Kế hoạch số 1051/kh-ubnd ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 2015 trên địa bàn tỉnh Bến Tre



tải về 76.39 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích76.39 Kb.
#15594
Kế hoạch số 1051/KH-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bến Tre:

Căn cứ Quyết định số 2331/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục, các chương thình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2011;

Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011- 2015;

Căn cứ nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IX nhiệm kỳ 2011-2015; Nghị quyết số 11-NQ/ĐH ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.

Công tác giảm nghèo là một chương trình lớn được Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều năm qua. Chương trình này đã trở thành xã hội hóa, bất kể ngành nào, cấp nào cũng phải tham gia với một mục đích duy nhất là giúp người nghèo vượt khó vươn lên thoát nghèo. Để kế thừa và phát huy kết quả thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO CỦA TỈNH:

Tỉnh Bến Tre hiện có 164 xã, phường, thị trấn với 9 huyện, thành phố với 358.966 hộ dân. Theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo chuẩn mới giai đoạn 2011-2015: Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân 400.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn; 500.000 đồng/người/tháng trở xuống khu vực thành thị. Hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập từ 401.000đồng/người/ tháng đến 520.000đồng/người/tháng Khu vực nông thôn; 501.000đồng/người/tháng đến 650.000đồng/người/tháng khu vực thành thị. Với chuẩn này toàn tỉnh hiện có 55.821 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 15,55%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,50%, với 22.180 hộ. Đa số hộ nghèo tập trung ở khu vực nông thôn với 52.879 hộ, chiếm tỷ lệ 14,73%, hộ cận nghèo 22.056, tỷ lệ 6,14%, khu vực thành thị 2.942 hộ, tỷ lệ 0,82%, hộ cận nghèo 1.264 hộ, tỷ lệ 0,35%.

Huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Thạnh Phú 23,10%, huyện Ba Tri 20,30%; tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là thành phố Bến Tre 2,54%, huyện Châu Thành 11,22%. Toàn tỉnh có 02 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30% là xã An Đức, huyện Ba Tri và xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, 9 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% đến dưới 30%, 27 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% đến dưới 25%, chi tiết số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo từng đơn vị như sau:

STT

Đơn vị

Tổng số

hộ dân


Tổng số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo %

Tổng số hộ cận nghèo

Tỷ lệ hộ cận nghèo %

1

Thành phố

34.581

879

2,54

758

2,19

2

Châu Thành

46.193

5.185

11,22

2.732

5,91

3

Bình Đại

36.995

6.155

16,64

1.837

4,97

4

Ba Tri

49.396

10.025

20,30

3.425

6,93

5

Giồng Trôm

50.375

8.918

17,70

4.282

8,50

6

Mỏ Cày Nam

43.273

6.142

14,19

2.879

6,65

7

Mỏ Cày Bắc

32.208

60.39

18,75

2.542

7,89

8

Thạnh Phú

34.258

7.913

23,10

2.815

8,22

9

Chợ Lách

31.687

4.565

14,41

2.050

6,47

Tổng cộng

358.966

55.821

15,55

23.320

6,50

Có 23.486 hộ chủ hộ là nữ, chiếm tỷ lệ 42% so với hộ nghèo, 34 hộ có chủ hộ là người dân tộc, 1.693 hộ thuộc diện chính sách người có công , 5.521 hộ thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội.

Nguyên nhân nghèo chủ yếu tập trung vào các yếu tố;

- Thiếu tư liệu sản xuất, vốn, đất sản xuất, phương tiện sản xuất là: 34.890 hộ.

- Thiếu lao động, đông người ăn theo, không có việc làm là: 13.239 hộ.

- Không biết cách làm ăn, tệ nạn xã hội hoặc chay lười khác: 5.933 hộ.

- Nguyên nhân khác (đối tượng không hoạt động kinh tế, neo đơn, tàn tật): 1.759 hộ.

Giải quyết giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài đòi hỏi mang tính bền bỉ, trong 05 năm tới công tác giảm nghèo phải gắn với mục tiêu “giảm nghèo bền vững” để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi sự tập trung toàn lực của cả hệ thống chính trị, sự ưu tiên trong việc phát triển kinh tế xã hội, phát huy nguồn lực tại chỗ đặc biệt là sự vươn lên của người nghèo.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì người nghèo, tăng cường, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo.

- Tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, bảo vệ kết quả thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn trước, hạn chế tái nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực thành thị và nông thôn, tăng cường khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo, bảo vệ phụ nữ và trẻ em nghèo.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ:

- Phấn đấu mỗi năm giảm 2% hộ nghèo (tương đương với 7.180 hộ), giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 7% đến năm 2015 và còn 3% hộ nghèo vào năm 2020;

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế;

- Phấn đấu đảm bảo các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, tăng cường nâng cao nhận thức của người nghèo, hộ nghèo.

- Tiếp tục hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tại 4 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển như: xã An Nhơn, xã An Quy, xã An Thuận, huyện Thạnh Phú; xã Thừa Đức, huyện Bình Đại.

- Tạo điều kiện hơn 100.000 lượt hộ được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Có 100.000 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, lớp.

- Tập huấn nâng cao năng lực cho 6.000 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo; cán bộ lao động thương binh và xã hội, cán bộ cấp xã và trưởng khóm - ấp, cán bộ ở các cơ quan ban ngành cấp huyện, cấp tỉnh và các tổ chức đoàn thể có liên quan.

- Tạo việc làm ổn định nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%; xuất khẩu lao động trên 3.000 người; giảm tỷ lệ thất nghiệp còn dưới 4%; 25.000 lượt người được tập huấn về khuyến nông - lâm - ngư, 71.100 người được hỗ trợ dạy nghề tạo việc làm tại chỗ, trong các doanh nghiệp và làm việc ở nước ngoài, trong đó có 3.000 lượt người nghèo bình quân mỗi năm 600 người.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo:

1.1. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo:

- Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi với hộ nghèo, đề xuất chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo, duy trì cho vay đối với hộ đã thoát nghèo nhưng còn nợ ngân hàng chính sách xã hội.

- Ưu tiên hỗ trợ vốn vay tạo việc làm tại chỗ gắn với dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư chuyển giao kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

1.2. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề miễn phí cho người nghèo gắn với việc làm.

- Tập trung tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả chương trình quốc gia về việc làm, phấn đấu giải quyết việc làm cho 114.500 lao động, đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động, tiếp tục thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm, khai thác hiệu quả sàn giao dịch việc làm để thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Tăng cường nguồn lực thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu trong 5 năm đào tạo 71.100 người, trong đó 59.850 lao động có trình độ sơ cấp nghề, 11.250 lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng nghề.

Đề xuất chính sách hỗ trợ học nghề phù hợp với lao động thuộc hộ mới thoát nghèo trong 1 - 2 năm, tạo điều kiện để hộ thoát nghèo bền vững.

1.3. Thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến ngư miễn phí cho hộ nghèo: Tập trung thực hiện công tác khuyến nông, khuyến ngư cho hộ nghèo gắn với chính sách tín dụng ưu đãi, chuyển giao kỹ thuật cho người nghèo. Chọn mô hình giảm nghèo hiệu quả nhân rộng.

1.4. Thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục:

Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và thông tư liên bộ số 29/2010TTLB-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Nghị quyết số 20/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Đề xuất chính sách hỗ trợ học sinh nghèo ở các xã vùng sâu, xã bãi ngang được miễn giảm học phí học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề công lập.



1.5. Chính sách hỗ trợ về y tế:

- Đảm bảo 100% người nghèo, người cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định hiện hành.

- Xây dựng cơ chế, chính sách giải pháp phù hợp với nguồn lực, cộng đồng xã hội cùng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để hình thành quỹ hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, hiểm nghèo chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo khi chuyển lên tuyến trên. Khuyến khích mở bếp ăn từ thiện miễn phí cho bệnh nhân nghèo, cận nghèo tại các bệnh viện.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa vận động các tổ chức cá nhân hỗ trợ kinh phí cấp phát thuốc, khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân, người bệnh thuộc gia đình khó khăn tập trung ở các xã nghèo, xã ven biển, xã vùng sâu, vùng xa.



1.6. Chính sách hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo: Tiếp tục thực hiện đề án hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định 67/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thành việc xây dựng 4.000 căn nhà hỗ trợ cho người nghèo năm 2011 và kết thúc đề án vào đầu năm 2012; các năm còn lại sẽ tiếp tục rà soát hộ nghèo khó khăn về nhà ở theo chuẩn mới để huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội kết hợp với nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ người nghèo cải thiện nhà ở, trong đó ưu tiên đến hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật. Đồng thời tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ giá điện 30.000 đồng/hộ/tháng cho hộ nghèo theo Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường; bằng nhiều giải pháp phù hợp giải quyết đủ nước sạch sinh hoạt cho người dân vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn về nước hiện nay.



1.7. Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người nghèo: Tiếp tục triển khai thực hiện công tác trợ giúp pháp lý đối với người nghèo, ưu tiên hỗ trợ các ấp nghèo, xã nghèo.

1.8. Tập trung thực hiện chính sách bảo trợ xã hội: Kịp thời giải quyết trợ cấp, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ mai táng phí cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật.

1.9. Tổ chức tốt việc vận động xã hội hóa trong công tác giảm nghèo: Thông qua các Tổ chức Hội, Đoàn thể đẩy mạnh công tác vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ kinh phí thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực như: xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, hỗ trợ học bỗng, học phẩm, xe lăn, xe lắc, phẩu thuật tim, nhà tình nghĩa, nhà tình thương và các nguồn vốn đầu tư giúp hộ nghèo phát triển sản xuất góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giảm nghèo.

2. Tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ ấp nghèo, xã nghèo: Tiếp tục hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng các xã bãi ngang ven biển được Chính phủ công nhận theo Quyết định 106/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2004 đồng thời đề nghị Trung ương có chính sách hỗ trợ các xã nghèo, ấp nghèo theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015.

3. Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức người nghèo, cán bộ làm công tác giảm nghèo:

- Tăng cường xây dựng các mô hình hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập “mô hình sinh kế người nghèo”.

- Triển khai các hoạt động “họp mặt đối thoại người nghèo”, câu lạc bộ giảm nghèo, câu lạc bộ người nghèo, triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư thí điểm xã, ấp để giảm nghèo.

- Triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông công tác giảm nghèo bao gồm các hoạt động tập huấn, hội thảo tham vấn, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, xây dựng nội dung tuyên truyền theo chủ điểm.

- Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo các cấp.

4. Đẩy mạnh công tác quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu công tác giảm nghèo: Tập trung nhập liệu đưa vào quản lý hộ nghèo trên máy tính từ tỉnh đến xã, đầu tư sổ quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức thu nhập từ 130% đến 150% chuẩn hộ nghèo đến các ấp nhằm quản lý chặt chẽ hộ nghèo, nắm vững nguyên nhân nghèo của hộ để có giải pháp hỗ trợ kịp thời.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp Ủy Đảng, Chính quyền.

- Về mặt nhận thức công tác giảm nghèo đã và đang được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể hết sức quan tâm, chỉ đạo thực hiện rất cụ thể, trong thời gian tới cần tích cực đặt mục tiêu giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ hàng đầu và đưa vào nghị quyết của cấp Uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, gắn công tác giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội thiết thực và cụ thể hơn trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn lực. Từng huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn phải có kế hoạch giảm nghèo giai đoạn, giảm nghèo hàng năm, kế hoạch phải chi ra được những mô hình, những dự án cụ thể thiết thực cho từng nhóm hộ cần triển khai thực hiện trong từng năm, từng giai đoạn trên cơ sở thực trạng, khả năng của từng hộ nghèo.

- Phân công đội ngũ cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công tác giảm nghèo vào hệ thống chỉ đạo điều hành, có chủ trương biện pháp tích cực trong chỉ đạo.

- Phân công đội ngũ cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công tác giảm nghèo vào hệ thống chỉ đạo điều hành, có chủ trương biện pháp tích cực trong chỉ đạo.

- Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo thục hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác giảm nghèo trên địa bàn, vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

- Quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, nhất là cấp cơ sở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố cần phân loại hộ nghèo để có sự hỗ trợ phù hợp bằng chính sách, bằng giải pháp, xây dựng ban hành quy chế xem xét công nhận hộ thoát nghèo, xã nghèo để có cơ sở pháp lý trong chỉ đạo thực hiện.

- Tăng cường việc kiểm tra, đánh giá định kỳ để điều chỉnh cơ chế chính sách, giải pháp giảm nghèo cho phù hợp.

2. Kiện toàn hệ thống quản lý.

- Trên cơ sở hệ thống Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp hiện nay, cần củng cố, nâng cao năng lực hoạt động và phân công nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm của từng thành viên, bảo đảm quản lý chỉ đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo từ tình đến cơ sở xã, phường, thị trấn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp.

- Về kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp được dự toán bổ sung vào kế hoạch kinh phí hàng năm của từng cấp để bảo đảm cho toàn bộ hệ thống quản lý điều hành có đủ kinh phí hoạt động theo yêu cầu nhiệm vụ.



3. Phân công nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành.

* Cấp tỉnh:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, giúp BCĐ điều phối hoạt động giảm nghèo. Phối hợp với các ngành, các đoàn thể có liên quan tổ chức triển khai thực hiện, giám sát đánh giá các hoạt động giảm nghèo, chủ trì thực hiện các chín sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động. Hướng dẫn công tác bình nghị hộ nghèo qua từng năm đồng thời hàng năm tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ về công tác giảm nghèo cho các huyện, thành phố, xã, phường và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và đầu tư: Cân đối nguồn lực cho chương trình, phối hợp với các sở ngành có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách cho chương trình.

3. Sở Tài chính: Hướng dẫn kiểm tra sử dụng kinh phí theo quy định, cân đối từ ngân sách địa phương phục vụ công tác giảm nghèo.

4. Sở Y tế: Triển khai thực hiện các chính sách về hỗ trợ y tế đối với người nghèo, người cận nghèo và các đối tựơng khác theo quy định của Luật Y tế.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi giáo dục đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức thu nhập trên 130% đến 150% chuẩn hộ nghèo và các đối tượng khác theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện công tác giảm nghèo, hướng dẫn thực hiện một số chính sách, dự án thuộc ngành quản lý, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nghèo, triển khai chương trình khuyến nông, khuyến ngư cho người nghèo, hướng dẫn chương trình nông thôn mới gắn với công tác giảm nghèo. Nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

7. Ngân Hàng Chính sách xã hội: Triển khai thực hiện các chính sách về vốn vay ưu đãi với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng học sinh sinh viên thông qua các chương trình: sử dụng vốn để phát triển sản xuất, nhà ở, nước sạch vệ sinh môi trường, học sinh, sinh viên …, hàng năm có đánh giá hiệu quả thu hồi vốn các nhóm vay.

8. Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với các ngành triển khai đề án hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008, Quyết định 67/2010/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo tại công văn số 140/BXD-QLN ngày 27/01/2011 về đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trong năm 2011.

9. Sở Tư pháp: Chủ trì triển khai công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, ưu tiên tại các ấp nghèo, xã nghèo.

10. Sở Công thương, Điện lực, Liên minh Hợp tác xã và các Sở ngành khác có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình, chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững, đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở cơ sở.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường: Trong xây dựng kế hoạch nước sạch vệ sinh môi trường cũng như chiến lược biến đổi khí hậu chú ý đề xuất các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm phụ nữ và trẻ em nghèo.

12. Sở Thông tin và Truyền thông: có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến các chính sách của nhà nước về công tác giảm nghèo, qua đó tạo sự đồng thuận và trách nhiệm cao trong công tác giảm nghèocủa tỉnh nhà thông qua các phương tiện thông tin địa chúng.

13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Tỉnh đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ và các cấp hội… tăng cường chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo như phong trào ngày vì người nghèo, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, động viên phát huy tinh thần tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo.

* Cấp huyện:

Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, tập trung triển khai thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; hàng năm có sơ, tổng kết, giám sát đánh giá kết quả, xây dựng các dự án giải quyết việc làm, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, chăn nuôi, phát triển các nghề gia công chế biến, thủ công mỹ nghệ truyền thống… Riêng đối với những huyện có xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, xã nghèo, ấp nghèo, tổ chức triển khai, quản lý tốt các nguồn kinh phí hỗ trợ.

* Cấp xã, phường, thị trấn:

Là nơi trực tiếp thực hiện công tác giảm nghèo cần phải củng cố Ban chỉ đạo giảm nghèo, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ đảm nhận được nhiệm vụ. Từng xã, phường phải xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thiết lập được mạng lưới điều hành từ xã đến ấp, đến tổ nhân dân tự quản và củng cố hoạt động của các tổ tương trợ theo nhóm hộ có cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh hoặc theo tổ nhân dân tự quản để huy động sự trợ giúp lẫn nhau trong nhân dân.

Trực tiếp theo dõi, quản lý và bình xét hộ nghèo đúng đối tượng theo quy định, đồng thời là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách các dự án trên địa bàn.

Xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo đến từng ấp, khu phố, tổ nhân dân tự quản đồng thời tăng cường quản lý cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn mình.



4. Cơ chế quản lý điều hành.

- Công tác giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015 được vận hành theo cơ chế liên ngành, với nội dung các dự án chi tiết trên từng lĩnh vực, khi được duyệt các sở, ban ngành theo chức năng của mình có trách nhiệm chủ động xây dựng các dự án thành phần, cân đối, bố trí, phân bổ và quản lý các nguồn lực, đồng thời phối hợp với các ngành có liên quan và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu của dự án dưới sự điều phối thống nhất của Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh.

- Tăng cường tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ quốc tế, các nhà từ thiện, các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phối hợp, tổng hợp, điều phối kiểm tra hoạt động của các sở, ngành, các địa phương trong việc quản lý điều hành, thực hiện các dự án nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

- Các sở, ban ngành rà soát cân đối nguồn lực từ các chương trình kinh tế - xã hội thuộc ngành mình quản lý, đề xuất các giải pháp lồng ghép nhằm đáp ứng các mục tiêu của từng dự án trong chương trình.

- Các ngành các địa phương phải chấp hành nghiêm chế độ báo cáo định kỳ kết quả thực hiện các hoạt động của chương trình theo từng quý, 6 tháng, năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (thường trự Ban chỉ đạo giảm nghèo).



5. Quy định chế độ kiểm tra, giám sát thực hiện.

Định kỳ hàng quý, 6 tháng hoặc đột xuất, Ban chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra thực tế việc triển khai thực hiện chương trình Giảm nghèo, qua đó đánh giá việc tổ chức điều hành, chỉ đạo của cơ quan, đơn vị và địa phương.

Hàng quý, Ban chỉ đạo tổ chức họp một lần để thông qua kết quả hoạt động và xây dựng phương hướng hoạt động tiếp theo.

Hàng tháng, Ban thường trực tổ chức họp một lần để tổng họp tình hình, đề ra các giải pháp tham mưu cho Trưởng, phó Ban chỉ đạo có kế hoạch chỉ đạo thực hiện các mặt công tác tiếp theo.



6. Quy định chế độ báo cáo định kỳ.

Thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo căn cứ vào quy chế và nhiệm vụ của ngành tổ chức chỉ đạo và báo cáo kết quả công tác về Trưởng Ban chỉ đạo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu (thông qua Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh là Thành viên và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thường trực Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh).
Каталог: portals
portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 76.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương