KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014


V. Định hướng nhiệm vụ chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh trong 6 tháng cuối năm 2014



tải về 2.48 Mb.
trang6/32
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.48 Mb.
#12312
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

V. Định hướng nhiệm vụ chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh trong 6 tháng cuối năm 2014

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong sáu tháng cuối năm, công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh cần tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu của UBND tỉnh đã đề ra ngay từ đầu năm, khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong 6 tháng đầu năm; tập trung cao độ mọi nỗ lực duy trì đà tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. Một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 như sau:



1. Các ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2014; Nghị quyết số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 13/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; Quyết định số 2813/QĐ-UBND của UBND tỉnh về triển khai thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Khẩn trương chuẩn bị và trình các đề án, nhiệm vụ trong Chương trình công tác 6 tháng cuối năm đúng thời gian quy định; triển khai sớm việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.



2. Tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác phân tích, đánh giá nhằm dự báo đúng và kịp thời những biến động của kinh tế trong nước và thế giới, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, chính sách ứng phó linh hoạt và phù hợp, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của địa phương.

Chủ động và kịp thời cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo, điều hành cho các cơ quan thông tin đại chúng nhằm định hướng dư luận, làm cho nhân dân hiểu đúng tình hình, tạo sự đồng thuận trong xã hội; tăng cường việc trao đổi, tiếp nhận thông tin phản hồi từ nhân dân, doanh nghiệp về các cơ chế, chính sách để kịp thời có những giải pháp bổ sung, điều chỉnh hợp lý.



3. Tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ các dự án, chương trình trọng điểm; thực hiện đồng bộ các chính sách, biện pháp trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. Tập trung nhanh hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thu hút đầu tư. Tập trung tháo gỡ khó khăn công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình đầu tư trọng điểm, trong đó ưu tiên cho quốc lộ 1A và đường cao tốc Túy Loan-La Sơn, các công trình chỉnh trang đô thị Huế.

Tập trung các biện pháp chủ động tạo nguồn và tăng thu ngân sách; đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, trọng tâm là các khu đất có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chú trọng thị trường đối với các sản phẩm chủ lực của Tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo đúng lộ trình.

Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, có chính sách ưu đãi, quảng bá các loại hình dịch vụ du lịch mới lạ, đặc thù của địa phương Thừa Thiên Huế. Từ thành công của Festival Huế 2014 tiếp tục khai thác tốt các chương trình đặc sắc, tiêu biểu để phục vụ du khách đến Huế.

4. Chuẩn bị tốt cho sản xuất vụ Hè thu, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, làm tốt công tác cảnh báo tình hình sinh vật gây hại trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Thực hiện các giải pháp ứng phó với tình hình nắng nóng, khô hạn, khai thác tối đa nguồn nước cho các công trình thủy lợi, thủy điện, đảm bảo lượng điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống.

Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn nâng cấp, đóng mới tàu thuyền hiện đại ra khơi đánh bắt xa bờ nhằm khai thác thủy sản bền vững và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án xây dựng nông thôn mới nhằm cải thiện và nâng cao đời sống người nông dân.



5. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tổ chức có hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho họ tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu phù hợp với tình hình khó khăn hiện nay theo hướng ưu tiên cho các chương trình giảm nghèo, chương trình nông thôn mới.

6. Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, gắn với nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức; xử lý nghiêm những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu; kịp thời thay thế những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là kiểm tra, giám sát qua trình giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý nhà nước và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008.

Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Kiểm soát và đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tăng cường phòng chống cháy nổ và các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn và ùn tắc giao thông...

UBND tỉnh yêu cầu và kêu gọi các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị cùng quan tâm đồng lòng ra sức thi đua với tình thần trách nhiệm cao nhất, phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu và các tầng lớp nhân dân phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2014, sớm xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương./.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao



UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 62/BC-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 7 năm 2014



BÁO CÁO

Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, buôn lậu,

gian lận thương mại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

6 tháng đầu năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014




Phần I

KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG,

BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI; THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
I. TÌNH HÌNH CHUNG

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI), Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Luật Phòng, chống tham nhũng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh về thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sáu tháng đầu năm 2014, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương và các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; triển khai thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn, xử lý tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lãng phí và bình ổn thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh...đã dạt được kết quả trong công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tình hình mới hiện nay.



II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG (PCTN)

1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN

Năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-UBND, ngày 17/02/2014 về triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng chống tham nhũng, Công ước của Liên Hợp quốc về phòng chống tham nhũng trong cán bộ, công chức và nhân dân”; Kế hoạch số 16/KH-UBND, ngày 18/02/2014 về công tác PCTN năm 2014; trên cơ sở đó, các sở, ngành, các đơn vị, địa phương đã tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch PCTN năm 2014 của cơ quan, đơn vị mình để triển khai thực hiện.

Các đơn vị, địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản về PCTN - đặc biệt là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN năm 2012; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 21/02/2014 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.

Đồng thời, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện Kế hoạch số 113/KH-UBND, ngày 17/10/2013 về triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 - 2014. Sở Giáo dục và Đào tạo đã đặt mua các tài liệu có liên quan để trang cấp cho các đơn vị; triển khai tập huấn cũng như tiến hành rà soát về số lượng, trình độ của đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trường THPT và Trung tâm giáo dục thường xuyên để bảo đảm về số lượng, chất lượng đảm nhận việc triển khai thực hiện; đã ban hành văn bản hướng dẫn việc tích hợp, lồng ghép nội dung PCTN vào chương trình dạy của học kỳ II năm học 2013-2014 theo phương thức ngoại khóa với thời lượng 02 tiết (90 phút).

Các đơn vị, địa phương đã ban hành mới 81 văn bản và sửa đổi 14 văn bản phục vụ công tác PCTN; phát hành 417 tài liệu và tổ chức 51 lớp tuyên truyền với 5.700 cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân được phổ biến các văn bản pháp luật về PCTN.

2. Kết quả thực hiện các giải pháp chủ yếu về phòng ngừa tham nhũng

2.1. Công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tập trung thực hiện công tác công khai, minh bạch gắn với cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực giao dịch hành chính, quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản, tuyển dụng công chức, viên chức,... trong đó, đã chú trọng thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo các nội dung được quy định tại Luật PCTN sửa đổi, bổ sung cũng như công khai các thủ tục hành chính liên quan chức năng, thẩm quyền của đơn vị. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng nắm bắt thông tin về hoạt động và giám sát việc thực hiện của cơ quan Nhà nước.

Các cơ quan, đơn vị cũng đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức để công khai tình hình quản lý, sử dụng kinh phí và việc thực hiện các chế độ, chính sách. Có 224 cơ quan được kiểm tra việc thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động, góp phần vào việc phòng ngừa tham nhũng phát sinh.

Việc tuyển dụng, quản lý, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh thời gian qua được thực hiện bảo đảm dân chủ, công khai và phát huy được tính chủ động của các cơ quan, đơn vị. Đã tổ chức tốt kỳ thi tuyển công chức năm 2013 và tuyển dụng được 72 công chức vào làm việc tại các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế. Việc xét tuyển viên chức sự nghiệp cũng đang được các cấp, các ngành triển khai thực hiện theo đúng quy trình, bảo đảm công khai, minh bạch.



2.2. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Sáu tháng đầu năm 2014, các cấp, các ngành đã ban hành mới 43 văn bản và sửa đổi, bổ sung 76 văn bản liên quan đến các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tiến hành 3.122 cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn… Trong đó, đã tích cực rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ, các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên các lĩnh vực tài chính, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản công, giá giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất...



2.3. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương và Quy tắc ứng xử do đơn vị xây dựng; các quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; Chỉ thị số 51/2012/CT-UBND, ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công cụ của cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 26/CT-UBND, ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đã có 45 đơn vị thực hiện kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ công chức, viên chức. Có 01 trường hợp vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã bị xử lý kỷ luật22.

Đầu năm đến nay, chưa phát hiện trường hợp vi phạm Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng theo Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg, ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là trong dịp đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 vừa qua. Tuy nhiên, việc thực hiện Quy chế này còn mang tính hình thức và rất khó kiểm soát, chủ yếu phụ thuộc và tính tự giác của các cá nhân; việc kiểm tra, giám sát việc tặng quà, nhận quà cũng như nộp lại quà tặng còn nhiều hạn chế.

2.4. Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

Các đơn vị, địa phương chuyển đổi vị trí công tác đối với 135 cán bộ, công chức, viên chức để chủ động phòng ngừa tham nhũng theo quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, ngày 27/12/2007 và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP, ngày 01/11/2013 của Chính phủ. Các đối tượng được chuyển đổi vị trí công tác trong 6 tháng đầu năm chủ yếu là Kế toán các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, cán bộ quản lý thị trường, cán bộ y tế, …

Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng, ngừa tham nhũng còn gặp khó khăn do yêu cầu chuẩn hóa chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đối với các vị trí công tác; tại một số đơn vị, số lượng công chức có thể đảm nhận được vị trí công việc còn hạn chế, đặc biệt là các vị trí công việc chuyên môn đặc thù.

2.5. Minh bạch tài sản, thu nhập

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn Nghị định số 78/2013/NĐ-CP cho 180 cán bộ cấp tỉnh, huyện. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiến hành triển khai thực hiện cũng như tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 trên địa bàn tỉnh để báo cáo Chính phủ và Thanh tra Chính phủ theo quy định. Ngoài ra, nhằm thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 21/02/2014 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 11/2014/CT-UBND, ngày 13/3/2014 về việc tiếp tục tăng cường thực hiện công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiến hành tổ chức triển khai các quy định về kê khai minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý với 08 Hội nghị tập huấn, 59 văn bản chỉ đạo được ban hành. UBND các huyện Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà đã tiến hành 04 Đoàn kiểm tra việc thực hiện công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập đối với 28 đơn vị trực thuộc.

Kết quả thực hiện năm 2013, tỷ lệ kê khai minh bạch tài sản, thu nhập trên địa bàn tỉnh đạt 99,4 % (theo số liệu báo cáo của các đơn vị tại thời điểm tháng 4/2014). Việc công khai các Bản kê khai tài sản, thu nhập cũng đã được các địa phương, đơn vị tích cực thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, vẫn có đơn vị còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện các quy định có liên quan. Hiện nay, Đoàn Kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh thành lập đang tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập tại một số địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh.



2.6. Thực hiện cải cách hành chính

Cải cách hành chính là một trong những công tác được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Thực hiện Kế hoạch số 112/KH-UBND, ngày 08/10/2013 của UBND tỉnh về kiểm tra công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và ISO, Đoàn kiểm tra do UBND tỉnh thành lập đã tiến hành kiểm tra tại các Sở Giáo dục và Đào tạo; Giao thông Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,… Nhìn chung, các đơn vị đã triển khai thực hiện khá tốt, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như tỷ lệ cập nhật hồ sơ vào phần mềm quản lý hồ sơ một cửa còn thấp, việc thực hiện một số phần mềm dùng chung của tỉnh còn hạn chế, ảnh hưởng đến sự kết nối, liên thông số liệu, dữ liệu, chế độ báo cáo của đơn vị đối với tỉnh,…

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) năm 2014; Quy chế hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh; Quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh; Kế hoạch rà soát quy định, TTHC năm 2014; Chỉ thị về việc tăng cường, đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm soát TTHC, cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh và Quy định công bố, công khai TTHC và chế độ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh.

Sáu tháng đầu năm, UBND tỉnh tiếp tục ban hành các Quyết định về công bố TTHC mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Danh mục TTHC theo cơ chế một cửa, bước đầu đem lại những kết quả tích cực, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức đến giao dịch.

Để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy CNQSD đất, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-UBND, ngày 25/12/2013 về việc tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cấp Giấy Chứng nhận và hoàn thiện hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, ban hành Quyết định số 681/QĐ-UBND, ngày 10/4/2014 về việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hoàn thiện hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh.

2.7. Áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động cơ quan, tổ chức, đơn vị

Nhằm triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng vào các cơ quan hành chính nhà nước gắn kết với thực hiện cơ chế một cửa và ứng dụng công nghệ thông tin, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 04/KH-UBND, ngày 20/01/2014 về triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014.

Các đơn vị, địa phương đã tiếp tục triển khai tốt việc ứng dụng các phần mềm dùng chung, phần mềm quản lý hồ sơ công việc, phần mềm Đăng ký lịch họp và phát hành giấy mời qua mạng; thực hiện tốt việc khai thác và quản lý mạng tin học diện rộng; không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các trang thông tin điện tử. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 74/KH-UBND, ngày 13/6/2013 của UBND tỉnh về triển khai dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

2.8. Việc đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản

Các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg, ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách, đồng thời, phần lớn việc thanh toán sử dụng các nguồn Ngân sách nhà nước đều thực hiện bằng hình thức chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước để kiểm soát, theo dõi, quản lý, đối chiếu theo quy định, hạn chế thấp nhất việc giao dịch bằng tiền mặt nhằm phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng.

Đến nay, 100% các đơn vị hành chính cấp tỉnh và đa số các đơn vị cấp huyện đã thực hiện việc trả lương cho cán bộ, công chức qua tài khoản.

Tuy nhiên, đối với các đơn vị ở cấp huyện, việc trả lương qua tài khoản còn gặp khó khăn do việc bố trí các máy ATM trên địa bàn cơ sở còn hạn chế, một số huyện có tỷ lệ số đơn vị trực thuộc đã thực hiện còn thấp như: huyện Phú Lộc chỉ đạt 59,2%, huyện Quảng Điền 67,9%, huyện Phong Điền 70%, ,... Mặt khác, chất lượng dịch vụ liên quan đến việc trả lương qua tài khoản còn nhiều hạn chế như: việc bố trí các máy ATM chưa đáp ứng nhu cầu; chất lượng hoạt động của các máy ATM nhiều lúc chưa bảo đảm như tình trạng nghẽn mạng hoặc hết tiền tại các trụ ATM mỗi dịp lễ, tết; việc thu phí khi sử dụng các giao dịch từ máy ATM,...


2.9. Công khai, minh bạch trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng

Công tác công khai minh bạch trong hoạt động quản lý đầu tư, xây dựng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Để tăng cường công tác quyết toán vốn đầu dư dự án hoàn thành và xử lý triệt để các vi phạm trong công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND, ngày 01/4/2014 về việc đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước. Đồng thời, đã chỉ đạo việc tổ chức thực hiện thanh toán vốn đầu tư năm 2014. Các đơn vị Thanh tra trên địa bàn tỉnh cũng đang tiến hành triển khai Chuyên đề thanh tra diện rộng về việc quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn ODA) và vốn trái phiếu Chính phủ.

Ngoài ra, đã chỉ đạo thực hiện tốt Quyết định số 1231/QĐ-UBND, ngày 02/7/2013 của UBND tỉnh về quy chế tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát các công trình, dự án xây dựng, góp phần PCTN, lãng phí có hiệu quả. Đã chỉ đạo các chủ đầu tư, đặc biệt là Ban Đầu tư xây dựng các cấp thực hiện tốt quá trình đầu tư từ khâu thẩm định, lựa chọn nhà thầu, giám sát quá trình thi công…; chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động rà soát, tăng cường kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản,… nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về vốn, tài sản có thể xảy ra trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng

3.1. Kết quả phát hiện xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo của các đơn vị, qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2014 chưa phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Riêng Thanh tra thị xã Hương Thủy, qua thanh tra việc quản lý tài chính tại HTX Tiêu thụ điện năng Thủy Châu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật như lập chứng từ khống, cá nhân chiếm dụng quỹ và làm thất thoát tiền của HTX, đã chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an thị xã điều tra xử lý theo quy định.



3.2. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng

Ngày 06/12/2013, Toà án nhân dân huyện Phú Lộc đã đưa ra xét xử công khai bị cáo Huỳnh Uýnh, nguyên là Đội trưởng đội quản lý đô thị huyện Phú Lộc với tội “Tham ô tài sản” theo khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự với mức án 02 năm 06 tháng tù giam. Tháng 3/2014, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án với kết quả y án sơ thẩm.

Sáu tháng đầu năm, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã khởi tố vụ án “Tham ô tài sản” đối với Trần Quang Tuyến, thủ quỹ Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền có hành vi chiếm đoạt tiền Quỹ 292,68 triệu đồng. Viện Kiểm sát nhân tỉnh đang kiểm sát điều tra vụ việc.

Ngoài ra, Cơ quan điều tra đang tổ chức xác minh, củng cố chứng cứ 02 vụ việc có dấu hiệu Tham ô tài sản để xử lý theo pháp luật.



4. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCTN

Thanh tra các cấp, các ngành đã tiến hành 17 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN tại 41 đơn vị, chủ yếu lồng ghép vào các cuộc thanh tra về tài chính, ngân sách. Thông qua các cuộc thanh, kiểm tra đã chỉ ra những kết quả đạt được, chấn chỉnh và xử lý những tồn tại, hạn chế, vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Đã hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.



5. Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về PCTN

Đã chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương trên địa bàn tỉnh xây dựng chuyên mục tuyên truyền hàng tuần về công tác cải cách hành chính, thông tin văn bản quy định về PCTN; đưa tin kịp thời các vụ việc tham nhũng ở địa phương; tổ chức phát sóng phim tài liệu về công tác PCTN. Các chương trình thời sự phát thanh, truyền hình cũng như Trang thông tin điện tử của các cơ quan Đài, Báo đã kịp thời phản ánh tình hình thực hiện công tác PCTN của các cấp, ngành, địa phương; kịp thời phản ánh những công trình chậm tiến độ, những dự án chậm được triển khai gây lãng phí tiền của Nhà nước và nhân dân…; chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN; Nghị quyết TW5 (khóa XI) của BCH Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Hội nghị lần thứ ba của BCH TW Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí gắn với việc thực Nghị quyết TW4 (khóa XI) và việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các Chuyên đề, Chuyên mục như “Với khán giả truyền hình”, “Trả lời thư bạn nghe Đài” đã kịp thời giới thiệu, phổ biến luật PCTN; các chủ trương chính sách của Trung ương và địa phương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện nhiều phóng sự điều tra theo đơn, thư của khán giả… Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác PCTN của tỉnh. Tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng thể chế, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN; giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cư; tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân; kịp thời chuyển tải đến cơ quan chức năng những ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, phản ảnh của nhân dân,...



6. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN

Đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020; thực hiện các nhóm giải pháp và nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 24/5/2012 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN giai đoạn từ năm 2011 đến 2016. Nhìn chung, các đơn vị địa phương đã tích cực triển khai thực hiện, đã ban hành Chương trình, Kế hoạch để thực hiện các giải pháp PCTN tại đơn vị, địa phương mình; đã tổ chức tuyên truyền Chiến lược lồng ghép với Luật PCTN và các quy định của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương về công khai minh bạch trong các lĩnh vực...



7. Đánh giá tình hình tham nhũng, công tác PCTN

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN, việc ban hành văn bản phục vụ công tác PCTN đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm và tích cực triển khai thực hiện.

Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác PCTN từng bước được nâng lên.

Công tác cải cách các thủ tục hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và công dân trong giao dịch hành chính, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, phòng ngừa các hành vi tham nhũng.

Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, kịp thời phát hiện xử lý vi phạm, phòng ngừa tham nhũng phát sinh. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã tích cực xem xét, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng được phát hiện.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: công tác phòng ngừa, công khai minh bạch trên một số lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng như đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, mua sắm công, công tác tổ chức cán bộ, cấp giấy CNQSDĐ, đền bù giải phóng mặt bằng, tín dụng Ngân hàng... ở một số nơi chưa thực hiện tốt; công tác giám sát cộng đồng đối với các công trình, dự án xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước chưa phát huy hiệu quả; công tác thanh tra cũng như công tác tự kiểm tra ở trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị để phát hiện hành vi tham nhũng vẫn còn hạn chế; tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ, công chức trong quan hệ giao dịch hành chính vẫn còn gây bức xúc cho tổ chức và nhân dân; việc thực hiện chế độ báo cáo về PCTN của một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm túc, không đầy đủ gây khó khăn cho công tác tổng hợp và đánh giá thực trạng tình hình về tham nhũng...



III. CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

1. Tình hình triển khai, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Để triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo 127/TTH và các cơ quan, địa phương liên quan triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng, chống cháy nổ; ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển, buôn bán, đốt pháp nổ; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, Báo, Đài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Chỉ thị số 21/CT-UBND, ngày 06/12/2013 về tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ, cộng cụ hỗ trợ, pháo, đốt thả đèn trời, Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 19/12/2013 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá, ổn định thị trường cuối năm 2013 và phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 của UBND tỉnh.

Đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng theo Chỉ thị số 05/CT-UBND, ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.

Ban Chỉ đạo 127/TTH đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 80/KH-BCDD127, ngày 05/12/2013 về chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Các ngành chức năng đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại đến các đối tượng kinh doanh, người tiêu dùng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, người điều khiển phương tiện xuất, nhập cảnh, hành khách xuất, nhập cảnh và cư dân tại các xã biên giới không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm. Đồng thời, thực hiện tốt quy chế phối kết hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và qua đường hàng không; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.



2. Công tác chống sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm

Các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 3.221 trường hợp vi phạm pháp luật về thương mại, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tổng số tiền thu nộp ngân sách từ việc xử lý các vụ vi phạm hơn 4,51 tỷ đồng, trong đó, xử phạt vi phạm hành chính trên 1,22 tỷ đồng. Cụ thể như sau:

- Lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra các điểm tập kết, phát luồng hàng hóa, các điểm kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm; tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại. Đã phát hiện và xử lý 33 vụ buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm; 1.506 đối tượng kinh doanh không chấp hành việc niêm yết giá đúng theo quy định; 02 trường hợp vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; 1.372 đối tượng không chấp hành đầy đủ các điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh, vi phạm về ghi nhãn hàng hoá theo quy định; 03 vụ kinh doanh áo quần xâm phạm nhãn hiệu Công ty Cổ phần May Việt Tiến. Tổng giá trị xử lý các vụ vi phạm gần 01 tỷ đồng (trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 459 triệu đồng; bán hàng tịch thu 170 triệu đồng; trị giá hàng tịch thu chờ bán và giá trị hàng tiêu huỷ hơn 324,8 triệu đồng).

- Lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý 44 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại; chuyển các ngành chức năng xử lý thu nộp ngân sách Nhà nước trên 1,237 tỷ đồng (trong đó phạt tiền 41 đối tượng thu 166,75 triệu đồng, phạt cảnh cáo 02 đối tượng).

- Lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và xử lý 261 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó, có 56 vụ mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản và 04 vụ vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã. Đã tịch thu nhập kho Nhà nước 256,673 m3 gỗ các loại; thu nộp ngân sách nhà nước trên 2,274 tỷ đồng (trong đó: thu phạt hành chính 598 triệu đồng; bán lâm sản tịch thu trên 1,676 tỷ đồng). Ngoài ra, đã tổ chức tiêu hủy tại rừng 10,633 m3 gỗ và nhiều phương tiện vi phạm khác như lán trại, xăm ô tô, dây bẫy động vật rừng,...

- Lực lượng Hải quan và Bộ đội Biên phòng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tuyến đường biên giới, đường hàng không, trong 6 tháng đầu năm 2014 chưa phát hiện việc buôn lậu, gian lận thương mại qua đường biên giới và đường hàng không.



3. Công tác phối hợp giữa các ban, ngành chức năng trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Các ngành chức năng đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục tăng cường công tác phối kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về kinh doanh, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trái phép. Đã phối hợp với lực lượng Thú y trực tại 02 chốt kiểm dịch Phong Điền và Phú Lộc kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm… qua chốt nhằm ngăn chặn việc vận chuyển động vật trái phép ra vào tỉnh.

4. Đánh giá chung về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Sáu tháng đầu năm 2014, các vụ buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh xảy ra khá phức tạp, đặc biệt là các trường hợp vi phạm pháp luật về thương mại như không chấp hành quy định về niêm yết giá, quy định về điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh, ghi nhãn hàng hóa,…. Các đối tượng kinh doanh thường xuyên dùng những thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt lực lượng chức năng như sử dụng hóa đơn, chứng từ có giá trị thấp, kê khai giá bán thấp hơn nhiều lần nhằm hợp thức hóa hàng nhập lậu; xé lẻ hàng hóa; thường xuyên thay đổi địa điểm tập kết hàng hóa, giao hàng hóa vào đêm khuya, ngày nghỉ, ngày lễ; theo dõi hoạt động của các lực lượng chức năng để tránh kiểm tra, kiểm soát; sử dụng biển số xe ô tô giả để đánh lừa lực lượng chức năng; thực hiện niêm yết giá hàng hóa đối phó khi có lực lượng chức năng đi kiểm tra...

Trong khi đó, các lực lượng chức năng còn mỏng, địa bàn hoạt động rộng, phương tiện công tác còn thiếu, một số Đội quản lý thị trường chưa được trang bị xe ô tô... đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, đặc biệt là Ban Chỉ đạo 127/TTH, các lực lượng chức năng đã chủ động tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thường xuyên phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến các đối tượng kinh doanh trên địa bàn, góp phần bình ổn bình ổn giá, bình ổn thị trường, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, lễ hội Festival Huế và Festival Thuận An biển gọi vừa qua; tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người sản xuất, kinh doanh chân chính và bảo vệ người tiêu dùng.



IV. CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

1. Tình hình triển khai thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Công văn số 178-CV/TW, ngày 31/12/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Công văn số 964-CV/TU, ngày 10/01/2014 của Tỉnh ủy về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014; Chỉ thị số 36/CT-UBND, ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính tổ chức triển khai thực hiện công tác ngân sách năm 2014, trong đó chú trọng các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hướng tới mục tiêu là kiềm chế lạm phát, đồng thời, tập trung sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhằm hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của tỉnh, bao gồm:

- Quán triệt tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ đầu năm thông qua Hội nghị công tác tài chính nhằm triển khai đến các cơ quan, đơn vị và các địa phương, qua đó kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện.

- Kịp thời chỉ đạo và triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm chi tiêu công. Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí ngày từ khâu lập và giao dự toán cho các địa phương, đơn vị.

- Kết hợp đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với việc tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

Thực hiện Chỉ thị số 171/CT-TTg, ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện, để bảo đảm đáp ứng nhu cầu cung ứng điện năng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND, ngày 14/02/2014 về việc tăng cường công tác tiết kiệm điện năm 2014.

2. Tình hình và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

2.1. Trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

Việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đã gắn kết với các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước và đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung, đối tượng, thời gian cũng như định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định, bảo đảm minh bạch, công bằng. Dự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2014 đã được công khai theo quy định.

Ngay từ đầu năm, dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị và các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã được tiết kiệm 10% theo quy định. Tổng số tiền tiết kiệm chi thường xuyên đạt được là 100,74 tỷ đồng.

Năm 2014, UBND tỉnh giao các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp tiếp tục hoạt động theo cơ chế tài chính của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ cho giai đoạn mới. UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-UBND, ngày 12/3/2014 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006NĐ-CP của Chính phủ giai đoạn 2014-2016 cho 174 đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, các đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện cho đơn vị mình nên việc thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm chi thường xuyên tại các đơn vị đã được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Các đơn vị chức năng cũng đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra trên lĩnh vực quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách nhằm đưa công tác quản lý tài chính của các đơn vị đạt hiệu quả cao, đúng chế độ và pháp luật của Nhà nước. Qua công tác thanh tra trên lĩnh vực tài chính, ngân sách đã phát hiện một số sai phạm như thanh, quyết toán kinh phí ngân sách vượt quy định Nhà nước; thu, chi sai nguyên tắc, trái quy định nhà nước,… với tổng số tiền sai phạm trên 4,52 tỷ đồng, đã xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị thu hồi trên 2,26 tỷ đồng; đồng thời, đã kiến nghị nhiều nội dung khác để chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách tại các đơn vị.

2.2. Trong công tác mua sắm, quản lý sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại

UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1442/UBND-TC, ngày 25/3/2014 về việc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2014, trong đó chỉ đạo việc mua sắm xe ô tô phục vụ công tác, ô tô chuyên dùng, ô tô phục vụ hoạt động các Chương trình, Dự án sử dụng vốn nước ngoài và việc mua sắm các tài sản nhà nước khác… phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ hiện hành; trình tự, thủ tục mua sắm tài sản phải bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2014, các cơ quan, đơn vị đã chấp hành tốt các định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định trong mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản, phương tiện, thiết bị làm việc… Công tác mua sắm đã được thực hiện khá nghiêm túc và đến nay chưa có đơn vị nào vi phạm. Đặc biệt, trong năm 2014, không bố trí kinh phí mua xe công theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật.



2.3. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Để tăng cường công tác quyết toán và xử lý triệt để các vi phạm trong công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND, ngày 01/4/2014 về việc đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước. Đồng thời, đã ban hành văn bản chỉ đạo việc tổ chức thực hiện thanh toán vốn đầu tư năm 2014, trong đó đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 25/CT-UBND, ngày 24/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác đầu tư, xây dựng cơ bản năm 2014 trong thực hiện thu hồi vốn các dự án đầu tư không thực hiện, giải ngân đúng tiến độ, thời hạn theo quy định.

Thực hiện Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bên cạnh việc tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành, Sở Tài chính đã phối hợp các cơ quan liên quan chủ động rà soát, tăng cường kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Các đơn vị Thanh tra đã tăng cường công tác thanh tra trên lĩnh vực quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm với số tiền 323,6 triệu đồng, kiến nghị xử lý thu hồi số tiền 193,4 triệu đồng do nghiệm thu khối lượng vượt so với thực tế thi công. Hiện nay, các đơn vị Thanh tra trên địa bàn tỉnh đang tiến hành triển khai Chuyên đề thanh tra diện rộng về việc quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn ODA) và vốn trái phiếu Chính phủ.



3. Đánh giá chung về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Sáu tháng đầu năm 2014, mặc dù có những khó khăn đối với nhiệm vụ kinh tế, ngân sách, nhưng UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo, đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp nhằm tiết kiệm chi tiêu ngân sách và hoàn thành các nhiệm vụ đề ra. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong 6 tháng đầu năm 2014 đã có những kết quả khả quan - nhất là trong lĩnh vực chi tiêu công, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã tích cực, chủ động thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tiết kiệm cho ngân sách một khoản kinh phí không nhỏ. Tuy nhiên, qua kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy một só địa phương, đơn vị vẫn còn tình trạng thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước trên một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, lập dự án, chi tiêu hành chính, quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên; mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công... Do đó, các đơn vị chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra phê duyệt quyết toán, kiểm soát chi tiêu hành chính; thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng ngân sách của các cơ quan, đơn vị trên các lĩnh vực dễ phát sinh tình trạng lãng phí và thực hiện các biện pháp nhằm thắt chặt chi tiêu công theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.


Phần II: NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014
Trong 6 tháng cuối năm 2014, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện tốt những vấn đề sau:

I. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản về PCTN, đặc biệt là Luật PCTN sửa đổi, bổ sung; Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X), Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) gắn với đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị Khóa XI.

2. Các Sở, ban, ngành và các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 31/2012/QĐ-TTg, ngày 26/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Kế hoạch số 04/KH-UBND, ngày 06/01/2012 về triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật PCTN, Công ước của Liên Hợp quốc về PCTN trong cán bộ, công chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016”; Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 24/5/2012 về thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016; Kế hoạch số 113/KH-UBND, ngày 17/10/2013 về triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 - 2014; Kế hoạch số 15/KH-UBND, ngày 17/02/2014 về triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật PCTN, Công ước của Liên Hợp quốc về PCTN trong cán bộ, công chức và nhân dân” năm 2014 và Kế hoạch số 16/KH-UBND, ngày 18/02/2014 về công tác PCTN năm 2014 của UBND tỉnh.

3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch trong hoạt động; trọng tâm là công khai, minh bạch trong giao dịch hành chính; sử dụng Ngân sách nhà nước; mua sắm, bán đấu giá tài sản công; quản lý các Dự án đầu tư, xây dựng cơ bản; tuyển dụng công chức, viên chức; các nguồn kinh phí hỗ trợ cho đối tượng chính sách, hộ nghèo,... Thực hiện tốt việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; xử lý trách nhiệm người đứng đầu theo quy định của Luật PCTN và Nghị định 107 của Chính phủ.

4. Chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành báo cáo kết quả kiểm tra công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 trên địa bàn tỉnh để có biện pháp xử lý đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện không nghiêm túc; chỉ đạo triển khai công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập năm 2014 theo quy định.

5. Các đơn vị Thanh tra tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2014 đã được phê duyệt, trong đó chú trọng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN theo quy định; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP, ngày 22/3/2012 quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thanh tra, cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan Thanh tra kiến nghị khởi tố.

6. Các Sở, ban, ngành, địa phương tập trung giải quyết tốt đơn, thư khiếu nại, tố cáo phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, không để xẩy ra “điểm nóng”. Kịp thời phát hiện khởi tố, điều tra, truy tố và đưa vụ án ra xét xử đối với các tội phạm về tham nhũng xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo, đôn đốc xử lý các vụ việc do báo chí nêu hoặc đơn, thư của công dân có liên quan đến tham nhũng trên địa bàn.

II. CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

1. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thương mại, pháp luật về Hải quan, Luật bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản liên quan để nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, hạn chế các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, thị trường trên địa bàn tỉnh.

2. Lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường hàng hóa; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế thấp nhất các hoạt động buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại; tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn nhằm ổn định thị trường, chống đầu cơ, găm hàng. Thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả thị trường để có hướng xử lý kịp thời các biến động của thị trường, góp phần khống chế không để xảy ra những cơn sốt “ảo” về giá cả, duy trì sự ổn định thị trường, tạo văn minh trong thương mại. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng Thú y tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn, trực tại các chốt kiểm dịch nhằm ngăn chặn các đối tượng buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm nhiễm bệnh nhập lậu hoặc không qua kiểm dịch vào địa bàn tỉnh.

3. Lực lượng Công an, Kiểm lâm tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện bắt giữ và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại; các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép hàng hoá, lâm sản; săn bắt, kinh doanh trái phép động vật rừng và các sản phẩm động vật rừng trên các tuyến và địa bàn trọng điểm, đặc biệt chú trọng nguồn lâm sản không có nguồn gốc hợp pháp từ ngoại tỉnh vận chuyển qua địa bàn tỉnh.

4. Lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng tiếp tục triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, phương án đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, kế hoạch phòng, chống ma túy theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Ban chỉ đạo 127/TTH các cấp.

5. Các lực lượng chức năng tiếp tục làm tốt công tác phối kết hợp trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại theo Quy chế phối hợp đã ký kết, nhất là trong các hoạt động trao đổi thông tin, tổ chức đấu tranh, bắt giữ và xử lý các đối tượng vi phạm.

III. CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện tốt Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 36/CT-UBND, ngày 27/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014 của cấp mình, ngành mình. Thực hiện nghiêm việc kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm chi tiêu công; tăng cường kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công văn số 2133/BTC-QLCS, ngày 19/2/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2014; hạn chế việc đầu tư, mua sắm phương tiện, thiết bị quản lý chưa thật sự cần thiết để kiềm chế lạm phát và tập trung sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhằm hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của tỉnh.

3. Các đơn vị Tài chính, Kho bạc nhà nước tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị được giao quản lý trong lĩnh vực chi tiêu ngân sách, quản lý tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản,… nhằm đưa công tác quản lý tài chính của các đơn vị đạt hiệu quả cao, đúng chế độ và pháp luật của Nhà nước.

4. Thanh tra các cấp tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt trên các lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, xây dựng cơ bản, đất đai, tài nguyên môi trường.

Trên đây là báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế./.





TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao

















ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 66/BC-UBND





Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 7 năm 2014



BÁO CÁO

Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm

và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương