngân sách Trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố nhưng còn thấp. Kiến nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ có giải pháp tăng mức hỗ trợ cho lực lượng này phù hợp hơn.

Trả lời: Tại công văn số 3516/BNV-CQĐP ngày 29/8/2014

Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Như vậy, mức phụ cấp cụ thể đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định.

Chế độ tiền lương, phụ cấp hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết, điều chỉnh nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Căn cứ Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khoá XI) về “Một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó có vấn đề cử tri nêu để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp.

40. Cử tri các tỉnh An Giang và Bạc Liêu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ bổ sung Điều 14, Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách của cán bộ xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo hướng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Trả lời: Tại công văn số 3517/BNV-CQĐP ngày 29/8/2014

Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thuộc đối tượng hưởng phụ cấp (không thuộc đối tượng hưởng lương quy định tại Khoản 3 Điều 4 và Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008). Theo đó, căn cứ quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006) mà thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (Khoản 5 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006).



41. Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Cử tri kiến nghị Nhà nước xem xét có hướng tăng lương, phụ cấp cho cán bộ làm công tác ở cơ sở và đảm bảo kinh phí hoạt động. Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ bán chuyên trách xã và chủ chốt của ấp (Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban nhân dân, Công an, Quân sự, Đoàn thể).

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương